Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 24/2016/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phạm Thị Thanh Trà |
Ngày ban hành: | 27/08/2016 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 06/09/2016 | Tình trạng hiệu lực: | Đã sửa đổi |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2016/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 27 tháng 8 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP QUY MÔ, MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2016-2020
_________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về tinh giản biên chế;
Căn cứ Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức;
Căn cứ Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
Thực hiện Thông báo kết luận số 39-TB/TU ngày 30/12/2015 của Thường trực Tỉnh ủy; Thông báo kết luận số 100-TB/TU ngày 05/4/2016 của Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái về triển khai thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với ngành Giáo dục và Đào tạo; Thông báo kết luận số 110-TB/TU ngày 09/5/2016 của Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái tại buổi làm việc với ngành Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị quyết số 36/2016/NQ-HĐND ngày 26/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 137/TTr-SGDĐT-SNV ngày 26 tháng 8 năm 2016 về việc đề nghị phê duyệt Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 -2020, với một số nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
- Đến năm 2020, Yên Bái có mạng lưới giáo dục ổn định, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, chú trọng phát triển giáo dục vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt chính sách phát triển giáo dục gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia; thực hiện hiệu quả công tác hướng nghiệp, phân luồng sau THCS, xóa mù chữ cho người lớn và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động. Duy trì và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tập trung huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo hiệu quả.
- Huy động 99% trẻ 5 tuổi ra lớp; trẻ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học đạt 99,9%, THCS đạt 95%; số học sinh hoàn thành khóa học cấp THCS đạt 94,5%, cấp THPT đạt 93%; huy động 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT; 80% số thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT hoặc tương đương; đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT; nâng tỷ lệ học sinh dân tộc được học tại trường phổ thông dân tộc nội trú từ 7,3% lên 8%, học sinh học tại trường phổ thông dân tộc bán trú từ 12% lên 20% vào năm học 2019-2020.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn; tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, thu hút giáo viên giỏi.
- Đầu tư đảm bảo đủ phòng học, các phòng chức năng cần thiết, trang thiết bị dạy và học, đặc biệt là chỗ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh và giáo viên.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ
1. Quy mô, mạng lưới trường, lớp
Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2019-2020 toàn tỉnh giảm 151 trường (trong đó giảm 38 trường Mầm non, 120 trường tiểu học, 95 trường THCS; tăng 6 trường mầm non và tiểu học, 65 trường TH&THCS, 31 trường Mầm non & TH&THCS), giảm 604 điểm trường (mầm non: 282, Tiểu học: 318, THCS: 4), giảm 113 lớp, tăng 19.503 học sinh; tăng 12.990 học sinh bán trú.
Lộ trình thực hiện cụ thể như sau:
a) Năm học 2016 - 2017: Thực hiện việc sáp nhập các đơn vị trường học đối với 9 huyện, thị xã, thành phố; Sắp xếp lại các điểm trường lẻ đối với 4 địa phương: Thành phố Yên Bái, TX Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải.
Theo đó, toàn tỉnh có 382 trường, 587 điểm trường; 5.955 nhóm, lớp; 178.008 cháu, học sinh. So với năm học 2015 - 2016: Giảm 148 trường, giảm 178 điểm trường; giảm 179 lớp; tăng 4.946 học sinh, tăng 5.091 học sinh bán trú.
(Phụ lục số 01 chi tiết kèm theo)
b) Năm học 2017 - 2018: Thực hiện đồng bộ việc sắp xếp lại các điểm trường lẻ tại các địa phương trên cơ sở rút kinh nghiệm tại 4 địa phương đã triển khai thực hiện trong năm học 2016 - 2017.
Toàn tỉnh có 381 trường, 355 điểm trường; 5.923 nhóm, lớp; 183.351 cháu, học sinh. So với năm học 2016-2017: Giảm 01 trường, giảm 232 điểm trường; giảm 32 lớp; tăng 5.343 học sinh, tăng 2.738 học sinh bán trú.
c) Năm học 2018 - 2019: Toàn tỉnh có 381 trường, 226 điểm trường; 6.005 nhóm, lớp; 189.032 cháu, học sinh. So với năm học 2017 - 2018: Giảm 129 điểm trường; tăng 82 lớp; tăng 5.681 học sinh, tăng 3.142 học sinh bán trú.
d) Đến năm học 2019 - 2020: Toàn tỉnh có 379 trường, 161 điểm trường; 6.021 nhóm, lớp; 192.564 cháu, học sinh. So với năm học 2018 - 2019: Giảm 02 trường, giảm 65 điểm trường; tăng 16 lớp; tăng 3.533 học sinh, tăng 2.019 học sinh bán trú.
(Phụ lục số 02 chi tiết kèm theo)
2. Đầu tư cơ sở vật chất
a) Dự kiến tổng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016 - 2020
- Phòng học: Đầu tư 869 phòng, trong đó: Xây dựng mới 704 phòng; cải tạo sửa chữa 63 phòng; di dời phòng học từ điểm lẻ về điểm chính 102 phòng;
- Các công trình bán trú: Nhà ở cho học sinh: 437 phòng; Các công trình: Bếp - phòng ăn: 61, nước sạch: 67, nhà vệ sinh: 88; giường tầng: 3.782 chiếc;
- Nhà ở công vụ cho giáo viên: 194 phòng;
- Nhu cầu mở rộng quỹ đất: 166.524 m2.
(Phụ lục số 03 chi tiết kèm theo)
b) Đầu tư năm 2016: Đầu tư cơ sở vật chất cho 68 trường, gồm:
- Phòng học: Xây dựng mới 98 phòng (65 phòng nhà cấp III, 33 phòng nhà cấp IV); cải tạo sửa chữa 10 phòng; di dời 82 phòng từ điểm lẻ về điểm chính.
- Các công trình phục vụ học sinh bán trú: 115 phòng ở; 23 công trình bếp - nhà ăn; 30 công trình nước sạch; 45 công trình vệ sinh; 1.700 giường tầng.
Từ năm 2017 đến năm 2020, căn cứ vào tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn lực báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh để tổ chức thực hiện đảm bảo điều kiện cơ bản cho việc sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp của tỉnh.
3. Phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ
Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư sau khi sắp xếp lại quy mô trường, lớp: 1.099 người (Cán bộ quản lý: 212, giáo viên: 455, nhân viên: 432). Thực hiện sắp xếp trong nội bộ huyện.
a) Phương án bố trí, sắp xếp: Điều động đến trường thiếu: 407 người. Bố trí, sắp xếp công việc khác: 692 người, cụ thể:
- Cán bộ quản lý: Hiện có 1.285 người; so với nhu cầu năm học 2016-2017, số cán bộ quản lý phải sắp xếp lại là: 212 người.
Phương án bố trí, sắp xếp: Điều động, bổ nhiệm lại: 65 người; miễn nhiệm làm giáo viên: 133 người; giữ nguyên chức vụ chờ nghỉ hưu: 14 người.
- Nhân viên: Hiện có 1.159 người (Trong đó: 500 kế toán; 298 y tế; 107 thư viện, thiết bị; 74 văn thư, thủ quỹ; 38 nhân viên khác; 142 hợp đồng 68). So với nhu cầu năm học 2016 - 2017, số nhân viên phải bố trí, sắp xếp: 432 người.
- Phương án bố trí, sắp xếp: Điều động từ trường thừa đến trường thiếu: 105 người; số nhân viên kế toán, y tế dôi dư còn lại: 327 (213 kế toán, 114 y tế):
+ Điều chuyển, cho đào tạo lại làm giáo viên mầm non: 29 người;
+ Bố trí làm nhân viên: 298 người. Chia ra: Thư viện, thiết bị 54 người; Văn thư, thủ quỹ 168 người; Quản sinh, nấu ăn, các nhiệm vụ khác (ở các đơn vị có học sinh bán trú): 76 người.
Các trường có trên 400 học sinh bán trú thì được bố trí thêm nhân viên kế toán, y tế (tối đa 02 kế toán và 02 Y tế/ một trường).
- Giáo viên tiểu học: Tổng số: 4.253 người (có 109 cán bộ quản lý miễn nhiệm). So với nhu cầu năm học 2016-2017, số giáo viên phải bố trí, sắp xếp: 292 người.
Phương án bố trí, sắp xếp: Điều động từ trường thừa đến trường thiếu: 118 người; Số giáo viên dôi dư còn: 174 người.
+ Điều động xuống mầm non, cho đi đào tạo lại: 79 người; tăng cường có thời hạn xuống mầm non: 36 người (Trong đó: tăng cường 02 năm 13 người, tăng cường 03 năm 10 người, tăng cường 04 năm 13 người).
+ Điều động lên THCS: 6 người; bố trí kiêm nhiệm nhân viên: 53 người;
- Giáo viên THCS: Tổng số: 3.037 người (có 7 cán bộ quản lý miễn nhiệm). So với nhu cầu năm học 2016-2017, số giáo viên phải bố trí, sắp xếp: 148 người.
Phương án bố trí, sắp xếp: Điều động từ trường thừa đến trường thiếu: 105 người. So với định mức năm học 2016-2017 dôi dư: 43 người.
+ Điều động xuống bậc Tiểu học làm giáo viên nhóm 2: 04 người;
+ Bố trí kiêm nhiệm nhân viên: 39 người.
- Giáo viên mầm non: Tổng số: 3.053 người (so với định mức thiếu 605 người).
Phương án bố trí, sắp xếp: Điều động từ trường thừa đến trường thiếu: 15 người. Bố trí số giáo viên, nhân viên kế toán, y tế dôi dư đi đào tạo lại, bồi dưỡng làm giáo viên mầm non: 145 người. So với nhu cầu năm học 2016-2017, còn thiếu: 460 người.
Năm học 2016 -2017: Tiếp tục tuyển dụng 219 biên chế giáo viên mầm non.
b) Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng GV, NV dôi dư: 409 người.
- Đào tạo lại chuyên môn mầm non: 108 người; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Mầm non: 36 người (đối tượng đi đào tạo là giáo viên nữ, tuổi dưới 45).
- Đào tạo lại chuyên môn Thiết bị, thư viện: 54 người; bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết bị, thư viện: 43 người; bồi dưỡng nghiệp vụ Văn thư: 168 người.
4. Chính sách đối cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư sau sắp xếp
- Đối với cán bộ quản lý: Việc bảo lưu phụ cấp chức vụ đối với CBQL điều động, bổ nhiệm có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng, hoặc miễn nhiệm làm giáo viên thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo đúng quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ .
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên dôi dư bố trí kiêm nhiệm nhân viên, được giữ nguyên ngạch, bậc, chức danh nghề nghiệp hiện hưởng.
+ Đối với giáo viên dôi dư bố trí tăng cường có thời hạn cho cấp học mầm non, trong thời gian tăng cường, giáo viên được giữ nguyên biên chế, ngạch, bậc chức danh nghề nghiệp; việc đánh giá, phân loại viên chức, thực hiện các chế độ chính sách, ... tại đơn vị cũ.
+ Đối với giáo viên dôi dư bố trí đi đào tạo lại để chuyển làm giáo viên mầm non: Được hưởng nguyên lương, các chế độ phụ cấp theo quy định trong quá trình đào tạo.
- Đối với nhân viên
+ Nhân viên dôi dư bố trí kiêm nhiệm nhân viên khác, được giữ nguyên ngạch, bậc, chức danh nghề nghiệp hiện hưởng.
+ Đối với nhân viên dôi dư bố trí đi đào tạo lại để chuyển làm giáo viên mầm non: Được hưởng nguyên lương, các chế độ phụ cấp theo quy định trong quá trình đào tạo.
5. Đối với học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP đảm bảo các quy định cụ thể về khoảng cách xác định không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày như sau:
- Trường hợp nhà ở xa trường thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ.
- Trường hợp địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá:
+ Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở: Nếu bản thân học sinh và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc khu vực III: Khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 2 km trở lên đối với học sinh cấp tiểu học, từ 4 km trở lên đối với học sinh cấp trung học cơ sở; nếu học tại các trường thuộc khu vực II: Khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 3 km trở lên đối với học sinh cấp tiểu học, từ 5 km trở lên đối với học sinh cấp trung học cơ sở.
+ Đối với học sinh trung học phổ thông: Nếu bản thân học sinh và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn học tại các trường trung học phổ thông hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc khu vực III: Khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 6 km trở lên; nếu học tại các trường thuộc khu vực II: Khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 7 km trở lên; nếu học tại các trường thuộc khu vực I: Khoảng cách quãng đường đi từ nhà đến trường từ 8 km trở lên.
6. Hỗ trợ kinh phí phục vụ việc thuê khoán lao động nấu ăn cho học sinh bán trú
Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí bằng 2,25 mức lương cơ sở/01 tháng/50 học sinh, số dư từ 25 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức. Trường hợp chỉ tổ chức nấu ăn cho từ 25 đến dưới 50 học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ thì bố trí kinh phí một lần định mức. Mỗi trường được cấp kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh không quá 9 tháng/01 năm.
Ngoài số kinh phí được Trung ương hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP. Số kinh phí còn thiếu được cân đối từ nguồn ngân sách tỉnh.
7. Phương án xử lý tài sản sau khi sắp xếp
- Đối với việc sáp nhập giữa các trường: Căn cứ cơ sở vật chất hiện có để chọn một trường tốt nhất làm cơ sở chính, đáp ứng các hoạt động của nhà trường. Tùy theo quy mô trường, lớp, các trường có thể sử dụng cơ sở vật chất hiện có làm phân hiệu để duy trì các hoạt động của nhà trường.
- Đối với việc xử lý các phòng học sau khi xóa điểm trường lẻ giai đoạn 2016-2020, giao Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo phương án cụ thể theo hướng:
Đối với phòng bán kiên cố (lắp ghép): Tận dụng tối đa những phòng học, phòng ở của giáo viên và học sinh để đưa về điểm trường chính tiếp tục sử dụng.
Đối với tài sản đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước:
+ Chuyển số phòng học dôi dư còn sử dụng tốt cho cấp học khác hoặc sử dụng làm nhà công vụ cho giáo viên theo nhu cầu đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
+ Chuyển số phòng học còn lại cho chính quyền cơ sở sử dụng vào mục đích công cộng như nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, sân thể thao… thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
+ Đối với tài sản đã hư hỏng, không sử dụng được hoặc tài sản không sử dụng được vào các mục đích trên Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ cho ý kiến xử lý từng trường hợp cụ thể.
Đối với tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nước: Ưu tiên sử dụng cho mục đích được tài trợ (Giáo dục) hoặc chuyển sang mục đích phục vụ cộng đồng (xin ý kiến nhà tài trợ nếu có cam kết) .
Đối với tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn Công trái giáo dục và Trái phiếu chính phủ: Ưu tiên sử dụng cho mục đích giáo dục.
8. Nhu cầu vốn đầu tư
a) Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 ước là: 433 tỷ đồng
Trong đó:
- Dự kiến nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh: 310 tỷ đồng
- Dự kiến ngân sách huyện: 60 tỷ đồng
- Nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác: 63 tỷ đồng
Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ rà soát cụ thể để cân đối, bố trí nguồn lực hàng năm theo lộ trình.
b) Nhu cầu vốn đầu tư năm 2016 đã bố trí: 73.113 triệu đồng, chia ra:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 53.563 triệu đồng (73%);
- Nguồn vốn xã hội hóa: 19.550 triệu đồng (27%).
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Các huyện, thị xã, thành phố
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục và nhân dân về sự cần thiết trong thực hiện Đề án sắp xếp mạng lưới trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Ban hành Quyết định sáp nhập trường, điểm trường; phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ; xây dựng phương án sắp xếp, quản lý, sử dụng tài sản đối với các trường, điểm trường sáp nhập trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý.
- Tổng hợp danh sách giáo viên, nhân viên có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để bố trí, sắp xếp sang vị trí công tác khác và nhu cầu tuyển dụng giáo viên Mầm non gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt Đề án cấp huyện; ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án của địa phương.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng văn bản hướng dẫn việc sắp xếp bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư; chủ trì, phối hợp các sở tham mưu chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh để triển khai thực hiện Đề án.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên, nhân viên phải sắp xếp sang vị trí công tác khác theo Đề án.
- Tham mưu tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện Đề án.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Hướng dẫn thực hiện công tác đầu tư và xây dựng cơ bản triển khai Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện Đề án.
4. Sở Tài chính
- Hướng dẫn xử lý tài chính, tài sản của các cơ sở giáo dục khi thực hiện sáp nhập, chia tách theo Đề án.
- Phối hợp các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ tham mưu chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh triển khai thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn vốn để thực hiện Đề án.
5. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng văn bản hướng dẫn việc sắp xếp bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sau khi sáp nhập trường, điểm trường; phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính tham mưu chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh triển khai thực hiện Đề án.
- Tổng hợp danh sách giáo viên, nhân viên có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để bố trí, sắp xếp sang vị trí công tác khác và nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Hàng năm, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xác định nhu cầu giáo viên cần bổ sung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn trình tự, hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện Đề án.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân đồng thuận, tích cực tham gia thực hiện Đề án.
8. Các Sở, ban ngành có liên quan
Căn cứ chức năng, chủ động phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả.
Điều 2. Bãi bỏ các Quyết định số 50/2012/QĐ-UBND ngày 31/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành tiêu chí xét duyệt học sinh bán trú được hưởng chính sách hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 10/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái quy định tiêu chí xét duyệt học sinh trung học phổ thông được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Những qui định trước đây của tỉnh về chính sách cho nhân viên nấu ăn và học sinh bán trú mà trái với các quy định tại Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
05 | Văn bản căn cứ |
06 | Văn bản căn cứ |
07 | Văn bản căn cứ |
08 | Văn bản căn cứ |
09 | Văn bản căn cứ |
10 | Văn bản hết hiệu lực |
11 | Văn bản hết hiệu lực |
12 | Văn bản sửa đổi, bổ sung |
13 | Văn bản sửa đổi, bổ sung |
14 | Văn bản sửa đổi, bổ sung |
Quyết định 24/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp tỉnh Yên Bái
In lược đồCơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái |
Số hiệu: | 24/2016/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 27/08/2016 |
Hiệu lực: | 06/09/2016 |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Phạm Thị Thanh Trà |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã sửa đổi |