hieuluat

Quyết định 2477/QĐ-BYT chương trình đào tạo chuyên ngành y học dự phòng cho đối tượng y sỹ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:2477/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thị Kim Tiến
    Ngày ban hành:12/07/2010Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:12/07/2010Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe
  • BỘ Y TẾ
    -------
    Số: 2477/QĐ-BYT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------------------
    Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2010
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH Y HỌC DỰ PHÒNG
     CHO ĐỐI TƯỢNG Y SỸ
    -------------------------
    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
     
     
    Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
    Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
    Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
    Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế;
    Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và đào tạo - Bộ Y tế,
     
     
     
     
    Điều 1. Ban hành theo Quyết định này Chương trình đào tạo chuyên ngành y học dự phòng cho đối tượng có bằng y sỹ, thuộc khối ngành khoa học sức khỏe.
    Điều 2. Chương trình đào tạo chuyên ngành y học dự phòng được áp dụng trong các Trường đào tạo y sỹ từ năm học 2010-2011.
    Điều 3. Vụ trưởng Vụ Khoa học và đào tạo chỉ đạo và hướng dẫn các trường biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu dạy học.
    Điều 4. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng, Vụ trưởng các Cục/Vụ của Bộ Y tế, Hiệu trưởng các Trường đào tạo y sỹ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
     

     Nơi nhận:
    - Như Điều 4 (để thực hiện);
    - Bộ GD&ĐT;
    - Lưu: VT-K2ĐT.
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Thị Kim Tiến
     
     
    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
    CHUYÊN NGÀNH Y HỌC DỰ PHÒNG
    (Ban hành theo Quyết định số 2477/QĐ-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
     
    Chuyên ngành đào tạo            : Chuyên ngành y học dự phòng
    Chức danh sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ chuyên ngành Y học dự phòng
    Thời gian đào tạo: 6 tháng
    Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung
    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Y sỹ trung cấp
    Cơ sở đào tạo: Các trường được Bộ Y tế cho phép đào tạo Y sỹ.
    Cơ sở làm việc: Người có bằng tốt nghiệp Y sỹ và có chứng chỉ chuyên ngành Y học dự phòng được tuyển dụng vào làm việc tại tuyến y tế cơ sở theo quy chế tuyển dụng viên chức và người lao động của Nhà nước.
    1. Phát hiện nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của các vấn đề sức khoẻ cộng đồng.
    - Các vấn đề sức khoẻ liên quan đến các yếu tố ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
    - Các tác hại nghề nghiệp và đánh giá ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ người lao động.
    - Các vấn đề sức khoẻ liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
    - Các vấn đề sức khoẻ học đường.
    2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch về y tế dự phòng:
    - Phát hiện nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tật trong cộng đồng tại tuyến y tế cơ sở.
    - Phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
    - Truyền thông giáo dục sức khoẻ
    - Triển khai các dịch vụ và chương trình, dự án y tế tại cộng đồng.
    - Giảm tác động của các yếu tố môi trường đến sức khoẻ.
    - Hướng dẫn vệ sinh lao động, phòng chống tác hại nghề nghiệp, sức khoẻ học đường.
    3. Theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động về y tế dự phòng ở tuyến cơ sở.
    4. Thực hiện các nhiệm vụ của một người Y sỹ trung cấp.
    5. Tự trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn với các đồng nghiệp và nhân viên y tế ở cộng đồng.
    II. Mục tiêu đào tạo
    1. Mục tiêu chung
    Đào tạo cho người Y sỹ có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản để xác định, đề xuất và tham gia tổ chức, giải quyết các vấn đề cơ bản của sức khoẻ cộng đồng thuộc chuyên ngành y học dự phòng; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc và tự học vươn lên đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và phòng bệnh cho nhân dân.
    a) Về kiến thức
    - Kiến thức tổng quát về y học dự phòng để xác định các yếu tố của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp tác động đến sức khoẻ của cộng đồng.
    - Kiến thức cần thiết để phân tích và lập kế hoạch can thiệp các vấn đề sức khoẻ môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp, dinh dưỡng, bệnh dịch, sức khoẻ trường học.
    - Kiến thức về những bệnh dịch thông thường và khả năng xử trí ban đầu đối với các trường hợp bệnh lây nhiễm thường gặp tại tuyến y tế cơ sở .
    - Hiểu và làm theo luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong lĩnh vực y tế dự phòng và y tế học đường.
    b) Về kỹ năng:
    - Thu thập các thông tin về sức khoẻ môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp, dinh dưỡng, bệnh dịch, sức khoẻ trường học.
    - Phát hiện và giám sát yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của các vấn đề sức khoẻ môi trường, sức khoẻ nghề nghiệp, dinh dưỡng, bệnh dịch, sức khoẻ trường học.
    - Phân tích và lựa chọn các vấn đề sức khoẻ ưu tiên.
    - Lập kế hoạch can thiệp.
    - Tổ chức thực hiện và giám sát.
    - Đánh giá một số can thiệp y học dự phòng và y tế công cộng
    - Thực hiện một số phương pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng.
    c) Về thái độ
    - Thực hành nghề nghiệp theo Luật pháp, tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
    - Có tinh thần hợp tác và phối hợp liên ngành để hoàn thành nhiệm vụ.
    - Khiêm tốn, trung thực, khách quan, có tinh thần tự học tập vươn lên.
    - Tôn trọng, chân thành lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khoẻ và các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khoẻ của cộng đồng.
    - Khối lượng kiến thức tối thiểu: 26 đơn vị học trình
    - Thời gian khoá học: 6 tháng (26 tuần)

    TT
    Nội dung
    Số tiết
    ĐVHT
    Số tuần
    1
    Các học phần chuyên môn
    225
    15
    12
    2
    Thực tập nghề nghiệp
    225
    7
    6
    3
    Thực tập tốt nghiệp
    240 giờ
    4
    6
    4
    Ôn và thi tốt nghiệp
    2
    Tổng số
    690
    26
    26

    TT
    Tên học phần
    Số ĐVHT
    Số Tiết
    TS
    LT
    TH
    TS
    LT
    TH
    1
    Sức khoẻ môi trường
    3
    2
    1
    60
    30
    30
    2
    Sức khoẻ nghề nghiệp
    3
    2
    1
    60
    30
    30
    3
    Dịch tễ học
    3
    2
    1
    60
    30
    30
    4
    Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm
    3
    2
    1
    60
    30
    30
    5
    Y tế học đường
    3
    2
    1
    60
    30
    30
    6
    Khoa học hành vi và giáo dục SK
    3
    2
    1
    60
    30
    30
    7
    Thống kê - Kinh tế Y tế
    4
    3
    1
    90
    45
    45
    8
    Thực tập tốt nghiệp (thực tập cuối khoá)
    4
    0
    4
    240
    240
     
    Cộng
    26
    15
    11
    690
    225
    465
    Học phần này giới thiệu định nghĩa và khái niệm về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ; các yếu tố gây ô nhiễm: nguồn gốc, yếu tố nguy cơ của môi trường tác động lên sức khoẻ; các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường; các biện pháp hạn chế tác động của môi trường đến sức khoẻ; các chiến lược bảo vệ môi trường nâng cao sức khoẻ.
    Xác định và đánh giá được các yếu tố nguy cơ trong lao động. Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ tới sức khoẻ người lao động. Đề xuất được các giải pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
    Trình bày được các khái niệm và nguyên lý của dịch tễ học. Tính toán được các chỉ số sức khoẻ chủ yếu của cộng đồng. Mô tả được tình hình sức khoẻ và bệnh tật tại cộng đồng. Trình bày được chu trình dịch và cách phòng chống, quản lý, dập tắt dịch.
    Ap dụng được kiến thức về khoa học dinh dưỡng và thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng ở cộng đồng.
    Vận dụng được các kiến thức đánh giá và giám sát dinh dưỡng để theo dõi và phát hiện những vấn đề dinh dưỡng ở cộng đồng.
    Ap dụng được kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tổ chức quản lý vệ sinh thực phẩm, ăn uống cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn và các vấn đề dinh dưỡng ở cộng đồng.
    Trình bày được các yêu cầu cơ bản về vệ sinh học đường. Mô tả được mô hình, nội dung hoạt động của y tế trường học, một số vấn đề liên quan đến sức khoẻ học sinh và các biện pháp phòng, chống bệnh trường học.
    Trình bày được các khái niệm về truyền thông giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ. Phân tích được vai trò của truyền thông- giáo dục sức khoẻ trong công tác chăm sóc sức khoẻ.
    Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ và quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ; các phương pháp, phương tiện truyền thông giáo dục sức khoẻ
    Lập được kế hoạch truyền thông giáo dục sức khoẻ cho một chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ cụ thể.
    Trình bày được các ứng dụng cơ bản của thống kê trong nghiên cứu khoa học và quản lý y tế; các nguồn số liệu cần thiết trong thống kê y tế, các khái niệm về quần thể, mẫu, biến số và cách xác định các biến số; cách tổng hợp, phân tích và trình bày số liệu thích hợp với một bộ số liệu cụ thể.
    Trình bày các khái niệm cơ bản về kinh tế y tế; cách vận dụng các phương pháp phân tích chi phí và đánh giá kinh tế trong y tế; khái niệm và vai trò của các nguồn tài chính y tế.
    Làm quen về tổ chức và điều kiện sống của cộng đồng. Tìm hiểu tình hình sức khoẻ bệnh tật tại cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng bằng cách thu thập thông tin qua điều tra, phỏng vấn, thăm hộ gia đình. Phân tích, giải thích kết quả, tìm ra vấn đề sức khoẻ của cộng đồng. Thực hành giáo dục sức khoẻ. Kết thúc đợt thực tập viết báo cáo kết quả thực tập tại cộng đồng.
    - Nhà trường có Bộ môn Y học dự phòng/Khoa Y tế cộng cộng: Giáo viên cơ hữu có ít nhất 3 bác sỹ chuyên ngành Y học Dự phòng.
    - Các Bộ môn khác trong nhà trường: Đủ số lượng giáo viên cơ hữu theo quy định của Bộ Y tế để giảng dạy các môn học của Chương trình đào tạo chuyên ngành Y học Dự phòng cho y sỹ.
    - Phòng thực tập chuyên ngành Y học dự phòng tại trường:
    + 01 phòng thực tập Tiền lâm sàng.
    + 01 phòng thực tập Truyền thông, tư vấn giáo dục sức khoẻ.
    + 01 phòng thực tập Cộng đồng (bao gồm Y tế học đường, sức khoẻ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm …).
    + 01 phòng thực tập Vi sinh (gồm vi sinh, ký sinh trùng, côn trùng…)
    Các phòng thực tập có đủ mô hình, các trang thiết bị, dụng cụ thực hành đảm bảo chất lượng các bài học.
    - Thư viện và sách giáo khoa, tài liệu để dạy - học:
    + Có bộ giáo trình về các môn học chuyên ngành y học dự phòng do nhà trường biên soạn dùng để dạy - học.
    + Đảm bảo sách, tài liệu về y học dự phòng để giáo viên và học viên tham khảo.
    + Có đủ tài liệu khác liên quan cho học viên học tập.
    - Cơ sở thực hành ngoài trường:
    + Trung tâm y tế dự phòng tỉnh/ thành phố
    + Trung tâm y tế dự phòng quận/huyện.
    + Các Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện huyện.
    + Một số nhà máy, xí nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh.
    + Trạm Y tế xã được nhà trường chọn làm cơ sở thực hành cho học viên chuyên ngành y học dự phòng.
    Những kiến thức tổng hợp các học phần trong chương trình đào tạo chuyên ngành y học dự phòng.
    Thực hiện kỹ thuật y học dự phòng trong chương trình đã học.
    Kỳ thi cuối khoá chuyên ngành y học dự phòng được tổ chức và thực hiện theo Quyết định số 40/2007/BGD&ĐT ngày 01/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
    Học viên được công nhận tốt nghiệp sẽ được Hiệu trưởng nhà trường cấp Chứng chỉ tốt nghiệp chuyên ngành Y học dự phòng.
    Chương trình đào tạo định hướng chuyên ngành Y học dự phòng cho y sỹ thể hiện mục tiêu, quy định về nội dung, yêu cầu định mức khối lượng kiến thức và kỹ năng, thời gian đào tạo chuyên ngành Y học dự phòng.
    Chương trình này được Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế thống nhất ban hành để thực hiện ở các Trường đào tạo y sỹ đã được Bộ Y tế cho phép đào tạo định hướng chuyên ngành Y học dự phòng.
    Việc triển khai chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở chương trình đào tạo, các Trường xây dựng và ban hành giáo trình, tài liệu giảng dạy.
    Nội dung các hoạt động trong khoá đào tạo chuyên ngành Y học dự phòng bao gồm: học lý thuyết và thực tập tại trường; thi kết thúc các học phần; thực tập cuối khoá và thi cuối khoá.
    Thời gian của các hoạt động trong khoá học được tính theo tuần. Thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành các học phần được tính theo tiết, mỗi tiết là 45 phút. Mỗi ngày có thể bố trí học 1 hoặc 2 buổi, mỗi ngày không quá 6 tiết. Mỗi tuần không bố trí quá 32 tiết lý thuyết. Thời gian thực tập, thực tế tốt nghiệp được tính theo giờ, mỗi ngày không bố trí quá 8 giờ.
    Chương trình gồm có 8 học phần, mỗi học phần đã được xác định số đơn vị học trình (bao gồm số đơn vị học trình lý thuyết và thực hành). Để thống nhất nội dung giữa các Trư­ờng, trong chương trình có đề cập tới chương trình chi tiết các học phần, các tr­ường có thể áp dụng để lập kế hoạch đào tạo. Tuy nhiên, để phù hợp với tính đặc thù của mỗi trường, Hiệu trưởng các trường có thể đề xuất và thông qua Hội đồng đào tạo của trư­ờng để điều chỉnh từ 20 đến 30% nội dung cho phù hợp với tính đặc thù của địa phương, nhưng không làm thay đổi mục tiêu đào tạo của chư­ơng trình và học phần.
    Chương trình mỗi học phần bao gồm: Mục tiêu, Nội dung, Hướng dẫn thực hiện học phần và tài liệu tham khảo để dạy và học.
    Nội dung các học phần đề cập đến tên các bài học, số tiết học từng bài đủ 100% tổng số tiết của học phần.
    Phần thực tập cuối khoá, bố trí thành 1 học phần, thực hiện tại một trạm y tế xã và cộng đồng dân cư, nhằm nhấn mạnh việc đào tạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
    Các học phần trong chương trình đào tạo chuyên ngành Y học dự phòng gồm:
    + Giảng dạy lý thuyết.
    + Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường.
    + Thực tập tại trạm y tế xã, cộng đồng dân cư.
    2.1- Giảng dạy lý thuyết:
    Thực hiện tại các lớp của nhà trường. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, các trường cần cung cấp đầy đủ giáo trình môn học/ học phần cho học sinh, các phương tiện, đồ dùng dạy, học cho thầy và trò, các giáo viên giảng dạy cần áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, thực hiện lượng giá, đánh giá theo các quy định cho từng học phần.
    2.2- Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường:
    Với các học phần có phần thực tập tại phòng thực hành của nhà trường, các Trường tổ chức để học viên được thực tập đúng khối lượng thời gian và nội dung đã quy định. Có thể phân chia lớp học thành các nhóm nhỏ để học viên được trực tiếp thực hiện các nội dung thực hành. Để đảm bảo chất lượng thực tập của học viên, các trường cần xây dựng và hoàn thiện các phòng thực hành, thực tập tại trường hoặc tại các cơ sở thực hành của nhà trường. Học sinh được đánh giá kết quả thực tập bằng điểm hệ số 1 hoặc hệ số 2 và được tính vào điểm tổng kết môn học/ học phần.
    2.3- Thực tập tốt nghiệp (thực tập cuối khoá):
    Thời gian thực tập tại cộng đồng trong chương trình đào tạo là 6 tuần (240 giờ) thực hiện vào cuối khoá học.
    Địa điểm: Tại các Trạm Y tế xã và cộng đồng dân cư.
    Nội dung thực tập tại cộng đồng là vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học tại trường vào thực tế chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, tham gia các hoạt động khám, chữa bệnh tại Trạm Y tế xã.
    Ngay từ đầu khoá học nhà trường cần xác định các địa điểm học viên sẽ đến thực tập. Hiệu trưởng xác định mục tiêu, nội dung học tập, chỉ tiêu thực hành tại cộng đồng, phân công giáo viên của trường, bồi dưỡng giáo viên thỉnh giảng, chuẩn bị cơ sở vật chất, hậu cần ... và lập kế hoạch cụ thể cho mỗi đợt thực tập tại cộng đồng cho các khoá đào tạo.
    Học viên thực tập tại cộng đồng nhất thiết phải có giáo viên nhà trường hoặc giáo viên thỉnh giảng hướng dẫn, quản lý, đánh giá học viên.
    Cuối đợt thực tập, mỗi học viên làm một bản báo cáo kết quả thực hiện các nội dung thực tập, kết quả hoàn thành các chỉ tiêu thực tập và trình sổ thực tập, giáo viên chấm điểm sổ thực tập của tưng học viên để lấy điểm thi hết môn học/ học phần.
    - Coi trọng tự học của học viên
    - Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/ học tích cực.
    - Đảm bảo giáo trình và tài liệu tham khảo cho học viên.
    - Khi đã có tương đối đủ giáo trình, khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết trong chương trình để học viên có thời gian tự học.
    - Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, và thực tế tại cộng đồng.
    Việc đánh giá kết quả học tập của học viên trong quá trình đào tạo và khi kết thúc khoá học được thực hiện theo Quyết định số 40/2007/BGD&ĐT ngày 01/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
     
    Số học phần: 1
    Số đơn vị học trình: 3 (LT2/TH1)
    Số tiết: 60(LT30/TH30)
    I. Mục tiêu:
    1- Trình bày được:
    - Định nghĩa, khái niệm về các yếu tố nguy cơ của môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ.
    - Các chiến lược bảo vệ môi trường nâng cao sức khoẻ.
    - Các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường, hạn chế tác động của môi trường đến sức khoẻ.
    2- Mô tả được các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ, bệnh tật.
    3- Thực hiện được một số kỹ năng cơ bản kiểm tra, phát hiện và đánh giá về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ.
    II. Nội dung:
    2.1. Phần lý thuyết:

    TT
    Tên bài học
    Số tiết
    TS
    LT
    TH
    1
    Con người và môi trường sinh thái
    2
    2
    0
    2
    Các khái niệm cơ bản về sức khoẻ môi trường
    2
    2
    0
    3
    Môi trường không khí và sức khoẻ
    2
    2
    0
    4
    Ô nhiễm không khí
    2
    2
    0
    5
    Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường không khí
    2
    2
    0
    6
    Nước sạch
    2
    2
    0
    7
    Các nguồn nước và hình thức cung cấp nước cho cồng đồng
    2
    2
    0
    8
    Ô nhiễm môi trường nước, các phương pháp xử lý và bảo vệ môi trường nước
    2
    2
    0
    9
    Đất và ô nhiễm môi trường đất
    2
    2
    0
    10
    Quản lý chất thải
    2
    2
    0
    11
    Vệ sinh bệnh viện
    4
    4
    0
    12
    Ô nhiễm khu dân cư và sức khoẻ cộng đồng
    2
    2
    0
    13
    Vệ sinh nhà ở
    2
    2
    0
    14
    Quản lý sức khoẻ môi trường
    2
    2
    0
    Tổng số
    30
    30
    0
     
    2.2. Phần thực hành:

    TT
    Tên bài học
    Số tiết
    TS
    LT
    TH
    1
    Cách lấy mẫu nước, xét nghiệm vệ sinh nước
    6
    0
    6
    2
    Xét nghiệm đánh giá kiểm tra xử lý nước
    4
    0
    4
    3
    Các phương pháp khảo sát vi khí hậu
    4
    0
    4
    4
    Điều tra vệ sinh học đường
    4
    0
    4
    5
    Khám phát hiện cong vẹo cột sống
    4
    0
    4
    6
    Đánh giá công trình cung cấp và xử lý nước
    4
    0
    4
    7
    Đánh giá nhà tiêu hợp vệ sinh
    4
    0
    4
     
    Tổng số
    30
     
    30
     
    III. Phương pháp dạy /học:
    - Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy/học tích cực: Thuyết trình ngắn, làm bài tập, thảo luận nhóm ….
    - Thực hành:Tại phòng thực tập của nhà trường, sử dụng qui trình kỹ thuật để dạy thực hành, xem Video, Slide.
    IV. Đánh giá:
    - Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1
    - Kiểm tra định kỳ: 3 điểm kiểm tra hệ số 2 (2 bài kiểm tra lý thuyết, 1 bài kiểm tra thực hành)
    - Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi thi trắc nghiệm
    V.Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:
    - Khoa học môi trường và sức khoẻ môi trường, Nhà xuất bản Y học, năm 2007
    - Trường Đại học Y Hà Nội, Bài giảng khoa học môi trường, Nhà xuất bản Y học, năm 1997
    - Trường Đại học Y Hà Nội, Vệ sinh môi trường dịch tễ, tập I, Nhà xuất bản Y học, năm 2001
    - Giáo trình môn học Sức khoẻ môi trường của nhà trường
    VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Khoa Y tế công cộng/ Bộ môn y tế công cộng
    Số học phần: 1
    Số đơn vị học trình: 3(LT2/TH1)
    Số tiết: 60(LT30/TH30)
    I. Mục tiêu:
    1. Trình bày được các khái niệm và nội dung cơ bản về các yếu tố tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp, tai nạn và an toàn lao động.
    2. Mô tả được ảnh hưởng của một số yếu tố nguy cơ trong lao động đến sức khoẻ người lao động.
    3. Nêu được các biện pháp kiểm soát, phòng chống các yếu tố nguy cơ trong lao động, tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp.
    II. Nội dung:
    2.1. Phần lý thuyết:

    TT
    Tên bài học
    Số tiết
    TS
    LT
    TH
    1
    Đại cương về sức khoẻ nghề nghiệp
    4
    4
    0
    2
    Các yếu tố tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng chống
    6
    6
    0
    3
    Vi khí hậu nóng trong sản xuất
    12
    4
    8
    4
    Tiếng ồn trong sản xuất
    12
    4
    8
    5
    Bụi trong sản xuất
    12
    4
    8
    6
    Nhiễm độc hoá chất trong sản xuất
    8
    4
    4
    7
    Tai nạn và an toàn lao động
    6
    4
    2
     
    Tổng số
    60
    30
    30
     
    2.2. Phần thực hành:

    TT
    Tên bài học
    Số tiết
    TS
    LT
    TH
    1
    Đo vi khí hậu nóng trong sản xuất
    8
    0
    8
    2
    Đo tiếng ồn trong sản xuất
    8
    0
    8
    3
    Đo bụi trong sản xuất
    8
    0
    8
    4
    Đo hơi khí độc trong sản xuất
    4
    0
    4
    5
    Tai nạn và an toàn lao động
    2
    0
    2
     
    Tổng số
    30
    0
    30
    III. Phương pháp dạy /học:
    - Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy/học tích cực: Thuyết trình ngắn, nghiên cứu trường hợp, thảo luận nhóm ….
    - Thực hành:Tại phòng thực tập của nhà trường, bằng hình thức làm bài tập tình huống, thảo luận nhóm .. Thực địa.
    IV. Đánh giá:
    - Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1
    - Kiểm tra định kỳ: 3 điểm kiểm tra hệ số 2 (2 bài kiểm tra lý thuyết, 1 bài kiểm tra thực hành)
    - Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống cải tiến và câu hỏi thi trắc nghiệm.
    V. Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:
    - Trường Đại học Y Hà Nội. Y học lao động. Nhà xuất bản Y học
    - Giáo trình môn học Sức khoẻ nghề nghiệp của nhà trường
    VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Khoa Y tế công cộng/ Bộ môn y tế công cộng.
    Số học phần: 1
    Số đơn vị học trình: 3(LT2/TH1)
    Số tiết: 60(LT30/TH30)
    I. Mục tiêu:
    1. Trình bày được các khái niệm và nguyên lý của dịch tễ học.
    2. Tính toán được các chỉ số sức khoẻ chủ yếu của cộng đồng.
    3. Mô tả được tình hình sức khoẻ và bệnh tật của cộng đồng.
    4. Trình bày được chu trình dịch và cách phòng chống, quản lý, xử lý dịch.
    II. Nội dung:

    TT
    Tên bài học
    Số tiết
    TS
    LT
    TH
    1
    Đại cương Dịch tễ học
    2
    2
    0
    2
    Nguyên lý cơ bản về dịch tể học.
    2
    2
    0
    3
    Số đo mắc bệnh
    6
    2
    4
    4
    Số đo tử vong
    6
    2
    4
    5
    Điều tra nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng
    8
    4
    4
    6
    Các phương pháp thu thập thông tin
    8
    4
    4
    7
    Quá trình dịch
    8
    4
    4
    8
    Nguyên lý phòng chống dịch
    4
    4
    0
    9
    Điều tra xử lý một vụ dịch
    8
    2
    6
    10
    Kiểm dịch y tế
    6
    2
    4
    11
    Giám sát dịch tễ học
    2
    2
    0
    Tổng số
    60
    30
    30
     
    III. Phương pháp dạy /học:
    - Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy/học tích cực: Thuyết trình ngắn, làm bài tập, thảo luận nhóm ….
    - Thực hành:Tại phòng thực tập của nhà trường, bằng hình thức làm bài tập tình huống, thảo luận nhóm ...
    IV. Đánh giá:
    - Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra hệ số 1
    - Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2 (1 bài kiểm tra thực hành)
    - Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi thi trắc nghiệm
    V. Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:
    - Vệ sinh môi trường Dịch tễ học, Nhà xuất bản Y học, năm 1999.
    - Khoa học môi trường, Nhà xuất bản Y học, năm 2007
    - Đại học Y Hà Nội, Vệ sinh môi trường - dịch tễ (tập 2), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, năm 2001
    - Giáo trình môn học Dịch tễ học của nhà trường
    VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Khoa Y tế công cộng/ Bộ môn y tế công cộng.
    Số học phần: 1
    Số đơn vị học trình: 3(LT2/TH1)
    Số tiết: 62(LT30/TH30)
    I. Mục tiêu:
    1. Trình bày được:
    - Tầm quan trọng của dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm đối với sức khoẻ con người và bệnh tật tại cộng đồng.
    - Vai trò, nhu cầu của các chất dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh các nhóm thức ăn.
    - Nguyên nhân, cách phát hiện tình trạng thiếu hay thừa dinh dưỡng.
    2. Liệt kê được những nguyên tắc của vệ sinh thực phẩm ở cơ sở ăn uống công cộng và cộng đồng.
    3. Đánh giá được một số vấn đề vệ sinh ăn uống công cộng và tại gia đình; các biện pháp phòng chống ngộ độc thức ăn, các vấn đề dinh dưỡng ở cộng đồng.
    II. Nội dung:
    2.1- Phần lý thuyết

    TT
    Tên bài học
    Số tiết
    TS
    LT
    TH
    1
    Dinh dưỡng, sức khoẻ và bệnh tật
    2
    2
    0
    2
    Vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng
    2
    2
    0
    3
    Dinh dưỡng hợp lý cho các lứa tuổi
    4
    4
    0
    4
    Giá trị dinh dưỡng các nhóm thực phẩm
    4
    4
    0
    5
    Các bệnh thiếu dinh dưỡng có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng và biện pháp phòng chống
    4
    4
    0
    6
    Các bệnh gây ra do thực phẩm
    4
    4
    0
    7
    Điều kiện vệ sinh đối với cơ sở chế biến thực phẩm và bếp ăn tập thể
    2
    2
    0
    8
    Điều tra ngộ độc thực phẩm
    2
    2
    0
    9
    Truyền thông giáo dục và chăm sóc dinh dưỡng ở cộng đồng
    4
    4
    0
    10
    Xây dựng chương trình can thiệp dinh dưỡng tại cộng đồng
    2
    2
    0
    Tổng số
    30
    30
    0
     
    2.2- Phần thực hành:

    TT
    Tên bài học
    Số tiết
    TS
    LT
    TH
    1
    Đánh giá một khẩu phần ăn
    4
    0
    4
    2
    Xác định giá trị năng lượng của thức ăn
    4
    0
    4
    3
    Kiểm tra vệ sinh sữa
    2
    0
    2
    4
    Kiểm tra vệ sinh bia và nước giải khát
    4
    0
    4
    5
    Các phương pháp điều tra khẩu phần
    4
    0
    4
    6
    Sử dụng một số test để đánh giá nhanh vệ sinh an toàn thực phẩm
    4
    0
    4
    7
    Kiểm tra vệ sinh cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và bếp ăn tập thể
    4
    0
    4
    8
    Xây dựng kế hoạch một can thiệp dinh dưỡng ở cộng đồng
    4
    0
    4
    Tổng số
    30
    0
    30
    III. Phương pháp dạy /học:
    - Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy/học tích cực: Thuyết trình ngắn; Thảo luận, làm bài tập trên lớp…
    - Thực hành:Tại phòng thực tập của nhà trường, thực địa; xem Video, Slide, thảo luận tại phòng thực tập….
    IV. Đánh giá:
    - Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra hệ số 1
    - Kiểm tra định kỳ: 3 điểm kiểm tra hệ số 2 (2 bài kiểm tra lý thuyết, 1 bài kiểm tra thực hành)
    - Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi thi trắc nghiệm.
    V. Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:
    - Dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm. Nhà xuất bản Y học năm2006
    - Dinh dưỡng. Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008
    - Trường Đại học Y Hà Nội, Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà xuất bản Y học năm 2004.
    - Giáo trình môn học Dinh dưỡng và VSAT thực phẩm của nhà trường
    VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Khoa Y tế công cộng/ Bộ môn y tế công cộng
    Số học phần: 1
    Số đơn vị học trình: 3 ( LT2/ TH1)
    Số tiết: 38 (LT30/TH30)
    I. Mục tiêu:
    1. Trình bày được một số yêu cầu cơ bản về vệ sinh học đường.
    2. Mô tả được mô hình, nội dung hoạt động của y tế trường học và một số vấn đề liên quan đến sức khoẻ học sinh; các biện pháp phòng chống bệnh trường học.
    II. Nội dung:
    2.1- Phần lý thuyết

    TT
    Tên bài học
    Số tiết
    TS
    LT
    TH
    1
    Yêu cầu vệ sinh trong xây dựng trường học
    4
    4
    0
    2
    Các công trình vệ sinh trong trường học
    4
    2
    2
    3
    Yêu cầu vệ sinh của lớp học và các phương tiện phục vụ học tập
    6
    2
    4
    4
    Quản lý sức khoẻ học sinh
    6
    2
    4
    5
    Mô hình và nội dung hoạt động của Y tế trường học
    4
    2
    2
    6
    Một số tật, bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh liên quan đến trường học
    12
    6
    6
    7
    Công tác nha học đường
    8
    4
    4
    8
    Thể dục thể thao và sức khoẻ học sinh
    8
    4
    4
    9
    Giáo dục sức khoẻ trong trường học
    8
    4
    4
    Tổng cộng
    60
    30
    30
     
    2.2- Phần thực hành

    TT
    Tên bài học
    Số tiết
    TS
    LT
    TH
    1
    Kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh của lớp học và các phương tiện phục vụ học tập
    8
    8
    2
    Phát hiện các bệnh học đường: cong vẹo cột sống, cận thị ...
    8
    8
    3
    Kiểm tra công tác quản lý sức khoẻ học sinh
    8
    8
    4
    Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
    6
    6
     
    Tổng cộng
    30
     
    30
    III. Phương pháp dạy /học:
    - Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy/ học tích cực: Thuyết trình ngắn, nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm…
    - Thực hành:Thực hành tại trường: làm bài tập, làm việc cá nhân (thu thập số liệu, viết tiểu luận..); thực hành tại cộng đồng.
    IV. Đánh giá:
    - Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra hệ số 1
    - Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2
    - Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi thi trắc nghiệm.
    V.Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:
    - Chăm sóc sức khoẻ học sinh, Nhà xuất bản Y học, năm 2003
    - Trường Đại học Y Hà Nội, Bài giảng khoa học môi trường, Nhà xuất bản Y học, năm 1997
    - Trường Đại học Y Hà Nội, Vệ sinh, môi trường dịch tễ, tập I, Nhà xuất bản Y học, năm 2001
    - Giáo trình môn học Y tế học đường của nhà trường
    VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Khoa Y tế công cộng/Bộ môn y tế công cộng.
    Số học phần: 1
    Số đơn vị học trình: 3(LT2/TH1)
    Số tiết: 60(LT30/TH30)
    I. Mục tiêu:
    1. Trình bày được:
    - Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ.
    - Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ và quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ.
    - Các phương pháp, phương tiện truyền thông giáo dục sức khoẻ
    2. Lập kế hoạch và thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ cho một chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ cụ thể.
    II. Nội dung:

    TT
    Tên bài học
    Số tiết
    TS
    LT
    TH
    1
    Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ
    4
    4
    0
    2
    Nguyên tắc trong truyền thông giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ
    2
    2
    0
    3
    Hành vi sức khoẻ, quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ
    6
    2
    4
    4
    Nội dung truyền thông giáo dục sức khoẻ
    4
    4
    0
    5
    Phương pháp và phương tiện truyền thông giáo dục sức khoẻ
    12
    6
    6
    6
    Lập kế hoạch và quản lý hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ
    16
    4
    12
    7
    Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ
    16
    8
    8
     
    Tổng số
    60
    30
    30
     
    III. Phương pháp dạy/học:
    - Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy/ học tích cực: Thuyết trình ngắn, nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm
    - Thực hành:Thực hành tại trường (làm bài tập tình huống, đóng vai, xem Video, Slide...). Thực hành tại cộng đồng.
    IV. Đánh giá:
    - Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra hệ số 1
    - Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2 (1 bài kiểm tra lý thuyết, 1 bài kiểm tra thực hành)
    - Thi kết thúc học phần: Bài thi thực hành kỹ năng giáo dục sức khoẻ và lập kế hoạch quản lý hoạt động truyền thông GDSK.
    V.Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:
    - Bộ Y tế. Giáo dục và nâng cao sức khoẻ. Nhà xuất bản Y học năm 2007
    - Giáo dục sức khoẻ, Trường đại học Y Hà Nội.
    - Giáo dục sức khoẻ, Trường đại học Y tế công cộng
    - Giáo dục sức khoẻ, Tổ chức Y tế thế giới - 1988 (Tài liệu dịch)
    - Các kỹ năng giao tiếp có hiệu quả của cán bộ y tế (tài liệu dịch). Nhà xuất bản Y học.
    - Giáo trình môn học Khoa học hành vi và GDSK của nhà trường
    VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Khoa Y tế công cộng/ Bộ môn y tế công cộng.
    Số học phần: 1
    Số đơn vị học trình: 4 (LT3/TH1)
    Số tiết: 90 (LT45/TH45)
    I. Mục tiêu:
    1. Liệt kê được các ứng dụng cơ bản của thống kê trong nghiên cứu khoa học và quản lý y tế.
    2. Trình bày được:
    - Các nguồn số liệu cần thiết trong thống kê y tế, các khái niệm về quần thể, mẫu, biến số và cách xác định các biến số.
    - Cách tổng hợp, phân tích và trình bày số liệu thích hợp với một bộ số liệu cụ thể.
    3- Trình bày các khái niệm cơ bản về Kinh tế y tế; khái niệm và vai trò của các nguồn tài chính y tế.
    4- Trình bày cách vận dụng các phương pháp phân tích chi phí và đánh giá kinh tế trong y tế.
    II. Nội dung:

    TT
    Tên bài học
    Số tiết
    TS
    LT
    TH
    1
    Khái niệm cơ bản về thống kê
    4
    4
    2
    Các nguồn số liệu và hệ thống thông tin Y tế
    6
    4
    2
    3
    Tổng hợp, tóm tắt các số liệu Y tế
    8
    4
    4
    4
    Ngoại suy và so sánh các thông tin
    8
    4
    4
    5
    Đo lường các mối liên quan
    8
    4
    4
    6
    Trình bày số liệu
    12
    4
    8
    7
    Xử lý, phân tích với các bộ số liệu
    16
    4
    12
    8
    Giới thiệu Kinh tế y tế
    4
    2
    2
    9
    Phân tích chi phí
    8
    4
    4
    10
    Giới thiệu các phương pháp đánh giá kinh tế y tế và đánh giá gánh nặng bệnh tật
    8
    4
    4
    11
    Tài chính y tế
    2
    2
    12
    Viện phí và bảo hiểm y tế
    6
    4
    2
     
    Tổng số
    90
    45
    45
     
    III. Phương pháp dạy /học:
    áp dụng các phương pháp dạy/học tích cực: Thuyết trình ngắn, nghiên cứu tài liệu, làm bài tập, thảo luận nhóm…
    IV. Đánh giá:
    - Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1
    - Kiểm tra định kỳ: 4 điểm kiểm tra hệ số 2 (3 bài kiểm tra lý thuyết, 1 bài kiểm tra thực hành)
    - Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống, bài tập tình huống và câu hỏi thi trắc nghiệm.
    V.Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:
    - Trường Đại học Y Hà Nội, Thống kê Y tế, Nhà xuất bản Y học
    - Trường Đại học Y Hà Nội, Kinh tế Y tế, Nhà xuất bản Y học
    - Giáo trình môn học Thống kê - kinh tế Y tế của nhà trường
    VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: KhoaY tế công cộng/ Bộ môn y tế công cộng.
    Số học phần: 1
    Số đơn vị học trình: 4 đvht thực hành
    Số tiết: 240 giờ
    1. Mục tiêu:
    Làm quen với các điều kiện sống, tình hình sức khoẻ, bệnh tật của cộng đồng, thực hành giáo dục sức khoẻ. Bước đầu lập kế hoạch can thiệp, cụ thể:
    1. Nhận thức về:
    - Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, dân số của cộng đồng.
    - Thực trạng vệ sinh môi trường ở cộng đồng
    - Tình hình sức khoẻ, bệnh tật chủ yếu của cộng đồng
    - Chức năng, nhiệm vụ và một số hoạt động của trạm y tế xã.
    - Các hình thức sử dụng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng.
    - Vai trò giáo dục sức khoẻ môi trường
    2. Kỹ năng:
    - Phỏng vấn cá nhân
    - Giao tiếp hộ gia đình
    - Thảo luận nhóm tập trung
    - Đánh giá nhanh.
    - Giáo dục sức khoẻ
    - Tiến hành thu thập thông tin, viết báo cáo về một vấn đề sức khoẻ.
    3. Thái độ:
    - Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người dân trong cộng đồng.
    - Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy học tập tại cộng đồng.
    2. Nội dung học tập:
    1. Làm quen với cộng đồng về tổ chức và điều kiện sống của cộng đồng bằng các kỹ thuật đánh giá nhanh: Quan sát, vẽ bản đồ, phỏng vấn sâu, thu thập thông tin sẵn có...
    2. Tìm hiểu tình hình sức khoẻ bệnh tật của cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng bằng cách thu thập thông tin qua điều tra, phỏng vấn hộ gia đình theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn về nội dung:
    - Những thông tin chung về cộng đồng (dân số, kinh tế, văn hoá, xã hội).
    - Thực trạng một số vấn đề sức khoẻ chủ yếu của cộng đồng như vệ sinh môi trường, suy dinh dưỡng ở trẻ em, tàn tật, phục hồi chức năng..
    3. Phân tích, giải thích kết quả, tìm ra vấn đề sức khoẻ của cộng đồng. Viết báo cáo kết quả tại cộng đồng.
    4. Thực hành giáo dục sức khoẻ:
    - Thực hành giao tiếp hộ gia đình trong quá trình điều tra
    - Thực hành giáo dục sức khoẻ dựa trên kết quả phát hiện được trong quá trình điều tra.
    5. Các hoạt động ngoại khoá:
    - Tham gia vệ sinh môi trường
    - Tham gia hoạt động phục vụ y tế cùng trạm y tế xã (tiêm chủng, chương trình dinh dưỡng …)
    - Tổ chức giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao với địa phương.
    - Hoạt động của phong trào thanh niên tình nguyện.
    3. Hướng dẫn thực hiện:
    3.1- Giảng dạy:
    a) Thời gian: 6 tuần cuối của khoá học, học viên thực tập cả ngày tại cộng đồng.
    b) Địa điểm: Là những địa điểm thực địa của nhà trường.
    c) Giáo viên: Giáo viên các Bộ môn của trường tuỳ thuộc vào chủ đề học tập và giáo viên phụ trách kiêm nhiệm (cán bộ y tế tại các cơ sở y tế huyện, trạm y tế xã) nơi có học viên đến học tập.
    d) Tổ chức học tập:
    - Mỗi tổ học viên (10 - 15 người) được phân công điều tra 1 chủ đề ở 1 xã, với sự hỗ trợ của 1 giáo viên
    - Giáo viên cùng học viên thảo luận Xây dựng đề cương học tập, kế hoạch, nội dung hoạt động của học viên. (Nội dung này học trong 1 tuần).
    - Thực hiện các hoạt động học tập dưới sự hỗ trợ, giám sát của giáo viêm kiêm nhiệm (cán bộ y tế địa phương) và giáo viên của trường (Nội dung này học trong 4 tuần).
    - Viết và chuẩn bị báo cáo kết quả học tập (trong 1 tuần).
    - Các nhóm trình bày kết quả học tập của mình.
    3.2- Đánh giá:
    Đánh giá dựa trên hoạt động tại cộng đồng và báo cáo kết quả học tập của học viên.
     
    DANH SÁCH
     
     
    1. Vụ Khoa học và đào tạo - Bộ Y tế
    2. Cục Y tế Dự phòng và Môi trường - Bộ Y tế
    3. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế
    4. Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An
    5. Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng
    6. Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn
    7. Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
    8. Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai
    9. Trường Trung cấp Y tế Tuyên Quang
    10. Trường Trung cấp Y tế Hải Dương
    11. Trường Trung cấp Y tế Đồng Tháp
    12. Trường Trung cấp Y tế Bến Tre
    13. Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
    14. Trường Trung cấp Y tế Bình Phước.
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
    Ban hành: 04/08/2003 Hiệu lực: 30/08/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định số 75/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
    Ban hành: 02/08/2006 Hiệu lực: 23/08/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 188/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 27/12/2007 Hiệu lực: 19/01/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Thông tư 07/2008/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế
    Ban hành: 28/05/2008 Hiệu lực: 13/07/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 2477/QĐ-BYT chương trình đào tạo chuyên ngành y học dự phòng cho đối tượng y sỹ

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Y tế
    Số hiệu:2477/QĐ-BYT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:12/07/2010
    Hiệu lực:12/07/2010
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thị Kim Tiến
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X