2.1.3. Bước 3. Lập kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật2. 2. Đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân
2.2.1.Vai trò, cách thức đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân
2.2.2. Nội dung đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân
2.2.3. Phối kết hợp trong đánh giá kế hoạch giáo dục cá nhân
2.3. Huy động các lực lượng tham gia thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân
2.3.1. Ban giám hiệu nhà trường
2.3.2. Giáo viên
2.3.3. Phụ huynh
2.3.4. Bạn bè
2.3.5. Các lực lượng khác (chính quyền địa phương, y tế, xã hội,…)
6. Tài liệu tham khảo
- Phạm Minh Mục, Vương Hồng Tâm, Nguyễn Thị Kim Hoa (2011), Cẩm nang xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, NXB Giáo dục.
- Lê Tiến Thành, Trần Đình Thuận và Nguyễn Xuân Hải (2008), Quản lí giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học, NXB Giáo dục.
- Lê Tiến Thành, Trần Đình Thuận và Nguyễn Xuân Hải (2009), Sổ tay Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật dành cho giáo viên tiểu học, NXB Giáo dục.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT3
1. Tên mô đun: ĐIỀU CHỈNH TRONG DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT
2. Số tiết: - Tự học: 5 tiết
- Học tập trung: 10 tiết (6 tiết lý thuyết, 4 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng sau:
- Kiến thức: Có hiểu biết và nhận thức được tầm quan trọng của việc điều chỉnh trong dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật.
- Kĩ năng: Biết cách điều chỉnh cơ bản trong dạy học hòa nhập đối với học sinh các dạng khuyết tật khác nhau.
- Thái độ: Sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình điều chỉnh trong dạy học hòa nhập, phối hợp giáo viên, đồng nghiệp thực hiện điều chỉnh trong tổ chức dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật tại đơn vị mình.
4. Mô tả nội dung mô đun
Mô đun bao gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản về điều chỉnh trong dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật: Khái niệm, nguyên tắc, các hình thức, mức độ và phương pháp điều chỉnh trong dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật. Các cách thức điều chỉnh môi trường, thiết bị và đồ dùng dạy học, phương pháp dạy học đối với các nhóm học sinh có các dạng khuyết tật khác nhau.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1. Những vấn đề chung về điều chỉnh trong dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật
(2 tiết tự học + 3 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
1.1. Khái niệm
1.2. Nguyên tắc điều chỉnh
1.3. Các hình thức và mức độ điều chỉnh
1.4. Các phương pháp điều chỉnh
- Đồng loạt
- Đa trình độ
- Trùng lặp giáo án
- Thay thế
Nội dung 2. Một số gợi ý về điều chỉnh trong dạy học hòa nhập đối với học sinh có các dạng khuyết tật khác nhau
(3 tiết tự học + 3 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
2.1. Học sinh khiếm thính
- Những khó khăn điển hình
- Điều chỉnh môi trường
- Điều chỉnh đồ dùng và trang thiết bị
- Điều chỉnh phương pháp dạy học
2.2. Học sinh khiếm thị
- Những khó khăn điển hình
- Điều chỉnh môi trường
- Điều chỉnh đồ dùng và trang thiết bị
- Điều chỉnh phương pháp dạy học
2.3. Học sinh có khó khăn về nói
- Những khó khăn điển hình
- Điều chỉnh môi trường
- Điều chỉnh đồ dùng và trang thiết bị
- Điều chỉnh phương pháp dạy học
2.4. Học sinh khuyết tật trí tuệ
- Những khó khăn điển hình
- Điều chỉnh môi trường
- Điều chỉnh đồ dùng và trang thiết bị
- Điều chỉnh phương pháp dạy học
2.5. Học sinh rối loạn phổ tự kỷ
- Những khó khăn điển hình
- Điều chỉnh môi trường
- Điều chỉnh đồ dùng và trang thiết bị
- Điều chỉnh phương pháp dạy học
2.6. Học sinh khuyết tật học tập
- Những khó khăn điển hình
- Điều chỉnh môi trường
- Điều chỉnh đồ dùng và trang thiết bị
- Điều chỉnh phương pháp dạy học
6. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Đức Minh (2010), Giáo dục trẻ khiếm thị, NXB Giáo dục.
- Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ biên), Đỗ Thị Thảo (2010), Đại cương giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ, NXB Đại học Sư phạm.
- Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ biên), Đỗ Thị Thảo (2010), Đại cương về giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ, NXB Đại học Sư Phạm.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT4
1. Tên mô đun: HỌC SINH KHIẾM THÍNH
2. Số tiết: - Tự học: 5 tiết
- Học tập trung: 10 tiết (5 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng sau:
- Kiến thức: Có hiểu biết về học sinh khiếm thính, đặc điểm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của học sinh khiếm thính và cách tạo điều kiện nghe tốt cho học sinh khiếm thính.
- Kĩ năng: Có kỹ năng phát hiện học sinh khiếm thính, hiểu được kết quả kiểm tra sức nghe; có kỹ năng sử dụng một số thiết bị trợ thính và tạo điều kiện nghe tốt cho học sinh khiếm thính.
- Thái độ: Tin tưởng vào khả năng học hòa nhập của học sinh khiếm thính.
4. Mô tả nội dung mô đun
Mô đun bao gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản về học sinh khiếm thính, đặc điểm phát triển ngôn ngữ của học sinh khiếm thính và cách tạo điều kiện nghe tốt cho học sinh khiếm thính.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1. Một số vấn đề chung về học sinh khiếm thính
(2 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
1.1. Khái niệm khiếm thính – điếc
1.2. Các loại điếc
1.3. Các mức độ điếc
1.4. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của học sinh khiếm thính
- Ngôn ngữ nói
- Ngôn ngữ kí hiệu
Nội dung 2. Tạo điều kiện nghe tốt cho học sinh khiếm thính
(3 tiết tự học + 4 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
2.1. Phát hiện và kiểm tra sức nghe
- Nhận biết học sinh khiếm thính
- Hiểu kết quả đo sức nghe
2.2. Cách sử dụng các thiết bị trợ thính
- Máy trợ thính
- Ốc tai điện tử
- Thiết bị FM
2.3. Tạo môi trường nghe tốt cho học sinh
- Giọng nói của giáo viên và môi trường nghe yên tĩnh
- Chỗ ngồi và khoảng cách giữa người giao tiếp và học sinh khiếm thính
- Môi trường ngôn ngữ hiệu quả cho sự phát triển ngôn ngữ (nói, ngôn ngữ kí hiệu) của học sinh khiếm thính
6. Tài liệu tham khảo
- Vương Hồng Tâm và cộng sự (2006), Giáo dục hoà nhập trẻ khiếm thính cấp Tiểu học, NXB Lao động.
- Nguyễn Thị Hoàng Yến (2005), Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính, NXB Đại học Sư phạm.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT5
1.Tên mô đun: DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHIẾM THÍNH
2. Số tiết: - Tự học: 5 tiết
- Học tập trung: 10 tiết (5 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng sau:
- Kiến thức: Có hiểu biết về dạy các kĩ năng đặc thù cho học sinh khiếm thính.
- Kĩ năng: Có kỹ năng hỗ trợ, thiết kế và tổ chức dạy học hòa nhập, đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính dựa vào đặc điểm, khả năng và nhu cầu của học sinh khiếm thính.
- Thái độ: Có ý thức vận dụng sáng tạo vào thực tiễn dạy học hòa nhập trẻ khiếm thính.
4. Mô tả nội dung mô đun
Mô đun bao gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản về học sinh khiếm thính: Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp phù hợp khả năng học sinh khiếm thính (ngôn ngữ nói, đọc hiểu, chữ cái ngón tay, ngôn ngữ kí hiệu); Thiết kế bài học và tổ chức dạy học hòa nhập; Đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1. Phát triển ngôn ngữ giao tiếp phù hợp khả năng học sinh khiếm thính
(2 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết+ 2 tiết thực hành)
1.1. Các phương tiện giao tiếp của học sinh khiếm thính, lựa chọn cách tiếp cận giao tiếp trong dạy học hòa nhập học sinh khiếm thính
1.2. Phát triển ngôn ngữ lời nói cho học sinh khiếm thính
1.3. Phát triển khả năng sử dụng chữ cái ngón tay và ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ học sinh khiếm thính
1.4. Phát triển khả năng đọc hiểu cho học sinh khiếm thính
Nội dung 2. Thiết kế bài học và tổ chức dạy học hòa nhập hiệu quả cho học sinh học sinh khiếm thính
(2 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
2.1. Thiết kế bài học hòa nhập hiệu quả cho học sinh khiếm thính
2.2. Tổ chức dạy học hòa nhập cho học sinh học sinh khiếm thính
Nội dung 3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính
(1 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
3.1. Quan điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính
3.2. Điều chỉnh hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính.
6. Tài liệu tham khảo
- Vương Hồng Tâm và cộng sự (2006), Phương pháp dạy học hoà nhập cho học sinh khiếm thính tiểu học học hoà nhập, NXB Giáo dục.
- Trần Thị Thiệp, Bùi Thị Anh Phương, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Vương Hồng Tâm (2016), Giáo trình Ngôn ngữ kí hiệu thực hành, NXB Đại học Sư phạm.
- Nguyễn Thị Hoàng Yến (2005), Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính, NXB Đại học Sư phạm.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT6
1. Tên mô đun: HỌC SINH KHIẾM THỊ
2. Số tiết: - Tự học: 5 tiết
- Học tập trung: 10 tiết (5 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng sau:
- Kiến thức: Có những hiểu biết về học sinh khiếm thị, đặc điểm của học sinh khiếm thị, các khái niệm liên quan: thị lực, trường thị giác.
- Kỹ năng: Sử dụng công cụ sàng lọc để nhận diện; tìm hiểu đặc điểm, khả năng hiện tại của học sinh khiếm thị.
- Thái độ: Tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh khiếm thị khi tham gia giáo dục hòa nhập, ủng hộ và tích cực tham gia công tác giáo dục hòa nhập.
4. Mô tả nội dung mô đun
Mô đun bao gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản về học sinh học sinh khiếm thị, đặc điểm học sinh khiếm thị và nhận diện học sinh khiếm thị.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1. Khái niệm học sinh khiếm thị
(2 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
1.1. Các khái niệm học sinh khiếm thị dựa trên các cách xác định
1.2. Các khái niệm cơ sở: thị lực, trường thị giác
1.3. Phân biệt khiếm thị và khuyết tật thị giác
Nội dung 2. Đặc điểm phát triển của học sinh khiếm thị
(2 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
2.1. Đặc điểm phát triển nhận thức
2.2. Đặc điểm phát triển vận động
2.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp
Nội dung 3. Nhận diện học sinh khiếm thị
(1 tiết tự học + 3 tiết lý thuyết + 3 tiết thực hành)
3.1. Các đặc điểm nhận diện phân loại theo cấu tạo mắt và hành vi
3.2. Cách thức nhận diện
6. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Đức Minh (2010). Giáo dục trẻ khiếm thị. NXB Giáo dục, Hà Nội;
- Phạm Minh Mục và cộng sự (2006), Giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thị cấp tiểu học, NXB Lao động.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT7
1.Tên mô đun: DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHIẾM THỊ
2. Số tiết: - Tự học: 5 tiết
- Học tập trung: 10 tiết (5 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng sau:
- Kiến thức: Trình bày cách hướng dẫn những kỹ năng đặc thù cho học sinh khiếm thị: kỹ năng định hướng di chuyển, giao tiếp, tự phục vụ và kỹ năng chữ nổi Braille.
- Kỹ năng: Thiết kế được các phương án điều chỉnh trong dạy học học sinh khiếm thị; Sử dụng, hướng dẫn học sinh sử dụng và tự làm một số đồ dùng, phương tiện cho học sinh khiếm thị; Linh hoạt trong đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thị.
- Thái độ: Ủng hộ và tham gia tích cực công tác giáo dục hòa nhập học sinh khiếm thị.
4. Mô tả nội dung mô đun
Mô đun bao gồm các kiến thức và kĩ năng hướng dẫn, thực hiện các kỹ năng đặc thù cho học sinh khiếm thị, các phương án điều chỉnh, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thị.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1. Một số kỹ năng đặc thù học sinh khiếm thị
(1 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết + 3 thực hành)
1.1. Kỹ năng định hướng di chuyển
1.2. Kỹ năng tự phục vụ
1.3. Kỹ năng chữ nổi Braille
Nội dung 2: Các phương án điều chỉnh trong dạy học học sinh khiếm thị
(1 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
2.1. Các phương án điều chỉnh
2.2. Những nội dung cần điều chỉnh
2.3. Những lưu ý trong điều chỉnh
Nội dung 3. Phương tiện trong dạy học học sinh khiếm thị
(1 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết + 3 tiết thực hành)
3.1. Các phương tiện
3.2. Những lưu ý khi sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học cho học sinh khiếm thị
3.3. Hướng dẫn sử dụng và làm đồ dùng cho học sinh khiếm thị
Nội dung 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thị
(1 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
4.1. Quan điểm đánh giá
4.2. Những quy định trong đánh giá đối với học sinh khiếm thị
4.3. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thị
6. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Đức Minh (2010), Giáo dục trẻ khiếm thị, NXB Giáo dục, Hà Nội
- Phạm Minh Mục (2006), Giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thị ở tiểu học, NXB Giáo dục
- Phạm Minh Mục (2014), Hệ thống kí hiệu chữ nổi Braille, NXB Giáo dục
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT8
1. Tên mô đun: HỌC SINH KHÓ KHĂN VỀ NÓI
2. Số tiết: - Tự học: 5 tiết
- Học tập trung:10 tiết (6 tiết lý thuyết, 4 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng:
- Kiến thức: Trình bày được khái niệm khó khăn về nói và các khái niệm liên quan, gồm: lời nói, ngôn ngữ, giao tiếp.
- Kĩ năng: Nhận diện và mô tả được đặc điểm đặc thù ở học sinh tiểu học có khó khăn về nói.
- Thái độ: Tin tưởng vào khả năng học tập của học sinh có khó khăn về nói; chia sẻ, hỗ trợ và hợp tác trong giáo dục các em.
4. Mô tả nội dung mô đun
Nội dung mô đun đề cập các khái niệm cơ bản: lời nói, ngôn ngữ, giao tiếp và các khó khăn về lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp; sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ em từ sơ sinh đến độ tuổi học sinh tiểu học, với các chỉ số và mốc quan trọng; các kĩ năng sử dụng một số phương pháp và công cụ để nhận biết khó khăn về nói của học sinh tiểu học.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1. Một số khái niệm
(2 tiết tự học +2 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
1.1. Lời nói
1.2. Ngôn ngữ
1.3. Giao tiếp
1.4. Khó khăn về lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp
Nội dung 2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở học sinh tiểu học
(2 tiết tự học +2 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
2.1. Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em từ sơ sinh đến độ tuổi học sinh tiểu học.
2.2. Lượng giá đặc điểm phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp ở học sinh tiểu học.
Nội dung 3. Nhận diện khó khăn về nói ở học sinh tiểu học
(1 tiết tự học +2 tiết lý thuyếtt + 2 tiết thực hành)
3.1. Phân nhóm các khó khăn về nói
3.2. Một số phương pháp và công cụ nhận diện học sinh khó khăn về nói
6. Tài liệu tham khảo
- Vũ Thị Bích Hạnh & Đặng Thái Thu Hương (2004),Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu, NXB Y học.
- Lý Quốc Huy & Bùi Thế Hợp (2009), Một số kĩ năng dạy trẻ khuyết tật ngôn ngữ trong lớp học hòa nhập,Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Dự án PEDC, NXB Hà Nội.
- Lê Văn Tạc và cộng sự (2005),Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, NXB Giáo dục.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT9
1. Tên mô đun: DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHÓ KHĂN VỀ NÓI
2. Số tiết: - Tự học: 5 tiết,
- Học tập trung:10 tiết (4 tiết lý thuyết, 6 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng:
- Kiến thức: Có hiểu biết về các phương pháp đặc thù hỗ trợcá nhân học sinh có khó khăn về nói học hòa nhập như cải thiện tính dễ hiểu của lời nói, phát triển vốn từ, giao tiếp bổ trợ và thay thế; các phương pháp dạy học hòa nhập và điều chỉnh trong đánh giá học sinh tiểu học có khó khăn về nói.
- Kĩ năng: Xác định và lựa chọn được chiến lược hỗ trợ cá nhân phù hợp với học sinh có khó khăn về nói; sử dụng các chiến lược phù hợp trong thiết kế, thực hiện bài học và đánh giá học sinh khó khăn về nói học hòa nhập.
- Thái độ: Tin tưởng vào khả năng học tập của học sinh có khó khăn về nói; chia sẻ, hỗ trợ và hợp tác trong dạy học hòa nhập.
4. Mô tả nội dung mô đun
Nội dung mô đun này tập trung vào các phương pháp và kĩ năng đặc thù trong hỗ trợ cá nhân khắc phục khó khăn đặc thù để học hòa nhập hiệu quả, đồng thời mô tả và thực hành các chiến lược dạy học ở lớp hòa nhập học sinh có khó khăn về nói, cũng như cách thức điều chỉnh trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1. Một số phương pháp và kĩ thuật hỗ trợ học sinh khắc phục khó khăn về nói
(2 tiết tự học +2 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
1.2. Cải thiện tính dễ hiểu của lời nói
1.2. Phát triển năng lực nhận thức âm vị
1.3. Mở rộng vốn từ và nối dài phát ngôn
1.4. Giao tiếp bổ trợ và thay thế
Nội dung 2. Một số chiến lược dạy học hòa nhập học sinh có khó khăn về nói (2tiết tự học +1 tiết lý thuyết + 3 tiết thực hành)
2.1. Tích hợp mục tiêu khắc phục khó khăn đặc thù trong mỗi bài học
2.2. Học hợp tác nhóm
2.3. Hỗ trợ cá nhân trong các hoạt động bài học.
Nội dung 3. Đánh giá kết quả dạy học học sinh có khó khăn về nói
(2 tiết tự học +1 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
3.1. Tiếp cận đánh giá động
3.2. Đánh giá kết quả và sự tiến bộ học tập của học sinh có khó khăn về nói.
6. Tài liệu tham khảo
- Vũ Thị Bích Hạnh & Đặng Thái Thu Hương (2004),Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu, NXB Y học.
- Lý Quốc Huy & Bùi Thế Hợp (2009), Một số kĩ năng dạy trẻ khuyết tật ngôn ngữ trong lớp học hòa nhập. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Dự án PEDC, NXB Hà Nội.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT10
1. Tên mô đun: HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
2. Số tiết: - Tự học: 5 tiết
- Học tập trung: 10 tiết (5 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng sau:
- Kiến thức: Trình bày được khái niệm, các tiêu chí chẩn đoán học sinh khuyết tật trí tuệ; nêu được đặc điểm của học sinh khuyết tật trí tuệ; phân biệt được một số dạng khuyết tật thường kèm theo khuyết tật trí tuệ; xác định được điểm mạnh và khó khăn của học sinh khuyết tật trí tuệ trong lớp học hòa nhập.
- Kỹ năng: Sử dụng công cụ sàng lọc để nhận diện; tìm hiểu đặc điểm, khả năng hiện tại của học sinh khuyết tật trí tuệ.
- Thái độ: Tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh khuyết tật trí tuệ khi tham gia giáo dục hòa nhập, ủng hộ và tích cực tham gia công tác giáo dục hòa nhập.
4. Mô tả nội dung mô đun
Mô đun bao gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản về học sinh khuyết tật trí tuệ, đặc điểm học sinh khuyết tật trí tuệ, một số dạng tật kèm khuyết tật trí tuệ, điểm mạnh và khó khăn của học sinh khuyết tật trí tuệ tham gia học hòa nhập.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1. Khái niệm học sinh khuyết tật trí tuệ
(1 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết)
1.1. Khái niệm
1.2. Nguyên nhân
1.3. Một số dạng khuyết tật kèm khuyết tật trí tuệ
Nội dung 2. Đặc điểm phát triển của học sinh khuyết tật trí tuệ
(1 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
2.1. Đặc điểm nhận thức
2.2.Đặc điểm học tập
2.3. Đặc điểm xã hội cảm xúc
Nội dung 3. Nhận biết học sinh khuyết tật trí tuệ
(1 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
3.1. Dấu hiệu đặc trưng
3.2. Phương pháp nhận biết
3.3. Công cụ nhận biết
Nội dung 4. Điểm mạnh và khó khăn của học sinh khuyết tật trí tuệ trong lớp hòa nhập
(2 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
4.1. Điểm mạnh của học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập
4.2. Một số khó khăn của học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập
6. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ biên), Đỗ Thị Thảo (2010), Đại cương giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ, NXB Đại học Sư phạm.
- Trần Thị Lệ Thu (2000), Đại cương Giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, NXB Đại học Quốc Gia.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT 11
1. Tên mô đun: DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
2. Số tiết: - Tự học: 5 tiết
- Học tập trung: 10 tiết (3 tiết lý thuyết, 7 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng sau:
- Kiến thức: Trình bày được các phương pháp điều chỉnh trong dạy học hòa nhập trong lớp có học sinh khuyết tật trí tuệ; nêu được cách thiết kế kế hoạch dạy học học sinh khuyết tật trí tuệ trong lớp học hòa nhập.
- Kỹ năng: Vận dụng một số kỹ năng dạy học học sinh khuyết tật trí tuệ như kỹ năng học đường; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội và kỹ năng tự chăm sóc bản thân.
- Thái độ:Ủng hộ và tham gia tích cực công tác giáo dục hòa nhập.
4. Mô tả nội dung mô đun
Mô đun bao gồm các kiến thức và kĩ năng điều chỉnh các phương pháp dạy học trong lớp học có học sinh khuyết tật trí tuệ và mô tả các kỹ năng dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật trí tuệ; cách thiết kế kế hoạch dạy học hòa nhập cho học sinh khuyết tật trí tuệ.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1: Điều chỉnh trong dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật trí tuệ
(2 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
1.1. Điều chỉnh trong dạy kỹ năng đọc - viết
1.2. Điều chỉnh trong dạy kỹ năng tính toán
1.3. Điều chỉnh phương pháp và phương tiện dạy học
1.4. Điều chỉnh về hình thức dạy học
Nội dung 2: Dạy học một số kỹ năng cho học sinh khuyết tật trí tuệ
(2 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
2.1. Kĩ năng học đường
2.2. Kĩ năng giao tiếp
2.3. Kĩ năng xã hội
2.4. Kĩ năng tự chăm sóc
Nội dung 3: Thiết kế kế hoạch dạy học hòa nhập cho học sinh khuyết tật trí tuệ (1 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết + 3 tiết thực hành)
3.1. Xác định mục tiêu bài học
3.2. Lựa chọn nội dung bài học
3.3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
3.4. Lựa chọn phương pháp dạy học
6. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ biên), Đỗ Thị Thảo (2010), Đại cương giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ, NXB Đại học Sư phạm.
- Trần Thị Lệ Thu (2000), Đại cương Giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, NXB Đại học Quốc Gia
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT12
1. Tên mô đun: HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
2. Số tiết: - Tự học: 5 tiết
- Học tập trung: 10 tiết (5 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng sau:
- Kiến thức: Nắm được khái niệm, dấu hiệu nhận biết, đặc điểm đặc trưng và những khó khăn của học sinh rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập.
- Kĩ năng: Nhận ra các dấu hiệu, phân tích đặc điểm đặc trưng, xác định và đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn của học sinh rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập.
- Thái độ: Chủ động, tích cực phối kết hợp với đồng nghiệp, gia đình, các nhà chuyên môn, các lực lượng hỗ trợ khác trong việc tìm ra các biện pháp khắc phục khó khăn của học sinh rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập. Tin tưởng vào khả năng học hoà nhập của học sinh rối loạn phổ tự kỷ.
4. Mô tả nội dung mô đun
Mô đun bao gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản về khái niệm, dấu hiệu nhận biết, đặc điểm đặc trưng và những khó khăn của học sinh rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập. Biện pháp hỗ trợ những khó khăn của trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong lớp hòa nhập.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1. Những vấn đề chung về rối loạn phổ tự kỷ
(2 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết +1 tiết thực hành)
1.1. Khái niệm
1.2. Nhận biết biểu hiện của học sinh rối loạn phổ tự kỷ
1.3. Tiêu chí chẩn đoán
Nội dung 2. Một số đặc điểm đặc trưng ở học sinh rối loạn phổ tự kỷ
(2 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
2.1. Nhận thức
2.2. Ngôn ngữ và giao tiếp
2.3. Tương tác xã hội
2.4. Hành vi
Nội dung 3. Biện pháp hỗ trợ học sinh rối loạn phổ tự kỷ trong lớp hòa nhập
(1 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết +2 tiết thực hành)
3.1. Điểm mạnh và khó khăn của học sinh rối loạn phổ tự kỷ trong lớp hòa nhập
3.2. Một số biện pháp hỗ trợ học sinh rối loạn phổ tự kỷ trong lớp hòa nhập
6. Tài liệu tham khảo
- Đỗ Thị Thảo - Nguyễn Nữ Tâm An (2009), Hỗ trợ hòa nhập cho trẻ rối loạn rối loạn phổ tự kỷ, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cha mẹ học sinh thuộc đề tài NCKH: SPHN-09-282.
- Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), Tự kỷ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
- Phạm Toàn, Phạm Hiếu Minh: (2014), Thấu hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ, NXB Trẻ.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT13
1. Tên mô đun: DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
2. Số tiết: - Tự học: 5 tiết,
- Học tập trung: 10 tiết (5 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng sau:
- Kiến thức: Hiểu được nội dung và cách thức điểu chỉnh trong dạy một số kĩ năng cơ bản (đọc/viết/tính toán) cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập. Dạy học một số kỹ năng học đường, giao tiếp, xã hội, tự chăm sóc cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ trong lớp hòa nhập. Biện pháp quản lí hành vi học sinh rối loạn phổ tự kỷ trong lớp hòa nhập.
- Kĩ năng: Biết vận dụng kĩ năng điều chỉnh trong quá trình lập kế hoạch và dạy học hòa nhập cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ. Có kỹ năng quản lí hành vi học sinh rối loạn phổ tự kỷ trong lớp hòa nhập.
- Thái độ: Tin tưởng vào khả năng học hoà nhập của học sinh rối loạn phổ tự kỷ. Chủ động phối hợp với chuyên gia, gia đình trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, thiết kế và thực hiện bài học hòa nhập hiệu quả cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ.
4. Mô tả nội dung mô đun
Mô đun bao gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản về: Điều chỉnh trong việc dạy học hòa nhập học sinh rối loạn phổ tự kỷ: kỹ năng đọc, viết, toán và đánh giá kết quả học tập; dạy một số kỹ năng: học đường, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, kỹ năng tự chăm sóc; quản lí hành vi của học sinh rối loạn phổ tự kỷ trong lớp hòa nhập; thiết kế bài học hòa nhập cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1. Điều chỉnh trong dạy học hòa nhập cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ
(1 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết +1 tiết thực hành)
1.1. Điều chỉnh trong dạy kỹ năng đọc- viết
1.2. Điều chỉnh trong dạy kỹ năng tính toán
1.3. Điều chỉnh cách giao bài tập về nhà và đánh giá kết quả
Nội dung 2. Dạy học một số kỹ năng cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ trong lớp hòa nhập
(2 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
2.1. Dạy kỹ năng học đường chức năng
2.2. Dạy kỹ năng giao tiếp
2.3. Dạy kỹ năng xã hội
2.4. Dạy kỹ năng tự phục vụ
Nội dung 3. Quản lí hành vi học sinh rối loạn phổ tự kỷ trong lớp hòa nhập
(1 tiết tự học + 1tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
3.1. Các biện pháp quản lí hành vi của học sinh rối loạn phổ tự kỷ
3.2. Đánh giá và lập kế hoạch quản lí hành vi của học sinh rối loạn phổ tự kỷ
Nội dung 4: Thiết kế kế hoạch dạy học hòa nhập cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ
(1 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
4.1. Xác định mục tiêu
4.2. Lựa chọn nội dung
4.3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
4.4. Lựa chọn phương pháp dạy học
6. Tài liệu tham khảo
- Đỗ Thị Thảo - Nguyễn Nữ Tâm An (2009), Hỗ trợ hòa nhập cho trẻ rối loạn rối loạn phổ tự kỷ - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cha mẹ học sinh thuộc đề tài NCKH: SPHN-09-282.
- Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), Tự kỷ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT 14
1. Tên mô đun: HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC TẬP
2. Số tiết: - Tự học: 4 tiết,
- Học tập trung: 11 tiết (7 tiết lý thuyết, 4 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng sau:
- Kiến thức: Trình bày được khái niệm, đặc điểm của học sinh khuyết tật học tập.
- Kỹ năng: Sử dụng công cụ sàng lọc để nhận diện; tìm hiểu đặc điểm, khả năng hiện tại của học sinh khuyết tật học tập.
- Thái độ: Tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh khuyết tật học tập khi tham gia giáo dục hòa nhập, ủng hộ và tích cực tham gia công tác giáo dục hòa nhập.
4. Mô tả nội dung mô đun
Mô đun bao gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản về học sinh khuyết tật học tập, đặc điểm học sinh khuyết tật học tập và thực trạng giáo dục học sinh khuyết tật học tập tại Việt Nam.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1. Khái niệm học sinh khuyết tật học tập
(1 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
1.1. Định nghĩa
1.2. Nguyên nhân
1.3. Cách phân loại
Nội dung 2. Đặc điểm phát triển của học sinh khuyết tật học tập
(1 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
2.1. Đặc điểm nhận thức
2.2. Đặc điểm học tập
2.3. Đặc điểm xã hội cảm xúc
Nội dung 3. Nhận biết học sinh khuyết tật học tập
(1 tiết tự học + 2 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
3.1. Dấu hiệu đặc trưng
3.2. Phương pháp nhận biết
3.3. Công cụ nhận biết
Nội dung 4. Thực trạng giáo dục học sinh khuyết tật học tập
(1 tiết tự học + 1 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
4.1. Thực trạng giáo dục học sinh khuyết tật học tập trên thế giới
4.2. Thực trạng giáo dục học sinh khuyết tật học tập ở Việt Nam
6. Tài liệu tham khảo
- Joan M. Harwell, (2012), Cẩm nang hoàn chỉnh về khuyết tật học tập, NXB Giáo dục Việt Nam.
- Nguyễn Thị Kim Hoa, (2014), Giáo dục hòa nhập trẻ khó khăn về học, NXB giáo dục.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔ ĐUN KT15
1. Tên mô đun: DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC TẬP
2. Số tiết: - Tự học: 4 tiết
- Học tập trung: 11 tiết (7 tiết lý thuyết, 4 tiết thực hành)
3. Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng sau:
- Kiến thức: Hiểu về cách thiết kế và tiến hành bài học có hiệu quả dành cho lớp có học sinh khuyết tật học tập học hòa nhập.
- Kỹ năng: Thiết kế được bài học dành cho lớp có học sinh khuyết tật học tập; sử dụng các chiến lược dạy đọc, viết, toán cho học sinh khuyết tật học tập; xây dựng môi trường học tập tích cực và thân thiện.
- Thái độ: Ủng hộ và tham gia tích cực công tác giáo dục hòa nhập.
4. Mô tả nội dung mô đun
Mô đun bao gồm các kiến thức và kĩ năng thiết kế và tiến hành bài học hiệu quả dành cho lớp có học sinh khuyết tật học tập học hòa nhập.
5. Đề cương chi tiết mô đun
Nội dung 1. Thiết kế kế hoạch dạy học dành cho lớp có học sinh khuyết tật học tập
(2 tiết tự học + 3 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
1.1. Xác định mục tiêu
1.2. Lựa chọn nội dung
1.3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
1.4. Lựa chọn phương pháp dạy học
Nội dung 2. Dạy học hòa nhập cho học sinh khuyết tật học tập
(2 tiết tự học + 4 tiết lý thuyết + 2 tiết thực hành)
2.1. Điều chỉnh hoạt động dạy học
2.2. Tăng cường sự hấp dẫn của giờ giảng
2.3. Tăng cường học hợp tác
2.4. Sử dụng phương pháp đặc thù
6. Tài liệu tham khảo
- Joan M. Harwell (tác giả), Phạm Minh Mục và cộng sự (dịch) (2012), Cẩm nang hoàn chỉnh về khuyết tật học tập, NXB Giáo dục Việt Nam.
- Nguyễn Thị Kim Hoa, (2014), Giáo dục hòa nhập trẻ khó khăn về học, NXB Giáo dục.
| KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Nghĩa |