hieuluat

Quyết định 4888/QĐ-UBND Hà Nội Khung năng lực vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:4888/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Đức Chung
    Ngày ban hành:24/07/2017Hết hiệu lực:29/04/2020
    Áp dụng:24/07/2017Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    ___________

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _______________________

    Số: 4888/QĐ-UBND

    Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2017

     

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC MẦM NON CÔNG LẬP TRỰC THUỘC UBND QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ VÀ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    _______________

    CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

     

    Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

    Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 14/6/2005

    Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

    Căn cứ Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ;

    Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội;

    Căn cứ Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2016;

    Xét đề nghị của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1552/TTr-SGD&ĐT ngày 19/5/2017 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1569/TTr-SNV ngày 23/6/2017 về việc phê duyệt Danh mục vị trí việc làm, Bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc làm các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục mm non công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã và Sở Giáo dục và Đào tạo,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Phê duyệt Danh mục vị trí việc làm, Bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã và Sở Giáo dục và Đào tạo, cụ thể:

    1. Khối các trường trung học phổ thông, gồm 17 vị trí việc làm:

    - Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, điều hành: 04 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hoạt động nghề nghiệp: 02 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ: 11 vị trí;

    (Chi tiết tại Phụ lục s 01 kèm theo)

    2. Khối các trường trung học cơ sở, gồm 17 vị trí việc làm:

    - Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, điều hành: 04 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hoạt động nghề nghiệp: 04 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ: 09 vị trí;

    (Chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo)

    3. Khối các trường tiểu học, gồm 12 vị trí việc làm:

    - Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, điều hành: 04 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hoạt động nghề nghiệp: 02 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ: 06 vị trí;

    (Chi tiết tại Phụ lục số 03 kèm theo)

    4. Khối các trường mầm non, gồm 09 vị trí việc làm:

    - Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, điều hành: 02 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hoạt động nghề nghiệp: 01 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ: 06 vị trí;

    (Chi tiết tại Phụ lục số 04 kèm theo)

    5. Khối các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và đào tạo

    a) Trường Trung cấp Sư phạm mẫu giáo - nhà trẻ Hà Nội, gồm 19 vị trí việc làm:

    - Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, điều hành: 06 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hoạt động nghề nghiệp: 02 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ: 11 vị trí;

    (Chi tiết tại Phụ lục số 05 kèm theo)

    b) Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội, gồm 21 vị trí việc làm:

    - Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, điều hành: 08 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hoạt động nghề nghiệp: 01 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ: 12 vị trí;

    (Chi tiết tại Phụ lục số 06 kèm theo)

    c) Tạp chí giáo dục Thủ đô, gồm 16 vị trí việc làm:

    - Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, điều hành: 04 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hoạt động nghề nghiệp: 04 vị trí;

    - Nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ: 08 vị trí;

    (Chi tiết tại Phụ lục số 07 kèm theo)

    Điều 2. Tổ chức thực hiện

    1. Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trHà Nội, Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội và Tổng biên tập Tạp chí Giáo dục Thủ Đô:

    - Căn cứ xếp hạng của từng trường, đơn vị sự nghiệp công lập; trên cơ sở danh mục vị trí việc làm được phê duyệt, xác định biên chế của tng vị trí việc làm trong tổng biên chế sự nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền giao; đảm bảo cơ cấu và định mức theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-BNội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phthông công lập, Thông tư số 59/2008/TTLT-BGDĐT ngày 31/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hưng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên bit công lập, Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-BNội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; gửi Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý, kiểm tra việc thực hiện vị trí việc làm theo quy định;

    - Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động theo đúng vị trí việc làm, hạng chức danh nghề nghiệp, biên chế sự nghiệp được giao hàng năm, bản mô tả công việc và khung năng lực đã được phê duyệt;

    - Báo cáo UBND Thành phố (thông qua Sở Nội vụ) xem xét điều chỉnh Danh mục vị trí việc làm, Bản mô tả công việc, Khung năng lực vị trí việc làm khi có sự thay đổi về quy định tại các Văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc thay đi theo nhu cầu thực tế, nhằm đảm bảo thực hiện vị trí việc làm được kịp thời và hiệu quả.

    2. Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND Thành phố trong việc kiểm tra, hướng dẫn, tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế theo đúng quy định.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

    Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc Sở Nội vụ; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội, Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội và Tng biên tập Tạp chí Giáo dục Thủ Đô; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Bộ Nội vụ;
    - Thường trực Thành ủy;
    - Thường trực HĐND Thành phố;
    - Chủ tịch UBND Thành phố;
    - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
    - VPUBNDTP: PCVP P.C.Công, N.N.Kỳ, TH, NC, TKBT, KGVX;
    - Lưu: VT, SNV (06 bản).

    CHỦ TỊCH




    Nguyễn Đức Chung

     

     

    PHỤ LỤC SỐ 1

    DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC KHỐI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP (TRƯỜNG THPT, TRƯỜNG THPT CHUYÊN, TRƯỜNG THPT CÓ LỚP CHUYÊN, TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ)

     

    I. DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    TSV TVL

    STT nhóm

    Tên vị trí việc làm

    Mã vị trí việc làm

    Hạng CDNN

     

    I

    Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

     

     

    1

    1

    Hiệu trưởng

    LĐQL 01/SGD-THPT

    III

    2

    2

    Phó Hiệu trưởng

    LĐQL 02/SGD-THPT

    III

    3

    3

    Tổ trưởng chuyên môn

    LĐQL 03/SGD-THPT

    III

    4

    4

    Tổ phó chuyên môn

    LĐQL 04/SGD-THPT

    III

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    5

    1

    Giáo viên

    HĐNN 01/SGD-THPT

    III

    6

    2

    Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

    HĐNN 02/SGD-THPT

    III

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    7

    1

    Kế toán

    HTPV 01/SGD-THPT

    III

    8

    2

    Văn thư

    HTPV 02/SGD-THPT

    IV

    9

    3

    Thủ quỹ

    HTPV 03/SGD-THPT

    IV

    10

    4

    Thiết bị

    HTPV 04/SGD-THPT

    IV

    11

    5

    Thư viện

    HTPV 05/SGD-THPT

    IV

    12

    6

    Y tế trường học

    HTPV 06/SGD-THPT

    IV

    13

    7

    Kỹ sư tin học (trường THPT chuyên, trường THPT có lớp chuyên)

    HTPV 07/SGD-THPT

    III

    14

    8

    Giáo vụ (trường THPT chuyên, trường THPT có lớp chuyên)

    HTPV 08/SGD-THPT

    III

    15

    9

    Nhân viên nấu ăn (trường Phổ thông dân tộc nội trú)

    HTPV 09/SGD-HĐLĐ

    Khác

    16

    10

    Bảo vệ

    HTPV 10/GD-HĐLĐ

    Khác

    17

    11

    Nhân viên phục vụ

    HTPV 11/SGD-HĐLĐ

    Khác

    II. BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Công việc chính phải thực hiện

    Sản phẩm đầu ra

    Tên sản phẩm đầu ra

    Kết quả thực hiện trong năm

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

     

    1

    Hiệu trưởng

    1. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường dài hạn và ngắn hạn; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

    2. Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường về phương hướng hoạt động của nhà trường, về sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường bảo đảm mục tiêu giáo dục;

    3. Xây dựng, quản lý tổ chức bộ máy nhà trường theo đúng quy định, ban hành quyết định thành lập các tchuyên mon, tổ văn phòng, các hội đồng tư vấn trong nhà trường và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thuộc trường;

    4. Quản lý viên chức, giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động với người làm công tác bảo vệ, tạp vụ, điện nước; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của UBND hành phố Hà Nội;

    5. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ (ký xác nhận hoàn thành chương trình THCS cho học sinh THCS đối với Trường PT Dân tộc nội trú; Khối THCS thuộc Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstedam), quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

    6. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo kế toán lập sổ sách, lưu giữ chứng từ tài chính, tài sản, tổ chức thanh quyết toán theo quy định;

    7. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;

    8. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

    9. Phối hợp với chính quyền địa phương nơi nhà trường đặt trụ sở, thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong trường và an toàn xã hội trên địa bàn;

    10. Thực hiện công tác Đảng trong nhà trường; chđạo các tổ chức chính trị - xã hội của nhà trường hoạt động theo đúng tôn chmục đích của tổ chức;

    11. Đảm bảo giờ lên lớp dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    12. Kiểm tra, giám sát các tổ chức và cá nhân thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao theo đúng quy định.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    2

    PHiệu trưởng

    Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng về từng mặt công tác do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những quyết định của mình. Phó Hiệu trưởng được quyền thay Hiệu trưởng giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của Hiệu trưởng và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với Hiệu trưởng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Tổ trưởng chuyên môn

    1. Phụ trách tổ chuyên môn, phân công công việc cho Tổ phó chuyên môn và các tổ viên.

    2. Thực hiện công tác dạy học và giáo dục của một giáo viên.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Tổ phó chuyên môn

    1. Chịu trách nhiệm giúp Tổ trưởng chuyên môn tổ chức, thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn của tổ.

    2. Thực hiện công tác dạy học và giáo dục của một giáo viên.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    1

    Giáo viên

    1. Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

    2. Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

    3. Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vn dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;

    4. Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện Quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

    5. Giữ gìn phm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết giúp đỡ đng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

    6. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;

    7. Các nhiệm vụ đối với giáo viên chủ nhiệm:

    - Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

    - Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

    - Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

    - Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh; Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    2

    Giáo viên phụ trách công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

    1. Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch.

    2. Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của trường.

    3. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học.

    4. Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng; chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

    5. Học tập, rèn luyện nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

    6. Tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh.

    7. Xây dựng kế hoạch, Báo cáo hoạt động Đoàn.

    8. Tổ chức sinh hoạt Đoàn

    9. Ghi chép, quản lý sổ Đoàn, quản lý đoàn phí.

    10. Phân loại đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú và nhận xét đoàn viên hằng năm, đề nghị khen thưởng, kỷ luật đoàn viên; tham gia đánh giá rèn luyện, tổ chức thực hiện công tác xã hội; chuyển sinh hoạt đoàn tập trung;

    11. Phát triển đoàn viên mới.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    1

    Kỹ sư tin học

    1. Công tác giảng dạy tin học

    2. Quản lý toàn bộ hệ thống máy tính của trường

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    2

    Giáo vụ

    1. Tham mưu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

    2. Tham mưu và tổng hợp báo cáo công tác chuyên môn, về đào tạo.

    3. Tham mưu công tác kiểm tra nội bộ về chuyên môn

    4. Quản lý, giám sát hoạt động thi.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Kế toán

    1. Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

    2. Thiết lập và cập nhật hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác kế toán; bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán đúng theo quy định.

    3. Lập các báo cáo tài chính

    4. Kiểm kê tài sản, tự kiểm tra tài chính, công khai tài chính

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn v ị tự xác định

    4

    Thủ quỹ

    Quản lý tiền mặt của đơn vị, phát các khoản chi, tiếp nhận các khoản thu theo đúng quy định.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    5

    Y tế trường học

    1. Sơ, cấp cứu ban đầu

    2. Giáo dục sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh

    3. Bảo quản thuốc và tài sản được quản lý

    4. Thiết lập hệ thống sổ sách chuyên ngành theo quy định, cập nhật đầy đủ

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    6

    Văn thư

    1. Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến, lưu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ.

    2. Kiểm tra thể thức văn bản, đóng dấu văn bản.

    3. Quản lý hồ sơ học sinh.

    4. Thực hiện các báo cáo thống kê về công tác văn thư.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    7

    Thư viện

    1. Trưng bày, quản lý tài sản sách, báo, CSVC.

    2. Bổ sung đầu sách, tổ chức công tác kỹ thuật, phục vụ người đọc

    3. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc.

    4. Thiết lập hệ thống sổ sách quản lý

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    8

    Nhân viên thiết bị

    1. Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thiết bị thí nghiệm

    2. Chuẩn bị các thiết bị theo yêu cầu giáo viên bộ môn

    3. Thiết lập hệ thống sổ sách

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    9

    Bảo vệ

    Thực hiện nhiệm vụ theo Hợp đồng lao động trên cơ sở Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; và Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    10

    Phục vụ

    11

    NV nấu ăn

    III. KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Năng lực, kỹ năng

    Ghi chú

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

    1

    Hiệu trưởng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định của Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/5/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường Trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học)

    - Trình độ Chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học sư phạm trở lên hoặc tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác trở lên và phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;

    - Nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng về quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chtin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Kinh nghiệm công tác: Đã dạy học ở cấp trung học phổ thông ít nhất 5 năm. Riêng trường PT dân tộc nội trú phải biết tiếng dân tộc.

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/Hạng của chức danh nghề nghiệp: Giáo viên trung học phổ thông hạng III trở lên.

    4. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quản lý;

    - Thuyết phục, quy tụ, đoàn kết quần chúng.

    5. Năng lực quản lý:

    - Kiến thức tổng hợp (phân tích và dự báo);

    - Tầm nhìn chiến lược;

    - Thiết kế và định hướng triển khai;

    - Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới;

    - Lập Kế hoạch hoạt động khoa học, phù hợp với thực tế;

    - Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Quản lý tài chính và tài sản nhà trường;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Quản lý công tác thi đua, khen thưởng;

    - Xây dựng hệ thống thông tin;

    - Kiểm tra đánh giá.

    6. Kỹ năng

    - Khả năng quản lý, lãnh đạo, tổng hợp, phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục;

    - Kỹ năng tổ chức, phối hợp;

    - Sử dụng ngoại ngữ;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

     

    2

    Phó Hiệu trưởng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định của Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường Trung hc cơ sở, trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học sư phạm trở lên hoặc tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác trở lên và phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;

    - Nghiệp vụ: Có chứng chbồi dưỡng về quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Kinh nghiệm công tác: Đã dạy học ở cấp trung học phổ thông ít nhất 5 năm.

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/Hạng của chức danh nghề nghiệp: Giáo viên trung học phổ thông hạng III trở lên

    4. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quản lý;

    - Thuyết phục, quy tụ, đoàn kết quần chúng.

    5. Năng lực quản lý:

    - Thiết kế và định hướng triển khai những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới;

    - Nắm vững nội dung công việc được phân công phụ trách;

    - Lập Kế hoạch triển khai công việc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Tổ chức và thực hiện có hiệu quả công việc được phân công phụ trách;

    - Đề xuất, giải quyết, tham mưu, giải quyết những vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách khoa học, hiệu quả;

    - Có kiến thức tổng hợp nắm bắt các nội dung quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền;

    - Có năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ chức, cá nhân đối với lĩnh vực công việc được phân công phụ trách.

    6. Kỹ năng

    - Kỹ năng quản lý, lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Sử dụng ngoại ngữ;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

     

    3

    Tổ trưởng chuyên môn

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định của Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường Trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường Ph thông có nhiu cấp học)

    - Chuyên môn: Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên phổ thông trở lên;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên (đối với giáo viên ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ 2 phải đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên);

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/Hạng của chức danh nghề nghiệp: Giáo viên trung học phổ thông hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành được phân công phụ trách;

    - Thuyết phục, quy tụ, đoàn kết quần chúng.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Soạn thảo giáo án;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Sử dụng ngoại ngữ;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng sử dụng tin học, máy tính.

     

    4

    Tổ phó chuyên môn

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo

    (Đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định của Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường Trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường Ph thông có nhiu cp học)

    - Chuyên môn: Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giao viên phổ thông trở lên;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/Hạng của chức danh nghề nghiệp: Giáo viên trung học phổ thông hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành được phân công phụ trách;

    - Thuyết phục, quy tụ, đoàn kết quần chúng.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Quản lý công tác thi đua, khen thưởng;

    - Xây dựng hệ thống thông tin;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Soạn thảo giáo án;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Sử dụng ngoại ngữ;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

    1

    Giáo viên

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo

    (Đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định của Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường Trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học)

    - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên phổ thông trở lên;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/Hạng của chức danh nghề nghiệp: Giáo viên trung học phổ thông hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành được phân công giảng dạy;

    - Thuyết phục, quy tụ học sinh.

    4. Năng lực quản lý:

    - Xây dựng kế hoạch dạy học;

    - Quản lý hồ sơ dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý học sinh;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng

    - Soạn thảo giáo án;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Sử dụng ngoại ngữ;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Giáo viên phụ trách công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên phổ thông trở lên;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/Hạng của chức danh nghề nghiệp: Giáo viên trung học phổ thông hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, nhiệm vụ được phân công giảng dạy;

    - Thuyết phục, quy tụ học sinh.

    4. Năng lực quản lý:

    - Xây dựng kế hoạch dạy học;

    - Soạn thảo giáo án;

    - Xây dựng, tổ chức phong trào, chương trình hot động công tác Đoàn TNCS H Chí Minh

    - Quản lý hồ sơ dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý học sinh, đoàn viên thành niên;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng

    - Soạn thảo giáo án, chương trình hoạt động công tác Đoàn;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Sử dụng ngoại ngữ;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

    1

    Văn thư

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ chuyên môn: Trung cấp chuyên ngành văn thư trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/áp dụng ngạch công chức chuyên ngành văn thư: Ngạch văn thư trung cấp

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Có kiến thức về hoạt động văn thư tại cơ quan đơn vị;

    - Trung thực, trách nhiệm; giao tiếp lịch sự, văn minh.

    4. Năng lực quản lý chuyên môn

    - Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động văn thư;

    - Nắm vững thủ tục gửi, nhận công văn, điện tín theo địa chỉ;

    - Biết đánh máy vi tính và sử dụng các phương tiện quản lý văn bản tài liệu, sao in tài liệu;

    5. Kỹ năng

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Sử dụng ngoại ngữ;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính

     

    2

    Kế toán

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ đại học chuyên ngành kế toán trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/ngạch công chức chuyên ngành kế toán: Ngạch kế toán viên.

    3. Năng lực cốt lõi: Hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan.

    4. Năng lực quản lý:

    - Có khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;

    - Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; hiểu các quy chế của đơn vị.

    5. Năng lực chuyên môn:

    - Nắm được chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế toán; nắm được các chế độ, quy định kế toán ngành, các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán áp dụng trong đơn vị;

    - Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quy trình nghiệp vụ, am hiểu về tình hình kinh tế, tài chính xung quanh hoạt động của ngành;

    - Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết như kỹ năng sử dụng máy tính, các công cụ hỗ trợ, phần mềm kế toán, chứng tđiện tử.

    6. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

    Thủ quỹ

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ trung cấp kế toán trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/ngạch công chức chuyên ngành kế toán trung cấp.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Trung thực, tận tụy, trách nhiệm, cẩn thận;

    - Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, quản lý quỹ.

    4. Năng lực quản lý:

    - Nghiêm túc chính xác;

    - Theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

    5. Năng lực chuyên môn:

    - Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quy trình nghiệp vụ, am hiểu về tình hình kinh tế, tài chính xung quanh hoạt động của ngành;

    - Thực hiện thu chi, chi quản lý quỹ tiền mặt đúng quy định.

     

    4

    Y tế trường học

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Y trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/Hạng của chức danh nghề nghiệp: Điều dưỡng viên hạng IV và tương đương.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm được các quy định về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và các chế độ chính sách của Nhà nước và của ngành y tế, giáo dục đối với các đối tượng học sinh;

    - Nm được chức trách, nhiệm vụ của nhân viên y tế trong trường học

    4. Năng lực quản lý: Quản lý, theo dõi sức khỏe.

    5. Năng lực chuyên môn:

    - Hiểu biết Quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, chăm sóc thông thường và vệ sinh phòng chống dịch bệnh;

    - Nắm được quy chế sử dụng thuốc hợp lý, an toàn;

    - Biết sử dụng máy vi tính.

    6. Kỹ năng

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Sử dụng ngoại ngữ;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    5

    Thư viện

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành thư viện trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/Hạng của chức danh nghề nghiệp: Thư vin viên hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Có kiến thức về văn bản hành chính.

    - Giao tiếp lịch sự, văn minh.

    4. Năng lực quản lý:

    - Tuân thủ các quy tắc về quản lý thư viện;

    - Nhiệt tình trách nhiệm.

    5. Năng lực chuyên môn:

    - Nắm được các quy tắc, chuyên môn nghiệp vụ thư viện;

    - Nắm vững các quy tắc bảo hộ lao động, phòng chống cháy, bảo quản sách, báo;

    - Biết sử dụng máy vi tính.

    6. Kỹ năng

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Sử dụng ngoại ngữ;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    6

    Nhân viên thiết bị thí nghiệm

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành quản lý thiết bị trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/Hạng của chức danh nghề nghiệp: Kỹ thuật viên (hạng IV).

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Cẩn thận, tỉ mỉ;

    - Chăm chỉ, trách nhiệm.

    4. Năng lực quản lý: Năng lực quản lý và sử dụng thiết bị.

    5. Năng lực chuyên môn:

    - Nắm được các quy tắc, nguyên tắc quản lý thiết bị, tính năng của thiết bị, các công cụ hỗ trợ, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử;

    - Nắm vững các quy tắc bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, hỏng, bảo quản thiết bị;

    - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị thí nghiệm.

    6. Kỹ năng

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    7

    Kỹ sư tin học

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/Hạng của chức danh nghề nghiệp: Kỹ sư (hạng III) trở lên

    3. Năng lực cốt lõi:

    Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục đối với cấp học; nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy; am hiu về lý luận, nghiệp vụ; có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực, tổ chức, quản lý các hoạt động Đoàn thanh niên.

    4. Năng lực quản lý:

    - Xây dựng kế hoạch dạy học;

    - Quản lý hồ sơ dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý học sinh;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Sử dụng ngoại ngữ;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bn;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    8

    Giáo vụ (áp dụng đối với trường THPT chuyên và trường THPT có lớp chuyên)

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ chuyên môn: Đại học ngành sư phạm hoặc đại học chuyên ngành quản lý và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên phổ thông trở lên;

    - Nghiệp vụ: Chứng chỉ quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Năng lực cốt lõi:

    - Hiểu biết về chế độ chính sách, có kiến thức trong quản lý hồ sơ, công tác đào tạo;

    - Trung thực, trách nhiệm, t m, cẩn thận

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng/Hạng của chức danh nghề nghiệp: Giáo viên phổ thông trung học hạng III hoặc tương đương.

    4. Năng lực chuyên môn:

    - Năng lực lập kế hoạch;

    - Năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế của trường;

    - Năng lực tập hợp và phối hợp hoạt động;

    - Năng lực tự học, tự bồi dưỡng.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    9

    Bảo vệ

    - Có trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Tốt nghiệp THPT trở lên

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác.

    - Thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ

    - Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng phối hợp; Kỹ năng nói

     

    10

    Phục vụ

    11

    NV nấu ăn (trường PT dân tộc nội trú)

    IV. DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KHỐI CÁC TRƯỜNG THPT (TRƯỜNG THPT, TRƯỜNG THPT CHUYÊN, TRƯỜNG THPT CÓ LỚP CHUYÊN, TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ)

    TT

    Đơn vị

    Biên chế được giao năm 2017

    Tổng số

    Trong đó

    Viên chức

    Hợp đồng 68

    1

    THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm

    115

    110

    5

    2

    THPT Việt Đức

    114

    109

    5

    3

    THPT chuyên HN -AMS

    172

    165

    7

    4

    THPT Phạm Hồng Thái

    102

    97

    5

    5

    THPT Phan Đình Phùng

    117

    113

    4

    6

    THPT Nguyễn Trãi - Ba Đình

    90

    85

    5

    7

    THPT Chu Văn An

    150

    142

    8

    8

    THPT Tây Hồ

    93

    88

    5

    9

    THPT Đống Đa

    109

    104

    5

    10

    THPT Kim Liên

    113

    109

    4

    11

    THPT Quang Trung- Đống Đa

    108

    103

    5

    12

    THPT Lê Quý Đôn- Đống Đa

    110

    105

    5

    13

    THPT Phan Huy Chú- Đống Đa

    38

    37

    1

    14

    THPT Hoàng Cầu

    27

    24

    3

    15

    THPT Trần Nhân Tông

    105

    100

    5

    16

    THPT Thăng Long

    107

    102

    5

    17

    THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng

    108

    103

    5

    18

    THPT Yên Hòa

    94

    90

    4

    19

    THPT Cầu Giấy

    93

    88

    5

    20

    THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân

    91

    86

    5

    21

    THPT Nhân Chính

    82

    77

    5

    22

    THPT Trương Định

    102

    97

    5

    23

    THPT Hoàng Văn Thụ

    100

    96

    4

    24

    THPT Việt Nam-Ba Lan

    107

    102

    5

    25

    THPT Nguyễn Gia Thiều

    108

    104

    4

    26

    THPT Lý Thường Kiệt

    68

    63

    5

    27

    THPT Thạch Bàn

    77

    72

    5

    28

    THPT Phúc Lợi

    68

    63

    5

    29

    THPT Cao Bá Quát- Gia Lâm

    92

    88

    4

    30

    THPT Yên Viên

    89

    84

    5

    31

    THPT Nguyễn Văn Cừ

    88

    83

    5

    32

    THPT Dương Xá

    91

    86

    5

    33

    THPT Xuân Đỉnh

    96

    91

    5

    34

    THPT Nguyễn Thị Minh Khai

    90

    86

    4

    35

    THPT Đại Mỗ

    67

    62

    5

    36

    THPT Thượng Cát

    82

    77

    5

    37

    THPT Trung Văn

    86

    81

    5

    38

    THPT Ngô Thì Nhậm

    92

    87

    5

    39

    THPT Ngọc Hồi

    89

    85

    4

    40

    THPT Cổ Loa

    98

    95

    3

    41

    THPT Vân Nội

    101

    97

    4

    42

    THPT Đông Anh

    81

    76

    5

    43

    THPT Liên Hà

    101

    97

    4

    44

    THPT Bắc Thăng Long

    72

    67

    5

    45

    THPT Trung Giã

    78

    73

    5

    46

    THPT Sóc Sơn

    92

    89

    3

    47

    THPT Đa Phúc

    88

    84

    4

    48

    THPT Kim Anh

    87

    82

    5

    49

    THPT Xuân Giang

    68

    63

    5

    50

    THPT Minh Phú

    62

    57

    5

    51

    THPT Lê Quí Đôn - Hà Đông

    109

    107

    2

    51

    THPT chuyên Nguyễn Huệ

    147

    142

    5

    53

    THPT Quang Trung - Hà Đông

    93

    90

    3

    54

    THPT Trần Hưng Đạo - Hà Đông

    94

    90

    4

    55

    THPT Lê Lợi

    77

    72

    5

    56

    THPT Sơn Tây

    143

    138

    5

    57

    THPT Tùng Thiện

    89

    84

    5

    58

    THPT Xuân Khanh

    79

    74

    5

    59

    THPT Quảng Oai

    111

    107

    4

    60

    THPT Ngô Quyền-Ba Vì

    115

    113

    2

    61

    THPT Ba Vì

    100

    96

    4

    62

    THPT Bất Bạt

    74

    70

    4

    63

    THPT Minh Quang

    51

    46

    5

    64

    Phổ thông DTNT Hà Tây

    80

    63

    17

    65

    THPT Chương Mỹ A

    114

    110

    4

    66

    THPT Chương Mỹ B

    111

    106

    5

    67

    THPT Chúc Động

    111

    106

    5

    68

    THPT Xuân Mai

    117

    115

    2

    69

    THPT Đan phượng

    90

    87

    3

    70

    THPT Hồng Thái

    91

    88

    3

    71

    THPT Tân Lập

    87

    83

    4

    72

    THPT Hoài Đức A

    109

    105

    4

    73

    THPT Hoài Đức B

    100

    94

    6

    74

    THPT Vạn Xuân

    93

    88

    5

    75

    THPT Mỹ Đức A

    113

    107

    6

    76

    THPT Mỹ Đức B

    105

    100

    5

    77

    THPT Mỹ Đức C

    86

    82

    4

    78

    THPT Hợp Thanh

    87

    82

    5

    79

    THPT Phú Xuyên A

    111

    107

    4

    80

    THPT Phú Xuyên B

    94

    90

    4

    81

    THPT Đồng Quan

    91

    86

    5

    82

    THPT Tân Dân

    78

    74

    4

    83

    THPT Phúc Thọ

    101

    98

    3

    84

    THPT Ngọc Tảo

    108

    103

    5

    85

    THPT Vân Cốc

    80

    75

    5

    86

    THPT Quốc Oai

    115

    110

    5

    87

    THPT Minh Khai

    108

    103

    5

    88

    THPT Cao Bá Quát - Quốc Oai

    93

    89

    4

    89

    THPT Bắc Lương Sơn

    58

    53

    5

    90

    THPT Thạch Thất

    111

    106

    5

    91

    THPT Phùng Khắc Khoan

    105

    101

    4

    92

    THPT Hai Bà Trưng - Thạch Thất

    96

    91

    5

    93

    THPT Thanh Oai A

    94

    90

    4

    94

    THPT Thanh Oai B

    102

    97

    5

    95

    THPT Nguyễn Du - Thanh Oai

    93

    89

    4

    96

    THPT Thường Tín

    100

    96

    4

    97

    THPT Tô Hiệu

    92

    87

    5

    98

    THPT Nguyễn Trãi - Thường Tín

    80

    76

    4

    99

    THPT Vân Tảo

    82

    78

    4

    100

    THPT Lý Tử Tấn

    82

    77

    5

    101

    THPT ng Hòa A

    93

    89

    4

    102

    THTT ng Hòa B

    82

    80

    2

    103

    THPT Trần Đăng Ninh

    96

    92

    4

    104

    THPT Lưu Hoàng

    75

    71

    4

    105

    THPT Đại Cường

    54

    49

    5

    106

    THPT Mê Linh

    83

    79

    4

    107

    THPT Yên Lãng

    79

    74

    5

    108

    THPT Tiến Thịnh

    67

    62

    5

    109

    THPT Tự Lập

    66

    61

    5

    110

    THPT Quang Minh

    74

    69

    5

    111

    THPT Tiền Phong

    79

    74

    5

     

    Tổng cộng

    10,356

    9,845

    511

     

    PHỤ LỤC SỐ 2

    DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC KHỐI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÔNG LẬP (TRƯỜNG THCS, TRƯỜNG THCS CHUYÊN BIỆT)

    I. DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    TSV TVL

    STT nhóm

    Tên vị trí việc làm

    Mã vị trí việc làm

    Hạng CDNN

     

    I

    Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

     

     

    1

    1

    Hiệu trưởng

    LĐQL 01/GD-PTCS

    III

    2

    2

    Phó Hiệu trưởng

    LĐQL 02/GD-PTCS

    III

    3

    3

    Tổ trưởng chuyên môn

    LĐQL 03/GD-PTCS

    III

    4

    4

    Tổ phó chuyên môn

    LĐQL 04/GD-PTCS

    III

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    5

    1

    Giáo viên THCS

    HĐNN 01/GD-PTCS

    III

    6

    2

    Giáo viên làm Tng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

    HĐNN 02/GD-PTCS

    III

    7

    3

    Giáo viên tiểu học (chỉ áp dụng đối với trường PTCS chuyên biệt)

    HĐNN 03/SGD-PTCS

    IV

    8

    4

    Giáo viên mầm non (chỉ áp dụng đối với trường PTCS chuyên biệt)

    HĐNN 04/SGD-PTCS

    IV

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    9

    1

    Kế toán

    HTPV 01/GD-PTCS

    III.

    10

    2

    Văn thư kiêm thủ quỹ

    HTPV 02/GD-PTCS

    IV

    11

    3

    Thiết bị

    HTPV 03/GD-PTCS

    IV

    12

    4

    Thư viện

    HTPV 04/GD-PTCS

    III

    13

    5

    Y tế trường học

    HTPV 05/GD-PTCS

    IV

    14

    6

    Bảo vệ

    HTPV 06/GD-HĐLĐ

    Khác

    15

    7

    Nhân viên phục vụ (chỉ áp dụng đối với trưng PTCS chuyên biệt)

    HTPV 07/SGD-HĐLĐ

    Khác

    16

    8

    Nhân viên kỹ thuật (chỉ áp dụng đối với trường PTCS chuyên biệt)

    HTPV 08/SGD-HĐLĐ

    Khác

    17

    9

    Lái xe (chỉ áp dụng đối với trường PTCS chuyên biệt)

    HTPV 09/SGD-HĐLĐ

    Khác

    II. BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

    STT

    Tên VTVL

    Công việc chính phải thực hiện

    Sản phẩm đầu ra

    Tên sản phẩm đầu ra

    Kết quả thực hiện trong năm

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

     

    1

    Hiệu trưởng

    1. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường dài hạn và ngắn hạn; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

    2. Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng trường về phương hướng hoạt động của nhà trường, về sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường bảo đảm mục tiêu giáo dục;

    3. Xây dựng, quản lý tổ chức bộ máy nhà trường theo đúng quy định ban hành quyết định thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, các hội đồng tư vấn trong nhà trường và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thuộc trường;

    4. Quản lý viên chức, giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động với người làm công tác bảo vệ, tạp vụ, điện nước; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của UBND hành phố Hà Nội;

    5. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ;

    6. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo kế toán lập sổ sách, lưu giữ chứng từ tài chính, tài sản, tổ chức thanh quyết toán theo quy định;

    7. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;

    8. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

    9. Phối hợp với chính quyền địa phương nơi nhà trường đặt trụ sở, thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong trường và an toàn xã hội trên địa bàn;

    10. Thực hiện công tác Đảng trong nhà trường; chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội của nhà trường hoạt động theo đúng tôn chmục đích của tổ chức;

    11. Đảm bảo giờ lên lớp dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    12. Kiểm tra, giám sát các tổ chức và cá nhân thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao theo đúng quy định.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    2

    Phó Hiệu trưng

    Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng về từng mặt công tác do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những quyết định của mình. Phó Hiệu trưởng được quyền thay Hiệu trưởng giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của Hiệu trưởng và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với Hiệu trưởng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Tổ trưởng chuyên môn

    1. Phụ trách tổ chuyên môn, phân công công việc cho Tổ phó chuyên môn và các tổ viên.

    2. Thực hiện công tác dạy học và giáo dục của một giáo viên.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Tổ phó chuyên môn

    1. Chịu trách nhiệm giúp Tổ trưởng chuyên môn tổ chức, thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn của tổ.

    2. Thực hiện công tác dạy học và giáo dục của một giáo viên.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    1

    Giáo viên THCS

    1. Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

    2. Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

    3. Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;

    4. Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện Quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

    5. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

    6. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;

    7. Các nhiệm vụ đối với giáo viên chủ nhiệm:

    - Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

    - Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

    - Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

    - Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh; Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    2

    Giáo viên Tiểu học

    1. Chịu sự phân công, hướng dẫn thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của Tổ trưởng chuyên môn và Tổ phó chuyên môn.

    2. Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch.

    3. Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của trường.

    4. Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn.

    5. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học.

    6. Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng; chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

    7. Học tập, rèn luyện nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

    8. Tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh.

    9. Phối hợp với giáo viên, chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.

    10. Công việc kiêm nhiệm: giáo viên chủ nhiệm

    11. Chăm sóc học sinh khuyết tật bán trú (đối với giáo viên chuyên biệt).

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Giáo viên mầm non

    1. Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

    2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

    3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

    4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em;

    5. Rèn luyện sức khỏe; học tập văn hóa; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em.

    6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong H Chí Minh

    1. Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch.

    2. Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của trường.

    4. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học.

    5. Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng; chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

    6. Học tập, rèn luyện nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

    7. Tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh.

    8. Xây dựng kế hoạch, Báo cáo hoạt động Đoàn.

    9. Tổ chức sinh hoạt Đoàn

    10. Ghi chép, quản lý sổ Đoàn, quản lý đoàn phí.

    11. Phân loại đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú và nhận xét đoàn viên hằng năm, đề nghị khen thưởng, kỷ luật đoàn viên; tham gia đánh giá rèn luyện, tổ chức thực hiện công tác xã hội; chuyển sinh hoạt đoàn tập trung.

    12. Phát triển đoàn viên mới.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    1

    Kế toán

    1. Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

    2. Thiết lập và cập nhật hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác kế toán; bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán đúng theo quy định.

    3. Lập các báo cáo tài chính

    4. Kiểm kê tài sản, tự kiểm tra tài chính, công khai tài chính

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    2

    Văn thư kiêm Thủ quỹ

    1. Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến, lưu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ.

    2. Kiểm tra thể thức văn bản, đóng dấu văn bản.

    3. Quản lý hồ sơ học sinh.

    4. Thực hiện các báo cáo thống kê về công tác văn thư.

    5. Quản lý tiền mặt của đơn vị, phát các khoản chi, tiếp nhận các khoản thu theo đúng quy định.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Y tế trường học

    1. Sơ, cấp cứu ban đầu

    2. Giáo dục sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh

    3. Bảo quản thuốc và tài sản được quản lý

    4. Thiết lập hệ thống sổ sách chuyên ngành theo quy định, cập nhật đầy đủ.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Thư viện

    1. Trưng bày, quản lý tài sản sách, báo, CSVC.

    2. Bổ sung đầu sách, tổ chức công tác kỹ thuật, phục vụ người đọc

    3. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc.

    4. Thiết lập hệ thống sổ sách quản lý

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    5

    Nhân viên thiết bị

    1. Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thiết bị thí nghiệm

    2. Chuẩn bị các thiết bị theo yêu cầu giáo viên bộ môn

    3. Thiết lập hệ thống sổ sách

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    6

    Lái xe

    Thực hiện nhiệm vụ theo Hợp đồng lao động trên cơ sở Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; và Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    7

    Bảo vệ

    8

    NV kỹ thuật

    9

    Phục vụ

     

     

     

     

     

     

    III. KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Năng lực, kỹ năng

    Ghi chú

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

    1

    Hiệu trưởng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm trở lên hoặc tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác trở lên và phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

    - Nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng về quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Kinh nghiệm công tác: Đã dạy học ở cấp trung học cơ sở ít nhất 5 năm.

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên trung học cơ sở hạng III trở lên.

    4. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    5. Năng lực quản lý:

    - Thiết kế và định hướng triển khai những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới;

    - Nắm vững nội dung công việc được phân công phụ trách;

    - Lập Kế hoạch triển khai công việc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Tổ chức và thực hiện có hiệu quả công việc được phân công phụ trách;

    - Đề xuất, giải quyết, tham mưu, giải quyết những vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách khoa học, hiệu quả;

    - Có kiến thức tổng hợp nắm bắt các nội dung quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền;

    - Có năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ chức, cá nhân đối với lĩnh vực công việc được phân công phụ trách.

    6. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Phó Hiệu trưởng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm trở lên hoặc tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác trở lên và phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

    - Nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng về quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Kinh nghiệm công tác: Đã dạy học ở cấp trung học cơ sở ít nhất 5 năm.

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên trung học cơ sở hạng III trở lên.

    4. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    5. Năng lực quản lý:

    - Thiết kế và định hướng triển khai những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới;

    - Nắm vững nội dung công việc được phân công phụ trách;

    - Lập Kế hoạch triển khai công việc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Tổ chức và thực hiện có hiệu quả công việc được phân công phụ trách;

    - Đề xuất, giải quyết, tham mưu, giải quyết những vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách khoa học, hiệu quả;

    - Có kiến thức tổng hợp nắm bắt các nội dung quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền;

    - Có năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ chức, cá nhân đối với lĩnh vực công việc được phân công phụ trách.

    6. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

    Tổ trưởng chuyên môn

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm trở lên hoặc tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác trở lên và phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên trung học cơ sở hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn giáo án;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    4

    Tổ phó chuyên môn

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm trở lên hoặc tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác trở lên và phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên trung học cơ sở hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn giáo án;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

    1

    Giáo viên THCS

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiu cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm trở lên hoặc tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác trở lên và phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên trung học cơ sở hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

    - Năng lực dạy học, giáo dục;

    - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

    - Năng lực phát triển nghề nghiệp.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý học sinh;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn giáo án;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Giáo viên Tiểu học

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014)

    - Chuyên môn: Trung cấp sư phạm trở lên (Đối với giáo viên chuyên biệt: có thêm Chứng chỉ Nghiệp vụ sự phạm về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật);

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên.

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên tiểu học hạng IV trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

    - Năng lực dạy học, giáo dục;

    - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

    - Năng lực phát triển nghề nghiệp.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý học sinh;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn giáo án;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

    Giáo viên mầm non

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non được ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015)

    - Chuyên môn: Trung cấp sư phạm trở lên (Đối với giáo viên chuyên biệt: có thêm Chứng chỉ Nghiệp vụ sự phạm về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật);

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên tiểu học hạng IV trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

    - Năng lực dạy học, giáo dục;

    - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

    - Năng lực phát triển nghề nghiệp.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý học sinh;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn giáo án;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    4

    Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT và Điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm trở lên hoặc tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác trở lên và phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; Trung cấp sư phạm trở lên đối với giáo viên tiểu học;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên trung học cơ sở hạng III trở lên hoặc Giáo viên tiểu học hạng IV trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

    - Năng lực dạy học, giáo dục;

    - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

    - Năng lực phát triển nghề nghiệp.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

    1

    Văn thư - Thủ quỹ

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành văn thư trở lên và có bằng trung cấp kế toán;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Có kiến thức về văn bản hành chính và tài chính;

    - Giao tiếp lịch sự, văn minh.

    4. Năng lực quản lý:

    - Quản lý văn bản hành chính;

    - Quản lý tài chính.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Kế toán

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ Đại học chuyên ngành kế toán trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    Hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan.

    4. Năng lực quản lý:

    - Có khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;

    - Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; hiểu các quy chế của đơn vị.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

    Y tế trường học

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Cao Đẳng ngành y trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nm được các quy định về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và các chế độ chính sách của Nhà nước và của ngành y tế giáo dục đối với các đối tượng học sinh;

    - Nắm được chức trách, nhiệm vụ của nhân viên y tế trong trường học;

    4. Năng lực quản lý: Quản lý, theo dõi sức khỏe học sinh.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    4

    Thư viện

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành thư viện trở lên.

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên.

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi: Nắm được các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về công tác thư viện.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý thư viện.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    5

    Nhân viên thiết bị

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành quản lý thiết bị trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi: Có khả năng làm việc cẩn thận, khéo léo.

    4. Năng lực quản lý: Năng lực quản lý và sử dụng thiết bị.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    6

    Bảo vệ

    - Có trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Tốt nghiệp THPT trở lên;

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ;

    - Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng phối hợp; Kỹ năng nói.

     

    7

    Phục vụ

    8

    Lái xe

    9

    NV kỹ thuật

     

    KHỐI TRUNG HỌC CƠ SỞ CÔNG LẬP

    (Kèm theo Quyết định số:       /QĐ-UBND ngày   /    /2017 của UBND thành phố Hà Nội)

     

    STT

    Đơn vị

    Số trường

    Chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2017

    Tổng số

    Viên chức

    Hợp đồng 68

    LĐHĐ theo định mức

    I

    Sở Giáo dục - đào tạo

    2

    134

    118

    16

     

    II

    Khối quận, huyện, thị xã

    587

    25847

    23779

    2063

    5

    1

    Hoàn Kiếm

    7

    564

    524

    40

     

    2

    Hai Bà Trưng

    15

    793

    733

    60

     

    3

    Ba Đình

    12

    822

    774

    48

     

    4

    Đống Đa

    16

    956

    891

    64

    1

    5

    Hoàng Mai

    15

    800

    740

    60

     

    6

    Long Biên

    17

    872

    804

    68

     

    7

    Nam Từ Liêm

    9

    450

    404

    46

     

    8

    Bắc Từ Liêm

    10

    569

    530

    39

     

    9

    Cầu Giấy

    9

    661

    626

    34

    1

    10

    Thanh Xuân

    11

    628

    588

    40

     

    11

    Hà Đông

    18

    969

    915

    54

     

    12

    Tây Hồ

    8

    415

    381

    31

    3

    13

    Gia Lâm

    22

    926

    840

    86

     

    14

    Đông Anh

    25

    1339

    1248

    91

     

    15

    Thanh Trì

    17

    827

    759

    68

     

    16

    Sóc Sơn

    27

    1289

    1186

    103

     

    17

    Ba Vì

    35

    1292

    1152

    140

     

    18

    Sơn Tây

    15

    583

    538

    45

     

    19

    Phúc Thọ

    23

    798

    729

    69

     

    20

    Thạch Thất

    24

    980

    908

    72

     

    21

    Quốc Oai

    22

    900

    812

    88

     

    22

    Đan Phượng

    16

    659

    611

    48

     

    23

    Hoài Đức

    22

    918

    852

    66

     

    24

    Phú Xuyên

    29

    954

    867

    87

     

    25

    Chương Mỹ

    37

    1323

    1213

    110

     

    26

    Thanh Oai

    21

    874

    811

    63

     

    27

    ng Hòa

    30

    917

    827

    90

     

    28

    Thường Tín

    30

    1035

    945

    90

     

    29

    Mỹ Đức

    23

    836

    739

    97

     

    30

    Mê Linh

    22

    898

    832

    66

     

     

    TNG CỘNG:

    589

    25981

    23897

    2079

    5

     

    PHỤ LỤC SỐ 3

    DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC KHỐI TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP (TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRƯỜNG TIỂU HỌC CHUYÊN BIỆT)

     

    I. DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    TSV TVL

    STT nhóm

    Tên vị trí việc làm

    Mã vị trí việc làm

    Hạng CDNN

     

    I

    Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

     

     

    1

    1

    Hiệu trưởng

    LĐQL 01/GD-TH

    IV

    2

    2

    Phó Hiệu trưởng

    LĐQL 02/GD-TH

    IV

    3

    3

    Tổ trưởng chuyên môn

    LĐQL 03/GD-TH

    IV

    4

    4

    Tổ phó chuyên môn

    LĐQL 04/GD-TH

    IV

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    5

    1

    Giáo viên

    HĐNN 01/GD-TH

    IV

    6

    2

    Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

    HĐNN 02/GD-TH

    IV

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    7

    1

    Kế toán kiêm văn thư (trường hạng II,III)

    HTPV 01/GD-TH

    IV

    8

    2

    Văn thư kiêm thủ quỹ (trường hạng I)

    HTPV 02/GD-TH

    IV

    9

    3

    Thư viện kiêm thiết bị (trường hạng II,III)

    HTPV 03/GD-TH

    IV

    10

    4

    Y tế trường học kiêm thủ quỹ (trường hạng II, III)

    HTPV 04/GD-TH

    IV

    11

    5

    Bảo vệ

    HTPV 05/GD-HĐLĐ

    Khác

    12

    6

    Nhân viên phục vụ (chỉ áp dụng đối với trường tiểu học chuyên biệt)

    HTPV 06/SGD-HĐLĐ

    Khác

    II. BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Công việc chính phải thực hiện

    Sản phẩm đầu ra

    Tên sản phẩm đầu ra

    Kết quả thực hiện trong năm

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

     

    1

    Hiệu trưởng

    1. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường dài hạn và ngắn hạn; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

    2. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thuộc trường;

    3. Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

    4. Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo kế toán lập sổ sách, lưu giữ chứng từ tài chính, tài sản, tổ chức thanh quyết toán theo quy định;

    5. Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

    6. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong 1 tuần; được hưng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định;

    7. Thực hiện quy chế dân chủ và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị-xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

    8. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

    9. Thực hiện công tác Đảng trong nhà trường; chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội của nhà trường hoạt động theo đúng tôn chmục đích của tổ chức;

    10. Kiểm tra, giám sát các tổ chức và cá nhân thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao theo đúng quy định.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    2

    Phó Hiệu trưởng

    Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng về từng mặt công tác do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những quyết định của mình. Phó Hiệu trưởng được quyền thay Hiệu trưởng giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của Hiệu trưởng và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với Hiệu trưởng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Tổ trưng chuyên môn

    1. Phụ trách tổ chuyên môn, phân công công việc cho Tổ phó chuyên môn và các tổ viên.

    2. Thực hiện công tác dạy học và giáo dục của một giáo viên.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Tổ phó chuyên môn

    1. Chịu trách nhiệm giúp Tổ trưởng chuyên môn tổ chức, thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn của tổ.

    2. Thực hiện công tác dạy học và giáo dục của một giáo viên.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    1

    Giáo viên Tiểu học

    1. Chịu sự phân công, hướng dẫn thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của Tổ trưởng chuyên môn và Tổ phó chuyên môn.

    2. Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch.

    3. Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của trường.

    4. Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn.

    5. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học.

    6. Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng; chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

    7. Học tập, rèn luyện nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

    8. Tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh.

    9. Phối hợp với giáo viên, chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.

    10. Công việc kiêm nhiệm: giáo viên chủ nhiệm

    11. Chăm sóc học sinh khuyết tật bán trú (đối với giáo viên chuyên biệt).

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    2

    Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

    1. Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch.

    2. Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của trường.

    3. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học.

    4. Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng; chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

    5. Học tập, rèn luyện nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

    6. Tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh.

    7. Xây dựng kế hoạch, Báo cáo hoạt động Đoàn.

    8. Tổ chức sinh hoạt Đoàn.

    9. Ghi chép, quản lý sổ Đoàn, quản lý đoàn phí.

    10. Phân loại đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú và nhận xét đoàn viên hằng năm, đề nghị khen thưởng, kỷ luật đoàn viên; tham gia đánh giá rèn luyện, tổ chức thực hiện công tác xã hội; chuyển sinh hoạt đoàn tập trung;

    11. Phát triển đoàn viên mới.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    1

    Kế toán

    1. Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ.

    2. Thiết lập và cập nhật hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác kế toán; bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán đúng theo quy định.

    3. Lập các báo cáo tài chính.

    4. Kiểm kê tài sản, tự kiểm tra tài chính, công khai tài chính.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    2

    Văn thư kiêm Thủ quỹ

    1. Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến, lưu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ.

    2. Kiểm tra thể thức văn bản, đóng dấu văn bản.

    3. Quản lý hồ sơ học sinh.

    4. Thực hiện các báo cáo thống kê về công tác văn thư.

    5. Quản lý tiền mặt của đơn vị, phát các khoản chi, tiếp nhận các khoản thu theo đúng quy định.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Y tế trường học

    1. Sơ, cấp cứu ban đầu

    2. Giáo dục sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh

    3. Bảo quản thuốc và tài sản được quản lý

    4. Thiết lập hệ thống sổ sách chuyên ngành theo quy định, cập nhật đầy đủ

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Thư viện- Thiết bị

    1. Trưng bày, quản lý tài sản sách, báo, CSVC.

    2. Bổ sung đầu sách, tổ chức công tác kỹ thuật, phục vụ người đọc

    3. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc.

    4. Thiết lập hệ thống sổ sách qun lý

    5. Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thiết bị thí nghiệm

    6. Chuẩn bị các thiết bị theo yêu cầu giáo viên bộ môn

    7. Thiết lập hệ thống sổ sách

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    5

    Bảo vệ

    Thực hiện nhiệm vụ theo Hợp đồng lao động trên cơ sở Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; và Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    6

    Phục vụ

    III. KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Năng lực, kỹ năng

    Ghi chú

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

    1

    Hiệu trưởng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm theo Văn bản hp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên;

    - Nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng về quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên tiểu học hạng IV trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Kiến thức tổng hợp (phân tích và dự báo);

    - Tầm nhìn chiến lược;

    - Thiết kế và định hướng triển khai;

    - Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới;

    - Lập Kế hoạch hoạt động khoa học, phù hợp với thực tế;

    - Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Quản lý tài chính và tài sản nhà trường;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Quản lý công tác thi đua, khen thưởng;

    - Xây dựng hệ thống thông tin;

    - Kiểm tra đánh giá.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Phó Hiệu trưởng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014)

    - Chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên;

    - Nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng về quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên tiểu học hạng IV trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Thiết kế và định hướng triển khai những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới;

    - Nắm vững nội dung công việc được phân công phụ trách;

    - Lập Kế hoạch triển khai công việc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Tổ chức và thực hiện có hiệu quả công việc được phân công phụ trách;

    - Đề xuất, giải quyết, tham mưu, giải quyết những vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách khoa học, hiệu quả;

    - Có năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ chức, cá nhân đối với lĩnh vực công việc được phân công phụ trách.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

     Tổ trưởng chuyên môn

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất s 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014)

    - Chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên;

    - Nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng về quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên tiểu học hạng IV trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn giáo án;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    4

    Tổ phó chuyên môn

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014)

    - Chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên;

    - Nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng về quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên tiểu học hang IV trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn giáo án;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

    1

    Giáo viên Tiểu học

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014)

    - Chuyên môn: Trung cấp sư phạm trở lên (Đối với giáo viên chuyên biệt: có thêm Chứng chỉ Nghiệp vụ sự phạm về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật);

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chtin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên tiểu học hạng IV trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

    - Năng lực dạy học, giáo dục;

    - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

    - Năng lực phát triển nghề nghiệp.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý học sinh;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn giáo án;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm trở lên hoặc tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác trở lên và phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; Trung cấp sư phạm trở lên đối với giáo viên tiểu học;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên tiểu học hạng IV trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

    - Năng lực dạy học, giáo dục;

    - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

    - Năng lực phát triển nghề nghiệp.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

    1

    Văn thư - Thủ quỹ

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành văn thư trở lên và có bng trung cấp kế toán;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Có kiến thức về văn bản hành chính và tài chính;

    - Giao tiếp lịch sự, văn minh.

    4. Năng lực quản lý:

    - Quản lý văn bản hành chính;

    - Quản lý tài chính.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Kế toán

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ Đại học chuyên ngành kế toán trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi: Hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan;

    4. Năng lực quản lý:

    - Có khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;

    - Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; hiểu các quy chế của đơn vị.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

    Y tế trường học

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ cao đẳng ngành y trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm được các quy định về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và các chế độ chính sách của Nhà nước và của ngành y tế, giáo dục đối với các đối tượng học sinh;

    - Nắm được chức trách, nhiệm vụ của nhân viên y tế trong trường học.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý, theo dõi sức khỏe học sinh.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    4

    Thư viện - thiết bị

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành thư viện trở lên và Trung cấp chuyên ngành quản lý thiết bị trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm được các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về công tác thư viện;

    - Có khả năng làm việc cẩn thận, khéo léo.

    4. Năng lực quản lý:

    - Quản lý thư viện;

    - Năng lực quản lý và sử dụng thiết bị.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    5

    Bảo vệ

    - Có trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Tốt nghiệp THPT trở lên;

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ;

    - Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng phối hợp; Kỹ năng nói.

     

    6

    Phục vụ

     

    KHỐI TIỂU HỌC CÔNG LẬP

    (Kèm theo Quyết định số:       /QĐ-UBND ngày   /    /2017 của UBND thành phố Hà Nội)

     

    STT

    Đơn vị

    Số trường

    Chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2017

    Tổng số

    Viên chức

    Hợp đồng 68

    LĐHĐ theo định mức

    I

    SGiáo dục - đào tạo

    1

    41

    35

    6

     

    II

    Khối quận, huyện, thị xã

    677

    30159

    27729

    2422

    8

    1

    Hoàn Kiếm

    13

    662

    589

    73

     

    2

    Hai Bà Trưng

    19

    886

    810

    76

     

    3

    Ba Đình

    17

    864

    795

    67

    2

    4

    Đống Đa

    19

    1057

    977

    76

    4

    5

    Hoàng Mai

    17

    1027

    959

    68

     

    6

    Long Biên

    24

    1127

    1035

    92

     

    7

    Nam Từ Liêm

    12

    612

    564

    48

     

    8

    Bắc Từ Liêm

    14

    738

    683

    55

     

    9

    Cầu Giấy

    11

    753

    708

    43

    2

    10

    Thanh Xuân

    11

    685

    641

    44

     

    11

    Hà Đông

    24

    1184

    1112

    72

     

    12

    Tây Hồ

    8

    460

    428

    32

     

    13

    Gia Lâm

    24

    993

    897

    96

     

    14

    Đông Anh

    28

    1511

    1411

    100

     

    15

    Thanh Trì

    19

    928

    850

    78

     

    16

    Sóc Sơn

    34

    1703

    1555

    148

     

    17

    Ba Vì

    38

    1488

    1337

    151

     

    18

    Sơn Tây

    15

    642

    597

    45

     

    19

    Phúc Thọ

    24

    903

    831

    72

     

    20

    Thạch Thất

    27

    1128

    1040

    88

     

    21

    Quốc Oai

    24

    1043

    950

    93

     

    22

    Đan Phượng

    19

    785

    724

    61

     

    23

    Hoài Đức

    25

    1149

    1074

    75

     

    24

    Phú Xuyên

    29

    1087

    1000

    87

     

    25

    Chương Mỹ

    38

    1516

    1402

    114

     

    26

    Thanh Oai

    24

    915

    843

    72

     

    27

    Ứng Hòa

    30

    1010

    920

    90

     

    28

    Thường Tín

    29

    1112

    1025

    87

     

    29

    Mỹ Đức

    29

    1073

    950

    123

     

    30

    Mê Linh

    32

    1118

    1022

    96

     

     

    TỔNG CỘNG:

    678

    30200

    27764

    2428

    8

     

    PHỤ LỤC SỐ 4

    DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC KHỐI TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP (TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH)

     

    I. DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    TSV TVL

    STT nhóm

    Tên vị trí việc làm

    Mã vị trí việc làm

    Hạng CDNN

     

    I

    Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

     

     

    1

    1

    Hiệu trưởng

    LĐQL 01/GD-MN

    IV

    2

    2

    Phó Hiệu trưởng

    LĐQL 02/GD-MN

    IV

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    3

    1

    Giáo viên

    HĐNN 02/GD-MN

    IV

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    4

    1

    Kế toán

    HTPV 01/GD-MN

    IV

    5

    2

    Văn thư

    HTPV 02/GD-MN

    IV

    6

    3

    Thủ quỹ

    HTPV 03/GD-MN

    IV

    7

    4

    Nhân viên nuôi dưỡng

    HTPV 04/GD-HĐLĐ

    Khác

    8

    5

    Bảo vệ

    HTPV 05/GD-HĐLĐ

    Khác

    9

    6

    Nhân viên phục vụ (chỉ áp dụng đối với trường mầm non thực hành)

    HTPV 06/SGD-HĐLĐ

    Khác

    II. BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Công việc chính phải thực hiện

    Sản phẩm đầu ra

    Tên sản phẩm đầu ra

    Kết quả thực hiện trong năm

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

     

    1

    Hiệu trưởng

    1. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường dài hạn và ngắn hạn; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

    2. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

    3. Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

    4. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo kế toán lập sổ sách, lưu giữ chứng từ tài chính, tài sản, tổ chức thanh quyết toán theo quy định;

    5. Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

    6. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong 1 tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định;

    7. Thực hiện quy chế dân chủ và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

    8. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

    9. Thực hiện công tác Đảng trong nhà trường; chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội của nhà trường hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích của tổ chức;

    10. Kiểm tra, giám sát các tổ chức và cá nhân thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao theo đúng quy định.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    2

    Phó Hiệu trưởng

    Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng về từng mặt công tác do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những quyết định của mình. Phó Hiệu trưởng được quyền thay Hiệu trưởng giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của Hiệu trưởng và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với Hiệu trưởng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    1

    Giáo viên mầm non

    1. Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

    2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

    3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

    4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học ni dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em;

    5. Rèn luyện sức khỏe; học tập văn hóa; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em.

    6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    1

    Kế toán

    1. Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

    2. Thiết lập và cập nhật hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác kế toán; bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán đúng theo quy định.

    3. Lập các báo cáo tài chính

    4. Kiểm kê tài sản, tự kiểm tra tài chính, công khai tài chính

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    2

    Văn thư

    1. Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến, lưu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ.

    2. Kiểm tra ththức văn bản, đóng dấu văn bản.

    3. Quản lý hồ sơ học sinh.

    4. Thực hiện các báo cáo thống kê về công tác văn thư.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Thủ quỹ

    Quản lý tiền mặt của đơn vị, phát các khoản chi, tiếp nhận các khoản thu theo đúng quy định.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Bảo vệ

    Thực hiện nhiệm vụ theo Hợp đồng lao động trên cơ sở Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; và Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 của Ban Tổ chức - Cán bChính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    5

    Phục vụ

    6

    NV nuôi dưỡng

    III. KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Năng lực, kỹ năng

    Ghi chú

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

    1

    Hiệu trưởng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non được ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất s 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên;

    - Nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng về quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Kinh nghiệm công tác: Đã dạy học ở cấp mầm non ít nhất 5 năm.

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên mầm non hạng IV trở lên (trừ trường hợp do yêu cầu đặc biệt, thời gian công tác có thể ít hơn theo quy định).

    4. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    5. Năng lực quản lý:

    - Kiến thức tổng hợp (phân tích và dự báo);

    - Tầm nhìn chiến lược;

    - Thiết kế và định hướng triển khai;

    - Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới;

    - Lập Kế hoạch hoạt động khoa học, phù hợp với thực tế;

    - Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Quản lý tài chính và tài sản nhà trường;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Quản lý công tác thi đua, khen thưởng;

    - Xây dựng hệ thống thông tin;

    - Kiểm tra đánh giá.

    6. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Phó Hiệu trưởng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non được ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015)

    - Chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên;

    - Nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng về quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Kinh nghiệm công tác: Đã dạy học ở cấp trung học cơ sở ít nhất 03 năm (trừ trường hợp do yêu cầu đặc biệt, thời gian công tác có thể ít hơn theo quy định).

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên trung học cơ sở hạng III trở lên.

    4. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    5. Năng lực quản lý:

    - Thiết kế và định hướng triển khai những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới;

    - Nắm vững nội dung công việc được phân công phụ trách;

    - Lập Kế hoạch triển khai công việc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Tổ chức và thực hiện có hiệu quả công việc được phân công phụ trách;

    - Đề xuất, giải quyết, tham mưu, giải quyết những vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách khoa học, hiệu quả;

    - Có năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ chức, cá nhân đối với lĩnh vực công việc được phân công phụ trách.

    6. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo

    - Xử lý tình huống

    - Khả năng phân tích

    - Kỹ năng giao tiếp

    - Kỹ năng phối hợp

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

    1

    Giáo viên mầm non

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường mm non được ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015)

    - Chuyên môn: Trung cấp sư phạm trở lên (Đối với giáo viên chuyên biệt: có thêm Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật);

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên tiểu học hạng IV trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

    - Năng lực dạy học, giáo dục;

    - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

    - Năng lực phát triển nghề nghiệp.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý học sinh;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn giáo án;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

    1

    Văn thư

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành văn thư trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Có kiến thức về văn bản hành chính;

    - Giao tiếp lịch sự, văn minh.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý văn bản hành chính.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Thủ quỹ

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp kế toán trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Có kiến thức về tài chính;

    - Giao tiếp lịch sự, văn minh.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý tài chính.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

    Kế toán

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ Đại học chuyên ngành kế toán trở lên.

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên.

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    Hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan.

    4. Năng lực quản lý:

    - Có khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;

    - Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; hiểu các quy chế của đơn vị.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    4

    Bảo vệ

    - Có trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Tốt nghiệp THPT trở lên;

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ;

    - Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng phối hợp; Kỹ năng nói.

     

    5

    Phục vụ

    6

    NV nuôi dưỡng

     

    KHỐI MẦM NON CÔNG LẬP

    (Kèm theo Quyết định số: 4888/QĐ-UBND ngày 24/7/2017 của UBND thành phố Hà Nội)

     

    STT

    Đơn vị

    Số trường

    Chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2017

    Tổng số

    Viên chức

    Hợp đồng 68

    LĐHĐ theo định mức

    I

    Sở Giáo dục - đào tạo

    2

    107

    95

    12

     

    II

    Khối quận, huyện, thị xã

    738

    45620

    34441

    2666

    8513

    1

    Hoàn Kiếm

    19

    836

    655

    72

    109

    2

    Hai Bà Trưng

    30

    1357

    1008

    95

    254

    3

    Ba Đình

    20

    922

    671

    81

    170

    4

    Đống Đa

    27

    1330

    976

    107

    247

    5

    Hoàng Mai

    21

    1379

    1008

    100

    271

    6

    Long Biên

    27

    1770

    1316

    101

    353

    7

    Nam Từ Liêm

    11

    957

    726

    41

    190

    8

    Bắc Từ Liêm

    17

    1331

    1017

    58

    256

    9

    Cầu Giấy

    14

    1109

    904

    64

    141

    10

    Thanh Xuân

    17

    870

    654

    66

    150

    11

    Hà Đông

    34

    1968

    1462

    117

    389

    12

    Tây Hồ

    8

    654

    491

    42

    121

    13

    Gia Lâm

    25

    1654

    1258

    99

    297

    14

    Đông Anh

    35

    2406

    1791

    91

    524

    15

    Thanh Trì

    30

    1973

    1480

    137

    356

    16

    Sóc Sơn

    30

    2153

    1571

    138

    444

    17

    Ba Vì

    41

    2240

    1662

    161

    417

    18

    Sơn Tây

    15

    820

    583

    67

    170

    19

    Phúc Thọ

    25

    1456

    1108

    75

    273

    20

    Thạch Thất

    26

    1468

    1106

    82

    280

    21

    Quốc Oai

    26

    1764

    1339

    104

    321

    22

    Đan Phượng

    17

    1245

    939

    61

    245

    23

    Hoài Đức

    30

    2049

    1557

    89

    403

    24

    Phú Xuyên

    30

    1855

    1425

    90

    340

    25

    Chương Mỹ

    35

    1900

    1421

    99

    380

    26

    Thanh Oai

    24

    1650

    1286

    79

    285

    27

    Ứng Hòa

    30

    1522

    1184

    90

    248

    28

    Thường Tín

    29

    1729

    1366

    87

    276

    29

    Mỹ Đức

    24

    1637

    1231

    110

    296

    30

    Mê Linh

    21

    1616

    1246

    63

    307

     

    TNG CỘNG:

    740

    45727

    34536

    2678

    8513

     

    PHỤ LỤC SỐ 5

    DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM MẪU GIÁO - NHÀ TRẺ HÀ NỘI

     

    I. DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    TSV TVL

    STT nhóm

    Tên vị trí việc làm

    Mã vị trí việc làm

    Hạng CDNN

     

    I

    Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

     

     

    1

    1

    Hiệu trưởng

    LĐQL 01/SGD-TCSP

    III

    2

    2

    Phó Hiệu trưởng

    LĐQL 02/SGD-TCSP

    III

    3

    3

    Ttrưởng chuyên môn

    LĐQL 03/SGD-TCSP

    III

    4

    4

    Tổ phó chuyên môn

    LĐQL 04/SGD-TCSP

    III

    5

    5

    Trưởng phòng

    LĐQL 05/SGD-TCSP

    III

    6

    6

    Phó trưởng phòng

    LĐQL 06/SGD-TCSP

    III

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    7

    1

    Giáo viên

    HĐNN 01/SGD-TCSP

    III

    8

    2

    Giáo viên tổ chức thực hành, thực tập

    HĐNN 02/SGD-TCSP

    III

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    9

    1

    Kế toán

    HTPV 01/SGD-TCSP

    III

    10

    2

    Văn thư

    HTPV 02/SGD-TCSP

    IV

    11

    3

    Thủ quỹ

    HTPV 03/SGD-TCSP

    IV

    12

    4

    Thiết bị

    HTPV 04/SGD-TCSP

    III

    13

    5

    Thư viện

    HTPV 05/SGD-TCSP

    IV

    14

    6

    Y tế trường học

    HTPV 06/SGD-TCSP

    IV

    15

    7

    Kỹ sư tin học

    HTPV 07/SGD-TCSP

    III

    16

    8

    Giáo vụ

    HTPV 08/SGD-TCSP

    III

    17

    9

    Bảo vệ

    HTPV 09/GD-HĐLĐ

    Khác

    18

    10

    Nhân viên phục vụ

    HTPV 10/GD-HĐLĐ

    Khác

    19

    11

    Nhân viên kỹ thuật

    HTPV 11/SGD-HĐLĐ

    Khác

    II. BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Công việc chính phải thực hiện

    Sản phẩm đầu ra

    Tên sản phẩm đầu ra

    Kết quả thực hiện trong năm

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

     

    1

    Hiệu trưởng

    1. Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, quyết định của Hội đồng trường về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển, về chtrương sử dụng tài sản, tài chính của nhà trường.

    2. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường. Hàng năm báo cáo Hội đồng trường về tình hình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển nhà trường.

    3. Quản lý các công tác chuyên môn về đào tạo, tổ chức chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy, chương trình và giáo trình môn học của trường và các hoạt động giảng dạy và học tập trong trường.

    4. Tổ chức và chỉ đạo công tác thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học-công nghệ, hợp tác quốc tế về khoa học và đào tạo, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động và việc làm.

    5. Quản lý cán bộ, viên chức, thực hiện chế độ, chính sách của nhà nước đối với cán bộ, viên chức và người học của trường; sắp xếp tổ chức và cán bộ của trường, thực hiện những công việc trong bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật. Quyết định thành lập các hội đồng tư vấn, các phòng chức năng, tổ bộ môn và các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường.

    6. Quản lý người học; quyết định các công việc về tuyển sinh, thi, công nhận tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    7. Quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

    8. Quản lý tài chính, tài sản, thiết bị của trường; quản lý sử dụng các nguồn vốn hiệu quả và minh bạch vào công tác đào tạo, xây dựng và phát triển trường.

    9. Tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua, lao động công ích, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thực hiện quy chế dân chủ, chấp hành pháp luật, bảo vệ và giữ gìn môi trường vệ sinh, an ninh trật tự trong trường.

    10. Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra trong trường; quyết định việc khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người học của trường theo quy định của Nhà nước.

    11. Tổ chức hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường.

    12. Thực hiện công tác Đảng trong nhà trường; chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội của nhà trường hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích của tổ chức.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    2

    Phó Hiệu trưng

    Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng về từng mặt công tác do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những quyết định của mình. Phó Hiệu trưởng được quyền thay Hiệu trưởng giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của Hiệu trưởng và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với Hiệu trưởng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Tổ trưởng chuyên môn

    1. Phụ trách tổ chuyên môn, phân công công việc cho Tổ phó chuyên môn và các tổ viên.

    2. Thực hiện công tác dạy học và giáo dục của một giáo viên.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Tổ phó chuyên môn

    1. Chịu trách nhiệm giúp Tổ trưởng chuyên môn tổ chức, thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn của tổ.

    2. Thực hiện công tác dạy học và giáo dục của một giáo viên.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    5

    Trưởng phòng

    1. Quản lý, điều hành công tác chung của phòng, hướng dẫn chuyên môn cho phó phòng và các thành viên của phòng.

    2. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của phòng.

    3. Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ chuyên môn.

    4. Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của phòng.

    5. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của phòng.

    6. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách đối với các thành viên của phòng.

    Thủ trưởng đơn v ị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    6

    Phó trưởng phòng

    Chịu trách nhiệm giúp Trưởng phòng tổ chức, thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn của phòng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    1

    Giáo viên

    1. Thực hiện quyết định của Hiệu trưởng; chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục. Chịu điều hành, hướng dẫn chuyên môn của Tổ trưởng và Tổ phó chuyên môn.

    2. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

    3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và Điều lệ trường

    4. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

    5. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học

    6. Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của trường.

    7. Tham gia các hoạt động chuyên môn.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    2

    Giáo viên tổ chức thực hành - thực tập

    1. Lập kế hoạch đi kiến tập, thực tập

    2. Hướng dẫn, giảng dạy Nghiệp vụ kiến tập, thực tập sư phạm

    3. Phối hợp tổ chức thực hành, thực tập sư phạm

    4. Điều hành quá trình thực hành, thực tập.

    5. Tổng hợp và phối hợp đánh giá kết quả kiến tập, thực tập.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    1

    Kỹ sư tin học

    1. Công tác giảng dạy tin học.

    2. Quản lý toàn bộ hệ thống máy tính của trường.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    2

    Giáo vụ

    1. Tham mưu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

    2. Tham mưu và tổng hợp báo cáo công tác chuyên môn, về đào tạo.

    3. Tham mưu công tác kiểm tra nội bộ về chuyên môn

    4. Quản lý, giám sát hoạt động thi.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Kế toán

    1. Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

    2. Thiết lập và cập nhật hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác kế toán; bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán đúng theo quy định.

    3. Lập các báo cáo tài chính

    4. Kiểm kê tài sản, tự kiểm tra tài chính, công khai tài chính.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Thủ quỹ

    Quản lý tiền mặt của đơn vị, phát các khoản chi, tiếp nhận các khoản thu theo đúng quy định.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    5

    Y tế trường học

    1. Sơ, cấp cứu ban đầu

    2. Giáo dục sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh

    3. Bảo quản thuốc và tài sản được quản lý

    4. Thiết lập hệ thống sổ sách chuyên ngành theo quy định, cập nhật đầy đủ.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    6

    Văn thư

    1. Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến, lưu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ.

    2. Kiểm tra thể thức văn bản, đóng dấu văn bản.

    3. Quản lý hồ sơ học sinh.

    4. Thực hiện các báo cáo thống kê về công tác văn thư.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    7

    Thư viện

    1. Trưng bày, quản lý tài sản sách, báo, CSVC.

    2. Bổ sung đầu sách, tổ chức công tác kỹ thuật, phục vụ người đọc

    3. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc.

    4. Thiết lập hệ thống sổ sách quản lý

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    8

    Nhân viên thiết bị

    1. Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thiết bị thí nghiệm

    2. Chuẩn bị các thiết bị theo yêu cầu giáo viên bộ môn

    3. Thiết lập hệ thống sổ sách

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    9

    Bảo vệ

    Thực hiện nhiệm vụ theo Hợp đồng lao động trên cơ sở Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; và Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    10

    Phục

    vụ

    11

    NV kỹ thuật

    III. KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Năng lực, kỹ năng

    Ghi chú

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

    1

    Hiệu trưởng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc có bng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

    - Nghiệp vụ: Cử nhân QLGD trở lên;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Kinh nghiệm công tác: Đã giảng dạy hoặc quản lý ở trường TCCN hoặc cơ sở giáo dục có đào tạo TCCN ít nhất 5 năm.

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên hạng III trở lên.

    4. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    5. Năng lực quản lý:

    - Thiết kế và định hướng triển khai những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới;

    - Nắm vững nội dung công việc được phân công phụ trách;

    - Lập Kế hoạch triển khai công việc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Tổ chức và thực hiện có hiệu quả công việc được phân công phụ trách;

    - Đề xuất, giải quyết, tham mưu, giải quyết những vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách khoa học, hiệu quả;

    - Có kiến thức tổng hợp nắm bắt các nội dung quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền;

    - Có năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ chức, cá nhân đối với lĩnh vực công việc được phân công phụ trách.

    6. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Phó Hiệu trưởng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDDT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

    - Nghiệp vụ: Cử nhân QLGD trở lên;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Kinh nghiệm công tác: Đã giảng dạy hoặc quản lý ở trường TCCN hoặc cơ sở giáo dục có đào tạo TCCN ít nhất 3 năm.

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên hạng III trở lên.

    4. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    5. Năng lực quản lý:

    - Thiết kế và định hướng triển khai những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới;

    - Nắm vững nội dung công việc được phân công phụ trách;

    - Lập Kế hoạch triển khai công việc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Tổ chức và thực hiện có hiệu quả công việc được phân công phụ trách;

    - Đề xuất, giải quyết, tham mưu, giải quyết những vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách khoa học, hiệu quả;

    - Có kiến thức tổng hợp nắm bắt các nội dung quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền;

    - Có năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ chức, cá nhân đối với lĩnh vực công việc được phân công phụ trách.

    6. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

    Tổ trưởng chuyên môn

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDDT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

     

     

     

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn giáo án;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    4

    Tổ phó chuyên môn

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDDT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên;

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn giáo án;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    5

    Trưởng phòng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDDT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Viên chức hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Phó trưởng phòng, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    6

    Phó Trưởng phòng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;
    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Viên chức hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Phó trưởng phòng, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

    1

    Giáo viên

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDDT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

    - Năng lực dạy học, giáo dục;

    - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

    - Năng lực phát triển nghề nghiệp.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý học sinh;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn giáo án;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Giáo viên tổ chức thực hành, thực tập

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    (Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDDT)

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

    - Năng lực dạy học, giáo dục, hướng dẫn thực hành;

    - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

    - Năng lực phát triển nghề nghiệp.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý học sinh;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

    1

    Văn thư

    1. Trình độ chuyên môn: ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành văn thư trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Có kiến thức về văn bản hành chính;

    - Giao tiếp lịch sự, văn minh.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý văn bản hành chính.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Thủ quỹ

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp kế toán trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Có kiến thức về tài chính;

    - Giao tiếp lịch sự, văn minh.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý tài chính.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

    Kế toán

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ Đại học chuyên ngành kế toán trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực cốt lõi: Hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan.

    4. Năng lực quản lý:

    - Có khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;

    - Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; hiểu các quy chế của đơn vị.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng: tin học, máy tính.

     

    4

    Y tế trường học

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ cao đẳng ngành y trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm được các quy định về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và các chế độ chính sách của Nhà nước và của ngành y tế, giáo dục đối với các đối tượng học sinh;

    - Nắm được chức trách, nhiệm vụ của nhân viên y tế trong trường học.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý, theo dõi sức khỏe học sinh.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    5

    Thư viện

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành thư viện trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi: Nắm được các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về công tác thư viện.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý thư viện.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    6

    Nhân viên thiết bị

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành quản lý thiết bị trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi: Có khả năng làm việc cẩn thận, khéo léo.

    4. Năng lực quản lý: Năng lực quản lý và sử dụng thiết bị.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    7

    Giáo vụ

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên phổ thông trở lên;

    - Nghiệp vụ: Chứng chỉ quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực cốt lõi: Am hiểu mọi vấn đề về chế độ chính sách, có kiến thức về công tác tổ chức, quản lý hồ sơ nhân sự, công tác đào tạo.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    8

    Kỹ sư tin học

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành công nghệ thông tin;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

    - Nắm vững về công nghệ thông tin.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    9

    Bảo vệ

    - Có trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Tốt nghiệp THPT trở lên;

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ;

    - Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng phối hợp; Kỹ năng nói.

     

    10

    Phục vụ

    11

    NV kỹ thuật

    IV. DANH SÁCH TRƯỜNG TCSP MẪU GIÁO- NHÀ TRẺ HÀ NỘI

    TT

    Đơn vị

    Biên chế được giao năm 2017

    Tổng s

    Trong đó

    Viên Chức

    Hợp đồng 68

    1

    Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo- Nhà trẻ Hà Nội

    92

    80

    12

     

    Tổng cộng

    92

    80

    12

     

    PHỤ LỤC SỐ 6

    DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ GIÁO DỤC HÀ NỘI

     

    I. DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    TSV TVL

    STT nhóm

    Tên vị trí việc làm

    Mã vị trí việc làm

    Hạng CDNN

     

    I

    Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

     

     

    1

    1

    Hiệu trưởng

    LĐQL 01/SGD-BGCB

    III

    2

    2

    Phó Hiệu trưởng

    LĐQL 02/SGD-BDCB

    III

    3

    3

    Trưởng phòng

    LĐQL 03/SGD-BDCB

    III

    4

    4

    Phó trưởng phòng

    LĐQL 04/SGD-BDCB

    III

    5

    5

    Trưởng khoa

    LĐQL 05/SGD-BDCB

    III

    6

    6

    Phó Trưởng khoa

    LĐQL 06/SGD-BDCB

    III

    7

    7

    Giám đốc Trung tâm

    LĐQL 07/SGD-BDCB

    III

    8

    8

    Phó Giám đốc Trung tâm

    LĐQL08/SGD-BDCB

    III

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    9

    1

    Giáo viên

    HĐNN 01/SGD-BDCB

    III

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    10

    1

    Kế toán

    HTPV 01/SGD-BDCB

    III

    11

    2

    Văn thư

    HTPV 02/SGD-BDCB

    IV

    12

    3

    Thủ quỹ

    HTPV 03/SGD-BDCB

    IV

    13

    4

    Thiết bị

    HTPV 04/SGD-BDCB

    IV

    14

    5

    Thư viện

    HTPV 05/SGD-BDCB

    IV

    15

    6

    Y tế trường học

    HTPV 06/SGD-BDCB

    IV

    16

    7

    Kỹ sư tin học

    HTPV 07/SGD-BDCB

    III

    17

    8

    Giáo vụ

    HTPV 08/SGD-BDCB

    III

    18

    9

    Bảo vệ

    HTPV 09/GD-HĐLĐ

    Khác

    19

    10

    Nhân viên phục vụ

    HTPV 10/GD-HĐLĐ

    Khác

    20

    11

    Nhân viên kỹ thuật

    HTPV 11/GD-HĐLĐ

    Khác

    21

    12

    Lái xe

    HTPV 11/GD-HĐLĐ

    Khác

    II. BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Công việc chính phải thực hiện

    Sản phẩm đầu ra

    Tên sản phẩm đầu ra

    Kết quả thực hiện trong năm

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

     

    1

    Hiệu trưởng

    1. Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, quyết định của Hội đồng trường về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển, về chủ trương sử dụng tài sản, tài chính của nhà trường.

    2. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường. Hàng năm báo cáo Hội đồng trường về tình hình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển nhà trường.

    3. Quản lý các công tác chuyên môn về đào tạo, tổ chức chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy, chương trình và giáo trình môn học của trường và các hoạt động giảng dạy và học tập trong trường.

    4. Tổ chức và chỉ đạo công tác công tác thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học-công nghệ, hợp tác quốc tế về khoa học và đào tạo, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động và việc làm.

    5. Quản lý cán bộ, viên chức, thực hiện chế độ, chính sách của nhà nước đối với cán bộ, viên chức và người học của trường; sắp xếp tổ chức và cán bộ của trường, thực hiện những công việc trong bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật. Quyết định thành lập các hội đồng tư vấn, các phòng chức năng, tổ bộ môn và các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường.

    6. Quản lý người học; quyết định các công việc về tuyển sinh, thi, công nhận tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    7. Quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

    8. Quản lý tài chính, tài sản, thiết bị của trường; quản lý sử dụng các nguồn vốn hiệu quả và minh bạch vào công tác đào tạo, xây dựng và phát triển trường.

    9. Tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua, lao động công ích, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thực hiện quy chế dân chủ, chấp hành pháp luật, bảo vệ và giữ gìn môi trường vệ sinh, an ninh trật tự trong trường.

    10. Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra trong trường; quyết định việc khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người học của trường theo quy định của Nhà nước.

    11. Tổ chức hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường.

    12. Thực hiện công tác Đảng trong nhà trường; chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội của nhà trường hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích của tổ chức.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    2

    Phó Hiệu trưng

    Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng về từng mặt công tác do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những quyết định của mình. Phó Hiệu trưởng được quyền thay Hiệu trưởng giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của Hiệu trưởng và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với Hiệu trưởng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Trưng phòng

    1. Quản lý, điều hành công tác chung của phòng, hướng dẫn chuyên môn cho phó phòng và các thành viên của phòng.

    2. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của phòng.

    3. Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ chuyên môn.

    4. Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của phòng.

    5. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của phòng.

    6. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách đối với các thành viên của phòng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Phó trưng phòng

    Chịu trách nhiệm giúp Trưởng phòng tổ chức, thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn của phòng.

    Thủ trưởng đơn v ị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    5

    Trưởng Khoa

    1. Xây dựng kế hoạch Đào tạo bồi dưỡng của Khoa

    2. Tổ chức thực hiện Kế hoạch chuyên môn

    3. Triển khai công tác tổ chức, bộ máy khoa

    4. Thực hiện công tác hành chính, văn phòng của khoa

    5. Quản lý tài sản, tài chính, cơ sở vật chất của khoa

    6. Bảo đảm an ninh, chính trị nội bộ

    7. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của khoa

    8. Giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của khoa

    9. Hướng dẫn các Phó Trưởng Khoa và giáo viên triển khai nhiệm vụ

    10. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong khoa, trong trường

    11. Tham gia các tổ chức chính trị trong nhà trường

    12. Giảng dạy theo chuyên môn

    13. Hướng dẫn học viên làm luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề tốt nghiệp

    14. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    6

    Phó Trưởng khoa

    Chịu trách nhiệm giúp Trưởng khoa tổ chức, thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn của phòng.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    2

    Giáo vụ

    1. Tham mưu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên

    2. Tham mưu và tổng hợp báo cáo công tác chuyên môn, về đào tạo.

    3. Tham mưu công tác kiểm tra nội bộ về chuyên môn

    4. Quản lý, giám sát hoạt động thi.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Kế toán

    1. Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

    2. Thiết lập và cập nhật hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác kế toán; bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán đúng theo quy định.

    3. Lập các báo cáo tài chính

    4. Kiểm kê tài sản, tự kiểm tra tài chính, công khai tài chính

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Thủ quỹ

    Quản lý tiền mặt của đơn vị, phát các khoản chi, tiếp nhận các khoản thu theo đúng quy định.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    5

    Y tế trường học

    1. Sơ, cấp cứu ban đầu

    2. Giáo dục sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh

    3. Bảo quản thuốc và tài sản được quản lý

    4. Thiết lập hệ thống sổ sách chuyên ngành theo quy định, cập nhật đầy đủ

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    6

    Văn thư

    1. Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến, lưu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ.

    2. Kiểm tra thể thức văn bản, đóng dấu văn bản.

    3. Quản lý hồ sơ học sinh.

    4. Thực hiện các báo cáo thống kê về công tác văn thư.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    7

    Thư viện

    1. Trưng bày, quản lý tài sản sách, báo, CSVC.

    2. Bổ sung đầu sách, tổ chức công tác kỹ thuật, phục vụ người đọc

    3. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc.

    4. Thiết lập hệ thống sổ sách quản lý

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    8

    Nhân viên thiết bị

    1. Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thiết bị thí nghiệm

    2. Chuẩn bị các thiết bị theo yêu cầu giáo viên bộ môn

    3. Thiết lập hệ thống sổ sách

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    9

    Bảo vệ

    Thực hiện nhiệm vụ theo Hợp đồng lao động trên cơ sở Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; và Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    10

    Phục vụ

    11

    NV kỹ thuật

    12

    Lái xe

    III. KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Năng lực, kỹ năng

    Ghi chú

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

    1

    Hiệu trưởng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ trở lên được đào tạo trường chuyên môn ĐHSP hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;

    - Nghiệp vụ: Cử nhân QLGD trở lên;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 hoặc tương đương trở lên.

    2. Kinh nghiệm công tác: 5 năm công tác trở lên.

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên hạng III trở lên.

    4. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn, Trưởng Khoa, Phó Trưởng Khoa, Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    5. Năng lực quản lý:

    - Thiết kế và định hướng triển khai những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới;

    - Nắm vững nội dung công việc được phân công phụ trách;

    - Lập Kế hoạch triển khai công việc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Tổ chức và thực hiện có hiệu quả công việc được phân công phụ trách;

    - Đề xuất, giải quyết, tham mưu, giải quyết những vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách khoa học, hiệu quả;

    - Có kiến thức tổng hợp nắm bắt các nội dung quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền;

    - Có năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ chức, cá nhân đối với lĩnh vực công việc được phân công phụ trách.

    6. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Phó Hiệu trưởng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ trở lên được đào tạo trường chuyên môn ĐHSP hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;

    - Nghiệp vụ: Cử nhân QLGD trở lên;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 hoặc tương đương trở lên.

    2. Kinh nghiệm công tác: 5 năm công tác trở lên.

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên hạng III trở lên.

    4. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    5. Năng lực quản lý:

    - Thiết kế và định hướng triển khai những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới;

    - Nắm vững nội dung công việc được phân công phụ trách;

    - Lập Kế hoạch triển khai công việc lĩnh vực được phân công phụ trách;

    - Tổ chức và thực hiện có hiệu quả công việc được phân công phụ trách;

    - Đề xuất, giải quyết, tham mưu, giải quyết những vướng mắc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách khoa học, hiệu quả;

    - Có kiến thức tổng hp nắm bắt các nội dung quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền;

    - Có năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ chức, cá nhân đối với lĩnh vực công việc được phân công phụ trách.

    6. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

    Trưởng khoa

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ trở lên được đào tạo trường chuyên môn ĐHSP hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;

    - Nghiệp vụ: Chứng chỉ QLGD trở lên. Nghiệp vụ sư phạm;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Phó Trưởng khoa, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    4

    Phó Trưởng khoa

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ trở lên được đào tạo trường chuyên môn ĐHSP hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;

    - Nghiệp vụ: Chứng chỉ QLGD trở lên. Nghiệp vụ sư phạm;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên giáo viên, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    5

    Trưởng phòng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ trở lên được đào tạo trường chuyên môn ĐHSP hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;

    - Nghiệp vụ: Chứng chỉ QLGD trở lên. Nghiệp vụ sư phạm;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Viên chức hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Phó trưởng phòng, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    6

    Phó trưởng phòng

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ trở lên được đào tạo trường chuyên môn ĐHSP hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;

    - Nghiệp vụ: Chứng chỉ QLGD trở lên. Nghiệp vụ sư phạm;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Viên chức hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên Phó trưởng phòng, nhân viên, các tổ chức và các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    7

    Giám đốc Trung tâm

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ trở lên được đào tạo trường chuyên môn ĐHSP hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;

    - Nghiệp vụ: Chứng chỉ QLGD trở lên. Nghiệp vụ sư phạm;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 hoặc tương đương trở lên;

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Viên chức hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, đoàn kết quần chúng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    8

    Phó Giám đốc Trung tâm

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ trở lên được đào tạo trường chuyên môn ĐHSP hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;

    - Nghiệp vụ: Chứng chỉ QLGD trở lên. Nghiệp vụ sư phạm;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Viên chức hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thuyết phục, quy tụ, động viên, đoàn kết quần chúng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý hành chính;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

    1

    Giáo viên

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học sư phạm trở lên- Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên- Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoai ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Giáo viên hạng III trở lên.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

    - Năng lực dạy học, giáo dục;

    - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;

    - Năng lực phát triển nghề nghiệp.

    4. Năng lực quản lý:

    - Lập Kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Quản lý hoạt động dạy học;

    - Phát triển môi trường giáo dục;

    - Quản lý học sinh;

    - Kiểm tra đánh giá, xếp loại.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

    1

    Văn thư

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành văn thư trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Có kiến thức về văn bản hành chính;

    - Giao tiếp lịch sự, văn minh.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý văn bản hành chính.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Thủ quỹ

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp trung cấp kế toán trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoi ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Có kiến thức về tài chính;

    - Giao tiếp lịch sự, văn minh.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý tài chính.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

    Kế toán

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ Đại học chuyên ngành kế toán trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoi ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực cốt lõi:

    Hiu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan.

    4. Năng lực quản lý:

    - Có khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;

    - Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; hiểu các quy chế của đơn vị.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    4

    Y tế trường học

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Cao đẳng Y trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Nắm được các quy định về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và các chế độ chính sách của Nhà nước và của ngành y tế, giáo dục đối với các đối tượng học sinh;

    - Nắm được chức trách, nhiệm vụ của nhân viên y tế trong trường học.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý, theo dõi sức khỏe học sinh.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    5

    Thư viện

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành thư viện trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi: Nắm được các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về công tác thư viện.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý thư viện.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    6

    Nhân viên thiết bị

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành quản lý thiết bị trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi: Có khả năng làm việc cẩn thận, khéo léo.

    4. Năng lực quản lý: Năng lực quản lý và sử dụng thiết bị.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    7

    Giáo vụ

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên phổ thông trở lên;

    - Nghiệp vụ: Chứng chỉ quản lý giáo dục;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực cốt lõi:

    Am hiểu mọi vấn đề về chế độ chính sách, có kiến thức về công tác tổ chức, quản lý hồ sơ nhân sự, công tác đào tạo.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    8

    Kỹ sư tin học

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành công nghệ thông tin;

    - Chính trị: Đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;

    - Nắm vững về công nghệ thông tin.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    9

    Bảo vệ

    - Có trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Tốt nghiệp THPT trở lên;

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ;

    - Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng phối hợp; Kỹ năng nói.

     

    10

    Phục vụ

    11

    NV kỹ thuật

    12

    Lái xe

           

    IV. DANH SÁCH TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ GIÁO DỤC HÀ NỘI

    TT

    Đơn vị

    Biên chế được giao năm 2017

    Tng số

    Trong đó

    Viên chức

    Hợp đồng 68

    1

    Trường Bội dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội

    92

    80

    12

     

    Tổng cộng

    92

    80

    12

     

    PHỤ LỤC SỐ 7

    DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC TẠP CHÍ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ

     

    I. DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM TẠP CHÍ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ

    TSV TVL

    STT nhóm

    Tên vị trí việc làm

    Mã vị trí việc làm

    Hạng CDNN

     

    I

    Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

     

     

    1

    1

    Tổng Biên tập

    LĐQL 01/GD-TC

    III

    2

    2

    Phó Tổng Biên tập

    LĐQL 02/GD-TC

    III

    3

    3

    Trưởng Ban nội dung

    LĐQL 03/GD-TC

    III

    4

    4

    Trưởng Ban trị sự

    LĐQL 04/GD-TC

    III

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    5

    1

    Thư ký tòa soạn

    HĐNN 01/GD-TC

    III

    6

    2

    Phóng viên

    HĐNN 02/GD-TC

    III

    7

    3

    Biên tập viên

    HĐNN 03/GD-TC

    III

    8

    4

    Họa sỹ

    HĐNN 04/GD-TC

    III

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    9

    1

    Kế toán

    HTPV 01/GD-TC

    III

    10

    2

    Văn thư - Thủ quỹ

    HTPV 02/GD-TC

    IV

    11

    3

    Hành chính tổng hợp

    HTPV 03/GD-TC

    III

    12

    4

    Nhân viên phát hành

    HTPV 04/GD-TC

    IV

    13

    5

    Nhân viên truyền thông

    HTPV 05/GD-TC

    IV

    14

    6

    Bảo vệ

    HTPV 06/GD-HĐLĐ

    Khác

    15

    7

    Nhân viên phục vụ

    HTPV 07/GD-HĐLĐ

    Khác

    16

    8

    Lái xe

    HTPV 08/GD-HĐLĐ

    Khác

    II. BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Công việc chính phải thực hiện

    Sản phẩm đầu ra

    Tên sản phẩm đầu ra

    Kết quả thực hiện trong năm

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

     

    1

    Tổng Biên tập

    1. Phụ trách chung, chỉ đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật, các cơ quan quản lý báo chí, lãnh đạo Sở GD&ĐT về nội dung, hình thức, định hướng hoạt động của Tòa soạn theo tôn chỉ, mục đích và chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí. Duyệt nội dung và hình thức Tạp chí trước khi in ấn, xuất bản.

    2. Chủ tài khoản; trực tiếp phụ trách công tác tổ chức nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng lao động với cán bộ, viên chức, nhân viên theo luật viên chức, luật lao động và các luật liên quan.

    3. Phụ trách công tác đối ngoại, trị sự, toàn bộ hoạt động in ấn, xuất bản, dịch vụ, công tác xã hội...

    4. Có trách nhiệm tạo điều kiện cho mọi CB, PV, NV trong cơ quan phát huy và thực hiện sáng kiến. Tìm biện pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần để CBNV yên tâm làm việc, thưởng phạt nghiêm minh. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế trong cơ quan.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    Giao Thủ trưởng đơn vị tự xác định, đảm bảo tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo VTVL hiệu quả.

    2

    Phó Tổng Biên tập

    Phó Tổng Biên tập là người giúp Tổng Biên tập về từng mặt công tác do Tổng Biên tập phân công và chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập về những quyết định của mình. Phó Tổng Biên tập được quyền thay Tổng Biên tập giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của Tổng Biên tập và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với Tổng Biên tập.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Trưởng Ban Nội dung

    1. Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Ban Nội dung.

    2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các ý tưởng các số Tạp chí. Đôn đốc, giám sát và kiểm tra bộ phận Phóng viên, biên tập viên nộp tin bài, biên tập đúng hạn, thông tin cập nhật, chính xác về tư liệu.

    3. Tổ chức và quản lý mạng lưới cộng tác viên phục vụ cho kế hoạch nội dung đã được duyệt.

    4. Phối hợp với các bộ phận liên quan lên trang và ma-két đúng tiến độ để họa sĩ thiết kế.

    5. Theo dõi và quản lý tiến độ, chất lượng công tác in ấn đến khi hoàn thành sản phẩm xuất bản.

    6. Tổ chức triển khai biên tập thực hiện các ấn phẩm truyền thông do Tổng biên tập phân công.

    7. Quản lý nhân sự của Ban Nội dung và bảo quản, khai thác tài sản phục vụ công tác chế bản, theo sự ủy quyền của Tổng biên tập.

    8. Hoàn thành những công việc khác được Tổng biên tập phân công.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Trưởng Ban Trị sự

    1. Chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập về quản lý, điều hành hoạt động của Ban Trị sự.

    2. Thừa lệnh Tổng biên tập ký: Giấy giới thiệu, Hóa đơn bán hàng, Sao y bản chính các giấy tờ do Tạp chí ban hành.

    3. Theo dõi, phân công thực hiện công tác kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch dự án. Theo dõi, triển khai, phân công thực hiện các công tác lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

     

     

    4. Quản lý vật tư, tài sản cơ quan, điều kiện làm việc, vệ sinh môi trường của cơ quan và các ban trong Tạp chí. Đôn đốc mọi người tham gia vào việc giữ gìn môi trường cơ quan sạch đẹp.

    5. Chịu trách nhiệm đôn đốc, giám sát các CBNV thuộc lĩnh vực hành chính trị sự. Quan tâm, đôn đốc việc thu tiền phát hành, tiền phí tuyên truyền, quảng cáo cũng như những khoản thu khác.

    6. Trực tiếp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động sau:

    - Quản lý con dấu của Tạp chí; thực hiện công tác văn thư; lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động Tạp chí; đánh máy công văn, tài liệu;

    - Quản lý thời gian làm việc, chấm công hàng ngày cho CBNV Tòa soạn; vệ sinh, trực nhật, đảm bảo cơ quan an toàn, vệ sinh sạch đẹp;

    - Quản lý sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị phục vụ kinh doanh theo quy định chung; tổ chức mạng lưới phát hành và phát hành các ấn phẩm của Tạp chí;

    - Xây dựng và đề xuất các chiến lược tiếp thị và phát hành Tạp chí.

    - Thực hiện các công việc khác do Tổng Biên tập phân công.

     

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

     

    1

    Thư ký Tòa soạn

    1. Phối hợp với bộ phận Nội dung; chỉ đạo bộ phận thiết kế, họa sỹ trình bày các trang báo, chuyên mục theo nội dung đã được duyệt và biên tập qua các khâu.

    2. Chỉ đạo bộ phận đọc Morat (kiểm soát lỗi trên các bản in đã được họa sĩ thiết kế) rà soát, chnh sửa các lỗi cả về nội dung và hình ảnh.

    3. Đưa in đúng ngày giờ quy định. Đôn đốc giám sát Tạp chí ra đúng thời hạn, chất lượng.

    4. Đảm bảo tiến độ, chất lượng bài vở, phân công người giám sát in, bàn giao số lượng cho phát hành.

    5. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ đột xuất khi được phân công.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    2

    Phóng viên

    1. Dự các hoạt động của cơ sở, viết tin bài theo sự phân công của lãnh đạo.

    2. Đặt cộng tác viên viết, dịch tin bài, ảnh minh họa... cho các chuyên mục được phân công phụ trách.

    3. Biên tập lần đầu, chịu trách nhiệm về chất lượng, chứng cứ, tính trung thực, tính cập nhật về thông tin của những chuyên mục, bài viết mình phụ trách.

    4. Đề xuất những nội dung mới, ý tưởng mới cho các chuyên mục của Tạp chí. Đăng ký đề tài cho số tạp chí tháng sau đúng thời hạn quy định.

    5. Tiếp và trả lời thư của cộng tác viên, độc giả

    6. Phối hợp với bộ phận phát hành để đẩy mạnh công tác phát hành Tạp chí.

    7. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ đột xuất khi được phân công.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Biên tập viên

    1. Biên tập toàn bộ tin bài trước khi trình Tổng biên tập duyệt để đưa đi in và đăng lên trang website của Sở.

    2. Trong quá trình biên tập, Biên tập viên có trách nhiệm trao đổi, phản biện với tác giả để bài viết khoa học và hợp lý hơn.

    3. Phối hợp với các bộ phận trong cơ quan để đẩy mạnh công tác xuất bản Tạp chí.

    4. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ đột xuất khi được phân công.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Họa sỹ

    1. Thiết kế toàn bộ trang bìa, trang ảnh và các trang nội dung theo định hướng, ý tưởng của Ban biên tập, đảm bảo tính khoa học, mỹ thuật, bố cục, màu sc, kích cỡ.

    2. Phối hợp với các bộ phận trong cơ quan để đẩy mạnh công tác xuất bản Tạp chí.

    3. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ đột xuất khi được phân công.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

     

    1

    Hành chính tổng hợp

    1. Lập các báo cáo định kỳ gửi Thủ trưởng đơn vị, cơ quan chủ quản hoặc gửi các cơ quan liên quan khi có phát sinh, yêu cầu

    2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các Hội nghị phát hành, tuyên truyền quảng cáo

    3. Theo dõi đề xuất các công việc về cơ sở vật chất, an ninh, môi trường của cơ quan

    4. Theo dõi, đề xuất, cấp phát, quản lý văn phòng phẩm và tài sản, công cụ dụng cụ, của cơ quan.

    5. Các công việc khác liên quan đến công việc hành chính quản trị của đơn vị

    6. Thực hiện công tác, chế độ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tht nghiệp của cơ quan.

    7. Tính toán chính xác, kịp thời đúng chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả cho người lao động

    8. Lập các báo cáo về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn.

    9. Thực hiện kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    2

    Nhân viên phát hành

    1. Lên kế hoạch phát hành ấn phẩm hàng quý, năm

    2. Tìm hiểu, khai thác thêm số lượng phát hành

    3. Xử lý các phát sinh về phát hành

    4. Theo dõi và quản lý việc chuyển phát các ấn phẩm của Tạp chí đến tay bạn đọc

    5. Theo dõi, đôn đốc công nợ phát hành, thu tiền phát hành (nếu có)

    6. Hỗ trợ bộ phận tuyên truyền quảng cáo, các hội nghị, hoạt động khác của cơ quan.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    3

    Nhân viên truyền thông

    1. Lên kế hoạch tuyên truyền quảng cáo hàng quý, năm

    2. Xử lý các phát sinh về tuyên truyền quảng cáo

    3. Tuyên truyền hình ảnh của Tạp chí đến cơ sở mà mình tiếp xúc

    4. Khai thác, thu thập tư liệu, hình ảnh, lên trang tuyên truyền quảng cáo; theo dõi và chịu trách nhiệm trang tuyên truyền quảng cáo khai thác được

    5. Theo dõi, đôn đốc công nợ tuyên truyền quảng cáo

    6. Hỗ trợ các công việc trong các hội nghị, hoạt động khác của cơ quan

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    4

    Kế toán

    1. Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ.

    2. Thiết lập và cập nhật hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác kế toán; bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán đúng theo quy định.

    3. Lập các báo cáo tài chính.

    4. Kiểm kê tài sản, tự kiểm tra tài chính, công khai tài chính.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    5

    Văn thư kiêm Thủ quỹ

    1. Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến, lưu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ.

    2. Kiểm tra thể thức văn bản, đóng dấu văn bản.

    3. Quản lý hồ sơ học sinh.

    4. Thực hiện các báo cáo thống kê về công tác văn thư.

    5. Quản lý tiền mặt của đơn vị, phát các khoản chi, tiếp nhận các khoản thu theo đúng quy định.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    6

    Bảo vệ

    Thực hiện nhiệm vụ theo Hợp đồng lao động trên cơ sở Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; và Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    Thủ trưởng đơn vị tự xác định

    7

    Phục vụ

    8

    Lái xe

    III KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    STT

    Tên VTVL

    Năng lực, kỹ năng

    Ghi chú

    I

    Nhóm lãnh đạo, điều hành

     

    1

    Tổng Biên tập

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Trình độ Đại học - chuyên ngành Báo chí.

    2. Kinh nghiệm công tác: 5 năm công tác trở lên.

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    4. Năng lực cốt lõi:

    - Có phẩm chất chính trị vững vàng.

    - Am hiểu về lĩnh vực Báo chí và Giáo dục Đào tạo, có sức khỏe tốt, trung thực, chịu được áp lực công việc.

    - Đánh giá, sử dụng đúng người, đúng vị trí, phát huy được khả năng tốt nhất của CBCC, VC.

    5. Năng lực quản lý:

    - Có khả năng đánh giá, nhìn nhận đúng năng lực, trình độ của cán bộ phóng viên, nhân viên cơ quan.

    - Biết giải quyết hài hòa các mối quan hệ với các Ban, bộ phận trong cơ quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm của Tạp chí- Bố trí, quản lý điều hành công việc một cách khoa học, hiệu quả;

    - Có khả năng tập hợp, thu hút sự tham gia của các sở giáo dục, các nhà khoa học, cộng tác viên cho sự nghiệp phát triển Tạp chí.

    6. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Phó Tổng Biên tập

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Trình độ Đại học - chuyên ngành Báo chí.

    2. Kinh nghiệm công tác: 5 năm công tác trở lên.

    3. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    4. Năng lực cốt lõi:

    - Có phẩm chất chính trị vững vàng; am hiểu về lĩnh vực Báo chí và Giáo dục Đào tạo;

    - Có sức khỏe tốt, trung thực, chịu được áp lực công việc.

    5. Năng lực quản lý:

    - Có khả năng đánh giá, nhìn nhận đúng năng lực, trình độ của cán bộ phóng viên, nhân viên cơ quan;

    - Biết giải quyết hài hòa các mối quan hệ với các Ban, bộ phận trong cơ quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm của Tạp chí;

    - Đôn đốc, điều hành công việc một cách khoa học, hiệu quả.

    6. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

    Trưởng Ban nội dung

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Trình độ Đại học - chuyên ngành Báo chí.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Vững về chuyên môn, có khả năng tổng hợp, quan sát;

    - Nhạy bén trong nắm bắt thông tin, xử lý thông tin;

    - Có khả năng viết, chụp ảnh tốt;

    - Trung thực, khoa học khi triển khai các phần việc.

    4. Năng lực quản lý:

    Đánh giá, nhìn nhận đúng năng lực, trình độ của phóng viên, biên tập viên, họa sĩ...; hài hòa các mối quan hệ với đồng nghiệp, cộng tác viên, bạn đọc đ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao;

    - Bố trí, điều hành công việc một cách khoa học, hiệu quả.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính;

    - Kỹ năng chụp ảnh, ghi âm; Kỹ năng biên tập tin, bài...

     

    4

    Trưởng Ban Trị sự

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Trình độ Đại học - Chuyên ngành quản lý nhân sự hoặc lao động tiền lương.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực cốt lõi: Nắm vững chế độ, chính sách, quy định của pháp luật về quản lý nhân sự, lao động.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý hoạt động chung của bộ phận trị sự, phân công đúng người đúng việc, phát huy được khả năng từng cá nhân, tập hợp sức mạnh của ban.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    II

    Nhóm hoạt động nghề nghiệp

     

    1

    Thư ký tòa soạn

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Trình độ Đại học - Chuyên ngành Báo chí.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực cốt lõi: Có khả năng tổng hợp, quan sát; Nhạy bén trong nắm bắt thông tin, xử lý thông tin; Có khả năng viết, chụp nh tốt.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý viết bài.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính;

    - Kỹ năng thẩm định tin, bài.

     

    2

    Phóng viên

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Trình độ Đại học - Chuyên ngành Báo chí

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực ct lõi: Vững về chuyên môn, có khả năng tổng hợp, quan sát; Nhạy bén trong nắm bt thông tin, xử lý thông tin; Có khả năng viết, chụp ảnh tốt. Trung thực, khoa học khi triển khai các phần việc.

    4. Năng lực quản lý: Biết tổ chức công việc cho các cộng tác viên.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính;

    - Kỹ năng biên tập bài, chụp ảnh, ghi âm, xây dựng marquette.

     

    3

    Biên tập viên

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Trình độ Đại học - Chuyên ngành Báo chí.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Sáng tạo, nhạy bén khi tiếp cận, xử lý các thông tin cần biên tập;

    - Đáp ứng tiến độ theo quy trình sản xuất các số Tạp chí;

    - Cập nhật thông tin kịp thời mọi lĩnh vực.

    4. Năng lực quản lý: Tổ chức, quản lý công việc.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính;

    - Kỹ năng biên tập bài.

     

    4

    Họa sỹ

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Trình độ Đại học - Chuyên ngành đồ họa, thiết kế.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực cốt lõi: Có khả năng sắp xếp, bố cục trang hợp lý, thẩm mỹ

    4. Năng lực quản lý: Tổ chức, quản lý công việc.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Khả năng phân tích;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản;

    - Kỹ năng tin học, máy tính;

    - Kỹ năng hội họa.

     

    III

    Nhóm hỗ trợ, phục vụ

     

    1

    Văn thư - Thủ quỹ

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Trung cấp chuyên ngành văn thư trở lên và có bằng trung cấp kế toán;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi:

    - Có kiến thức về văn bản hành chính và tài chính;

    - Giao tiếp lịch sự, văn minh.

    4. Năng lực quản lý:

    - Quản lý văn bản hành chính;

    - Quản lý tài chính.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    2

    Kế toán

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Trình độ Đại học chuyên ngành kế toán trở lên;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 2 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên;

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi: Hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan.

    4. Năng lực quản lý:

    - Có khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;

    - Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; hiểu các quy chế của đơn vị.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    3

    Hành chính tổng hợp

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo:

    - Chuyên môn: Trình độ Đại học chuyên ngành kinh tế, Quản trị hành chính, nhân sự hoặc các chuyên ngành liên quan đến quản trị hành chính tổng hợp;

    - Chứng chỉ tin học đạt trình độ cơ bản hoặc tương đương trở lên;

    - Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 1 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng III.

    3. Năng lực cốt lõi: Có khả năng tổng hợp, thống kê, phân tích và xử lý tình huống; công bằng, trung thực.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý hành chính, tổng hợp.

    5. Kỹ năng:

    - Kỹ năng phân tích;

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Sử dụng ngoại ngữ;

    - Kỹ năng tin học, máy tính.

     

    4

    Nhân viên phát hành

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Tốt nghiệp trung cấp trở lên.

    2. Chc danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi: Có khả năng thuyết phục, giao tiếp với khách hàng.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý văn bản, giấy tờ.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp.

     

    5

    Nhân viên truyền thông

    1. Trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Tốt nghiệp cao đẳng - chuyên ngành truyền thông.

    2. Chức danh nghề nghiệp tương ứng: Hạng IV.

    3. Năng lực cốt lõi: Có khả năng thuyết phục, thu hút.

    4. Năng lực quản lý: Quản lý văn bản, tài liệu.

    5. Kỹ năng:

    - Xử lý tình huống;

    - Kỹ năng giao tiếp;

    - Kỹ năng phối hợp;

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản.

     

    6

    Bảo vệ

    - Có trình độ chuyên môn; ngành, chuyên ngành đào tạo: Tốt nghiệp THPT trở lên;

    - Nắm vững chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật trong ngành, lĩnh vực công tác;

    - Thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ;

    - Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng phối hợp; Kỹ năng nói.

     

    7

    Phục vụ

    8

    i xe

    IV. DANH SÁCH TRƯỜNG TẠP CHÍ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ

    TT

    Đơn vị

    Biên chế được giao năm 2017

    Tổng s

    Trong đó

    Viên chức

    Hợp đồng 68

    1

    Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội

    6

    6

    0

     

    Tổng cộng

    6

    6

    0

     

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 4888/QĐ-UBND Hà Nội Khung năng lực vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
    Số hiệu:4888/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:24/07/2017
    Hiệu lực:24/07/2017
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Đức Chung
    Ngày hết hiệu lực:29/04/2020
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Quyết định 4888/QĐ-UBND Hà Nội Khung năng lực vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X