Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4940/QĐ-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Quang Cường |
Ngày ban hành: | 10/08/2018 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 10/08/2018 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
BỘ Y TẾ Số: 4940/QĐ-BYT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP DÂN SỐ VIÊN HẠNG III
----------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BYT-BNV ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số;
Căn cứ Biên bản nghiệm thu ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III;
Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ tại công văn số 294/BNV-ĐT ngày 22 tháng 01 năm 2018 về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược và dân số;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP DÂN SỐ VIÊN HẠNG III
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4940/QĐ-BYT ngày 10 tháng 08 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III chưa được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
- Dân số viên hạng IV.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Trang bị kiến thức về quản lý nhà nước, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp dân số nhằm xây dựng đội ngũ dân số viên hạng III có chất lượng, góp phần thực hiện tốt công tác dân số và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
- Hiểu về hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nắm vững nội dung cơ bản của Pháp lệnh dân số;
- Nắm được những vấn đề hiện nay trong chiến lược dân số/sức khỏe sinh sản (DS/SKSS) của Việt Nam, những vấn đề về dân số và phát triển ở Việt Nam và các kiến thức quản lý, nghiên cứu, tư vấn chuyên môn về dân số và truyền thông huy động cộng đồng;
- Biết các bước xây dựng các đề án, dự án chuyên môn về dân số-KHHGĐ của đơn vị.
Kỹ năng
- Xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu, tính toán nhu cầu dân số/kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ) cho kế hoạch/dự án dân số;
- Xây dựng kế hoạch, dự án chuyên môn về dân số ở địa phương;
- Giám sát hoạt động chuyên môn dân số, có thể tham gia các nghiên cứu, đánh giá tác nghiệp trong dân số;
- Trực tiếp thực hiện tư vấn DS/KHHGĐ/SKSS và tổ chức hoạt động truyền thông huy động cộng đồng về dân số.
- Có kỹ năng giảng dạy để truyền đạt, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở.
- Kỹ năng giao tiếp tốt và hiệu quả.
2. Yêu cầu đối với chương trình
2.1. Đảm bảo cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao để có thể hoàn thành nhiệm vụ đòi hỏi chuyên môn trong lĩnh vực dân số.
2.2. Đảm bảo hợp lý và khoa học giữa các khối kiến thức, nội dung bám sát nhiệm vụ, chuyên môn dân số, không trùng lặp với chương trình khác và kết cấu theo hướng mở để dễ cập nhật, bổ sung cho phù hợp.
2.3. Có tỷ trọng hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, chú ý rèn luyện kỹ năng.
2.4. Cung cấp các nội dung chuyên môn thiết thực theo chuyên đề để sau khi học xong, học viên có thể vận dụng vào công việc hàng ngày.
III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
- Chương trình được thiết kế bao gồm:
Phần 1. Kiến thức chung về chính trị, quản lý nhà nước và kỹ năng chung;
Phần 2. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, đi thực tế và viết tiểu luận.
- Chương trình được biên soạn theo qui định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; và Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ hưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
IV. KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối lượng kiến thức
Chương trình gồm 14 chuyên đề lý thuyết, thực hành; 01 chuyến đi thực tế, viết 02 báo cáo, tiểu luận cuối khóa, được cấu trúc thành 02 phần:
- Phần I. Kiến thức chung về chính trị, quản lý nhà nước và kỹ năng chung gồm 05 chuyên đề giảng dạy và thực hành, 01 báo cáo chuyên đề.
- Phần II. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành, đạo đức nghề nghiệp, gồm 09 chuyên đề giảng dạy, thực hành, đi thực tế và viết tiểu luận cuối khóa.
2. Thời gian bồi dưỡng: 06 tuần, mỗi tuần 5 ngày học tập, mỗi ngày có 8 tiết học lý thuyết và thực hành, tổng số là 240 tiết, trong đó:
- Lý thuyết: 94 tiết
- Thực hành, đi thực tế: 110 tiết
- Ôn tập, kiểm tra, viết tiểu luận: 36 tiết
3. Cấu trúc chương trình
Phần I. Kiến thức về chính trị, quản lý hành chính nhà nước và kỹ năng chung (72 tiết)
TT | Chuyên đề | Số tiết | ||
Lý thuyết | Thảo luận, thực hành | Tổng | ||
1 | Nhà nước trong hệ thống chính trị | 8 | 4 | 12 |
2 | Pháp luật và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 6 | 2 | 8 |
3 | Cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dân số | 6 | 6 | 12 |
4 | Động lực và tạo động lực làm việc | 4 | 4 | 8 |
5 | Một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp dân số viên hạng III | 8 | 8 | 16 |
6 | Chuyên đề báo cáo |
| 8 | 8 |
7 | Ôn tập |
| 4 | 4 |
8 | Kiểm tra |
| 4 | 4 |
Tổng | 32 | 40 | 72 |
Phần II. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành, đạo đức nghề nghiệp, đi thực tế và viết tiểu luận (168 tiết)
TT | Nội dung chuyên đề | Lý thuyết | Thảo luận, thực hành | Tổng |
1 | Tổng quan Chiến lược dân số qua các thời kỳ; Chiến lược DS-SKSS Việt Nam đến năm 2020 | 4 |
| 4 |
2 | Những vấn đề dân số và phát triển của Việt Nam hiện nay | 12 | 4 | 16 |
3 | Những vấn đề ưu tiên theo vùng miền về dân số hiện nay | 8 | 8 | 16 |
4 | Tổng hợp, phân tích, và đánh giá số liệu thống kê dân số | 8 | 8 | 16 |
5 | Lồng ghép biến dân số vào kế hoạch phát triển cộng đồng Kế hoạch hoạt động/dự án dân số cấp tỉnh huyện | 4 | 8 | 12 |
6 | Tư vấn Dân số/Kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản. Truyền thông huy động cộng đồng | 8 | 8 | 16 |
7 | Giám sát hỗ trợ chuyên môn trong cung cấp dịch vụ dân số tại cộng đồng | 4 | 4 | 8 |
8 | Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số. Đánh giá kết quả hoạt động dân số. | 8 | 8 | 16 |
9 | Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dân số viên hạng III và đạo đức nghề nghiệp | 6 | 6 | 12 |
10 | Ôn tập |
| 6 | 6 |
11 | Kiểm tra |
| 6 | 6 |
12 | Đi thực tế |
| 24 | 24 |
13 | Viết tiểu luận cuối khóa |
| 16 | 16 |
Cộng | 62 | 106 | 168 |
V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Đối với việc biên soạn tài liệu
- Tài liệu được biên soạn phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III và yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn;
- Nội dung tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; không trùng lặp;
- Tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao, phù hợp với thực tế;
- Các chuyên đề được xây dựng phải đảm bảo tính thiết thực; nội dung khoa học, phù hợp với trình độ người học và theo hướng mở, cập nhật về lĩnh vực dân số.
2. Đối với việc giảng dạy
2.1. Giảng viên
- Giảng viên bồi dưỡng các chuyên đề của chương trình này phải đạt tiêu chuẩn giảng viên theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Trong quá trình chuẩn bị giảng dạy, giảng viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu, tập hợp và cập nhật các bài tập và tình huống trong thực tiễn, đảm bảo chất lượng giảng dạy.
2.2. Phương pháp giảng dạy
- Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, đưa các bài tập tình huống, nêu ví dụ sát thực tế và phù hợp với tình hình thực hiện công tác dân số hiện nay;
- Trong các cuộc thảo luận trên lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý để phát huy kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của tất cả học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thảo luận bám sát mục tiêu học tập đã đề ra;
- Đối với việc hướng dẫn thực hành kỹ năng, cần tăng cường thảo luận và giải quyết tình huống để học viên cùng trao đổi trên lớp.
3. Đối với học viên
- Học viên phải nghiên cứu, thảo luận làm bài tập tình huống theo yêu cầu của giảng viên;
- Tham gia đầy đủ các chuyên đề. Nếu nghỉ quá 20% số tiết học với 1 chuyên đề hoặc nghỉ quá 5 ngày học của chương trình sẽ không được làm Tiểu luận cuối khóa và cấp chứng chỉ.
VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÁO CÁO
1. Báo cáo phải được chuẩn bị phù hợp với trình độ của chức danh nghề nghiệp Dân số viên hạng III. Chuyên đề phải được trình bày theo nội dung của phần học, kết hợp trình bày lý thuyết gắn với thực tiễn tại cơ quan, tổ chức và công việc viên chức đang thực hiện.
2. Báo cáo được thiết kế theo hình thức có phần trình bày chung, phần trao đổi và rút ra những bài học kinh nghiệm khi vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế công việc tại cơ quan, đơn vị đang công tác.
3. Báo cáo phải được nộp đúng thời hạn, cơ sở đào tạo chấm điểm dựa trên thang điểm 10.
VII. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ
Phần I
KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ KỸ NĂNG CHUNG
Chuyên đề 1
Nhà nước trong hệ thống chính trị
1. Tổng quan về hệ thống chính trị
1.1. Quyền lực và quyền lực chính trị
1.2. Hệ thống chính trị và các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị
- Khái niệm hệ thống chính trị
- Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị
1.3. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bản chất
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
- Vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị
2. Nhà nước - Trung tâm của hệ thống chính trị
2.1. Nguồn gốc và bản chất Nhà nước
- Nguồn gốc
- Bản chất
2.2. Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị
2.3. Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đổi mới hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Các giá trị đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
- Định hướng xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chuyên đề 2
Pháp luật và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật
1.1. Khái niệm
1.2. Bản chất
1.3. Các thuộc tính của pháp luật
1.4. Chức năng
- Chức năng Điều chỉnh
- Chức năng bảo vệ
- Chức năng giáo dục
1.5. Các kiểu pháp luật
- Khái niệm
- Các kiểu pháp luật trong lịch sử
2. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1. Khái niệm và bản chất hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Khái niệm
- Bản chất
2.2. Cấu trúc của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật
- Hệ thống các ngành luật
2.3. Một số nội dung cơ bản trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Luật Hiến pháp
- Luật Hành chính
- Pháp luật y tế, dân số
Chuyên đề 3
Cải cách hành chính nhà nước và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dân số.
1. Những vấn đề chung về cải cách hành chính nhà nước
1.1. Khái niệm
1.2. Mục đích và vai trò của cải cách hành chính nhà nước
2. Vận dụng kinh nghiệm cải cách hành chính nhà nước của các nước phát triển vào cải cách hành chính ở Việt Nam
3. Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam
3.1. Chương trình cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam
3.2. Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dân số
4.1. Sự cần thiết phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dân số
4.2. Xây dựng hệ thống thông tin và hệ thống thông tin quản lý dân số. Khai thác, sử dụng thông tin quản lý dân số
4.3. Thiết lập và đảm bảo sự kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin dân số
Chuyên đề 4
Động lực và tạo động lực làm việc
1. Động lực và động lực làm việc
1.1. Động lực và tạo động lực
1.2. Đặc điểm nghề nghiệp và vai trò của việc tạo động lực làm việc cho chức danh nghề nghiệp dân số viên
2. Một số lý thuyết cơ bản về tạo động lực làm việc
2.1. Thuyết về nhu cầu của A.Maslow
2.2. Thuyết hai yếu tố của F. Herzberg
2.3. Thuyết xác lập mục tiêu của Edwin A. Locke
3. Phương pháp và công cụ tạo động lực cho dân số viên
3.1. Nhận diện nhu cầu và động lực làm việc của dân số viên
3.2. Phương pháp và công cụ tạo động lực cho dân số viên
3.3. Một số trở ngại đối với việc có động lực và tạo động lực đối với chức danh nghề nghiệp dân số viên
Chuyên đề 5
Một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III
1. Kỹ năng làm việc nhóm
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của làm việc nhóm
1.2. Kỹ năng xây dựng nhóm
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc nhóm hiệu quả
1.4. Các kỹ năng cần có để làm việc nhóm hiệu quả
2. Kỹ năng soạn thảo văn bản
2.1. Khái niệm văn bản
2.2. Phân loại văn bản
2.3. Yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo văn bản
2.4. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản
2.5. Thực hành soạn thảo một số loại văn bản thông dụng
Chuyên đề 6
Chuyên đề báo cáo
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Chuyên đề báo cáo giúp học viên liên hệ, vận dụng, đối chiếu so sánh giữa lý thuyết được cung cấp trong phần kiến thức chung với thực tiễn quản lý hành chính nhà nước của đơn vị mình đang công tác.
2. Yêu cầu
Sau khi học xong 5 chuyên đề của phần I, học viên sẽ viết một báo cáo chuyên đề với các yêu cầu dưới đây:
- Số trang của chuyên đề từ 10-15 trang, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 đến 14, giãn dòng 1,5;
- Tập trung vào ít nhất một trong các chuyên đề đã được giới thiệu ở phần I;
- Cách tiếp cận: Vận dụng lý thuyết được giảng vào phân tích hoạt động thực tiễn ở mức cá nhân, đơn vị, ngành để rút ra các bài học và đề xuất các khuyến nghị.
II. NỘI DUNG VÀ BỐ CỤC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Nội dung báo cáo tùy thuộc vào vị trí việc làm của học viên. Những gợi ý sau đây nhằm hỗ trợ cho quá trình xây dựng và trình bày báo cáo.
Bìa: Trình bày theo mẫu ở phần cuối Phần đầu báo cáo: cần có các mục sau: - Mục lục - Bảng chú giải các ký hiệu, đơn vị đo, từ viết tắt, thuật ngữ Phần chính báo cáo: nên chia thành các mục như sau: I. Đặt vấn đề: Giới thiệu về chủ đề và các nội dung cơ bản mà học viên muốn trình bày trong báo cáo chuyên đề với mục đích nêu lên lý do lựa chọn chủ đề viết báo cáo. II. Mục đích yêu cầu của chuyên đề: Trình bày các mục đích của báo cáo III. Nội dung của báo cáo: 3.1. Các luận điểm lý thuyết chính của phần I mà học viên muốn đề cập trong báo cáo (Tùy thuộc vào mối quan tâm mà học viên có thể lựa chọn ít nhất một trong các chuyên đề đã được học, một số luận điểm lý thuyết của chuyên đề lựa chọn). 3.2. Vận dụng các luận điểm, lý thuyết đề cập ở mục 3.1 vào thực tiễn hoạt động ở các mức độ cá nhân, đơn vị, ngành. - Các vấn đề thực tiễn ở mức độ cá nhân, đơn vị, ngành liên quan tới các nội dung lý thuyết được học - Bàn luận về những thuận lợi và khó khăn áp dụng lý thuyết vào thực tiễn; - Phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn. IV. Kết luận và kiến nghị: - Rút ra những kết luận chính về vấn đề, chủ đề quan tâm - Khuyến nghị V. Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn cách viết tài liệu tham khảo ở mục VIII VI. Phụ lục: Những tài liệu, hình, ảnh cần thiết để làm sáng tỏ báo cáo, nếu đưa vào báo cáo sẽ quá dài thì đưa vào phụ lục. |
Phần II
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Chuyên đề 1
Tổng quan Chiến lược dân số qua các thời kỳ
Mục tiêu: Sau khi hoàn thành, học viên có thể:
1. Trình bày tóm tắt được các giai đoạn phát triển của Chiến lược DS-KHHGĐ của Việt Nam từ 1993 đến nay, những thay đổi chủ yếu của Chiến lược DS-KHHGĐ qua các giai đoạn phát triển.
2. Nêu được nội dung cơ bản (Mục đích, mục tiêu, giải pháp và kết quả) của Chiến lược Dân số -Sức khỏe sinh sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Nội dung
1. Chiến lược DS-KHHGĐ Việt Nam qua các giai đoạn (từ năm 1993 đến năm 2020)
2. Chiến lược Dân số -Sức khỏe sinh sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Hướng dẫn thực hiện
Giảng dạy
- Lý thuyết: Thuyết trình, diễn giải trực quan qua các bảng biểu, phân tích và liên hệ thực tế; Thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
Tài liệu tham khảo để dạy và học
- Hệ thống hóa chính sách, phát luật hiện hành về dân số, Vụ pháp chế, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Nhà xuất bản Lao động, năm 2006;
- Chiến lược DS-KHHGĐ Việt Nam đến năm 2000;
- Chiến lược DS-KHHGĐ từ năm 2001 đến năm 2010;
- Chiến lược Dân số -Sức khỏe sinh sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Pháp lệnh Dân số. Nhà xuất bản Lao động - xã hội, năm 2003.
Chuyên đề 2
Những vấn đề dân số và phát triển của Việt Nam hiện nay
Mục tiêu
Sau khi học chuyên đề, học viên có khả năng:
1. Trình bày được những vấn đề về dân số và phát triển của Việt Nam hiện nay. Các thách thức đối với sự phát triển bền vững.
2. Trình bày được nội dung các chương trình về chất lượng dân số đang triển khai ở Việt Nam hiện nay.
3. Liên hệ thực tế nhưng vấn đề nổi cộm về dân số và phát triển và chất lượng dân số hiện nay ở địa phương và đưa ra được các giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.
Nội dung
1. Các khái niệm trong dân số và phát triển; chất lượng dân số.
2. Mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố dân số, kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội... và sự phát triển.
3. Những vấn đề dân số và phát triển của Việt Nam hiện nay. Các thách thức đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam.
4. Các chương trình liên quan đến chất lượng dân số hiện nay ở Việt Nam (sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...)
5. Thảo luận liên hệ thực tế về những vấn đề nổi cộm liên quan đến dân số và phát triển, vấn đề chất lượng dân số ở địa phương trong dài hạn và đưa ra được các giải pháp khả thi.
Hướng dẫn thực hiện
Giảng dạy
- Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy học tích cực; phương pháp thuyết trình, có thể sử dụng bảng biểu thống kê, đồ thị minh họa;
Trong các giờ thực hành học viên được rèn luyện kỹ năng sau:
+ Kỹ năng thuyết trình các vấn đề dân số và phát triển của địa phương, trong đó học viên kết hợp kiến thức đã học với công việc để phân tích các vấn đề về phát triển, vấn đề chất lượng dân số ở địa phương.
Đánh giá
Bài kiểm tra cuối chuyên đề (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học
- Giáo trình Dân số và Phát triển, chủ biên Lê Cự Linh, Trường Đại học Y tế công cộng, Nhà xuất bản Y học, 2015;
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quỹ dân số liên hiệp quốc (2000), Dân số và phát triển; Một số vấn đề cơ bản (tái bản lần thứ nhất có chỉnh sửa và bổ sung), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 238 trang;
- PGS.TS. Nguyễn Đình Cử (1997), Giáo trình Dân số và Phát triển, Nhà xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 187 trang;
- PGS.TS, Nguyễn Đình Cử (2007), Những xu hướng biến đổi dân số Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 396 trang.
Chuyên đề 3
Những vấn đề ưu tiên theo vùng miền về dân số hiện nay
Mục tiêu
Sau khi hoàn thành chuyên đề, học viên có thể:
1. Phân tích được những vấn đề dân số nổi cộm của Việt Nam hiện nay như giai đoạn cơ cấu dân số “vàng”, già hóa dân số, chất lượng dân số, phân hóa vùng miền trong các vấn đề dân số...
2. Trình bày được những vấn đề ưu tiên về dân số của các vùng miền khác nhau hiện nay và các giải pháp lựa chọn phù hợp.
3. Tính toán được nhu cầu phương tiện tránh thai bằng phương pháp thủ công và chương trình phần mềm vi tính.
Nội dung
1. Những vấn đề về dân số của Việt Nam hiện nay, cơ hội, thách thức và giải pháp: Cơ cấu Dân số “vàng”, Mất cân bằng giới tính khi sinh, Già hóa dân số, Chất lượng dân số, Di dân tự do, Đô thị hóa ...
2. Sự phân hóa vấn đề dân số theo vùng miền. Lựa chọn ưu tiên trong giải quyết vấn đề dân số theo vùng miền.
3. Tính toán nhu cầu KHHGĐ bằng phương pháp thủ công và Chương trình Spectrum cho từng cấp địa phương.
Hướng dẫn thực hiện
Giảng dạy
- Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy học tích cực; phương pháp thuyết trình, có thể sử dụng bảng biểu thống kê, đồ thị minh họa.
- Thực hành: yêu cầu học viên sử dụng máy tính thực hành các tính toán nhu cầu phương tiện tránh thai.
Trong các giờ thực hành học viên được rèn luyện kỹ năng sau:
+ Kỹ năng áp dụng các phương pháp dự báo nhu cầu KHHGĐ, nhu cầu phương tiện tránh thai cho lập kế hoạch dân số ở địa phương.
+ Kỹ năng làm việc theo nhóm trong thực hành tính toán nhu cầu KHHGĐ, nhu cầu phương tiện tránh thai và kỹ năng thuyết trình một dự báo nhu cầu KHHGĐ, trong mối liên hệ đến vấn đề Dân số và phát triển, kết hợp kiến thức đã học với công việc hiện hành để phân tích các vấn đề về chất lượng dân số ở địa phương.
Đánh giá
Bài kiểm tra cuối chuyên đề (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học
- Giáo trình Dân số học. Nhà xuất bản Thống kê, năm 1997;
- Giáo trình Dân số học. Viện Dân số và các vấn đề xã hội, năm 2008;
- Tài liệu Dân số học. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011;
- Giáo trình Dân số học cơ bản (dành cho đào tạo trung cấp Dân số Y tế). Bộ Y tế, năm 2012;
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quỹ dân số liên hiệp quốc (2000), Dân số và phát triển: Một số vấn đề cơ bản (tái bản lần thứ nhất có chỉnh sửa và bổ sung), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 238 trang;
- Giáo trình Dân số và Phát triển, chủ biên Lê Cự Linh, Trường Đại học Y tế công cộng, Nhà xuất bản Y học, 2015;
- PGS.TS. Nguyễn Đình Cử (2007), Những xu hướng biến đổi dân số Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 396 trang.
Chuyên đề 4
Tổng hợp, phân tích và đánh giá số liệu thống kê dân số
Mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề, học viên có thể:
1. Trình bày được các phương pháp và hình thức tổ chức thu thập thông tin của số liệu thống kê dân số; Quy trình và các bước thực hiện thống kê thường xuyên dân số.
2. Lập được các biểu thống kê và viết báo cáo thống kê thường xuyên về dân số.
3. Thực hiện được việc phân tích số liệu thống kê, rút ra kết luận để sử dụng trong xây dựng kế hoạch tác nghiệp.
4. Tính toán được một số chỉ số DS/KHHGĐ cần thiết phục vụ công tác lập kế hoạch ở địa phương.
Nội dung
1. Phương pháp thu thập số liệu thống kê thường xuyên dân số
- Quy trình tổ chức thu thập thông tin thống kê
- Ghi chép số liệu vào hệ thống biểu mẫu thông tin thống kê dân số hiện hành
2. Xử lý số liệu thống kê phục vụ xây dựng kế hoạch
- Phương pháp mô tả dữ liệu dân số
- Phương pháp phân tổ dữ liệu dân số
3. Phân tích số liệu thống kê phục vụ công tác lập kế hoạch
- Lập và phân tích bảng biểu thống kê. Phân tích xu thế biến động DS/KHHGĐ theo thời gian;
- Phân tích mối liên hệ giữa các biến dân số - xã hội, tổng hợp và đánh giá xu hướng quan hệ;
- Thực hành phân tích quan hệ và xu thế biến động giữa các biến DS/KHHGĐ và xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện. Tổng hợp và đánh giá tình hình;
4. Thực hành tính toán một số chỉ số DS/KHHGĐ cần thiết trong lập kế hoạch dân số ở địa phương.
Hướng dẫn thực hiện
Giảng dạy
- Lý thuyết: áp dụng phương pháp dạy học tích cực, phân tích các biểu thống kê trong các tình huống thực tế.
- Thực hành: Làm bài tập thực hành trên máy laptop.
Ở chuyên đề này và các chuyên đề khác trong chương trình này, học viên được rèn luyện các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng tổ chức thu thập thông tin số liệu thống kê dân số;
+ Kỹ năng lập bảng thống kê;
+ Kỹ năng kiểm tra và đọc số liệu thống kê;
+ Kỹ năng phân tích số liệu thống kê;
+ Kỹ năng sử dụng số liệu thống kê trong lập kế hoạch tác nghiệp, dự án;
+ Kỹ năng tính toán một số chỉ số dân số/KHHGĐ đang sử dụng trong chương trình dân số hiện nay.
Đánh giá
Bài kiểm tra cuối môn học (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học
- Giáo trình phương pháp nghiên cứu thống kê trong DS-KHHGĐ. Viện Dân số và các vấn đề xã hội, năm 2008;
- Quyết định số 379/2002/QĐ-BYT ngày 08/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành Quy chế thống kê y tế;
- Tài liệu thống kê DS-KHHGĐ. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011;
- Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số-kế hoạch hóa gia đình cho cán bộ dân số cấp xã. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2009;
- Giáo trình thống kê Dân số Y tế (dành cho đào tạo trung cấp Dân số Y tế). Bộ Y tế, năm 2012.
Chuyên đề 5
Lồng ghép biến dân số vào kế hoạch phát triển cộng đồng
Mục tiêu
1. Trình bày được quy trình lập kế hoạch, quy trình xây dựng dự án dân số.
2. Xây dựng được một bản kế hoạch dự án dân số (trong đó bao gồm cả dự toán kinh phí).
3. Xây dựng được kế hoạch, công cụ đánh giá; viết báo cáo đánh giá
4. Lồng ghép biến dân số vào kế hoạch phát triển cộng đồng.
Nội dung
1. Xây dựng kế hoạch dự án dân số cấp tỉnh, huyện
- Khái niệm dự án
- Tổng quan về công tác kế hoạch
- Quy trình lập kế hoạch cho dự án
2. Phương pháp lập kế hoạch dự án dân số
- Phương pháp thu thập thông tin phù hợp
- Phân tích thông tin, xác định vấn đề
- Xác định mục tiêu, lựa chọn giải pháp
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của đề án/dự án
3. Viết văn bản dự án
4. Thực hành xây dựng 1 dự án dân số ở cấp tỉnh/huyện
5. Lồng ghép biến dân số vào kế hoạch phát triển cộng đồng
- Khái niệm lồng ghép
- Phương pháp lồng ghép
- Thực hành lồng ghép biến dân số vào dự án ở cộng đồng
Hướng dẫn thực hiện
Giảng dạy
- Lý thuyết: Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
- Thực hành: làm việc nhóm về phân tích vấn đề, lập kế hoạch, học viên được rèn luyện các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng phân tích vấn đề; xác định mục tiêu;
+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch đề án/dự án;
+ Kỹ năng và sự nhạy cảm trong việc lồng ghép các biến dân số vào các kế hoạch phát triển của địa phương.
Tài liệu tham khảo để dạy và học:
- Giáo trình môn quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ. Viện Dân số và các vấn đề xã hội, năm 2008;
- Tài liệu Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011;
- Tài liệu môn Dân số và Phát triển - Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2014;
- Tài liệu môn Thống kê Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (dùng cho các lớp bồi dưỡng; nghiệp vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đạt chuẩn viên chức dân số). Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2014;
- Tài liệu môn Dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (dành cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đạt chuẩn viên chức dân số). Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2014.
Chuyên đề 6
Tư vấn dân số/kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản và Truyền thông huy động cộng đồng về dân số
Mục tiêu
1. Trình bày được khái niệm, mục tiêu, đối tượng của Tư vấn DS/KHHGĐ/Sức khỏe sinh sản và Truyền thông huy động cộng đồng.
2. Xây dựng được kế hoạch cung cấp dịch vụ tư vấn và kế hoạch truyền thông huy động cộng đồng về dân số.
3. Trực tiếp thực hiện được 1 cuộc tư vấn DS/KHHGĐ/Sức khỏe sinh sản.
Nội dung
1. Tư vấn
- Khái niệm, mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc tư vấn DS/KHHGĐ/Sức khỏe sinh sản
- Quy trình tư vấn
- Lập kế hoạch cho đợt tư vấn
- Các kỹ năng tư vấn
- Thực hành 1 cuộc tư vấn DS/KHHGĐ/ Sức khỏe sinh sản
2. Truyền thông huy động cộng đồng về dân số
- Khái niệm, đối tượng, vai trò của truyền thông huy động cộng đồng
- Nội dung và Hình thức truyền thông huy động cộng đồng. Lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp với nội dung trong truyền thông huy động cộng đồng
- Các kỹ năng trong truyền thông huy động cộng đồng
- Thực hành xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 1 chiến dịch truyền thông huy động cộng đồng.
Hướng dẫn thực hiện
Giảng dạy
- Lý thuyết: Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy học tích cực, gợi mở; sử dụng các ví dụ thực tế, cho học viên vận dụng những kinh nghiệm đã có từ công tác địa phương để tham gia xây dựng bài.
- Thực hành: sử dụng trò chơi đóng vai trong tình huống trên lớp, học viên được rèn luyện tư vấn DS/KHHGĐ /Sức khỏe sinh sản;
- Thực hành: rèn kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 1 chiến dịch truyền thông huy động cộng đồng.
Tài liệu tham khảo để dạy và học
- Tài liệu nâng cao kiến thức dân số; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Hà Nội năm 2003;
- Truyền thông DS-KHHGĐ. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011;
- Tài liệu truyền thông DS-KHHGĐ (Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số). Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2014.
Chuyên đề 7
Giám sát hỗ trợ chuyên môn trong cung cấp dịch vụ Dân số/Kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản tại cộng đồng
Mục tiêu
1. Trình bày được khái niệm dịch vụ dân số và dịch vụ KHHGĐ; các giải pháp hiện nay nhằm phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ DS/KHHGĐ tại cộng đồng.
2. Trình bày được các khái niệm giám sát hoạt động dân số, sự khác biệt giữa các loại giám sát; những vấn đề trong giám sát hỗ trợ chuyên môn nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ DS/KHHGĐ.
3. Xây dựng được Kế hoạch giám sát hỗ trợ, Bảng kiểm giám sát chuyên môn dịch vụ DS/KHHGĐ.
Nội dung
1. Dịch vụ dân số /KHHGĐ tại cộng đồng
- Khái niệm dịch vụ; dịch vụ dân số; dịch vụ KHHGĐ
- Phân loại loại dịch vụ DS/KHHGĐ
- Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ DS/KHHGĐ tại cộng đồng
- Chất lượng cung cấp dịch vụ DS/KHHGĐ, các kiểm định chất lượng chuyên môn
- Các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ DS/KHHGĐ
2. Giám sát chuyên môn trong cung cấp dịch vụ DS/KHHGĐ tại cộng đồng
- Khái niệm giám sát; giám sát chuyên môn
- Vấn đề hỗ trợ chuyên môn trong giám sát dịch vụ DS/KHHGĐ
- Các kỹ năng giám sát chuyên môn
- Phương pháp, công cụ giám sát chuyên môn
- Quy trình giám sát chuyên môn
- Thực hành xây dựng kế hoạch, quy trình giám sát
- Thực hành xây dựng bảng kiểm giám sát hoạt động chuyên môn
- Thực hành kỹ năng giám sát chuyên môn
Hướng dẫn thực hiện
Giảng dạy
- Lý thuyết: Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy học tích cực, có thể cho thị phạm, minh họa bằng các mẫu bảng kiểm giám sát chuyên môn.
- Thực hành giám sát: trò chơi đóng vai trong thực hành giám sát, học viên được rèn luyện các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch giám sát phù hợp với loại giám sát;
+ Kỹ năng xây dựng Bảng kiểm giám sát phù hợp với các dịch vụ DS/KHHGĐ;
+ Kỹ năng thực hiện giám sát hoạt động chuyên môn tại cộng đồng.
Đánh giá:
Bài kiểm tra cuối môn học (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học
- Giám sát chương trình Dân số-Kế hoạch hóa gia đình; Ủy ban Dân số, Gia Đình và Trẻ em-Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2003;
- Tài liệu nâng cao kiến thức dân số; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Hà Nội năm 2003;
- Tài liệu Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011;
- Tài liệu môn Dịch vụ DS-KHHGĐ (tài liệu dành cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số), Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2011.
Chuyên đề 8
Nghiên cứu và đánh giá trong lĩnh vực dân số
Mục tiêu
Sau khi hoàn thành chuyên đề, học viên có thể:
1. Trình bày được khái niệm, ý nghĩa, quy trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số; khái niệm, quy trình đánh giá hoạt động/ dự án dân số.
2. Xây dựng được kế hoạch, xây dựng được phiếu Điều tra nghiên cứu.
3. Biết cách xử lý và phân tích số liệu.
Nội dung
1. Các khái niệm, ý nghĩa, quy trình nghiên cứu khoa học
2. Các phương pháp nghiên cứu
3. Cách xây dựng phiếu Điều tra nghiên cứu
4. Xử lý và phân tích số liệu
Hướng dẫn thực hiện
Giảng dạy:
- Lý thuyết: Thuyết trình, thực hiện phương pháp dạy học tích cực, có thể thị phạm, minh họa các mẫu phiếu, báo cáo khảo sát, nghiên cứu, đánh giá.
- Thực hành: học viên được rèn luyện các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu; kế hoạch đánh giá;
+ Kỹ năng xây dựng công cụ nghiên cứu; phiếu Điều tra, phỏng vấn, quan sát.
Đánh giá
Bài kiểm tra cuối môn học (45 phút).
Tài liệu tham khảo để dạy và học:
- Giám sát chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Ủy ban Dân số, Gia Đình và Trẻ em - Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2003;
- Tài liệu nâng cao kiến thức dân số; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Hà Nội, năm 2003;
- Hoàn thiện đánh giá chương trình kế hoạch hóa gia đình; Jose Garsia-Nunez-Ủy ban Quốc gia Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội năm 1993;
- Tài liệu Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ. Tổng cục DS-KHHGĐ, năm 2001.
Chuyên đề 9
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III và đạo đức nghề nghiệp
1. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III
1.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
1.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
2. Đạo đức nghề nghiệp
2.1. Một số khái niệm chung
- Khái niệm về đạo đức
- Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp
- Phân biệt đạo đức và pháp luật
2.2. Một số nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong truyền thông và cung cấp dịch vụ DS/KHHGĐ/SKSS
- Tôn trọng khách hàng
- Làm việc thiện/có lợi
- Công bằng
2.3. Các vấn đề về đạo đức nghiên cứu
- Một số vấn đề đạo đức nảy sinh trong quá trình nghiên cứu
+ Tính khoa học và tính đạo đức
+ Quyền cá nhân và lợi ích cộng đồng
- Các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu
+ Chấp thuận tham gia nghiên cứu
+ Đánh giá nguy cơ/lợi ích, lựa chọn đối tượng
3. Văn hóa ứng xử trong công tác y tế, dân số
3.1. Khái quát chung về giao tiếp, ứng xử
3.2. Các qui tắc giao tiếp, ứng xử của viên chức dân số trong công vụ
4. Thực hành giao tiếp ứng xử trong một số tình huống cụ thể (các ví dụ, tình huống được đưa ra phù hợp với đối tượng trong lĩnh vực dân số)
Chuyên đề 10
Tìm hiểu thực tế
1. Mục đích
Sau khi tìm hiểu thực tế, học viên có thể nhớ lại và kết nối giữa lý thuyết với thực hành trong công tác dân số thông qua quan sát và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn tại một đơn vị DS/KHHGĐ.
2. Thời gian tìm hiểu thực tế
Thời gian tìm hiểu thực tế là 24 giờ học, tương đương 3 ngày tìm hiểu tại cơ sở.
3. Yêu cầu đối với cơ sở tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
- Cơ sở đào tạo hỗ trợ cho học viên liên hệ cơ quan, đơn vị mà học viên sẽ đến tìm hiểu thực tế, trợ giúp học viên hoàn thành thời gian thực tế. Các cơ sở đến thực tế là các cơ sở y tế dân số thực hiện cung cấp dịch vụ Dân số/ Sức khỏe sinh sản/ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi... tại tuyến tỉnh, thành phố, quận/huyện (Ví dụ: Trung tâm tư vấn dịch vụ DS-KHHGĐ, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện v.v...).
- Cơ sở đào tạo phân công giảng viên hỗ trợ học viên trong việc lên kế hoạch tìm hiểu thực tế, cung cấp thông tin và hỗ trợ học viên viết báo cáo thu hoạch.
- Cơ sở đào tạo đề xuất cơ quan, đơn vị nơi học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo Điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
- Nếu học viên đi thực tế tại chính cơ quan của mình thì học viên chủ động báo cáo cơ quan về kế hoạch đi thực tế để hoạt động thuận lợi và hiệu quả.
4. Yêu cầu đối với học viên
- Dựa vào các nội dung đã được học trong cả chương trình, học viên lên kế hoạch tìm hiểu thực tế. Học viên tự lựa chọn một hoặc một nhóm chủ đề có liên quan với nhau trong số các chuyên đề đã học để tìm hiểu sâu hơn tại cơ sở đến thực tế. Các nhóm nội dung có thể gồm:
+ Công tác chính trị và quản lý hành chính nhà nước trong quá trình hoạt động của các cơ sở DS/KHHGĐ;
+ Công tác chuyên môn về DS/KHHGĐ tại cơ sở thực tế: về nghiên cứu khoa học, về cung cấp và quản lý dịch vụ KHHGĐ/SKSS v.v...;
+ Các khía cạnh đạo đức, giao tiếp ứng xử trong công tác dân số tại cộng đồng tại cơ sở thực tế.;
+ Hoặc kết hợp của các nội dung trên;
- Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc chủ đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế. Các câu hỏi, chủ đề cần tìm hiểu trong quá trình thực tế phải liên quan tới các chuyên đề đã học trong chương trình.
5. Báo cáo thu hoạch
- Sau khi kết thúc thời gian tìm hiểu thực tế, học viên cần viết báo cáo thu hoạch về các hoạt động học viên đã thực hiện trong thời gian tìm hiểu thực tế.
- Báo cáo thu hoạch có độ dài không quá 10 trang A4, sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1,5.
- Nội dung báo cáo gồm:
+ Tiêu đề báo cáo: cần ghi rõ tên cơ sở thực tế, thời gian, tên học viên;
+ Đặt vấn đề: mô tả về cơ sở thực tế và các hoạt động/dịch vụ chính mà cơ sở này đang triển khai;
+ Nội dung chính: mô tả các hoạt động tìm hiểu thực tế của học viên (các loại thông tin, cách thức thu thập thông tin); tóm tắt những vấn đề thực tiễn ở mức độ cá nhân, đơn vị, ngành liên quan tới các nội dung lý thuyết được học; bàn luận về những thuận lợi và khó khăn áp dụng lý thuyết vào thực tiễn; phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn;
+ Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn cách viết tài liệu tham khảo ở mục VIII của tài liệu này.
- Học viên nộp báo cáo thu hoạch nộp sau 2 ngày kể từ khi kết thúc tìm hiểu thực tế. Cơ sở đào tạo chấm báo cáo thu hoạch theo thang điểm 10.
Chuyên đề 11
Viết tiểu luận cuối khóa
1. Mục đích
- Đánh giá kết quả học tập của học viên đạt được qua chương trình bồi dưỡng.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thu nhận được trong chương trình đào tạo vào thực tiễn tại vị trí công tác của dân số viên hạng III.
2. Yêu cầu
- Cuối khóa học, mỗi học viên viết một tiểu luận giải quyết tình huống gắn với công việc mà mình đang đảm nhận, trong đó nêu rõ khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng thu nhận được nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
- Tuân thủ đúng yêu cầu của tiểu luận tình huống trong lĩnh vực dân số.
- Tiểu luận dài không quá 20 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1,5.
- Cách viết: trình bày các vấn đề về lý thuyết và thực tế, hiểu được vấn đề và vận dụng được lý thuyết trong thực tế, ý kiến nêu ra cần có số liệu chứng minh rõ ràng.
3. Nội dung và bố cục tiểu luận
Tiểu luận được trình bày theo các cấu phần sau:
Trang bìa: Nêu rõ tên tiểu luận, tên tác giả Phần giới thiệu: cần có mục lục và danh mục từ viết tắt, thuật ngữ sử dụng trong tiểu luận (nếu có) Phần I - Đặt vấn đề: Nêu những vấn đề mà học viên sẽ tìm hiểu, trình bày trong tiểu luận, lợi ích mà tiểu luận đem lại cho dân số viên hạng III. Phần II - Mục tiêu của tiểu luận: nêu những mục tiêu chính mà tiểu luận muốn đạt được Phần III - Nội dung chính cần trình bày và bàn luận, bao gồm: 1. Những vấn đề liên quan tới một hoặc một nhóm chủ đề trong chương trình học (như trên đã lựa chọn) mà học viên gặp phải trong quá trình công tác. 2. Những vấn đề đó tương ứng với các nội dung lý thuyết học viên đã được học như thế nào (phân tích việc ứng dụng với thực tế công việc của bản thân học viên trong vị trí công tác hiện tại - Hạng III). 3. Những vấn đề tương tự/khía cạnh khác liên quan đến các nội dung lý thuyết đã được học xảy ra trong quá trình công tác của học viên tại đơn vị. 4. Vận dụng những lý thuyết đã học được để giải quyết những vấn đề đó. Phần VI - Kết luận và khuyến nghị: đưa ra những kết luận chính cho tiểu luận và một số khuyến nghị/bài học rút ra từ việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn cách viết tài liệu tham khảo ở mục VIII của tài liệu này. Phụ lục: Những thông tin bổ sung, số liệu, tài liệu, hình ảnh để làm rõ hơn các vấn đề trình bày trong nội dung chính của tiểu luận. |
4. Đánh giá
- Chấm điểm theo thang điểm 10. Học viên nào không đạt từ điểm 5 trở lên phải viết lại tiểu luận. Sau khi viết và chấm lại, nếu không đạt điểm 5 trở lên học viên không được cấp chứng chỉ.
- Xếp loại:1
Giỏi: 9-10 điểm
Khá: 7-8 điểm
Trung bình: 5-6 điểm
Không đạt: dưới 5 điểm.
VIII. TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Cách trích dẫn tài liệu tham khảo tuân thủ đúng yêu cầu trích dẫn tài liệu tham khảo của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Ví dụ cho cách viết trích dẫn tài liệu tham khảo:
+ Tài liệu là sách, luận án, báo cáo: Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết trung ương ba, khóa VIII, NXB CTQG, Hà Nội.
+ Tài liệu là bài báo trong tạp chí, trong sách: Phan Văn Tường (1998), “Đánh giá nhu cầu đào tạo về lập kế hoạch bệnh viện của cán bộ quản lý bệnh viện huyện năm 1997”, Tạp chí Y học thực hành, NXB Y học, (3) tr.10-16.
+ Tài liệu trên Internet: Phạm Đình Thành (2012), Bảo hiểm XH - Trụ cột chính trong hệ thống an sinh XH quốc gia, http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn. trích dẫn 30/5/2016.
- Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt chữ cái đầu tiên trong tên của tác giả hoặc tên cơ quan ban hành.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III đã ban hành, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng và báo cáo Bộ Y tế (Vụ Tổ chức cán bộ) trước khi tổ chức lớp học.
2. Việc quản lý và cấp phát chứng chỉ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
1 Căn cứ xếp loại này hiện nay đang theo căn cứ xếp loại học tập của Bộ GD-ĐT theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT về Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
Quyết định 4940/QĐ-BYT Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số hiệu: | 4940/QĐ-BYT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 10/08/2018 |
Hiệu lực: | 10/08/2018 |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Lê Quang Cường |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |