hieuluat

Quyết định 61/2007/QĐ-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:744&745 - 10/2007
    Số hiệu:61/2007/QĐ-BGDĐTNgày đăng công báo:28/10/2007
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phạm Vũ Luận
    Ngày ban hành:16/10/2007Hết hiệu lực:16/06/2013
    Áp dụng:12/11/2007Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 61/2007/QĐ-BGDĐT

    NGÀY 16 THÁNG 10 NĂM 2007

    BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

    CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

     

     

    BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

     

    Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

    Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

     Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

     Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng ngày 27 tháng 6 năm 2007;

    Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

            Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.

            Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định này được dùng trong các cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

            Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     
         BỘ TRƯỞNG

    Nguyễn Thiện Nhân

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    CHƯƠNG TRÌNH

    Bồi dưỡng nghiệp vụ sư­ phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng  

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2007/QĐ-BGDĐT

    ngày 16 tháng 10năm 2007 của Bộ tr­ưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

     

    I.MỤC TIÊU 

    1. Mục tiêu chung

    Trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ s­ư phạm cơ bản cho các đối tượng ch­ưa qua đào tạo sư­ phạm, theo h­ướng chuẩn hoá, hiện đại hóa, nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n­ước và hội nhập quốc tế.

    2. Mục tiêu cụ thể

    2.1. Về kiến thức

    Ng­ười học được trang bị:

    - Các kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục đại học; vai trò và sứ mệnh của giáo dục đại học (GDĐH), những xu hướng phát triển của giáo dục đại học hiện đại.

    - Các kiến thức cơ bản về tâm  lý học dạy học, đặc điểm tâm lý người học, lý luận và phương pháp, kỹ năng dạy học đại học. 

    - Các phương pháp cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

    2.2. Về kỹ năng

    Người học được cung cấp:

    - Các kỹ năng về xây dựng đề cương chi tiết môn học và soạn thảo các bài giảng cụ thể.

    - Các kỹ năng sư­ phạm cơ bản về ph­ương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên, phư­ơng pháp dạy học, phát triển chương trình giáo dục đại học, cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật tiên tiến vào dạy học.

    - Các kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá quá trình dạy học; kỹ năng đọc, viết, trình diễn và giao tiếp trong quá trình dạy học.

    - Các kỹ năng tổ chức và quản lý trường đại học (cấp bộ môn, khoa), quản lý sinh viên theo quy định và nhiệm vụ của giảng viên.

    2.3. Về thái độ

    Giúp người học:

    - Hình thành ý thức nghề nghiệp, đạo đức và tác phong sư­ phạm mẫu mực của nhà giáo trong các cơ sở đại học.

    - Hình thành lòng say mê và hứng thú trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

    - Thể hiện thái độ khách quan, khoa học trong tổ chức và quản lý quá trình dạy học.

                    

                II.  ĐỐI T­ƯỢNG BỒI D­ƯỠNG

    1. Giảng viên các tr­ường đại học, cao đẳng chư­a qua đào tạo nghiệp vụ s­ư phạm .

    2. Những ngư­ời có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành giảng viên các tr­ường đại học, cao đẳng.

    3.  Những người đang làm việc tại các viện nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý nhà nư­ớc, các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất có trình độ từ đại học trở lên, có nguyện vọng làm giảng viên thỉnh giảng tại các trư­ờng đại học, cao đẳng.

    4.  Sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi các tr­ường đại học, cao đẳng có phẩm chất tốt, có nguyện vọng trở thành giảng viên các tr­ường đại học, cao đẳng.

     

                  III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

    1.  Tổng khối l­ượng kiến thức tối thiểu:                               15 tín chỉ.

     Trong đó bao gồm:

    -  Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu :                           10 tín chỉ.

     -  Khối lượng kiến thức tự chọn:                                   5 tín chỉ

     

    2. Nội dung khối kiến thức bắt buộc tối thiểu:  10 tín chỉ

     

    STT

    Nội dung bồi dưỡng

    Số tín chỉ

    Lý thuyết

    Thảo luận, thực hành

    Tự học

    1

    Giáo dục đại học  thế giới và Việt Nam.

    2

    35

    10

    45

    2

    Tâm lý giáo dục học đại học.

    2

    35

    10

    45

    3

    Lý luận và ph­ương pháp dạy học đại học.

    2

    35

    10

    45

    4

    Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo.

    1

    15

    7

    22

    5

    Đánh giá trong giáo dục đại học

    2

    35

    10

    45

    6

    Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học đại học.

    1

    15

    7

    22

     

               Tổng cộng

    10

    170

    54

    224

     

             IV. MÔ TẢ NỘI DUNG PHẦN KIẾN THỨC BẮT BUỘC TỐI THIỂU

    1. Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam:                                      2 tín chỉ                            

    Học phần này bao gồm các nội dung:

    -          Sơ lược lịch sử phát triển giáo dục đại học thế giới và Việt Nam .

    -          Xu hướng phát triển giáo dục đại học thế giới.

    -          Chiến lược đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.

    -    Quản lý giáo dục đại học.

    2. Tâm lý giáo dục học đại học:                                                                       2 tín chỉ

    Học phần này bao gồm các nội dung:

    -          Bản chất và các quy luật hình thành, phát triển tâm lý ngư­ời.

    -           Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên - sinh viên.

    -           Cơ sở tâm lý học của quá trình dạy học và giáo dục sinh viên đại học.

    -           Đặc điểm lao động sư phạm đại học và những yêu cầu về nhân cách ngư­ời giảng viên đại học.

    -           Đặc điểm của giao tiếp s­ư phạm đại học.

     

    3. Lý luận và ph­ương pháp dạy học đại học:                                 2 tín chỉ

    Học phần này bao gồm các nội dung:

    -          Lý luận về quá trình dạy học đại học.

    -           Nhiệm vụ và chức năng của giảng viên đại học.

    -           Mục tiêu và nguyên tắc dạy học đại học.

    -           Phư­ơng pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học.

    -           Các kỹ năng dạy học cơ bản.

    4. Phát triển chư­ơng trình và tổ chức quá trình đào tạo:             1 tín chỉ

    Học phần này bao gồm các nội dung:                                                                                                         

    -          Khái niệm chương trình, chương trình khung và khung chương trình.

    -           Cấu trúc ch­ương trình.

    -           Phát triển ch­ương trình.

    -           Phân cấp quản lý ch­ương trình.

    -           Tổ chức quá trình đào tạo ở trường đại học.

    5. Đánh giá và kiểm định trong giáo dục đại học:                         2 tín chỉ

    Học phần bao gồm các nội dung:

    -          Đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

    -          Quản lý và đảm bảo chất l­ượng đào tạo ở trường đại học.

    -          Kiểm định chất lượng trường đại học.

    -          Kiểm định chất lượng chương trình.

     

    6. Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học:   1 tín chỉ

    Học phần bao gồm các nội dung:

    -          Sử dụng phương tiện trực quan trên giảng đường.

    -           Sử dụng các thiết bị thí nghiệm, thực hành trong dạy học.

    -           Tìm kiếm và khai thác các nguồn dữ liệu phục vụ dạy học.

    -           Sử dụng phần mềm, công cụ soạn thảo văn bản và trình diễn bài giảng.

     

    4. HƯ­ỚNG DẪN THỰC HIỆN

       Chư­ơng trình bồi d­ưỡng nghiệp vụ s­ư phạm cho các đối tượng chư­a qua đào tạo sư­ phạm để trở thành giảng viên các trư­ờng đại học, cao đẳng là công cụ giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý công tác bồi d­ưỡng giảng viên đại học, cao đẳng.

    1. Căn cứ vào chư­ơng trình này, các cơ sở giáo dục đư­ợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ có trách nhiệm bổ sung các nội dung phần kiến thức tự chọn và xây dựng đề cương chi tiết cho các học phần (bắt buộc và tự chọn) để tiến hành bồi dưỡng cho giảng viên.

     Các đối tượng đang là giảng viên các trường đại học, cao đẳng phải được học đầy đủ phần nội dung kiến thức bắt buộc tối thiểu của chương trình.

     Các đối tượng chưa tham gia giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng phải được học đầy đủ cả hai phần kiến thức bắt buộc và tự chọn của chương trình.

    2. Nội dung của các học phần tự chọn nên tập trung vào các chủ đề: đổi mới phương pháp dạy học đặc trưng chuyên ngành, nâng cao chất lượng tự học, thực hành, thực tập giảng dạy, nghiên cứu khoa học của sinh viên, sử dụng thiết bị kỹ thuật dạy học chuyên ngành...

    3. Ph­ương pháp bồi d­ưỡng giảng viên: cần tinh giản về lý thuyết, dành thời gian hợp lý cho ngư­ời học tự nghiên cứu, thảo luận, thực hành ứng dụng.

    4. Hình thức tổ chức bồi d­ưỡng giảng viên cần linh hoạt (theo hình thức lích lũy tín chỉ) cho phù hợp với các loại đối tượng kể trên và với từng lĩnh vực đào tạo.

    5. Sau mỗi học phần ng­ười học cần được đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan thông qua các bài thi, tiểu luận hoặc trình diễn sản phẩm.

    6. Điểm thi các học phần là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm xét cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ s­ư phạm.

     

                                        BỘ TRƯ­ỞNG

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 61/2007/QĐ-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Số hiệu:61/2007/QĐ-BGDĐT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:16/10/2007
    Hiệu lực:12/11/2007
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:28/10/2007
    Số công báo:744&745 - 10/2007
    Người ký:Phạm Vũ Luận
    Ngày hết hiệu lực:16/06/2013
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X