hieuluat

Quyết định 818/1998/QĐ-BTC phân cấp tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành tài chính

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:818/1998/QĐ-BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Tào Hữu Phùng
    Ngày ban hành:01/07/1998Hết hiệu lực:15/08/2005
    Áp dụng:16/07/1998Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cơ cấu tổ chức
  • Quyết Định

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 818/QĐ-BTC
    NGÀY 1 THÁNG 7 NĂM 1998 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP
    TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH

     

    BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

     

    Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

    Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính.

    Căn cứ Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo.

    QUYẾT ĐỊNH

     

    Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về phân cấp tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Tài chính".

     

    Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

    QUY ĐỊNH

    VỀ PHÂN CẤP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
    ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 818/QĐ-BTC
    ngày 1/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

     

    I. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC:

     

    Bao gồm những nội dung cơ bản sau:

    1 - Kiến thức lý luận chính trị

    2 - Kiến thức quản lý hành chính, quản lý Nhà nước

    3 - Kiến thức quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

    4 - Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tài chính, kế toán, kiểm toán

    5 - Kiến thức về ngoại ngữ

    6 - Kiến thức về tin học.

     

    II. CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC:

     

    1 - Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn các ngạch công chức.

    2 - Đào tạo, bồi dưỡng để bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo.

    3 - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán và các kiến thức khác như ngoại ngữ, tin học...

    4 - Đào tạo công chức có trình độ Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, sau Đại học.

    5 - Bồi dưỡng kiến thức cho các chức danh cán bộ lãnh đạo.

    6 - Bồi dưỡng thi tuyển dụng công chức.

    7 - Bồi dưỡng tiền công chức.

    8 - Bồi dưỡng thi nâng ngạch công chức.

    9 - Tập huấn nghiệp vụ.

    Căn cứ vào thời gian, nội dung, tính chất của các lớp Bộ Tài chính tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng hoặc cử công chức đi học tại các cơ sở khác ở ngoài Bộ.

    Tuỳ theo thời gian, nội dung, tính chất của các lớp đào tạo, bồi dưỡng mà học viên có thể được hoặc không được cấp chứng chỉ.

     

    III- PHÂN CẤP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC:

     

    III.1 - Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo Bộ Tài chính:

    Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo là đơn vị giúp Bộ quản lý Nhà nước về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức toàn ngành.

    Vụ TCCB ĐT có các nhiệm vụ cụ thể sau:

    1- Xây dựng quy hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về công tác đào tạo bồi dưỡng.

    2- Tham gia xây dựng nội dung chương trình các khóa đào tạo, bỗi dưỡng.

    3- Nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức toàn ngành Tài chính để trình Bộ giao cho các đơn vị thực hiện.

    4- Tham gia ý kiến với các đơn vị liên quan trình Bộ để chiêu sinh một số lớp bồi dưỡng nếu thấy cần thiết.

    5- Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động về đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức của toàn ngành Tài chính.

    6- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tài vụ quản trị phân bổ chỉ tiêu và kinh phí đào tạo bồi dưỡng hàng năm đã được Ban TCCB Chính phủ thông báo, trình Bộ duyệt.

    7- Quản lý, xét chọn trình Bộ cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài.

    8 - Tổng hợp, tổng kết, báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng toàn ngành.

    III.2- Trung tâm bồi dưỡng cán bộ tài chính thuộc Bộ tài chính:

    Trung tâm BDCBTC là đơn vị trực tiếp tổ chức và quản lý các khoá đào tạo bồi dưỡng cho công chức toàn ngành tài chính, là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng kinh phí do Nhà nước giao hàng năm cho Bộ về đào tạo, Bồi dưỡng công chức. Các lớp do trung tâm tổ chức chủ yếu thuộc các loại hình: Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, các kiến thức kinh tế tài chính, kiểm toán, kiểm toán cơ bản mang tính chất lý luận chung hoặc ở tầm vĩ mô, bồi dưỡng thi nâng ngạch công chức, bồi dưỡng ngoại ngữ từ trình độ B trở lên, bồi dưỡng tin học nâng cao. Nói chung các lớp do trung tâm BDCBTC tổ chức đều cấp chứng chỉ cho học viên.

    Trung tâm BDCBTC có các nhiệm vụ cụ thể sau:

    1- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng nôi dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng để trình bộ duyệt tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu cơ bản phục vụ cho các lớp học.

    2- Lập kế hoạch hàng năm về công tác đào tạo, bồi dưỡng thuộc chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, báo cáo Bộ và thông báo cho các đơn vị biết để chủ động cử công chức tham dự các lớp học có liên quan.

    3- Chiêu sinh, tổ chức và quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trung tâm tổ chức

    4- Liên kết với các học viện, Viện, Trường để tổ chức các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước và các kiến thức cần thiết khác cho công chức trong hệ thống Tài chính.

    5- Cấp chứng chỉ cho học viên đủ điều kiện theo phân cấp của bộ sau khi học viên đã hoàn thành các khoá bồi dưỡng do trung tâm tổ chức.

    6- Quản lý kinh phí đào tạo bồi dưỡng được Bộ giao hàng năm và sử dụng kinh phí theo đúng chế độ.

    7- Tổng kết, báo cáo Bộ về công tác đào tạo bồi dưỡng do Trung tâm tổ chức.

    Đối tượng do Trung tâm BDCBTC tổ chức đào tạo bồi dưỡng:

    + Công chức thuộc các Cục, Vụ, Viện của cơ quan Bộ.

    + Công chức thuộc văn phòng các tổ chức trực thuộc Bộ.

    + Công chức lãnh đạo ở địa phương từ cấp huyện, thị trở lên, chuyên viên và chuyên viên chính (hoặc tương đương) thuộc các tổ chức trực thuộc Bộ (đối với các lớp bồi dưỡng thuộc các loại hình đã quy định cho Trung tâm BDCBTC ở trên).

    III.3 - Các tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính (Các tổng cục, KBNN Trung ương):

    Mỗi đơn vị trực thuộc Bộ đều được tổ chức bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống (bộ phận trong Vụ, phòng tổ chức cán bộ đào tạo). Hàng năm các tổ chức trực thuộc Bộ được phân bổ một phần kinh phí để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức. Các tổ chức trực thuộc chủ yếu tổ chức việc bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn có tính đặc thù của chuyên ngành, các lớp tập huấn nghiệp vụ, cử công chức tham gia các lớp bồi dưỡng do Bộ Tài chính hoặc cơ quan khác tổ chức.

    Các tổ chức trực thuộc bộ có các nhiệm vụ sau:

    1- Xác định thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của toàn hệ thống để tổ chức triển khai thực hiện hoặc đề nghị Trung tâm BDCBTC và các đơn vị khác tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

    2- Xây dựng kế hoạch hàng năm về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức báo cáo Bộ tài chính.

    3- Tổ chức các lớp bồi dưỡng (bồi dưỡng thi tuyển dụng, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, tập huấn nghiệp vụ cụ thể, cập nhật chính sách mới) cho công chức, viên chức thuộc hệ thống.

    4- Lựa chọn cử công chức thuộc thẩm quyền quản lý tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch và theo yêu cầu của Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng.

    5- Tổ chức kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng các đơn vị thuộc hệ thống tại địa phương.

    6- Tổng kết, báo cáo Bộ về công tác đào tạo bồi dưỡng do đơn vị tổ chức.

    7- Quản lý kinh phí đào tạo bồi dưỡng được Bộ giao hàng năm và sử dụng kinh phí theo đúng chế độ.

    Đối tượng do các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức đào tạo bồi dưỡng:

    + Công chức toàn hệ thống (đối với các lớp bồi dưỡng có tính đặc thù của chuyên ngành, các lớp tập huấn nghiệp vụ).

    III.4 - Các Vụ, Cục thuộc Bộ Tài Chính:

    Có các nhiệm vụ cụ thể sau:

    1- Xác định thực trạng và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng công chức thuộc đơn vị quản lý, hàng năm lập kế hoạch cụ thể cần đào tạo, bồi dưỡng báo cáo Bộ (qua Vụ TCCB và ĐT).

    2- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cập nhật những chính sách chế độ mới cho công chức thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị phụ trách.

    3- Lựa chọn công chức của đơn vị tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch và theo yêu cầu của Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng.

    III.5 Viện Nghiên cứu tài chính:

    Có các nhiệm vụ cụ thể sau:

    1- Lập kế hoạch hàng năm về công tác đào tạo, bồi dưỡng thuộc chức năng nhiệm vụ của Viện báo cáo Bộ.

    2- Bồi dưỡng thường xuyên nâng cao kiến thức cho các Nghiên cứu viên thuộc Viện.

    3- Tổ chức quản lý công tác đào tạo Sau Đại học và đào tạo, bồi dưỡng công chức theo yêu cầu của Bộ.

    4- Lựa chọn cử công chức của đơn vị tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch và theo yêu cầu của Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng.

    5- Tổng kết, báo cáo Bộ về công tác đào tạo bồi dưỡng do Viện được giao tổ chức; đề xuất với Bộ các chủ trương và biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo sau Đại học.

    6- Quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được Bộ giao hàng năm và sử dụng kinh phí theo đúng chế độ.

    III.6. Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trực thuộc Bộ:

    Có các nhiệm vụ cụ thể sau:

    1- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ giáo viên của Trường.

    2- Tổ chức bồi dưỡng lý luận và kỹ năng giảng dạy cho giáo viên.

    3- Tổ chức công tác đào tạo, bỗi dưỡng công chức theo yêu cầu của Bộ và các địa phương; phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức theo yêu cầu của Bộ.

    4- Lựa chọn cử công chức của đơn vị tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch và theo yêu cầu của Bộ Tài chính và các đơn vị chức năng.

    5- Tổng kết, báo cáo Bộ về công tác đào tạo bồi dưỡng do Trường được giao tổ chức.

    6- Quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được Bộ giao hàng năm và sử dụng kinh phí theo đúng chế độ.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 15-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
    Ban hành: 02/03/1993 Hiệu lực: 02/03/1993 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 178-CP của Chính phủ về Nhiệm vụ, Quyền hạn và Tổ chức bộ máy Bộ Tài Chính
    Ban hành: 28/10/1994 Hiệu lực: 28/10/1994 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Quyết định 874/TTg của Thủ tướng Chính phhủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước
    Ban hành: 20/11/1996 Hiệu lực: 20/11/1996 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 818/1998/QĐ-BTC phân cấp tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành tài chính

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chính
    Số hiệu:818/1998/QĐ-BTC
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:01/07/1998
    Hiệu lực:16/07/1998
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cơ cấu tổ chức
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Tào Hữu Phùng
    Ngày hết hiệu lực:15/08/2005
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X