hieuluat

Thông báo 56/2013/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về đào tạo công dân Việt Nam tại Liên bang Nga

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Ngoại giaoSố công báo:869&870-12/2013
    Số hiệu:56/2013/TB-LPQTNgày đăng công báo:06/12/2013
    Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Nguyễn Văn Ngự
    Ngày ban hành:18/11/2013Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:18/11/2013Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Ngoại giao
  • BỘ NGOẠI GIAO
    -------
    Số: 56/2013/TB-LPQT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    -----------------
    Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013
     
     
    THÔNG BÁO
    VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
     
     
    Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
    Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về đào tạo công dân Việt Nam tại các cơ sở giáo dục đại học quốc gia liên bang của Liên bang Nga, ký tại Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2013.
    Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
     

    TL. BỘ TRƯỞNG
    KT. VỤ TRƯỞNG
    VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIU ƯỚC QUC T
    PHÓ VỤ TRƯNG




    Nguyễn Văn Ngự
     
     
    HIỆP ĐỊNH
    GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA VỀ ĐÀO TẠO CÔNG DÂN VIỆT NAM
    TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA LIÊN BANG CỦA LIÊN BANG NGA
     
    Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga, sau đây gọi là "hai Bên";
    Căn cứ vào nhng quy định của "Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về xử lý nợ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Liên bang Nga đi với các khoản tín dụng đã được cung cấp trước đây" ký ngày 13 tháng 9 năm 2000 (dưới đây gọi tắt là "Hiệp định xử lý nợ");
    Xuất phát từ kinh nghiệm thực hiện "Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về đào tạo công dân Việt Nam tại các cơ sở giáo dục đại học quốc gia liên bang của Liên bang Nga" ký ngày 09 tháng 7 năm 2002;
    Với mong muốn đào tạo có hiệu quả các cán bộ phục vụ các công trình hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt-Nga của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    Với mục đích sử dụng hiệu quả nguồn "chuyển đổi nợ thành viện trợ";
    đã thỏa thuận như sau:
    Từ năm 2013, hai Bên tchức đào tạo công dân Việt Nam tại các cơ sở giáo dục đại học quc gia liên bang của Liên bang Nga theo chương trình giáo dục đại học và sau đại học của Nga với chi phí đào tạo do phía Việt Nam trả bằng nguồn "chuyển đi nợ thành viện trợ" theo Hiệp định, xử lý nợ. Nguồn kinh phí hàng năm đsử dụng cho mục đích nêu trên được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính Liên bang Nga xác định.
    Các cơ quan có thẩm quyền ca hai Bên trong việc thực hiện Hiệp định này là:
    Phía Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Phía Nga - Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga.
    Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga hàng năm thông báo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam danh mục ngành và/hoặc chuyên môn đào tạo đại học, sau đại học đối với các công dân Việt Nam được gửi sang Liên bang Nga học tập trong khuôn khổ Hiệp định này.
    Căn cứ vào những thông tin trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyển chọn ứng viên cử sang Liên bang Nga học phù hợp với Hiệp định này bằng nguồn kinh phí dành cho mục đích này do Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính Liên bang Nga cung cấp thông qua các Ngân hàng chức năng của hai nước.
    Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký với các cơ sở giáo dục đại học quốc gia liên bang của Liên bang Nga được quy định tại Điều 3 của Hiệp định này, hợp đồng cung cấp dịch vụ đào tạo công dân Việt Nam theo hình thức trả tiền (sau đây được gọi là "hợp đồng"). Các điều kiện hp đồng không được trái với các điều khoản của Hiệp định này.
    Việc cử các ứng viên sang học tập/ nghiên cứu trong khuôn khổ Hiệp định cần được thực hiện:
    - Trước ngày 01 tháng 9 - theo chương trình đào tạo cử nhân, chuyên gia và thạc sỹ;
    - Trong năm - theo chương trình đào tạo cán bộ nghiên cứu-giảng dạy (nghiên cứu sinh), thực tập chuyên khoa y cấp II và thực tập - trợ giảng.
    Điều 6.
    Thanh toán các hp đồng ký kết theo Điều 4 Hiệp định này bằng nguồn kinh phí đề cập ở Điều 1 của Hiệp định bao gồm các khoản sau đây:
    - Chi phí đào tạo tiếng Nga cho công dân Việt Nam đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyển chọn trước khi sang Liên bang Nga và đào tạo tiếng Nga tại Liên bang Nga.
    - Chi phí đi lại cho người đi học từ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sang Liên bang Nga và ngược lại.
    - Tổ chức đón người học Việt Nam từ sân bay quốc tế đến nơi học và ngược lại.
    - Học phí toàn bộ khóa học theo chương trình đào tạo cử nhân, chuyên gia, thạc sĩ, nghiên cứu sinh, thực tập sinh chuyên khoa y cấp II và thực tập-trợ giảng tại các cơ sở giáo dục đại học quốc gia liên bang của Liên bang Nga.
    - Sinh hoạt phí hàng tháng (tiền ăn và ở) theo mức quy định của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian học tiếng Nga tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trong thời gian học đại học, sau đại học tại Liên bang Nga, bao gm thời gian đào tạo theo chương trình bổ sung bảo đảm trình độ công dân nước ngoài học tiếp chương trình chuyên ngành bằng tiếng Nga.
    - Bảo hiểm y tế trong thời gian học tập trên lãnh thổ Liên bang Nga, trừ các loại bệnh mãn tính và làm răng giả, theo mức quy định dành cho người nước ngoài học tại các cơ sở đào tạo của Liên bang Nga và phù hợp với quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga.
    - Chi phí trong các trường hợp bất khả kháng xảy ra trên lãnh thổ Liên bang Nga (gửi về nước trong trường hợp người học có sự chỉ định về y tế, bị bệnh hoặc tử vong).
    Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga sẽ thanh toán các loại chi phí được xác định trong các hợp đng ký kết theo Điu 4 của Hiệp định này trực tiếp cho cơ sở giáo dục đại học quốc gia liên bang của Liên bang Nga và người học Việt Nam.
    Trình tự thủ tục thanh toán cụ thể theo Hiệp định này được quy định bởi thỏa thuận liên ngân hàng giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Kinh tế đối ngoại Liên bang Nga là các cơ quan được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga ủy quyền theo Hiệp định xử lý nợ.
    Thời hạn đào tạo công dân Việt Nam theo chương trình bổ sung bảo đảm trình độ công dân nước ngoài học tiếp chương trình chuyên ngành bằng tiếng Nga là không quá 10 tháng. Theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên, việc đào tạo tiếng Nga có thể thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (một phần hoặc toàn bộ).
    Các cơ sở giáo dục đại học quốc gia liên bang của Liên bang Nga nhận đào tạo công dân Việt Nam đảm nhiệm việc cấp visa, tổ chức đón người hc tại sân bay quốc tế, đưa vnơi học và tiễn người học ra sân bay quốc tế để trở về nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi hoàn thành khóa học. Các chi phí liên quan đến việc kể trên được thanh toán từ nguồn chuyển đổi nợ thành viện trợ phù hợp với Hiệp định xử lý nợ, Điu 6 của Hiệp định này và các hp đồng đào tạo được ghi trong Điều 4 của Hiệp định này.
    Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung khi có sự thống nhất của haiBên.
    Mọi bất đồng giữa hai Bên liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này được hai Bên giải quyết thông qua tham vấn.
    Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, trừ khi một Bên ký kết thông báo cho Bên ký kết kia bằng văn bản vý định chm dứt hiệu lực của Hiệp định này. Trong trường hợp này, Hiệp định sẽ chấm dứt hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày nhận được thông báo đó.
    Việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này không ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với các công dân đã được nhận vào các cơ sở giáo dục đại học quốc gia liên bang của Liên bang Nga trước thời điểm chm dứt hiệu lực của Hiệp định này.
    Làm tại Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013, thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Nga, cả hai văn bản có giá trị như nhau.
     

    THAY MẶT CHÍNH PHỦ
    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    BỘ TRƯỞNG
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




    Phạm Vũ Luận
    THAY MẶT CHÍNH PHỦ
    LIÊN BANG NGA
    BỘ TRƯỞNG
    BỘ GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC





    Dmitry Victorovich Livanov
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế số 41/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X