Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 623/SĐH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Trần Văn Nhung |
Ngày ban hành: | 22/01/2002 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 22/01/2002 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
THÔNG BÁO
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 623/SĐH NGÀY 22 THÁNG 01
NĂM 2002 VỀ VIỆC TUYỂN SINH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI CÁC
CƠ SỞ NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2002
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án "Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước" (theo Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19-4-2000 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh đào tạo sau đại học năm 2002 như sau:
1- Số lượng tuyển sinh sau đại học năm 2002:
Năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tuyển chọn 300 người gửi đi đào tạo tiến sĩ, 150 người gửi đi đào tạo thạc sĩ và 90 người gửi đi thực tập sinh khoa học ở nước ngoài.
2- Đối tượng tuyển sinh sau đại học:
Các giảng viên, cán bộ khoa học - kỹ thuật, quản lý khoa học - kỹ thuật, đang công tác tại các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, các trung tâm công nghệ cao, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước.
Đối với những người đang làm nghiên cứu sinh trong nước và thuộc đối tượng nêu trên, nếu đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trong thông báo, được cơ sở đào tạo và người hướng dẫn đồng ý, có thể dự tuyển đi thực tập. Học viên cao học và nghiên cứu sinh trong nước không thuộc diện dự tuyển đi học thạc sĩ và tiến sĩ theo đề án này.
3- Các ngành đào tạo sau đại học:
Nhà nước gửi cán bộ đi đào tạo sau đại học ở những nhóm ngành sau đây:
- Nhóm ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ.
- Nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn.
- Nhóm ngành khoa học tự nhiên.
- Nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản.
- Nhóm ngành kinh tế - quản lý.
- Nhóm ngành y - dược.
- Nhóm ngành nghệ thuật.
(Danh mục ngành đào tạo cụ thể xem phụ lục kèm theo).
4- Điều kiện và tiêu chuẩn của người xin dự tuyển:
Người dự tuyển đi học sau đại học ở nước ngoài phải thoả mãn các điều kiện và tiêu chuẩn sau:
4.1- Điều kiện chung: Có phẩm chất đạo đức tốt; trình độ chuyên môn giỏi; đủ sức khoẻ để học tập; cam kết sau khi kết thúc quá trình đào tạo ở nước ngoài trở về phục vụ tại cơ sở đã cử đi học hoặc làm việc theo yêu cầu của Nhà nước. Cam kết phải được bảo lãnh của cơ quan cử đi đào tạo.
4.2- Điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể đối với các trình độ đào tạo:
4.2.1- Đào tạo tiến sĩ:
- Tuyển những người đang làm việc trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tạm tuyển tại các cơ quan hay doanh nghiệp Nhà nước nêu ở mục 2.
- Có ít nhất 24 tháng kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên ngành đăng ký dự thi sau khi tốt nghiệp đại học tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi (không kể thời gian đi học dài hạn từ một năm trở lên).
- Có ít nhất một bài báo đăng trên Tạp chí khoa học, hoặc báo cáo tại một hội nghị khoa học được đăng trong kỷ yếu hội nghị; hoặc tham gia đề tài nghiên cứu cấp cơ sở trở lên mà đề tài đó đã được nghiệm thu.
- Tuổi dưới 40 (sinh năm 1963 trở lại đây).
- Đã có bằng thạc sĩ đúng với chuyên ngành đăng ký đào tạo tiến sĩ.
- Có ngoại ngữ để sử dụng trong học tập tại nước đăng ký đến học ít nhất đạt trình độ B.
- Có đề cương nghiên cứu chi tiết.
- Được cơ quan đồng ý và có công văn cử đi dự thi.
4.2.2- Đào tạo thạc sĩ:
- Tuyển những người đang làm việc trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tạm tuyển tại các cơ quan hay doanh nghiệp Nhà nước nêu ở mục 2.
- Có ít nhất 12 tháng kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên ngành đăng ký dự thi sau khi tốt nghiệp đại học tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi (không kể thời gian đi học dài hạn từ một năm trở lên).
- Tuổi dưới 35 (sinh năm 1968 trở lại đây).
- Có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với ngành đăng ký đào tạo thạc sĩ.
- Có ngoại ngữ để sử dụng trong học tập tại nước đăng ký đến học ít nhất đạt trình độ B.
- Được cơ quan đồng ý và có công văn cử đi dự thi.
4.2.3- Thực tập sinh khoa học (TTS):
- Tuyển cán bộ đang làm việc trong biên chế ở các cơ quan hay doanh nghiệp Nhà nước nêu ở mục 2.
- Tuổi dưới 50 (sinh năm 1953 trở lại đây).
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
- Thông thạo ngoại ngữ sẽ sử dụng trong thực tập tại nước đăng ký đến học.
- Có đề cương thực tập chi tiết.
- Được cơ quan và cơ sở đào tạo sau đại học (nếu đang là nghiên cứu sinh trong nước) đồng ý và có công văn cử đi dự tuyển.
5- Các môn thi tuyển:
5.1- Người dự tuyển đào tạo tiến sĩ: thi môn chuyên ngành và bảo vệ đề cương nghiên cứu.
5.2- Người dự tuyển đào tạo thạc sĩ thi hai môn:
- Môn cơ bản của ngành.
- Môn cơ sở của chuyên ngành.
Đối với ngành y, nghệ thuật thi thêm môn chuyên ngành theo yêu cầu của Hội đồng thi (Danh mục môn thi cơ bản, cơ sở, chuyên ngành xem phụ lục kèm theo).
5.3- Thực tập sinh khoa học: bảo vệ đề cương thực tập.
5.4- Người dự tuyển thi các môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và bảo vệ đề cương tại trường đại học được uỷ nhiệm. Những thí sinh đạt yêu cầu tuyển chọn (nêu tại mục 6.2 dưới đây) sẽ dự kiểm tra ngoại ngữ để phân loại trình độ.
Người dự tuyển đăng ký đi Pháp sẽ do Đại sứ quán Pháp tổ chức kiểm tra và dạy thêm tiếng Pháp. Người dự tuyển đăng ký đi Ôxtrâylia và New Zealand sẽ do VAT Project kiểm tra IELTS và dạy thêm tiếng Anh. Những người còn lại do Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra và dạy thêm ngoại ngữ: người đăng ký đi học tại các nước sử dụng tiếng Anh sẽ dự kiểm tra TOEFL; đăng ký đi các nước và khu vực sử dụng tiếng Nga, Pháp, Đức, Trung sẽ dự kiểm tra ngoại ngữ tương ứng trình độ C.
5.5- Những người có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL quốc tế hoặc nội bộ (do Viện giáo dục quốc tế Hoa Kỳ tổ chức) đạt 450 điểm trở lên, IELTS 4.5 trở lên có thể không phải dự kiểm tra tiếng Anh nhưng vẫn được xếp lớp để học thêm.
Những người đạt điểm ngoại ngữ quá thấp (dưới 450 điểm TOEFL, dưới 30/100 điểm các ngoại ngữ trình độ C) sẽ phải tự học thêm ngoại ngữ.
5.6- Những trường hợp sau đây đã đủ điều kiện ngoại ngữ, được miễn kiểm tra ngoại ngữ và được gửi đi học ngay:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở nước ngoài mà nay đăng ký trở lại nước đó học tập; hoặc ngôn ngữ đã sử dụng trong học tập ở nước ngoài để đạt văn bằng đó phù hợp với ngôn ngữ sẽ sử dụng trong học tập ở nước đăng ký đi học lần này.
- Thí sinh đăng ký đi các nước sử dụng tiếng Anh trong học tập nhưng đã có chứng chỉ TOEFL 550 điểm học IELTS 6.0 trở lên; đi các nước sử dụng tiếng Pháp trong học tập đã có chứng chỉ DELF. Các chứng chỉ còn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự thi lấy chứng chỉ đến ngày dự thi tuyển đi học.
5.7- Chứng chỉ TOEFL thí sinh đạt được trong kỳ kiểm tra này chỉ có giá trị nội bộ. Khi đăng ký xin học ở các trường nước ngoài, nếu các trường đại học nước ngoài yêu cầu TOEFL hoặc IELTS quốc tế thì thí sinh phải tự thi lấy chứng chỉ hợp lệ theo yêu cầu của trường bạn.
6- Nguyên tắc đăng ký dự tuyển và tuyển chọn:
Bộ Giáo dục và Đào tạo uỷ nhiệm cho 16 trường đại học tổ chức việc thi tuyển sinh sau đại học ngoài nước cùng với kỳ thi tuyển sinh sau đại học trong nước của các trường này. Chỉ tiêu tuyển chọn đạo tạo ngoài nước sẽ được phân bổ cho từng trường. Danh sách các trường đại học được uỷ nhiệm, các ngành, chuyên ngành có thể đăng ký dự thi và chỉ tiêu tuyển chọn tại mỗi trường xem phụ lục kèm theo.
6.1- Nguyên tắc đăng ký dự tuyển:
- Những người thuộc đối tượng tuyển chọn nêu trong mục 2, thoả mãn các điều kiện và tiêu chuẩn tuyển chọn nêu trong mục 4 của thông báo này đều được đăng ký dự tuyển và nộp hồ sơ cho một trường đại học được uỷ nhiệm tổ chức thi tuyển có chuyên ngành tuyển chọn phù hợp và thuận lợi tối ưu về mặt địa lý; không hạn chế số lượng đăng ký.
- Người dự tuyển có thể đăng ký dự tuyển cả ngoài nước (nếu đủ điều kiện) và trong nước với một trường đại học được uỷ nhiệm. Hồ sơ dự tuyển ngoài nước theo mục 7 thông báo này. Hồ sơ dự tuyển trong nước theo thông báo của trường đại học được uỷ nhiệm tổ chức thi.
- Người dự tuyển được đăng ký một nguyện vọng về nước muốn đến học hoặc thực tập. Trước khi đăng ký, người dự tuyển cần tìm hiểu về ngành nghề đào tạo của các nước, yêu cầu và khả năng tiếp nhận của bạn... và lựa chọn nước phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình. Việc đăng ký xin học ở các trường nước ngoài chủ yếu do người dự tuyển tự liên hệ.
6.2- Nguyên tắc tuyển chọn: để được tuyển chọn, người dự tuyển phải đạt các điều kiện sau:
- Các môn thi cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, bảo vệ đề cương (tiến sĩ hoặc thực tập sinh) đạt điểm 5 trở lên mỗi môn (theo thang điểm 10).
- Trường hợp số người đạt điều kiện nêu trên nhiều hơn số chỉ tiêu đã phân cho từng ngành hoặc chuyên ngành của mỗi trường được uỷ nhiệm thì lấy từ người có tổng số điểm các môn thi từ cao trở xuống cho đến đủ chỉ tiêu quy định.
- Sau khi có kết quả thi tuyển, các trường đại học được uỷ nhiệm tổ chức thi tuyển báo cáo kết quả thi và xét tuyển đi học nước ngoài cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định danh sách những người trúng tuyển. Kết quả trúng tuyển có giá trị trong vòng 2 năm kể từ ngày ký quyết định đến ngày nhập học theo giấy tiếp nhận của trường bạn.
6.3- Đối với những người chỉ đăng ký dự thi tuyển sau đại học ngoài nước hoặc những người đăng ký dự thi tuyển cả sau đại học ngoài nước và trong nước tại các trường đại học được uỷ nhiệm tổ chức thi tuyển được phép đăng ký dự thi tiếp vào một cơ sở đào tạo sau đại học khác trong nước có chuyên ngành phù hợp.
7- Hồ sơ dự tuyển: Hồ sơ dự tuyển đào tạo sau đại học ngoài nước gồm:
1- Phiếu đăng ký dự thi (mẫu kèm theo) có xác nhận của cơ quan chủ quản.
2- 02 ảnh 4x6.
3- Bản sao hợp lệ giấy khai sinh.
4- Bản sao chụp bằng đại học, bằng thạc sĩ, kèm bảng điểm (có công chứng)
5- Công văn cử đi dự thi của cơ quan chủ quản.
6- Bản cam kết (mẫu kèm theo).
7- Đối với người dự thi đào tạo tiến sĩ: Bản kê khai các công trình khoa học đã công bố cùng bản sao các công trình đó (nếu là bài báo hoặc báo cáo khoa học: toàn văn bài báo, trang bìa, trang mục lục của số Tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị đăng bài; nếu là đề tài: bản đăng ký đề tài, báo cáo nghiệm thu, biên bản nghiệm thu).
8- Bản sao tất cả các hợp đồng lao động đã có, các quyết định tuyển dụng biên chế để chứng minh thời gian công tác chuyên môn.
9- Nếu là nghiên cứu sinh trong nước đăng ký dự tuyển đi thực tập: công văn đề nghị của cơ sở đào tạo và văn bản đồng ý của người hướng dẫn.
10- Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEFL, DELF nếu có.
11- Để cương nghiên cứu hoặc đề cương thực tập.
Mọi giấy tờ, bản sao văn bằng, chứng chỉ (sao chụp nguyên gốc, không dịch), trình bày trên giấy khổ A4, theo chiều dọc trang giấy. Các giấy tờ đựng trong một túi hồ sơ kích thước 25cm x 34 cm, ngoài túi ghi danh mục các loại giấy tờ có trong túi. Những hồ sơ không đủ các giấy tờ nêu trên là hồ sơ không hợp lệ. Những người man khai hồ sơ dự thi sẽ bị xử lý theo pháp luật.
8- Lệ phí thi và thời gian thi:
Lệ phí đăng ký thi và lệ phí thi do các trường đại học được uỷ nhiệm tổ chức thi xác định trên nguyên tắc lấy thu bù chi. Hồ sơ dự tuyển sau đại học nộp cùng lệ phí đăng ký dự thi (nộp theo cơ quan hoặc Bộ, ngành chủ quản) về các trường được uỷ nhiệm tổ chức thi tuyển.
Thời hạn nộp hồ sơ: từ 01-4-2002 đến 30-4-2002.
Sau khi xét hồ sơ dự tuyển, các trường đại học sẽ gửi giấy báo cho thí sinh về thời gian và địa điểm thi cụ thể. Đề cương ôn tập các môn thi tuyển nhận tại các trường đại học được uỷ nhiệm tổ chức thi tuyển sinh có chuyên ngành tương ứng.
Thời gian thi các môn chuyên môn dự kiến vào các ngày 10, 11, 12/5/2002. Thời gian kiểm tra ngoại ngữ dự kiến vào giữa tháng 6/2002.
9- Nước gửi đi đào tạo:
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến gửi lưu học sinh đi đào tạo sau đại học ở các nước: Trung Quốc, Nga, Mỹ, Canađa, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, áo, Bỉ, Ôxtrâylia, New Zealand, Thuỵ Điển. Thí sinh chỉ đăng ký một trong các nước kể trên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường đại học, các Viện nghiên cứu, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố thông báo công khai cho mọi cán bộ biết, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả cán bộ đáp ứng các điều kiện đề ra được đăng ký dự tuyển. Các trường đại học được uỷ nhiệm thi tuyển sẽ có thông báo chi tiết về việc tổ chức thi.
DANH MỤC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC NGOÀI NƯỚC VÀ MÔN THI
(Kèm theo công văn số 623/SĐH ngày 22-01-2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Mã số ngành | Chuyên ngành | Môn cơ bản | Môn cơ sở | Môn chuyên ngành /tiểu ban chấm | Các trường đại học nhận hồ sơ tuyển sinh (chỉ tiêu) |
1 00 00 | KHOA HỌC TỰ NHIÊN | ||||
1 01 01 | Toán học | ||||
Các chuyên ngành toán học | Giải tích | Đại số | Môn chuyên ngành tương ứng | ĐHQGHN, ĐH Sư phạm HN, ĐH Huế, ĐHQGTPHCM, ĐH sư phạm TP Hồ Chí Minh, ĐH Cần Thơ | |
1 01 02 | Tin học | ||||
Tin học | Toán cao cấp I hoặc Toán rời rạc | Ngôn ngữ lập trình | Cơ sở dữ liệu | ĐHQGHN, ĐH Bách khoa HN, ĐHQGTPHCM | |
1 02 00 | Vật lý và cơ học | ||||
Các chuyên ngành vật lý | Toán cho vật lý | Vật lý lý thuyết hoặc Cơ học lượng tử | Môn chuyên ngành tương ứng | ĐHQGHN, ĐH Sư phạm HN, ĐH Huế, ĐHQG TPHCM, ĐH Cần Thơ | |
Các chuyên ngành cơ học lý thuyết | Toán cho cơ học | Cơ học lý thuyết | Môn chuyên ngành tương ứng | ĐHQGHN, ĐHQGTMHCM | |
1 04 00 | Hoá học | ||||
Các chuyên ngành hoá học | Toán cao cấp II | Cơ sở lý thuyết hoá học và cấu tạo chất | Môn chuyên ngành tương ứng | ĐHQGHN, ĐHBách khoa HN, ĐH Sư phạm HN, ĐH Huế, ĐHQGTPHCM, ĐH Cần Thơ | |
1 05 00 | Sinh học | ||||
Các chuyên ngành sinh học | Toán cao cấp thống kê | Sinh học cơ sở | Môn chuyên ngành tương ứng | ĐHQGHN, ĐHSPHN, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐHQGTPHCM, ĐH Cần Thơ | |
1 06 00 | Địa chất | ||||
Địa chất động lực | Toán cao cấp III | Cấu tạo tân kiến tạo | |||
Địa hoá học, khoáng vật học | Toán cao cấp III | Địa chất đại cương | Chu trình địa hoá hoặc ĐC dầu khí | ||
Các PP tìm kiếm thăm dò KS | Toán cao cấp I | Địa chất đại cương | Các PP tìm kiếm thăm dò khoáng sản | ||
Cổ sinh địa tầng | Toán cao cấp I | Địa chất đại cương | Cổ sinh địa tầng, | Đại học QGHN - ĐHQG TP Hồ Chí Minh | |
Địa chất công trình | Toán cao cấp I | Thổ chất học | Địa chất công trình | ||
Địa chất thuỷ văn | Toán cao cấp I | Địa chất thuỷ văn đại cương | Tính toán địa chất thuỷ văn | ||
Địa vật lý | Toán cao cấp III | Lý thuyết trường | Địa vật lý đại cương | ||
1 07 00 | Địa lý | ||||
Các chuyên ngành địa lý | Toán cao cấp III | Địa lý đại cương | Môn chuyên ngành tương ứng | ĐHQGHN, ĐHSPHN, ĐH Huế, ĐHQGTPHCM | |
Hải dương học | Toán cao cấp I | Vật lý biển | Hải dương học | ĐHQGHN, ĐHQGTPHCM | |
Khí tượng và khí hậu học | Toán cao cấp I | Khí tượng đại cương | Khí tượng, khí hậu học | ĐHQGHN, ĐHQGTPHCM | |
2 00 00 | KHOA HỌC - KỸ THUẬT | ||||
2 01 00 | Chế tạo máy | ||||
Công nghệ chế tạo máy (kể cả máy cắt gọt kim loại, chế tạo dụng cụ, ma sát và mài mòn máy | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Công nghệ chế tạo máy | ĐH Bách khoa HN, ĐH Thái Nguyên, ĐH Đà Nẵng, ĐHQG TPHCM | |
Máy hàn và công nghệ hàn | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Công nghệ hàn | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
Thiét kế máy (động lực học và độ bền máy, máy thuỷ lực, người máy, tay máy) | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Cơ sở thiết kế máy | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
Máy xây dựng, thuỷ lợi, nông nghiệp | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Máy nông nghiệp | ĐH Nông nghiệp I, ĐH Nông lâm TPHCM | |
Máy chế biến lâm sản | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Máy và thiết bị chế biến lâm sản | ĐH Nông nghiệp I, ĐH Nông lâm TPHCM | |
Ô tô và động cơ (ôtô máy kéo) | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Nguyên lý động cơ đốt trong | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
Máy thuỷ lực | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Máy thuỷ khí | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
Công nghệ rèn dập gia công (gia công áp lực) | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Lý thuyết biến dạng dẻo | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
Máy và thiết bị hoá chất | Toán cao cấp I | Máy hoá chất | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | ||
2 03 00 | Đóng tàu | ||||
Công nghệ đóng tàu | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Lý thuyết tàu thuỷ | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
An toàn hàng hải | Toán cao cấp I | Cơ sở hàng hải | Hàng hải dẫn đường | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
2 04 00 | Kỹ thuật điện, năng lượng | ||||
Kỹ thuật đo điện, dụng cụ thiết bị điều khiển từ xa | Toán cao cấp I | Cơ sở kỹ thuật điện | Lý thuyết điều khiển tự động | ĐH Bách khoa HN, ĐH Thái Nguyên, ĐHQG TPHCM | |
Năng lượng điện (mạng và hệ thống điện, nhà máy thuỷ điện và thiết bị thuỷ điện) | Toán cao cấp I | Cơ sở kỹ thuật điện | Mạng và hệ thống điện | ĐH Bách khoa HN, ĐH Đà Nẵng, ĐHQG TPHCM | |
Máy điện, thiết bị điện | Toán cao cấp I | Cơ sở kỹ thuật điện | Máy điện | ĐH Bách khoa HN, ĐH Đà Nẵng, ĐHQG TPHCM | |
Năng lượng nhiệt (chế tạo nồi hơi, tuabin, động cơ nhiệt, máy nhiệt điện, máylạnh thiết bị lạnh, nhiệt năng công nghiệp) | Toán cao cấp I | Cơ sở kỹ thuật điện | Máy và công nghệ nhiệt | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
2 05 00 | Điện tử viễn thông |
| |||
Điện tử viễn thông | Toán cao cấp I | Lý thuyết mạch và tín hiệu | Kỹ thuật điện tử | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
2 06 00 | Khai thác khoáng sản |
| |||
Trắc địa công trình cao cấp, ảnh | Toán cao cấp I | Lý thuyết sai số | Trắc địa cao cấp/Trắc địa công trình hoặc Trắc địa ảnh | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
Bản đồ viễn tham | Toán cao cấp I | Lý thuyết sai số | Kỹ thuật bản đồ | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
Khai thác hầm lò | Toán cao cấp I | Cơ sở công nghệ mỏ | Khai thác hầm lò | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
Khai thác lộ thiên | Toán cao cấp I | Cơ sở công nghệ mỏ | Khai thác lộ thiên | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
Tuyển khoáng | Toán cao cấp I | Tinh thể học khoàng vật | Tuyển khoáng đại cương | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
Khoan sâu | Toán cao cấp II | Nguyên lý phá huỷ đất đá | Công nghệ khoan | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
2 07 00 | Luyện kim | ||||
Đúc, nhiệt luyện | Toán cao cấp I | Kim loại học | Công nghệ đúc và nhiệt luyện | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
Công nghệ luyện kim | Toán cao cấp I | Kim loại học | Công nghệ luyện kin | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
2 08 00 | Khoa học vật liệu | ||||
Khoa học vật liệu | Toán cao cấp I | Khoa học vật liệu đại cương | Khoa học vật liệu (theo ngành) | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
2 09 00 | Công nghệ hoá học | ||||
Các chuyên ngành công nghệ hoá học | Toán cao cấp I | Cơ sở hữu cơ hoặc hoá lý kỹ thuật | Hoá hữu cơ và công nghệ hoá học | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
2 10 00 | Công nghệ thực phẩm | ||||
Công nghệ thực phẩm các chuyên ngành | Toán cao cấp I | Hoá sinh công nghiệp | Vi sinh công nghiệp | ĐH Bách khoa HN, ĐHQG TPHCM | |
2 11 00 | Công nghiệp rừng | ||||
Công nghiệp rừng | Toán cao cấp I | Hoá lý kỹ thuật | Khoa học gỗ | ĐH Nông nghiệp I, ĐH Nông lâm TP HCM | |
2 12 00 | Giao thông vận tải | ||||
Lý thuyết dầu máy toa xe | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Lý thuyết đầu máy toa xe | ĐHBK HN, ĐHQGTP HCM | |
Vận tải | Toán cao cấp I | Kinh tế giao thông | Tổ chức và khai thác vận tải theo ngành | ĐHBK HN, ĐHQGTP HCM | |
2 15 00 | Xây dựng | ||||
Kỹ thuật môi trường | Toán cao cấp I | Hoá lý kỹ thuật | Kỹ thuật môi trường | ĐH Xây dựng, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh | |
Cơ học ứng dụng, cơ học đất đá, cơ học nền móng, lý thuyết và thử nghiệm công trình | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Đàn hồi ứng dụng | ĐH Xây dựng, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh | |
Sức bền vật liệu và cơ học kết cầu | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Cơ học kết cấu | ĐH Xây dựng, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh | |
Vật liệu xây dựng | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu hoặc hoá lý kỹ thuật cho VLXD | Vật liệu xây dựng | ĐH Xây dựng, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh | |
Xử lý nước | Toán cao cấp I | Hoá lý kỹ thuật | Xử lý nước và môi trường | ĐH Xây dựng, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh | |
Cấp, thoát nước | Toán cao cấp I | Thuỷ lực | Cấp thoát nước | ĐH Xây dựng, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh | |
Xây dựng dân dụng và CN | Toán cao cấp I | Sức bền vật liệu | Kết cấu bê tông | ĐH Xây dựng, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh | |
Xây dựng đường, sân bay | Toán cao cấp I | Cơ học đất | Kết cấu công trình đường | ĐH Xây dựng, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh | |
Xây dựng cầu, hầm | Toán cao cấp I | Cơ học kết cấu | Kết cấu công trình cầu | ĐH Xây dựng, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh | |
Xây dựng công trình thuỷ lợi và cảng | Toán cao cấp I | Thuỷ lực hoặc sức bền vật liệu | Thuỷ công, thuỷ điện | ĐH Xây dựng, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh | |
Kỹ thuật ánh sáng, âm thanh | Toán cao cấp I | Vật lý kiến trúc | Kỹ thuật chiếu sáng, âm thanh | ĐH Xây dựng, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh | |
Thông gió, điều hoà không khí | Toán cao cấp I | Vật lý kiến trúc | Kỹ thuật thông gió | ĐH Xây dựng, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh | |
2 17 00 | Kiến trúc quy hoạch | ||||
Kiến trúc, quy hoạch | Toán cao cấp II | Lịch sử kiến trúc | Kiến trúc, quy hoạch | ĐHXD, ĐHQGTP HCM | |
3 00 00 | KHOA HỌC Y DƯỢC |
| |||
Y học (các chuyên ngành) | Toán cao cấp thống kê | Sinh lý học hoặc Giải phẫu học | Môn chuyên ngành tương ứng | ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược TPHCM | |
Dược học | Toán cao cấp II | Hoá hữu cơ cho dược | Công nghệ dược phẩm | ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược TPHCM | |
4 00 00 | KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP | ||||
4 01 00 | Nông học | ||||
Các chuyên ngành nông học | Toán cao cấp thống kê | Sinh lý thực vật | Môn chuyên ngành tương ứng | ĐH Nông nghiệp I, ĐH Nông Lâm TP HCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Cần Thơ | |
Chăn nuôi | Toán cao cấp thống kê | Sinh lý gia súc | Chăn nuôi | ĐH Nông nghiệp I, ĐH Nông Lâm TP HCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Cần Thơ | |
Nông hoá thổ nhưỡng | Toán cao cấp thống kê | Hoá phân tích cho NN | Nông hoá, thổ nhưỡng | ĐH Nông nghiệp I, ĐH Nông Lâm TP HCM, ĐH Cần Thơ | |
Thú y | Toán cao cấp thống kê | Sinh lý gia súc | Thú y | ĐH Nông nghiệp I, ĐH Nông Lâm TP HCM, ĐH Cần Thơ | |
4 04 00 | Lâm nghiệp | ||||
Lâm sinh | Toán cao cấp thống kê | Sinh lý thực vật hoặc Nguyên lý lâm sinh | Lâm nghiệp | ĐH Nông nghiệp I, ĐH Nông Lâm TP HCM | |
Điều tra quy hoạch rừng | Toán cao cấp thống kê | Sinh lý thực vật hoặc Nguyên lý lâm sinh | Lâm nghiệp | ĐH Nông nghiệp I, ĐH Nông Lâm TP HCM | |
4 05 00 | Thuỷ sản | ||||
Nuôi trồng thuỷ sản | Toán cao cấp thống kê | Sinh lý sinh thái thuỷ sinh vật | Nuôi trồng thuỷ sản | ĐH Nông nghiệp I, ĐH Nông Lâm TP HCM, ĐH Cần Thơ (nuôi trồng thuỷ sản) | |
Khai thác thuỷ sản | Toán cao cấp thống kê | Cơ học chất lỏng | Khai thác thuỷ sản | ĐH Nông nghiệp I, ĐH Nông Lâm TP HCM, ĐH Cần Thơ (nuôi trồng thuỷ sản) | |
5 00 00 | KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN | ||||
Triết học | Chủ nghĩa DVBC& DVLS | Lịch sử triết học | Triết học chuyên ngành | ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP HCM | |
Xã hội học | Triết học | Lịch sử xã hội học | Xã hội học chuyên ngành | ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP HCM | |
Quản lý Nhà nước | Triết học | Lý luận Nhà nước và pháp luật | Quản lý hành chính | ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP HCM | |
Luật (các chuyên ngành) | Triết học | Lý luận Nhà nước và pháp luật | Luật học | ĐH Quốc gia HN, ĐH Kinh tế TP HCM | |
Lưu trữ học và tư liệu học | Triết học | Thông tin đại cương | Lưu trữ và tư liệu học | ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP HCM | |
Thư mục học và thư viện | Triết học | Thông tin đại cương | Thư viện và thư mục học | ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP HCM | |
Dân tộc học | Triết học | Lịch sử Việt Nam | Môn chuyên ngành tương ứng | ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP HCM | |
Khảo cổ học | Triết học | Lịch sử Việt Nam | Môn chuyên ngành tương ứng | ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP HCM | |
Đông phương học | Triết học | Lịch sử Việt Nam | Môn chuyên ngành tương ứng | ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP HCM | |
Ngôn ngữ các nước (trừ tiếng Anh) | Triết học | Ngôn ngữ học đại cương | Ngôn ngữ đối chiếu | ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP HCM | |
Lịch sử | Triết học | Lịch sử Việt Nam | Lịch sử thế giới | ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Sư phạm TP HCM | |
Văn học | Triết học | Lý luận văn học | Văn học Việt Nam | ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Sư phạm TP HCM | |
Việt ngữ học | Triết học | Ngôn ngữ học đại cương | Ngôn ngữ học | ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Sư phạm TP HCM | |
Tâm lý học | Triết học | Sinh lý thần kinh | Tâm lý học chuyên ngành | ĐH Sư phạm HN, ĐH Sư phạm TP HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Thái Nguyên (PPGD toán, lý, sinh, văn), ĐH Sư phạm TP HCM | |
Lý luận giáo dục | Triết học | Tâm lý học đại cương | Giáo dục học | ĐH Sư phạm HN, ĐH Sư phạm TP HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Thái Nguyên (PPGD toán, lý, sinh, văn), ĐH Sư phạm TP HCM | |
Phương pháp giảng dạy theo ngành khoa học (trừ tiếng Anh) | Môn cơ bản của ngành tương ứng | Môn cơ sở của chuyên ngành tương ứng | Lý luận dạy học bộ môn | ĐH Sư phạm HN, ĐH Sư phạm TP HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Thái Nguyên (PPGD toán, lý, sinh, văn), ĐH Sư phạm TP HCM | |
Giáo dục thể chất | Tâm lí học đại cương | Sinh lí học TDTT | GD thể chất và huấn luyện thể thao | ĐH Sư phạm HN, ĐH Sư phạm TP HCM | |
Quản lý giáo dục | Logic học | Giáo dục học | ĐH Sư phạm HN, ĐH Huế, ĐH Sư phạm TP HCM | ||
5 02 00 | KINH TẾ - QUẢN LÝ | ||||
Kinh tế chính trị | Toán kinh tế | Lịch sử các học thuyết kinh tế | Kinh tế chính trị chuyên ngành | ĐH Kinh tế QD, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh | |
Kinh tế các chuyên ngành | Toán kinh tế | Kinh tế chính trị | Môn chuyên ngành tương ứng | ĐH Kinh tế QD, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh | |
5 08 00 | NGHỆ THUẬT | ||||
5 08 01 | Mỹ thuật | ||||
Hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ | Phê bình, phân tích tác phẩm nghệ thuật tạo hình | Lịch sử mỹ thuật | Phác thảo bố cục | ĐH Quốc gia HN (thông qua các trường đại học chuyên ngành ở Hà Nội và TP HCM để nộp hồ sơ) | |
Lý luận và lịch sử mỹ thuật |
| Lịch sử mỹ thuật | Phê bình, phân tích tác phẩm nghệ thuật tạo hình | ĐH Quốc gia HN (thông qua các trường đại học chuyên ngành ở Hà Nội và TP HCM để nộp hồ sơ) | |
Mỹ thuật công nghiệp | Mỹ học | Lịch sử mỹ thuật | Mỹ thuật công nghiệp | ĐH Quốc gia HN (thông qua các trường đại học chuyên ngành ở Hà Nội và TP HCM để nộp hồ sơ) | |
5 08 02 | Sân khấu, điện ảnh | ||||
Sân khấu | Mỹ học | Lịch sử sân khấu | Phân tích tác phẩm sân khấu | ĐH Quốc gia HN (thông qua các trường đại học chuyên ngành ở Hà Nội và TP HCM để nộp hồ sơ) | |
Điện ảnh | Mỹ học | Lịch sử điện ảnh | Dựng ảnh liên hoàn | ĐH Quốc gia HN (thông qua các trường đại học chuyên ngành ở Hà Nội và TP HCM để nộp hồ sơ) | |
5 08 03 | Âm nhac | ||||
Lý luận âm nhạc | Phân tích âm nhạc tổng hợp | Tiểu luận | Diễn tấu | ĐH Quốc gia HN (thông qua các trường đại học chuyên ngành ở Hà Nội và TP HCM để nộp hồ sơ) | |
Sáng tác | Phân tích âm nhạc tổng hợp | Sáng tác | Diễn tấu | ĐH Quốc gia HN (thông qua các trường đại học chuyên ngành ở Hà Nội và TP HCM để nộp hồ sơ) | |
Chỉ huy | Phân tích âm nhạc tổng hợp | Chỉ huy | Diễn tấu | ĐH Quốc gia HN (thông qua các trường đại học chuyên ngành ở Hà Nội và TP HCM để nộp hồ sơ) | |
Biểu diễn | Phân tích âm nhạc tổng hợp | Diễn tấu | ĐH Quốc gia HN (thông qua các trường đại học chuyên ngành ở Hà Nội và TP HCM để nộp hồ sơ) | ||
Sư phạm biểu diễn | Phân tích âm nhạc tổng hợp | Tiểu luận | Diễn tấu | ĐH Quốc gia HN (thông qua các trường đại học chuyên ngành ở Hà Nội và TP HCM để nộp hồ sơ) |
CHỈ TIÊU TUYỂN SINH ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI
BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NĂM 2002 TẠI CÁC HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
(Kèm theo công văn số 623/SĐH ngày 22/01/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TT | Trường tổ chức thi | Chỉ tiêu tuyển sinh | ||
Tiến sĩ | Thạc sĩ | TTS | ||
1 | Đại học quốc gia Hà Nội (kể cả nhóm ngành nghệ thuật) | 40 | 24 | 15 |
2 | Trường đại học Bách khoa Hà Nội | 35 | 20 | 15 |
3 | Trường đại học Xây dựng Hà Nội | 15 | 5 | 3 |
4 | Trường đại học Nông nghiệp I | 20 | 7 | 5 |
5 | Trường đại học Sư phạm Hà Nội | 15 | 5 | 5 |
6 | Trường đại học kinh tế quốc dân | 15 | 8 | 3 |
7 | Trường đại học Y Hà Nội | 15 | 9 | 4 |
8 | Trường đại học Thái Nguyên | 15 | 6 | 3 |
9 | Đại học Huế | 15 | 6 | 3 |
10 | Đại học Đà Nẵng | 15 | 6 | 3 |
11 | Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh | 30 | 20 | 15 |
12 | Trường đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh | 15 | 8 | 3 |
13 | Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (kể cả Ngành Luật) | 15 | 8 | 3 |
14 | Trường đại học Y - Dược TP Hồ Chí Minh | 15 | 7 | 4 |
15 | Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh | 10 | 5 | 3 |
16 | Trường đại học Cần Thơ | 15 | 6 | 3 |
Cộng : | 300 | 150 | 90 |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI SAU ĐẠI HỌC NĂM 2002
(ĐÀO TẠO TẠI CƠ SỞ NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC)
1- Họ và tên..................................................................... Giới tính..................
2- Ngày, tháng năm sinh: .................................................................................
3- Cơ quan công tác..........................................................................................
Thuộc Bộ, ngành, tỉnh.......................................................................................
4- Hiện nay là cán bộ biên chế hay hợp đồng...................................................
5- Tháng, năm bắt đầu làm việc chuyên môn...................................................
6- Địa chỉ gửi thư..............................................................................................
..........................................................................................................................
7- Điện thoại cơ quan.................... nhà riêng/DĐ................ E-mail.................
8- Trình độ học vấn
8.1- Đại học: Hệ đào tạo................ Thời gian đào tạo từ tháng....... năm........
đến tháng......... năm...........
Trường............................................................ Nước:.......................................
Ngành................................................... Loại tốt nghiệp...................................
8.2- Thạc sĩ: Thời gian đào tạo từ tháng...... năm...... đến tháng...... năm........
Cơ sở đào tạo................................................... Nước.......................................
Chuyên ngành..................................................................................................
8.3. Tiến sĩ: Thời gian đào tạo từ tháng....... năm........ đến tháng...... năm......
Cơ sở đào tạo.................................................. Nước........................................
Chuyên ngành..................................................................................................
9- Đăng ký nguyện vọng dự thi: đề nghị ghi đầy đủ theo thông báo tuyển sinh
9.1- Trình độ đào tạo (ghi rõ tiến sĩ, thạc sĩ hay thực tập sinh)......................
9.2- Ngành đào tạo:...........................................................................................
9.3- Chuyên ngành đào tạo................................................................................
9.4- Các môn thi (ghi rõ tên môn thi) ..............................................................
- Môn cơ bản.....................................................................................................
- Môn cơ sở.......................................................................................................
- Môn chuyên ngành.........................................................................................
- Tiểu ban bảo vệ đề cương...............................................................................
9.5- Nước đến học (ghi tên một nước)..............................................................
9.6- Ngoại ngữ sẽ sử dụng................Trình độ đã đạt được ............................
9.7. Nơi dự thi (ghi tên trường).........................................................................
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký tên, đóng dấu) Ngày....../......./2002 | ............, ngày....../......./ 2002 Chữ ký của thí sinh |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
CỦA CÁN BỘ ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tên tôi là....................................................... Sinh ngày: ..............................
Số CMND hoặc hộ chiếu...................... Hiện là cán bộ (1) ..........................
Cơ quan ........................................................................................................
Chức danh, nghề nghiệp.......................................................
Thời gian bắt đầu làm việc chuyên môn theo hợp đồng từ tháng.... năm.......
Biên chế từ tháng ...... năm .......
được cử đi học sau đại học tại nước ngoài theo (2) .......................................
Tôi cam kết thực hiện đúng nghĩa vụ của người được Nhà nước cử đi đào tạo ở nước ngoài như sau:
1- Phấn đấu học tập, nghiên cứu để hoàn thành Chương trình đào tạo đúng thời hạn.
2- Sau khi tốt nghiệp về nước ngay và làm việc lâu dài cho cơ quan cử đi đào tạo hoặc theo sự điều động của Nhà nước.
3- Tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội trong thời gian đi học ở nước ngoài.
4- Nếu không thực hiện đúng các cam kết trên đây, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc xử lý cán bộ, công chức theo quy định của Pháp lệnh Công chức và bồi hoàn toàn chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
........, ngày .... tháng ..... năm .........
Người cam kết ký tên
Ý kiến xác nhận, bảo lãnh của cơ quan, đơn vị công tác
Xác nhận anh/chị ............................................, hiện đang là cán bộ (1) .................... của cơ quan. Cơ quan chúng tôi cam kết thực hiện trách nhiệm:
1- Tiếp nhận lại và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn và trình độ đào tạo sau khi cán bộ có tên trên tốt nghiệp về nước.
2- Giúp đỡ, tạo điều kiện để cán bộ có tên trên được tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội trong thời gian đi đào tạo ở nước ngoài.
3- Phối hợp với các cơ quan liên quan yêu cầu cán bộ có tên trên thực hiện đúng lời cam kết trên đây.
..........ngày ...... tháng ....... năm...
Lãnh đạo cơ quan ký tên, đóng dấu
Chú thích:
(1) Ghi rõ cán bộ biên chế hay hợp đồng.
(2) Ghi rõ theo Đề án nào..... hay Hiệp định giữa hai Chính phủ......
MỘT SỐ GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU SINH, THỰC TẬP SINH
Đề cương nghiên cứu sinh, thực tập sinh trình bày những vấn đề người học dự định thực hiện tại một cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Đề cương cần được trình bày như sau:
VỀ NỘI DUNG:
1- Đặt vấn đề:
Trình bày tổng quan về lĩnh vực dự định nghiên cứu, tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã giải quyết được vấn đề gì, vấn đề gì còn tồn tại đang đặt ra cần được giải quyết.
2- Nội dung nghiên cứu:
- Mục tiêu nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu.
- Ý nghĩa khoa học của đề tài.
- Hướng giải quyết.
- Dự kiến kết quả nghiên cứu.
- Cơ sở khoa học của những định hướng và nghiên cứu đó.
- Thí sinh đã tiếp cận và làm được những gì trong các vấn đề nêu ra.
3- Kế hoạch và kiến nghị.
Dự kiến kế hoạch các bước tiến hành triển khai đề cương nghiên cứu.
VỀ HÌNH THỨC:
- Trình bày trên một mặt giấy trắng khổ A4, chữ Vntime 14
- Trang bìa ghi rõ: Đề cương nghiên cứu sinh (hoặc thực tập sinh)
Tên đề tài hoặc vấn đề nghiên cứu
Chuyên ngành
Họ và tên thí sinh
Cơ quan công tác
Nhiệm vụ đang đảm nhiệm
- Độ dài khoảng 5-6 trang.
Không có văn bản liên quan. |
Thông báo 623/SĐH tuyển sinh đào tạo sau đại học tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số hiệu: | 623/SĐH |
Loại văn bản: | Thông báo |
Ngày ban hành: | 22/01/2002 |
Hiệu lực: | 22/01/2002 |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Trần Văn Nhung |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!