hieuluat

Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT điều kiện xét thăng hạng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:571&572-04/2024
    Số hiệu:05/2024/TT-BGDĐTNgày đăng công báo:30/04/2024
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Phạm Ngọc Thưởng
    Ngày ban hành:29/03/2024Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/06/2024Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cán bộ-Công chức-Viên chức
  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    __________

    Số: 05/2024/TT-BGDĐT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ______________________

    Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2024

     

     

    THÔNG TƯ

    Quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh
    nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập
    và trường cao đẳng sư phạm

    __________________

     

    Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

    Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

    Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một s điều của Nghị định s 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm.

     

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng công lập có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng (sau đây gọi chung là trường cao đẳng sư phạm).

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, trường cao đẳng sư phạm đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

    2. Thông tư này không áp dụng đối với người làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

     

    Chương II. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN XÉT THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

     

    Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02

    Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

    1. Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

    2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03.

    3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.

    4. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập và Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

    Điều 4. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01

    Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

    1. Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

    2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.

    3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.

    4. Đáp ứng yêu cầu về thi gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; đáp ứng tiêu chun về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT.

     

    Chương III. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN XÉT THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

     

    Điều 5. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21

    Viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) , mã số V.07.08.21 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

    1. Trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

    2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III) , mã số V.07.08.22.

    3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.

    4. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã số V.07.08.22; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bố nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT.

    Điều 6. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20

    Viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

    1. Trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

    2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21.

    3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật

    4. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21; đáp ứng tiêu chuẩn ,về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh ngh nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT.

     

    Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    Điều 7. Điều khoản thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.

    2. Thông tư số 31/2021/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học công lập hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

    Điều 8. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

    1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập, Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

    2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.

    3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn hoặc xem xét, giải quyết./.

     

    Nơi nhận:
    - Văn phòng Quốc hội;

    - Văn phòng Chính phủ;

    - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội;

    - Ban Tuyên giáo Trung ương;

    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

    - Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;

    - Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;

    - Hội đồng Giáo sư nhà nước;

    - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    - Bộ trưởng (để báo cáo);

    - Cổng đoàn Giáo dục Việt Nam;

    - Như Điều 8;

    - Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ; Cổng TTĐT Bộ GDĐT;

    - Lưu: VT, PC, NGCBQLGD (10).

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

     

     

     

     

    Phạm Ngọc Thưởng

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Viên chức của Quốc hội, số 58/2010/QH12
    Ban hành: 15/11/2010 Hiệu lực: 01/01/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Giáo dục của Quốc hội, số 43/2019/QH14
    Ban hành: 14/06/2019 Hiệu lực: 01/07/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức của Quốc hội, số 52/2019/QH14
    Ban hành: 25/11/2019 Hiệu lực: 01/07/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
    Ban hành: 25/09/2020 Hiệu lực: 29/09/2020 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 86/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Ban hành: 24/10/2022 Hiệu lực: 01/11/2022 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Nghị định 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
    Ban hành: 07/12/2023 Hiệu lực: 07/12/2023 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    07
    Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
    Ban hành: 25/09/2020 Hiệu lực: 29/09/2020 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    08
    Nghị định 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
    Ban hành: 07/12/2023 Hiệu lực: 07/12/2023 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT điều kiện xét thăng hạng viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Số hiệu:05/2024/TT-BGDĐT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:29/03/2024
    Hiệu lực:01/06/2024
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cán bộ-Công chức-Viên chức
    Ngày công báo:30/04/2024
    Số công báo:571&572-04/2024
    Người ký:Phạm Ngọc Thưởng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X