Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ | Số công báo: | 203&204-01/2018 |
Số hiệu: | 10/2017/TT-BNV | Ngày đăng công báo: | 26/01/2018 |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Vĩnh Tân |
Ngày ban hành: | 29/12/2017 | Hết hiệu lực: | 15/06/2023 |
Áp dụng: | 01/03/2018 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
BỘ NỘI VỤ Số: 10/2017/TT-BNV | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ khoản 5, Điều 30 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư Quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức,
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng đánh giá
1. Thông tư này quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đối tượng đánh giá gồm:
a) Chương trình;
b) Học viên;
c) Giảng viên;
d) Cơ sở vật chất;
đ) Khóa bồi dưỡng;
e) Hiệu quả sau bồi dưỡng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Chất lượng bồi dưỡng: Là sự hài lòng của các bên liên quan và sự đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Tiêu chí: Là một bộ phận cấu thành nội dung đánh giá, cụ thể hóa nội dung đánh giá.
3. Chỉ báo: Là một bộ phận cấu thành tiêu chí, đo lường tiêu chí.
4. Chỉ số: Là những con số định lượng dùng để đo lường các chỉ báo.
5. Cựu học viên: Học viên đã hoàn thành khóa bồi dưỡng và trở về công tác tại cơ quan, đơn vị.
6. Cơ quan đánh giá độc lập: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Mục đích quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Là cơ sở pháp lý để đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức sau khi được bồi dưỡng.
3. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng nhằm cung cấp cho các cơ quan, tổ chức đánh giá, cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp dịch vụ những thông tin khách quan về thực trạng chất lượng bồi dưỡng. Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng, các cơ quan, đơn vị có kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 4. Cơ quan, tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương (gọi tắt là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng).
3. Học viện, viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp (gọi tắt là cơ sở đào tạo, nghiên cứu).
4. Cơ quan đánh giá độc lập.
Chương II. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ, CHỈ BÁO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 5. Chương trình
1. Tính phù hợp của chương trình
a) Sự phù hợp của chương trình với mục tiêu bồi dưỡng;
b) Sự phù hợp của chương trình với học viên;
c) Thời gian thực hiện chương trình.
2. Tính khoa học của chương trình
a) Tính chính xác của nội dung chương trình;
b) Tính cập nhật của nội dung chương trình.
3. Tính cân đối của chương trình
a) Tính cân đối giữa nội dung chương trình với thời gian khóa bồi dưỡng;
b) Tính cân đối giữa các chuyên đề trong chương trình;
c) Tính cân đối giữa nội dung lý thuyết và thực hành, thực tế.
4. Tính ứng dụng của chương trình
a) Mức độ đáp ứng của chương trình với nhu cầu của học viên;
b) Mức độ đáp ứng của chương trình với yêu cầu thực tiễn công việc của học viên.
5. Hình thức của chương trình
a) Chương trình được trình bày khoa học;
b) Sử dụng ngôn ngữ chính xác.
Điều 6. Học viên
1. Mục tiêu học tập
a) Mục tiêu học tập của học viên phù hợp với mục tiêu của khóa bồi dưỡng;
b) Mục tiêu học tập phù hợp với với năng lực của học viên.
2. Phương pháp học tập
a) Học viên có phương pháp học tập khoa học;
b) Học viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu;
c) Học viên vận dụng thực tiễn vào quá trình học tập;
d) Học viên thể hiện sự sáng tạo trong quá trình học tập.
3. Thái độ học tập
a) Học viên chủ động trong quá trình học tập, nghiên cứu;
b) Học viên tích cực học hỏi trong quá trình học tập, nghiên cứu;
c) Học viên tham gia đầy đủ các hoạt động học tập;
d) Học viên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 7. Giảng viên
1. Kiến thức của giảng viên
a) Kiến thức chuyên môn của giảng viên;
b) Kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên.
2. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giảng viên
a) Việc thực hiện các nội quy, quy định;
b) Thái độ ứng xử với học viên.
3. Trách nhiệm của giảng viên
a) Hiểu rõ mục đích, yêu cầu của khóa bồi dưỡng;
b) Biên soạn bài giảng phục vụ giảng dạy;
c) Tư vấn, hỗ trợ hoạt động học tập cho học viên.
4. Phương pháp giảng dạy của giảng viên
a) Sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy;
b) Truyền đạt nội dung các chuyên đề;
c) Mức độ liên hệ bài học với thực tiễn;
d) Việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy;
đ) Việc hướng dẫn học viên đi thực tế, viết bài thu hoạch, làm tiểu luận, đề án.
5. Phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên
a) Việc áp dụng phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá;
b) Lựa chọn nội dung thi, kiểm tra phù hợp với nội dung học;
c) Việc thực hiện chính xác, khách quan trong kiểm tra, đánh giá;
d) Việc phản hồi kịp thời về kết quả kiểm tra, đánh giá.
Điều 8. Cơ sở vật chất
1. Phòng học, chất lượng phòng học
a) Diện tích phòng học;
b) Chất lượng trang thiết bị trong phòng học;
c) Hiệu quả sử dụng các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.
2. Nguồn học liệu
a) Đảm bảo số lượng, chất lượng tài liệu học tập phù hợp phục vụ khóa bồi dưỡng;
b) Việc cập nhật tài liệu.
3. Công nghệ thông tin
a) Việc khai thác hệ thống thông tin, trang thông tin điện tử của đơn vị tổ chức bồi dưỡng;
b) Việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu;
c) Cập nhật các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
Điều 9. Khóa bồi dưỡng
1. Xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng
a) Nhu cầu bồi dưỡng được xác định rõ ràng;
b) Mục tiêu khóa bồi dưỡng được xác định rõ ràng.
2. Hình thức tổ chức bồi dưỡng
a) Hình thức bồi dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng;
b) Hình thức bồi dưỡng phù hợp với đối tượng bồi dưỡng;
c) Hình thức bồi dưỡng phù hợp với với thời gian bồi dưỡng.
3. Chương trình bồi dưỡng
a) Chương trình được cập nhật;
b) Các bên liên quan được lấy ý kiến phản hồi về chương trình.
4. Giảng viên
a) Trình độ chuyên môn của giảng viên đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng;
b) Giảng viên áp dụng kinh nghiệm thực tiễn vào chuyên đề giảng dạy;
c) Giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp;
d) Giảng viên sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp.
5. Học viên
a) Học viên phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu;
b) Học viên phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập;
c) Học viên thực hiện tốt nội quy khóa bồi dưỡng.
6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
a) Tài liệu học tập được cung cấp đầy đủ;
b) Phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.
7. Các hoạt động hỗ trợ học viên
a) Hoạt động thực tế đáp ứng yêu cầu của chương trình;
b) Học viên được phản hồi kịp thời và giải quyết thỏa đáng các yêu cầu hợp lý.
8. Hoạt động kiểm tra, đánh giá
a) Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp;
b) Hoạt động kiểm tra, đánh giá khách quan, chính xác, kịp thời.
9. Tổ chức thực hiện
a) Kế hoạch tổ chức khóa bồi dưỡng được xây dựng rõ ràng, đầy đủ;
b) Đảm bảo số lượng và chất lượng giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng;
c) Thời gian bồi dưỡng được lựa chọn phù hợp;
d) Thực hiện đầy đủ việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng;
đ) Công tác phục vụ hậu cần tổ chức khóa bồi dưỡng.
Điều 10. Hiệu quả sau bồi dưỡng
1. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
a) Kiến thức chuyên môn;
b) Kiến thức nghiệp vụ.
2. Kỹ năng
a) Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
b) Kỹ năng giải quyết vấn đề được nâng lên.
3. Thái độ của cán bộ, công chức, viên chức sau bồi dưỡng
a) Tính chủ động, tích cực trong công việc;
b) Tính trách nhiệm trong công việc;
c) Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp.
Chương III. CÔNG CỤ, ĐỐI TƯỢNG LẤY Ý KIẾN, QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Điều 11. Công cụ, lựa chọn nội dung và mức độ đánh giá
1. Đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Sử dụng công cụ là Phiếu đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (tham khảo Phụ lục 1).
2. Lựa chọn nội dung đánh giá
a) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu chủ động lựa chọn nội dung đánh giá đối với các khóa bồi dưỡng cụ thể. Hàng năm, bảo đảm ít nhất 20% khóa bồi dưỡng được đánh giá theo quy định từ Điều 5 đến Điều 8; 10% khóa bồi dưỡng được đánh giá theo quy định tại Điều 9 và 01 khóa bồi dưỡng theo ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức hoặc theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý được đánh giá theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
b) Cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức tùy theo mục đích đánh giá có thể lựa chọn thực hiện 01 hoặc một số nội dung theo quy định tại Chương II Thông tư này.
c) Cơ quan đánh giá độc lập thực hiện đánh giá các nội dung theo đặt hàng của cơ quan có thẩm quyền.
3. Mức độ đánh giá: Từ 1 đến 10.
Điều 12. Đối tượng lấy ý kiến
1. Các nội dung quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9 lấy ý kiến của học viên và giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng;
2. Nội dung quy định tại Điều 10 lấy ý kiến của cựu học viên và thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Tùy theo điều kiện cụ thể, các cơ quan, đơn vị tổ chức đánh giá có thể mở rộng đối tượng lấy ý kiến tham khảo như: Đồng nghiệp của giảng viên, đồng nghiệp của cựu học viên.
Điều 13. Hình thức, thời gian và mẫu khảo sát
1. Hình thức đánh giá
Việc lấy ý kiến phản hồi của giảng viên, học viên về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp tại lớp học, phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu về cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Thời gian tổ chức đánh giá
a) Đối với các nội dung quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9: Tùy thuộc vào nội dung đánh giá, việc lấy ý kiến được thực hiện vào buổi học cuối cùng trước khi kết thúc khóa bồi dưỡng hoặc buổi lên lớp cuối cùng của chuyên đề mà giảng viên giảng dạy.
b) Đối với nội dung quy định tại Điều 10: Lấy ý kiến từ 06 tháng trở lên sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc bằng cách gửi phiếu qua đường công văn, thư điện tử đến học viên và cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức hoặc phỏng vấn trực tiếp đối tượng lấy ý kiến.
3. Mẫu khảo sát
a) Đối với giảng viên: Lấy ý kiến 100% giảng viên giảng dạy khóa bồi dưỡng;
b) Đối với học viên, cựu học viên: Bảo đảm tối thiểu 2/3 số học viên tham gia khóa bồi dưỡng được lấy ý kiến;
c) Đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: Bảo đảm tối thiểu 2/3 thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được lấy ý kiến.
Điều 14. Quy trình đánh giá
1. Các bước thực hiện
a) Lập danh sách giảng viên, học viên trực tiếp tham gia chương trình bồi dưỡng, chuẩn bị phiếu đánh giá và đánh số thứ tự phiếu giảng viên, học viên.
b) Phổ biến cho giảng viên, học viên về mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức khảo sát, nội dung đánh giá và trường hợp phiếu không hợp lệ (Phiếu có số lượng chỉ báo không được trả lời chiếm quá 5% tổng số chỉ báo).
c) Thu phiếu đánh giá và kiểm tra thông tin các câu trả lời trên phiếu để bảo đảm các chỉ báo đều có đầy đủ câu trả lời, mỗi chỉ báo chỉ chọn một phương án.
d) Tập hợp toàn bộ phiếu, chuyển phiếu đến bộ phận xử lý phiếu của đơn vị.
2. Quy trình xử lý kết quả
a) Tập hợp các phiếu đánh giá, kiểm tra các phiếu hợp lệ, đánh số thứ tự phiếu của từng đối tượng lấy ý kiến.
b) Tùy theo điều kiện cụ thể, các cơ quan, đơn vị sử dụng phần mềm thống kê khác nhau để nhập và phân tích số liệu.
Điều 15. Sử dụng kết quả đánh giá
1. Kết quả khảo sát từng nội dung đánh giá chất lượng bồi dưỡng được thể hiện bằng các điểm số sau: Điểm đánh giá trung bình của từng chỉ báo, điểm đánh giá trung bình của từng tiêu chí, điểm đánh giá trung bình cho nhóm giảng viên, nhóm học viên và chỉ số đánh giá chung (Phụ lục 2).
2. Tùy theo mức độ đạt được của chỉ số đánh giá chung về từng nội dung đánh giá, kết quả đánh giá được phân loại vào các mức tương ứng như sau:
Chỉ số đánh giá chung | Mức đánh giá |
0 ≤ chỉ số <> | Kém |
2.0 ≤ chỉ số <> | Yếu |
4.0 ≤ chỉ số <> | Trung bình |
6.0 ≤ chỉ số <> | Khá |
8.0 ≤ chỉ số ≤ 10.0 | Tốt |
3. Căn cứ vào các mức đánh giá trên, các cơ quan, tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng nghiên cứu, báo cáo với cơ quan quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và kiến nghị, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng; khắc phục những tồn tại, yếu kém về chất lượng chương trình, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất, khóa bồi dưỡng và nâng cao hiệu quả học tập của học viên.
Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.
Điều 17. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Nội vụ
a) Lập kế hoạch và tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
b) Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng;
b) Tổ chức đánh giá các nội dung đối với khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu trực tiếp tổ chức.
b) Báo cáo Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ/Sở Nội vụ về kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
4. Cơ quan đánh giá độc lập
a) Tổ chức đánh giá theo quy trình đảm bảo khách quan, chính xác.
b) Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản thay thế |
03 | Văn bản được hướng dẫn |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
06 | Văn bản dẫn chiếu |
Thông tư 10/2017/TT-BNV quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ |
Số hiệu: | 10/2017/TT-BNV |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 29/12/2017 |
Hiệu lực: | 01/03/2018 |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
Ngày công báo: | 26/01/2018 |
Số công báo: | 203&204-01/2018 |
Người ký: | Lê Vĩnh Tân |
Ngày hết hiệu lực: | 15/06/2023 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |