hieuluat

Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT quy định về trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi trẻ em trong nhà trường

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:16/2011/TT-BGDĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thị Nghĩa
    Ngày ban hành:13/04/2011Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/06/2011Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    ---------------------------
    Số: 16/2011/TT-BGDĐT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ------------------------------
    Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2011
     
     
    THÔNG TƯ
    QUY ĐỊNH VỀ TRANG BỊ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐỒ CHƠI TRẺ EM TRONG NHÀ TRƯỜNG
    --------------------------------------------
     
               
    Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
    Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
    Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
    Căn cứ Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”;
    Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em,
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi trẻ em trong nhà trường như sau :
    Chương I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Thông tư này quy định về quản lý đồ chơi trẻ em (sau đây gọi là đồ chơi) trong nhà trường, bao gồm các nội dung trang bị đồ chơi, sử dụng và bảo quản đồ chơi, tổ chức thực hiện.
    2. Thông tư này quy định đối với đồ chơi cho trẻ em và học sinh dưới 16 tuổi sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc các loại hình trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là nhà trường); các tổ chức và cá nhân có liên quan.
    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Đồ chơi trẻ em
    a) Đồ chơi trẻ em được hiểu là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế và sản xuất để trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi;
    b) Đồ chơi trẻ em bao gồm đồ chơi trong lớp học, trong khu vực sân chơi, khu vui chơi ngoài trời trong phạm vi khuôn viên của nhà trường.
    2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em
    a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em là quy định các yêu cầu đối với đồ chơi trẻ em nhằm giảm thiểu các mối nguy và rủi ro liên quan đến an toàn, sức khỏe của trẻ em, các phương pháp thử tương ứng, các nội dung quản lý đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng;
    b) Đối với những đồ chơi trẻ em chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì việc quản lý chất lượng được thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
    3. Đồ chơi tự làm
     Đồ chơi tự làm (hoặc đồ chơi tự tạo) là đồ chơi do giáo viên, nhân viên chuyên trách, học sinh, phụ huynh tự làm để phục vụ việc giảng dạy, học tập và vui chơi của trẻ em.
     
    Chương II
    TRANG BỊ ĐỒ CHƠI TRONG NHÀ TRƯỜNG
     
    Điều 3. Quy định về trang bị đồ chơi trong nhà trường
    1. Danh mục đồ chơi được trang bị trong nhà trường phải thực hiện theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    2. Việc trang bị, tự làm đồ chơi trong nhà trường phải đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, dễ khai thác sử dụng, tránh lãng phí. Không trang bị đồ chơi cho những phòng học, khu vực sân chơi không đảm bảo điều kiện khai thác, sử dụng và bảo quản đồ chơi.
    3. Đồ chơi được trang bị trong nhà trường phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại các Điều 4, Điều 7 của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đồng thời có nhãn hàng hóa bắt buộc, thể hiện các nội dung sau:
    a) Các đồ chơi sản xuất trong nước trên sản phẩm phải có nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa như tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; thành phần; thông số kỹ thuật; thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn; hướng dẫn sử dụng; hạn sử dụng; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
    b) Các đồ chơi nhập khẩu mà nhãn hàng hóa trên sản phẩm chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 3 của Thông tư này thì phải có thêm nhãn phụ thể hiện đầy đủ những nội dung theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 3 của Thông tư này.
    Điều 4. Tính an toàn, tính giáo dục và thẩm mỹ của đồ chơi
    1. Tính an toàn của đồ chơi
     Đồ chơi được trang bị, sử dụng trong nhà trường phải đảm bảo an toàn khi sử dụng theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”.
    2. Tính giáo dục và tính thẩm mỹ của đồ chơi
    a) Đồ chơi được trang bị, sử dụng trong nhà trường phải giúp trẻ phát triển khả năng vận động, ngôn ngữ, cảm xúc, thẩm mỹ và quan hệ xã hội;
    b) Đồ chơi được trang bị, sử dụng trong nhà trường phải phù hợp với thuần phong, mỹ tục và truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam; không mang tư tưởng bạo lực; phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi và phát triển trí tuệ của trẻ em.
    3. Các đồ chơi bị cấm lưu thông trên thị trường theo quy định tại các văn bản hiện hành của nhà nước thì không được trang bị, sử dụng trong nhà trường.
    Điều 5. Đồ chơi tự làm trong nhà trường
    1. Nhà trường tạo điều kiện và động viên, khuyến khích các hoạt động tự làm đồ chơi của giáo viên và học sinh; phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội.
    2. Đồ chơi tự làm trong nhà trường nhằm mục đích phục vụ nội dung chương trình giáo dục theo từng cấp học; Khuyến khích các đồ chơi dân gian, đồ chơi phát triển trí tuệ.
    3. Đồ chơi tự làm được sử dụng trong nhà trường phải tuân thủ các điều kiện về tính an toàn, tính giáo dục và tính thẩm mỹ được quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
    4. Quá trình thiết kế, chế tạo, sử dụng và bảo quản đồ chơi tự làm phải tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước về an toàn đồ chơi trẻ em để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.
     
    Chương III
    SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ĐỒ CHƠI TRONG NHÀ TRƯỜNG
     
    Điều 6. Đồ chơi phục vụ dạy học
    Đồ chơi phục vụ dạy học được sử dụng theo đúng yêu cầu, mục đích, nội dung của chương trình dạy học. Quá trình sử dụng phải có sự giám sát, hướng dẫn của giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách.
    Điều 7. Đồ chơi phục vụ giải trí
    Quá trình sử dụng phải thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất, đồ chơi phải được sử dụng theo đúng mục đích thiết kế. Quá trình sử dụng phải có sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên hoặc nhân viên chuyên trách.
    Điều 8. Bảo quản chất lượng đồ chơi 
    1. Các đồ chơi dùng trong lớp học và các đồ chơi phục vụ dạy học cần có tủ hoặc giá đựng đồ chơi đảm bảo ngăn nắp, gọn gàng và hợp vệ sinh.
    2. Trong quá trình sử dụng, nhà trường phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất; thay thế những đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ em.
    3. Trong quá trình sử dụng, giáo viên và nhân viên chuyên trách có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng đồ chơi, hướng dẫn trẻ sử dụng đồ chơi, không sử dụng khác với tính năng hoạt động của đồ chơi, giáo dục và hướng dẫn trẻ em bảo quản đồ chơi hàng ngày.
    Chương IV
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN
     
    Điều 9. Đối với nhà trường
    1. Nhà trường bố trí thời gian, lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp để phổ biến, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh trong việc lựa chọn, sử dụng, bảo quản đồ chơi.
    2. Đối với giáo viên và nhân viên chuyên trách
    Trong quá trình sử dụng hàng ngày, giáo viên và nhân viên chuyên trách có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng đồ chơi, kịp thời phát hiện và không sử dụng những đồ chơi quá cũ, hỏng, không đảm bảo tính thẩm mỹ, có nguy cơ dễ gây tai nạn, thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cho trẻ em. Đồng thời có biện pháp khắc phục, thay thế các đồ chơi này.
    3. Đối với hiệu trưởng các nhà trường
    a) Trong quá trình mua sắm, trang bị, tiếp nhận đồ chơi, hiệu trưởng các nhà trường phải chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng và an toàn đồ chơi theo đúng các quy định của Thông tư này; đảm bảo hiệu quả sử dụng đồ chơi tại đơn vị;
    b) Theo định kỳ, hiệu trưởng các trường học có trách nhiệm tổ chức kiểm tra chất lượng đồ chơi được sử dụng trong nhà trường. Nếu phát hiện thấy đồ chơi quá cũ, hỏng, không đảm bảo tính thẩm mỹ, có nguy cơ dễ gây tại nạn, thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cho trẻ em phải dừng ngay việc sử dụng và có biện pháp khắc phục, thay thế.
    Điều 10. Đối với cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo địa phương
    1. Chỉ đạo, tổ chức tập huấn khai thác sử dụng, bảo quản, hướng dẫn tự làm đồ chơi cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chuyên trách của các nhà trường trong phạm vi quản lý.
    2. Căn cứ các văn bản hướng dẫn về danh mục đồ chơi; các văn bản quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em; điều kiện thực tế của các nhà trường; các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc trang bị, tự làm, sử dụng, bảo quản đồ chơi trẻ em trong các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.
    Điều 11. Hiệu lực thi hành
    Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2011.
    Các quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.
    Điều 12. Trách nhiệm thi hành
    Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non; Hiệu trưởng các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này ./.
     

    Nơi nhận:                                   
    - VP Chủ tịch nước;  
    - VP Chính phủ;                (để b/c)
    - Ban TGTW;                                                      
    - Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ,
     HĐND,UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để phối hợp);
    - Công báo;     
    - Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
    - Như Điều 12;
    - Website của Chính phủ;
    - Website của Bộ GD&ĐT;
    - Lưu: VT, Cục CSVCTBTH, Vụ PC.
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
    (Đã ký)
     
     
     
     
    Nguyễn Thị Nghĩa
      

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/06/2006 Hiệu lực: 01/01/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
    Ban hành: 01/08/2007 Hiệu lực: 03/09/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật chất lượng, sản phẩm hàng hoá số 05/2007/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 21/11/2007 Hiệu lực: 01/07/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 32/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Ban hành: 19/03/2008 Hiệu lực: 10/04/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
    Ban hành: 31/12/2008 Hiệu lực: 01/02/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    06
    Thông tư 18/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”
    Ban hành: 26/06/2009 Hiệu lực: 10/08/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 5293/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30/09/2014 thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành từ ngày 01/01/2008 đến hết ngày 30/09/2014
    Ban hành: 10/11/2014 Hiệu lực: 10/11/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học
    Ban hành: 12/05/2016 Hiệu lực: 30/06/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Quyết định 3822/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt các tài liệu truyền thông về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và công tác y tế trong trường học
    Ban hành: 23/11/2020 Hiệu lực: 23/11/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT quy định về trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi trẻ em trong nhà trường

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Số hiệu:16/2011/TT-BGDĐT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:13/04/2011
    Hiệu lực:01/06/2011
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thị Nghĩa
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X