hieuluat

Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:605&606-08/2017
    Số hiệu:19/2017/TT-BGDĐTNgày đăng công báo:21/08/2017
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Phạm Mạnh Hùng
    Ngày ban hành:28/07/2017Hết hiệu lực:03/05/2024
    Áp dụng:12/09/2017Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  •  

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    -------
    Số: 19/2017/TT-BGDĐT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2017
     
     
    THÔNG TƯ
    BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH GIÁO DỤC
     
    Căn cứ Luật thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
    Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
    Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
    Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục.
    Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục, bao gồm:
    1. Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục.
    2. Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục.
    Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 9 năm 2017
    Thông tư này thay thế Thông tư số 39/2011/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2011 ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên, trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
     

     

    Nơi nhận:
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
    - Ban Tuyên giáo Trung ương;
    - Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
    - Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
    - Công báo;
    - Cổng TTĐT Chính phủ;
    - Cổng TTĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Như Điều 3 (để thực hiện);
    - Bộ trưởng (để báo cáo);
    - Lưu: VT, Vụ PC, Vụ KHTC. (20 bản)
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Phạm Mạnh Hùng
     
     
    DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH GIÁO DỤC
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
     

     

    TT
    Mã số
    Nhóm, tên chỉ tiêu
     
     
    1- GIÁO DỤC MẦM NON
     
     
    1.1 - Nhà trẻ
    1
    1101
    Số nhà trẻ
    2
    1102
    Số nhóm trẻ
    3
    1103
    Số phòng học nhà trẻ
    4
    1104
    Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trẻ
    5
    1105
    Số trẻ em nhà trẻ
    6
    1106
    Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi nhà trẻ
     
     
    1.2 - Mẫu giáo
    7
    1201
    Số trường mẫu giáo, mầm non
    8
    1202
    Số lớp mẫu giáo
    9
    1203
    Số phòng học mẫu giáo
    10
    1204
    Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mẫu giáo
    11
    1205
    Số trẻ em mẫu giáo
    12
    1206
    Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo; tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo
     
     
    2 -GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
     
     
    2.1 - Tiểu học
    13
    2101
    Số trường tiểu học
    14
    2102
    Số lớp tiểu học
    15
    2103
    Số phòng học tiểu học
    16
    2104
    Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tiểu học
    17
    2105
    Số học sinh, tiểu học;
    18
    2106
    Số học sinh bình quân một giáo viên; số học sinh bình quân 1 lớp học; số giáo viên bình quân một lớp học của tiểu học
    19
    2107
    Tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học
    20
    2108
    Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học
     
     
    2.2 - Trung học cơ sở
    21
    2201
    Số trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học
    22
    2202
    Số lớp trung học cơ sở
    23
    2203
    Số phòng học trung học cơ sở
    24
    2204
    Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trung học cơ sở
    25
    2205
    Số học sinh trung học cơ sở
    26
    2206
    Số học sinh bình quân một giáo viên; số học sinh bình quân 1 lớp học; số giáo viên bình quân một lớp học
    27
    2207
    Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở
    28
    2208
    Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở, tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở
     
     
    2.3 - Trung học phổ thông
    29
    2301
    Số trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học
    30
    2302
    Số lớp trung học phổ thông
    31
    2303
    Số phòng học trung học phổ thông
    32
    2304
    Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trung học phổ thông
    33
    2305
    Số học sinh trung học phổ thông
    34
    2306
    Số học sinh bình quân một giáo viên; số học sinh bình quân 1 lớp học; số giáo viên bình quân một lớp học
    35
    2307
    Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học phổ thông
    36
    2308
    Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông, tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông
     
     
    3 - PHỔ CẬP GIÁO DỤC - XÓA MÙ CHỮ
    42
    3001
    Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
     
     
    4 - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
    43
    4001
    Số trung tâm giáo dục thường xuyên; số trung tâm học tập cộng đồng; số trung tâm ngoại ngữ, tin học; số trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
    44
    4002
    Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giáo dục thường xuyên
    45
    4003
    Số người học các chương trình giáo dục thường xuyên
     
     
    5. GIÁO DỤC KHÁC
     
     
    5.1. Dự bị đại học
    46
    5101
    Số trường
    47
    5102
    Số lớp dự bị đại học
    48
    5103
    Số phòng học dự bị đại học
    49
    5104
    Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dự bị đại học
    50
    5105
    Số học sinh dự bị đại học
     
     
    5.2. Giáo dục người khuyết tật
    51
    5201
    Số trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, số trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật
    52
    5202
    Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, nhân viên
    53
    5203
    Số học sinh khuyết tật
     
     
    5.3. Đào tạo giáo viên trình độ trung cấp
    54
    5301
    Số trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên, số trường trung cấp sư phạm
    55
    5302
    Số phòng học và phòng chức năng của trường trung cấp sư phạm
    56
    5303
    Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các trường trung cấp sư phạm; số giáo viên chuyên ngành sư phạm của trường trung cấp ngành đào tạo giáo viên
    57
    5304
    Số học sinh trung cấp sư phạm, số học sinh ngành đào tạo giáo viên
     
     
    5.4. Đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng
    58
    5401
    Số trường cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên, số trường cao đẳng sư phạm
    59
    5402
    Số phòng học và phòng chức năng của các trường cao đẳng sư phạm
    60
    5403
    Số cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên của các trường cao đẳng sư phạm; số giáo viên chuyên ngành sư phạm của các trường cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên
    61
    5404
    Số sinh viên cao đẳng sư phạm, số sinh viên ngành đào tạo giáo viên
     
     
    6 - GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
    62
    6001
    Số cơ sở giáo dục đại học
    63
    6002
    Số phòng học và phòng chức năng giáo dục đại học
    64
    6003
    Số cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên giáo dục đại học
    65
    6004
    Số sinh viên đại học
    66
    6005
    Số học viên cao học
    67
    6006
    Số nghiên cứu sinh
     
     
    7- TÀI CHÍNH
    68
    7001
    Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo
     
    NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH GIÁO DỤC
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
     
    1. GIÁO DỤC MẦM NON
    1.1. Nhà trẻ
    1101. Số nhà trẻ
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Nhà trẻ là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi.
    - Loại hình:
    Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
    Dân lập: do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
    Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.
    1102. Số nhóm trẻ
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Nhóm trẻ nhà trẻ bao gồm: các nhóm trẻ ở các nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, nhóm trẻ tại cơ quan, doanh nghiệp.
    - Nhóm trẻ độc lập: là những cơ sở nhà trẻ ở những nơi chưa đủ điều kiện để thành lập trường nhưng đã được cấp giấy phép hoạt động.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.
    1103. Số phòng học nhà trẻ
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Phòng học nhà trẻ bao gồm các phòng học dành để nuôi, dạy các cháu ở độ tuổi nhà trẻ (3 tháng đến 36 tháng) ở các nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường mầm non.
    - Loại phòng:
    Phòng học kiên cố: là các phòng học được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Phòng học kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép kết cấu bê tông nhiều tầng, nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.
    Phòng học bán kiên cố: gồm các phòng học có chất lượng xây dựng và thời hạn sử dụng thấp so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm.
    Phòng học bán kiên cố: bao gồm các phòng học ở nhà có tường xây hay ghép gỗ, mái ngói hoặc mái tôn.
    Phòng học tạm: là các phòng học không thuộc các nhóm trên. Gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.
    Phòng phục vụ học tập: là phòng giáo dục thể chất và phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Loại phòng.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.
    1104. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Cán bộ quản lý: bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các nhà trẻ chia theo trình độ đào tạo: trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và khác, chia theo dân tộc, giới tính và biên chế.
    - Giáo viên nhà trẻ (tổng số tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên): là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập và nhóm trẻ trong trường mầm non được chia theo các trình độ (trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và khác), dân tộc, giới tính, biên chế và nhóm tuổi.
    - Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng trung cấp sư phạm mầm non.
    - Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng cao đẳng sư phạm mầm non trở lên.
    - Giáo viên chưa qua đào tạo: là những giáo viên trực tiếp nuôi dạy trẻ nhưng chưa qua trường lớp sư phạm theo quy định.
    - Nhân viên: là người làm nhiệm vụ phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em tại các nhà trẻ (nhân viên phục vụ, nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, nhân viên khác).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;
    - Nhóm tuổi;
    - Biên chế.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.
    1105. Số trẻ em nhà trẻ
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Trẻ em nhà trẻ: bao gồm trẻ em từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi đi học ở các nhóm trẻ của các nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, nhóm trẻ ở trường mẫu giáo, nhóm trẻ tại cơ quan, xí nghiệp.
    - Số trẻ em tối đa của 1 nhóm trẻ quy định như sau:
    + Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
    + Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
    + Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.
    - Số trẻ em học 2 buổi/ngày: là số trẻ em học cả sáng và chiều;
    - Số trẻ em học bán trú (được tổ chức ăn trưa): là số trẻ em được tổ chức nấu ăn tại trường bao gồm cả trẻ được gia đình mang thức ăn đến cho trẻ.
    - Trẻ em dân tộc: là trẻ em trong độ tuổi từ 3 tháng đến 36 tháng là người dân tộc không phải là dân tộc kinh.
    - Số trẻ em khuyết tật học hòa nhập: là số trẻ em trong độ tuổi từ 3 tháng đến 36 tháng bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn và được ra lớp học chung với người không khuyết tật tại các nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường mầm non (trích Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật).
    - Trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi: là trẻ em được đánh giá là nhẹ cân và thấp còi căn cứ theo bảng phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Khuyết tật;
    - Tình trạng suy dinh dưỡng;
    - Độ tuổi;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.
    1106. Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi nhà trẻ
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi là phần trăm số trẻ em nhà trẻ mặt tại các nhà trẻ, trường mầm non kể cả các nhóm trẻ độc lập so với tổng dân số trong độ tuổi từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi.
    Công thức tính:

     

    Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi học nhà trẻ năm học t (%)
    =
    Số trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đang học nhà trẻ mầm non năm học t
    x 100
    Dân số trong độ tuổi từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi năm t
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Khuyết tật;
    - Độ tuổi.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, Cơ quan quản lý giáo dục các cấp và đơn vị cơ sở giáo dục.
    1.2. Mẫu giáo
    1201. Số trường mẫu giáo, mầm non
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Trường mẫu giáo: là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi.
    - Trường mầm non: là cơ sở kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
    - Trường mẫu giáo, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là cơ sở đạt được các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
    + Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: Là trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non.
    + Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2: Là trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng toàn diện ở mức độ cao hơn mức độ 1, tạo điều kiện để tiếp cận với trình độ phát triển của trường mầm non ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
    - Loại hình:
    Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
    Dân lập: do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
    Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Mẫu giáo, mầm non;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Đạt chuẩn quốc gia.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.
    1202. Số lớp mẫu giáo
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Lớp học mẫu giáo bao gồm: các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo ở cơ quan, xí nghiệp và ở các trường phổ thông.
    - Lớp mẫu giáo độc lập: là lớp của cơ sở mẫu giáo ở những nơi chưa đủ điều kiện để thành lập trường nhưng đã được cấp giấy phép hoạt động.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.
    1203. Số phòng học mẫu giáo
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Phòng học mẫu giáo bao gồm các phòng học dành cho lứa tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi) của các trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập.
    - Loại phòng:
    Phòng học kiên cố: là các phòng học được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Phòng học kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép kết cấu bê tông nhiều tầng, nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.
    Phòng học bán kiên cố: gồm các phòng học có chất lượng xây dựng và thời hạn sử dụng thấp so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm. Phòng học bán kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà có tường xây hay ghép gỗ, mái ngói hoặc mái tôn.
    Phòng học tạm: là các phòng học không thuộc các nhóm trên. Gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.
    Phòng phục vụ học tập: là phòng giáo dục thể chất và số phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Loại phòng.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.
    1204. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Cán bộ quản lý: bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường mẫu giáo và trường mầm non.
    - Giáo viên mẫu giáo (tổng số tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên): là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập và lớp mẫu giáo ở trường phổ thông, cơ quan, xí nghiệp được chia theo các trình độ (trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và khác), dân tộc, giới tính, biên chế và nhóm tuổi.
    - Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng trung cấp sư phạm mầm non.
    - Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng cao đẳng sư phạm mầm non trở lên.
    - Giáo viên chưa qua đào tạo: là những giáo viên trực tiếp nuôi dạy trẻ nhưng chưa qua trường lớp sư phạm theo quy định.
    - Nhân viên: là người làm nhiệm vụ phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em tại trường mẫu giáo và trường mầm non (nhân viên phục vụ, nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, nhân viên khác).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;
    - Nhóm tuổi;
    - Biên chế.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.
    1205. Số trẻ em mẫu giáo
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Trẻ em mẫu giáo bao gồm trẻ em đi học ở các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo ở các nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở cơ quan, xí nghiệp và ở các trường phổ thông.
    - Số trẻ em tối đa của các lớp mẫu giáo quy định như sau:
    + Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi: 25 trẻ;
    + Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;
    + Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi: 35 trẻ.
    - Số trẻ em học 2 buổi/ngày: là số trẻ em học cả sáng và chiều;
    - Số trẻ em học bán trú (được tổ chức ăn trưa): là số trẻ em được tổ chức nấu ăn tại trường bao gồm cả trẻ được gia đình mang thức ăn đến cho trẻ.
    - Trẻ em dân tộc: là trẻ em trong độ tuổi từ 3 tuổi đến 6 tuổi là người dân tộc không phải là dân tộc kinh.
    - Trẻ em khuyết tật học hòa nhập: là trẻ em bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn và được ra lớp học chung với người không khuyết tật tại các trường mẫu giáo, mầm non và lớp mẫu giáo độc lập (trích Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật).
    - Trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi: là trẻ em được đánh giá là nhẹ cân và thấp còi căn cứ theo bảng phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Khuyết tật;
    - Tình trạng suy dinh dưỡng;
    - Độ tuổi;
    - Học 2 buổi/ngày.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cân và cơ sở giáo dục mầm non.
    1206. Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo, tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3-5 tuổi là phần trăm số trẻ em mẫu giáo có mặt tại các trường mẫu giáo, trường mầm non kể cả các lớp mẫu giáo độc lập so với tổng dân số ở độ tuổi từ 3-5 tuổi.
    Công thức tính:

     

    Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3-5 tuổi đi học mẫu giáo năm học t (%)
    =
    Số trẻ em từ 3-5 tuổi đang học mẫu giáo, mầm non năm học t
    x 100
    Dân số trong độ tuổi 3-5 tuổi năm t
    - Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi là phần trăm trẻ em 5 đang học tại trường mẫu giáo, trường mầm non và lớp mẫu giáo độc lập so với tổng dân số ở độ tuổi 5 tuổi.
    Công thức tính:

     

    Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo năm học t (%)
    =
    Số trẻ em 5 tuổi đang học mẫu giáo, mầm non năm học t
    x 100
    Dân số trong độ tuổi 5 tuổi năm t
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Khuyết tật;
    - Độ tuổi.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.
    2. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
    2.1. Tiểu học
    2101. Số trường tiểu học
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Trường tiểu học: Là cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tổ chức dạy học chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ GDĐT quy định, có đủ các điều kiện thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước.
    - Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là cơ sở đạt được các tiêu chuẩn quy định hiện hành.
    + Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là trường đạt một số các tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học.
    + Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là trường đạt một số các tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao hơn so với mức độ 1, tạo tiền đề tiếp cận với trình độ phát triển của trường tiểu học ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
    - Loại hình:
    Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
    Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
    - Loại trường chuyên biệt:
    + Trường phổ thông dân tộc bán trú;
    + Trường, lớp dành cho người khuyết tật.
    2. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Loại trường;
    - Đạt chuẩn quốc gia.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và đơn vị cơ sở giáo dục.
    2102. Số lớp
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Lớp học: là một tổ chức của trường học, gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục, hoặc nhiều chương trình giáo dục do một giáo viên giảng dạy hoặc do nhiều giáo viên giảng dạy, nhưng có sự quản lý trực tiếp của 1 giáo viên chủ nhiệm.
    - Số lớp tiểu học bao gồm tổng số lớp học từ lớp 1 đến lớp 5.
    - Lớp học 2 buổi/ngày: là lớp học được tổ chức dạy học ở trường cả buổi sáng và buổi chiều (lớp học từ 9 buổi hoặc 10 buổi trong một tuần).
    - Lớp ghép: là lớp học gồm các học sinh học nhiều chương trình giáo dục của nhiều khối lớp.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Loại lớp;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Khối lớp.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.
    2103. Số phòng học
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Số phòng học cấp tiểu học: bao gồm số phòng học trường tiểu học, phòng học của cấp tiểu học trong các trường phổ thông có nhiều cấp học.
    - Phòng học: là cơ sở vật chất của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến học theo từng lớp học để nghe giáo viên giảng bài.
    - Loại phòng:
    Phòng học kiên cố: là các phòng học được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Phòng học kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép kết cấu bê tông nhiều tầng, nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.
    Phòng học bán kiên cố: gồm các phòng học có chất lượng xây dựng và thời hạn sử dụng thấp so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm. Phòng học bán kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà có tường xây hay ghép gỗ, mái ngói hoặc mái tôn.
    Phòng học tạm: là các phòng học không thuộc các nhóm trên. Gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Loại phòng.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.
    2104. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Cán bộ quản lý: bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường tiểu học;
    - Giáo viên tiểu học (tổng số tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên): là giáo viên dạy tại các trường tiểu học và dạy cấp tiểu học tại các trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt;
    - Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng trung cấp sư phạm.
    - Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng cao đẳng sư phạm trở lên.
    - Nhân viên: là người đang làm việc tại các trường tiểu học ở các vị trí công việc như (nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên làm công tác y tế trường học, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, nhân viên khác).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;
    - Nhóm tuổi;
    - Biên chế.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
    2105. Số học sinh tiểu học
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Học sinh tiểu học: là học sinh học trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi đang học tại các khối từ lớp 1 đến lớp 5 tại các trường tiểu học, các trường phổ thông nhiều cấp học và trường chuyên biệt.
    - Học sinh dân tộc: là học sinh thuộc các dân tộc không phải là dân tộc Kinh.
    - Học sinh tuyển mới: là học sinh mới được tuyển vào học ở các lớp đầu cấp học (lớp 1) hoặc học sinh đã bỏ học ở các lớp khác, nay trở lại học vào kỳ khai giảng.
    - Học sinh khuyết tật học hòa nhập: là học sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn và được ra lớp học chung với người không khuyết tật tại các cơ sở giáo dục (trích Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật).
    - Học sinh lưu ban: là học sinh không hoàn thành chương trình lớp học, được hiệu trưởng quyết định ở lại lớp, học lại chương trình giáo dục khối lớp đó trong năm học kế tiếp.
    - Số học sinh học 2 buổi/ngày: là số học sinh được tổ chức học tập ở nhà trường cả buổi sáng và buổi chiều (tức là số học sinh học 9 buổi hoặc 10 buổi trong một tuần).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình:
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    - Khối lớp;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Đối tượng chính sách;
    - Khuyết tật;
    - Tuyển mới/ lưu ban/ bỏ học;
    - Độ tuổi;
    - Hai buổi/ngày.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.
    2106. Số học sinh bình quân 1 giáo viên, số học sinh bình quân 1 lớp học, số giáo viên bình quân 1 lớp học
    a. Các khái niệm, phương pháp tính:
    - Số học sinh bình quân một giáo viên là tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số giáo viên của cấp tiểu học.
    Công thức tính:

     

    Số học sinh bình quân giáo viên cấp tiểu học năm học t
    =
    Số học sinh cấp tiểu học đang học năm học t
    Số giáo viên cấp tiểu học đang giảng dạy năm học t
    - Số học sinh bình quân một lớp học là tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số lớp học của cấp tiểu học.
    Công thức tính:

     

    Số học sinh bình quân một lớp học cấp tiểu học năm học t
    =
    Số học sinh cấp tiểu học đang học năm học t
    Số lớp học cấp tiểu học năm học t
    - Số giáo viên bình quân một lớp học là tỷ số giữa tổng số giáo viên và tổng số lớp học của cấp tiểu học.
    Công thức tính:

     

    Số giáo viên bình quân một lớp học cấp tiểu học năm học t
    =
    Số giáo viên cấp tiểu học đang giảng dạy năm học t
    Số lớp học cấp tiểu học năm học t
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.
    2107. Tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp tiểu học là số phần trăm giữa số học sinh đang học cấp tiểu học so với tổng dân số ở độ tuổi từ 6 - 10 tuổi.
    Công thức tính:

     

    Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp tiểu học năm học t (%)
    =
    Số học sinh đang học cấp tiểu học năm học t
    x 100
    Dân số trong độ tuổi từ 6-10 trong năm học t
    - Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học là số phần trăm giữa số học sinh tuổi từ 6-10 tuổi đang học cấp tiểu học so với tổng dân số trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi.
    Công thức tính:

     

    Tỷ lệ học sinh đi học đúng cấp tiểu học năm học t (%)
    =
    Số học sinh trong độ tuổi từ 6-10 tuổi đang học tiểu học năm t
    x 100
    Dân số trong độ tuổi từ 6-10 trong năm học t
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Chung/đúng tuổi;
    - Cấp học;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.
    2108. Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là số phần trăm giữa số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học so với số học sinh học lớp 5 cuối năm học đó.
    - Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi là số phần trăm giữa số học sinh 11 tuổi được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học so với số học sinh học lớp 5 của cuối năm học đó.
    - Tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học: là số phần trăm giữa số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm học (t+4) so với số học sinh lớp 1 đầu năm học (t).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Dân tộc;
    - Giới tính;
    - Khuyết tật.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.
    2.2. Trung học cơ sở
    2201. Số trường trung học cơ sở
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Trường trung học cơ sở: là cơ sở giáo dục phổ thông dạy dạy từ lớp 6 đến lớp 9, bảo đảm đủ các điều kiện như: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.
    - Trường phổ thông có nhiều cấp học: là cơ sở giáo dục phổ thông dạy từ lớp 1 đến lớp 9, bảo đảm đủ các điều kiện như: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.
    - Trường trung học cơ sở, phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia là cơ sở đạt được các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
    - Loại hình:
    Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
    Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
    - Loại trường chuyên biệt:
    + Trường phổ thông dân tộc nội trú;
    + Trường phổ thông dân tộc bán trú;
    + Trường chuyên, trường năng khiếu;
    + Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình:
    - Tỉnh, thành phố;
    - Loại trường;
    - Đạt chuẩn quốc gia.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2202. Số lớp
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Lớp học: là một tổ chức của trường học, gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục, hoặc nhiều chương trình giáo dục do một giáo viên giảng dạy hoặc do nhiều giáo viên giảng dạy, nhưng có sự quản lý trực tiếp của 1 giáo viên chủ nhiệm.
    - Số lớp trung học cơ sở bao gồm các lớp từ lớp 6 đến lớp 9.
    - Số lớp học 2 buổi/ngày: là số lớp học đủ 2 buổi của các ngày trong tuần hoặc học từ 7 đến 11 buổi trong tuần.
    - Lớp ghép: là lớp học dạy 2 hoặc nhiều chương trình khác nhau cho một số học sinh cùng ngồi học trong một phòng học, lớp học.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Khối lớp.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2203. Số phòng học
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Số phòng học cấp trung học cơ sở: Bao gồm số phòng học trường trung học cơ sở, phòng học của cấp trung học cơ sở trong các trường phổ thông có nhiều cấp học.
    - Phòng học: là cơ sở vật chất của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến học theo từng lớp học để nghe giáo viên giảng bài.
    - Loại phòng:
    Phòng học kiên cố: là các phòng học được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Phòng học kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép kết cấu bê tông nhiều tầng, nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.
    Phòng học bán kiên cố: gồm các phòng học có chất lượng xây dựng và thời hạn sử dụng thấp so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm. Phòng học bán kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà có tường xây hay ghép gỗ, mái ngói hoặc mái tôn.
    Phòng học tạm: là các phòng học không thuộc các nhóm trên. Gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Loại phòng.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2204. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Cán bộ quản lý: bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học;
    - Giáo viên trung học cơ sở (tổng số tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên): là giáo viên dạy tại các trường trung học cơ sở và dạy cấp trung học cơ sở tại các trường phổ thông có nhiều cấp học;
    - Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.
    - Giáo viên đạt trình, độ trên trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng đại học sư phạm trở lên.
    - Nhân viên: là người đang làm việc tại các trường trung học cơ sở ở các vị trí công việc như (nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, nhân viên khác).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;
    - Nhóm tuổi;
    - Biên chế.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2205. Số học sinh trung học cơ sở
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Học sinh trung học cơ sở: là học sinh học tại các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 đang học tập tại các trường trung học cơ sở và các trường phổ thông nhiều cấp học.
    - Học sinh dân tộc: là học sinh thuộc các dân tộc không phải là dân tộc Kinh.
    - Học sinh tuyển mới: là học sinh mới được tuyển vào học ở các lớp đầu cấp học (lớp 6) hoặc học sinh đã bỏ học ở các lớp khác, nay trở lại học vào kỳ khai giảng.
    - Học sinh khuyết tật học hòa nhập: là học sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh, hoạt, học tập gặp khó khăn và được ra lớp học chung với người không khuyết tật tại các cơ sở giáo dục (trích Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật).
    - Học sinh lưu ban: là học sinh không hoàn thành chương trình lớp học, được hiệu trưởng quyết định ở lại lớp, học lại chương trình giáo dục khối lớp đó trong năm học kế tiếp.
    - Học sinh học 2 buổi ngày: là học sinh học đủ 2 buổi của các ngày trong tuần hoặc học từ 7 đến 11 buổi trong tuần.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Khối lớp;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Đối tượng chính sách;
    - Khuyết tật;
    - Tuyển mới/ lưu ban/ bỏ học;
    - Độ tuổi.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2206. Số học sinh bình quân một giáo viên, số học sinh bình quân 1 lớp, số giáo viên bình quân 1 lớp học
    a. Các khái niệm, phương pháp tính:
    - Số học sinh bình quân một giáo viên là tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số giáo viên của cấp trung học cơ sở.
    Công thức tính:

     

    Số học sinh bình quân một giáo viên cấp THCS năm học t
    =
    Số học sinh cấp THCS đang học năm học t
    Số giáo viên cấp THCS đang giảng dạy năm học t
    - Số học sinh bình quân một lớp học là tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số lớp học của cấp trung học cơ sở.
    Công thức tính:

     

    Số học sinh bình quân một lớp học cấp THCS năm học t
    =
    Số học sinh cấp THCS đang học năm học t
    Số lớp học cấp THCS năm học t
    - Số giáo viên bình quân một lớp học là tỷ số giữa tổng số giáo viên và tổng số lớp học của cấp trung học cơ sở.
    Công thức tính:

     

    Số giáo viên bình quân một lớp học cấp THCS năm học t
    =
    Số giáo viên cấp THCS đang giảng dạy năm học t
    Số lớp học cấp THCS năm học t
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    c. Kỳ công bố: Năm
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2207. Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp trung học cơ sở là số phần trăm số học sinh đang học cấp trung học cơ sở so với tổng dân số ở độ tuổi từ 11 - 14 tuổi.
    Công thức tính:

     

    Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp THCS năm học t (%)
    =
    Số học sinh đang học cấp THCS năm học t
    x 100
    Số lớp học cấp THCS năm học t
    - Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở là số phần trăm số học sinh tuổi từ 11 - 14 tuổi đang học cấp trung học cơ sở so với tổng dân số trong độ tuổi từ 11 - 14 tuổi.
    Công thức tính:

     

    Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp THCS năm học t (%)
    =
    Số học sinh độ tuổi từ 11-14 đang học cấp THCS năm học t
    x 100
    Dân số trong độ tuổi từ 11-14 tuổi trong năm học t
    Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Chung/đúng tuổi;
    - Cấp học;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2208. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở, tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở là số phần trăm giữa số học sinh tốt nghiệp ở lớp cuối cấp học so với số học sinh học ở lớp cuối mỗi cấp học đó đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
    - Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở: là số phần trăm giữa số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm học (t + 3) so với số học sinh lớp 6 đầu năm học (t).
    - Tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở: là số phần trăm giữa số học sinh được tuyển mới vào lớp 6 trong năm học (t+1) so với số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học (t).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Dân tộc;
    - Giới tính;
    - Khuyết tật.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống; kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2.3. Trung học phổ thông
    2301. Số trường trung học phổ thông, trường phổ thông cơ nhiều cấp học
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Trường trung học phổ thông: là cơ sở giáo dục phổ thông dạy dạy từ lớp 10 đến lớp 12, bảo đảm đủ các điều kiện như: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.
    - Trường phổ thông có nhiều cấp học: là cơ sở giáo dục phổ thông dạy dạy từ lớp 6 đến lớp 12 hoặc từ lớp 1 đến lớp 12 bảo đảm đủ các điều kiện như: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.
    - Trường trung học phổ thông, phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia là cơ sở đạt được các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành (hiện nay là Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 7 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
    - Loại hình:
    Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
    Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
    - Loại trường chuyên biệt:
    + Trường phổ thông dân tộc nội trú;
    + Trường chuyên, trường năng khiếu;
    + Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật;
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Loại trường;
    - Đạt chuẩn quốc gia;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2302. Số lớp
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Lớp học: là một tổ chức của trường học, gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục, hoặc nhiều chương trình giáo dục do một giáo viên giảng dạy hoặc do nhiều giáo viên giảng dạy, nhưng có sự quản lý trực tiếp của 1 giáo viên chủ nhiệm.
    - Số lớp trung học cơ sở bao gồm các lớp từ lớp 10 đến lớp 12.
    - Lớp học 2 buổi/ngày: là lớp học đủ 2 buổi của các ngày trong tuần hoặc học từ 7 đến 11 buổi trong tuần.
    - Lớp ghép: là lớp học dạy 2 hoặc nhiều chương trình khác nhau cho một số học sinh cùng ngồi học trong một phòng học, lớp học.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Khối lớp.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2303. Số phòng học
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Số phòng học cấp trung học phổ thông: Bao gồm số phòng học trường trung học phổ thông, phòng học của cấp trung học phổ thông trong các trường phổ thông có nhiều cấp học.
    - Phòng học: là cơ sở vật chất của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến học theo từng lớp học để nghe giáo viên giảng bài.
    - Loại phòng:
    Phòng học kiên cố: là các phòng học được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Phòng học kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép kết cấu bê tông nhiều tầng, nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.
    Phòng học bán kiên cố: gồm các phòng học có chất lượng xây dựng và thời hạn sử dụng thấp so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm. Phòng học bán kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà có tường xây hay ghép gỗ, mái ngói hoặc mái tôn.
    Phòng học tạm: là các phòng học không thuộc các nhóm trên. Gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Loại phòng.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2304. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Cán bộ quản lý: bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông và trung học phổ thông có nhiều cấp học;
    - Giáo viên trung học phổ thông (tổng số tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên): là giáo viên dạy tại các trường trung học phổ thông và dạy cấp trung học phổ thông tại các trường phổ thông có nhiều cấp học:
    - Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.
    - Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng thạc sĩ trở lên.
    - Nhân viên: là người đang làm việc tại các trường trung học phổ thông ở các vị trí công việc như (nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, nhân viên khác)
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;
    - Nhóm tuổi;
    - Biên chế.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2305. Số học sinh trung học phổ thông
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Học sinh trung học phổ thông: là học sinh học tại các khối lớp từ lớp 10 đến lớp 12 đang học tập tại các trường trung học phổ thông và các trường phổ thông nhiều cấp học.
    - Học sinh dân tộc: là học sinh thuộc các dân tộc không phải là dân tộc Kinh.
    - Học sinh tuyển mới: là học sinh mới được tuyển vào học ở các lớp đầu cấp học (lớp 10) hoặc học sinh đã bỏ học ở các lớp khác, nay trở lại học vào kỳ khai giảng.
    - Học sinh khuyết tật học hòa nhập: là học sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn và được ra lớp học chung với người không khuyết tật tại các cơ sở giáo dục (trích Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật).
    - Học sinh lưu ban: là học sinh không hoàn thành chương trình lớp học, được hiệu trưởng quyết định ở lại lớp, học lại chương trình giáo dục khối lớp đó trong năm học kế tiếp.
    - Học sinh học 2 buổi/ngày: là học sinh học đủ 2 buổi của các ngày trong tuần hoặc từ 7 đến 11 buổi trong tuần.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Khối lớp;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Đối tượng chính sách;
    - Khuyết tật;
    - Tuyển mới/ lưu ban/ bỏ học;
    - Độ tuổi.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2306. Số học sinh bình quân một giáo viên, số học sinh bình quân 1 lớp, số giáo viên bình quân 1 lớp học
    a. Các khái niệm, phương pháp tính:
    - Số học sinh bình quân một giáo viên là tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số giáo viên của cấp trung học phổ thông.
    Công thức tính:

     

    Số học sinh bình quân một giáo viên cấp THPT năm học t
    =
    Số học sinh cấp THPT đang học năm học t
    Số giáo viên cấp THPT đang giảng dạy năm học t
    - Số học sinh bình quân một lớp học là tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số lớp học của cấp trung học phổ thông.
    Công thức tính:

     

    Số học sinh bình quân một lớp học cấp THPT năm học t
    =
    Số học sinh cấp THPT đang học năm học t
    Số lớp học cấp THPT năm học t
    - Số giáo viên bình quân một lớp học là tỷ số giữa tổng số giáo viên và tổng số lớp học của cấp trung học cơ sở.
    Công thức tính:

     

    Số giáo viên bình quân một lớp học cấp THPT năm học t
    =
    Số giáo viên cấp THPT đang giảng dạy năm học t
    Số lớp học cấp THPT năm học t
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2307. Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học phổ thông
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp trung học phổ thông là số phần trăm số học sinh đang học cấp trung học phổ thông so với tổng dân số ở độ tuổi từ 15 - 17 tuổi.
    Công thức tính:

     

    Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp THPT năm học t (%)
    =
    Số học sinh đang học cấp THPT năm học t
    x 100
    Dân số trong độ tuổi từ 15-17 tuổi trong năm t
    - Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học phổ thông là số phần trăm số học sinh tuổi từ 15 - 17 tuổi đang học cấp trung học phổ thông so với tổng dân số trong độ tuổi từ 15 - 17 tuổi.
    Công thức tính:

     

    Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp THPT năm học t (%)
    =
    Số học sinh trong độ tuổi từ 15-17 đang học cấp THPT năm học t
    x 100
    Dân số trong độ tuổi từ 15-17 tuổi trong năm học t
    Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Chung/đúng tuổi;
    - Cấp học;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    2308. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông, tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là số phần trăm giữa số học sinh tốt nghiệp ở lớp cuối cấp học so với số học sinh học ở lớp cuối mỗi cấp học đó đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
    - Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông: là số phần trăm giữa số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm học (t + 3) so với số học sinh lớp 10 đầu năm học (t).
    - Tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông: là số phần trăm giữa số học sinh được tuyển mới vào lớp 10 trong năm học (t+1) so với số học sinh được tốt nghiệp trung học cơ sở năm học (t).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Dân tộc;
    - Giới tính;
    - Khuyết tật.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    3. PHỔ CẬP GIÁO DỤC
    3001. Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
    a. Các khái niệm, phương pháp tính:
    - Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở là số đơn vị cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận theo tiêu chuẩn quy định hiện hành (hiện nay theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Tỉnh, thành phố:
    - Mức độ.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu nhập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
    - Đơn vị phối hợp: Các vụ Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học. Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.
    4. GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
    4001. Số trung tâm giáo dục thường xuyên; số trung tâm học tập cộng đồng; số trung tâm ngoại ngữ, tin học; số trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện); trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh).
    - Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời phải phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm, góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
    - Trung tâm ngoại ngữ - tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân chuyên về đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho mọi người dân có nhu cầu; Trung tâm ngoại ngữ - tin học có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng.
    - Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề. Đây là mô hình giáo dục công lập trên địa bàn cấp huyện hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực giáo dục và đào tạo (tiền thân của mô hình TTGDNN-GDTX là sự sáp nhập các trung tâm công lập cấp huyện, bao gồm: TTGDTX; TTKTTH-HK và TTDN cấp huyện).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Thường xuyên, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục thường xuyên.
    4002. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Cán bộ quản lý: bao gồm giám đốc và phó giám đốc tại các cơ sở giáo dục thường xuyên;
    - Giáo viên giáo dục thường xuyên (tổng số tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên): là giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục thường xuyên;
    - Nhân viên: là người đang làm việc tại các cơ sở giáo dục thường xuyên ở các vị trí công việc như (nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, nhân viên khác).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Thường xuyên, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục thường xuyên.
    4003. Số người học các chương trình giáo dục thường xuyên.
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Học viên xóa mù chữ: Là những người đang học chương trình xóa mù chữ nhằm cung cấp kỹ năng đọc viết và làm tính cho thanh thiếu niên và người lớn.
    - Học viên được công nhận biết chữ: Là những học viên đã hoàn thành lớp 3 của chương trình xóa mù chữ, hoặc hoàn thành lớp 3 của chương trình giáo dục tiểu học.
    - Học viên bổ túc văn hóa: Là những học viên đang học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
    - Học viên vừa làm vừa học, học từ xa: Là những học viên đang học chương trình giáo dục đại học để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
    - Học viên khuyết tật: là người khuyết tật đang theo học hoặc được hỗ trợ giáo dục tại các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập hoặc tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.
    - Học viên lớn tuổi: Là những người đang học tại các TTHTCĐ, theo các chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ... đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi người dân trong cộng đồng.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Giới tính.
    - Dân tộc.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Thường xuyên, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục thường xuyên.
    5. GIÁO DỤC KHÁC
    Giáo dục khác (quy ước): Bao gồm những lĩnh vực giáo dục, đào tạo không nằm trong các cấp học đã nêu ở trên (từ mục 1 đến 4) hoặc lĩnh vực thuộc các cấp học khác mà Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý một phần.
    5.1. Dự bị đại học
    5101. Số trường dự bị đại học
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Trường dự bị đại học thuộc loại trường chuyên biệt. Nhà nước thành lập trường DBĐH cho con em dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần đào tạo tạo nguồn cán bộ cho các vùng này.
    - Trường Dự bị đại học có nhiệm vụ tổ chức tuyển chọn; bổ túc kiến thức; bồi dưỡng văn hóa cho học sinh để có đủ trình độ vào học đại học, cao đẳng, trung cấp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    b. Phân tổ chủ yếu:
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục dân tộc, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục có học sinh dự bị đại học.
    5102. Số lớp
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Lớp học: là một tổ chức của trường học, gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục, hoặc nhiều chương trình giáo dục do một giáo viên giảng dạy hoặc do nhiều giáo viên giảng dạy, nhưng có sự quản lý trực tiếp của 1 giáo viên chủ nhiệm.
    b. Phân tổ chủ yếu:
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục dân tộc, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục có học sinh dự bị đại học.
    5103. Số phòng học
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Phòng học: là cơ sở vật chất của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến học theo từng lớp học để nghe giáo viên giảng bài.
    - Loại phòng:
    Phòng học kiên cố: là các phòng học được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Phòng học kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép kết cấu bê tông nhiều tầng, nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.
    Phòng học bán kiên cố: gồm các phòng học có chất lượng xây dựng và thời hạn sử dụng thấp so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm. Phòng học bán kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà có tường xây hay ghép gỗ, mái ngói hoặc mái tôn.
    Phòng học tạm: là các phòng học không thuộc các nhóm trên. Gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.
    b. Phân tổ chủ yếu: loại phòng
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục dân tộc, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục có học sinh dự bị đại học.
    5104. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Cán bộ quản lý: bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường dự bị đại học;
    - Giáo viên là người đã tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với người chưa qua đào tạo sư phạm, có chuyên ngành đào tạo phù hợp yêu cầu tuyển dụng, có phẩm chất tốt, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có lý lịch rõ ràng và có sức khỏe;
    - Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng đại học, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với người chưa qua đào tạo sư phạm.
    - Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng thạc sĩ trở lên.
    - Nhân viên: là người đang làm việc tại các trường dự bị đại học ở các vị trí công việc như (nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, nhân viên khác).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;
    - Nhóm tuổi.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục dân tộc, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục có học sinh dự bị đại học.
    5105. Số học sinh
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Học sinh dự bị đại học là những học sinh người dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được đào tạo nhằm góp phần đào tạo tạo nguồn cán bộ cho các vùng này
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Khuyết tật;
    - Độ tuổi.
    c. Kỳ công bố
    d. Nguồn số liệu
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục dân tộc, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục có học sinh dự bị đại học.
    5.2. Giáo dục người khuyết tật
    5201. Số trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, số trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật.
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.
    b. Phân tổ chủ yếu:
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố, huyện, quận;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục có học sinh khuyết tật.
    5202. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu giáo dục người khuyết tật. (được quy định tại Điều 29 của Luật Người khuyết tật).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình:
    - Tỉnh, thành phố;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Trình độ đào tạo.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục có học sinh khuyết tật.
    5203. Số học sinh khuyết tật.
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    Là số học sinh khuyết tật đang học tại các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Dạng tật, mức độ tật;
    - Tỉnh, thành phố, huyện, quận;
    - Giới tính;
    - Dân tộc.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục có học sinh khuyết tật.
    5.3. Đào tạo giáo viên trình độ trung cấp
    5301. Số trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên, số trường trung cấp sư phạm
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Là trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình:
    - Tỉnh/thành phố;
    - Cơ quan quản lý trực tiếp;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp.
    5302. Số phòng học và phòng chức năng của trường trung cấp sư phạm
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Phòng học: là cơ sở vật chất của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến học theo từng lớp học để nghe giáo viên giảng bài.
    - Phòng chức năng: là phòng phục vụ cho các nhu cầu học tập của học sinh.
    - Loại phòng:
    Phòng học kiên cố: là các phòng học được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Phòng học kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép kết cấu bê tông nhiều tầng, nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.
    Phòng học bán kiên cố: gồm các phòng học có chất lượng xây dựng và thời hạn sử dụng thấp so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm. Phòng học bán kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà có tường xây hay ghép gỗ, mái ngói hoặc mái tôn.
    Phòng học tạm: là các phòng học không thuộc các nhóm trên. Gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Loại phòng.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp.
    5303. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các trường trung cấp sư phạm, số giáo viên chuyên ngành sư phạm của các trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên.
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Cán bộ quản lý: bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường trung cấp sư phạm;
    - Giáo viên (tổng số tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên): là giáo viên dạy tại các trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên và giáo viên chuyên ngành sư phạm của các trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên;
    - Nhân viên: là người đang làm việc tại các trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên ở các vị trí công việc như (nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, nhân viên khác)
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;
    - Nhóm tuổi.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp.
    5304. Số học sinh trung cấp sư phạm, số học sinh ngành đào tạo giáo viên của các trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Học sinh: Là học sinh theo học chương trình đào tạo ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp học tại các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học, học viện có ngành đào tạo giáo viên.
    - Học sinh dân tộc: Là học sinh thuộc các dân tộc không phải là dân tộc Kinh.
    - Học sinh tuyển mới: Là học sinh mới được tuyển vào học năm thứ nhất vào kỳ khai giảng.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Cơ quan quản lý trực tiếp;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Khuyết tật;
    - Tuyển mới/ qui mô/ tốt nghiệp;
    - Độ tuổi.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp.
    5.4. Đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng
    5401. Số trường cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên, số trường cao đẳng sư phạm
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Là trường cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh/thành phố;
    - Cơ quan quản lý trực tiếp;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục cao đẳng.
    5402. Số phòng học và phòng chức năng của các trường cao đẳng sư phạm
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Phòng học/giảng đường: Là cơ sở vật chất của trường học, nơi người học thường xuyên đến học theo từng lớp để nghe giáo viên giảng bài.
    - Phòng chức năng: là phòng phục vụ cho các nhu cầu học tập của người học.
    - Loại phòng:
    Phòng học kiên cố: là các phòng học được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Phòng học kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép kết cấu bê tông nhiều tầng, nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.
    Phòng học bán kiên cố: gồm các phòng học có chất lượng xây dựng và thời hạn sử dụng thấp so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm. Phòng học bán kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà có tường xây hay ghép gỗ, mái ngói hoặc mái tôn.
    Phòng học tạm: là các phòng học không thuộc các nhóm trên. Gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Loại phòng.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục cao đẳng.
    5403. Số cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên của các trường cao đẳng sư phạm; số giảng viên chuyên ngành sư phạm của các trường có ngành đào tạo giáo viên
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Cán bộ quản lý: bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường cao đẳng có ngành đào tạo giảng viên;
    - Giảng viên cao đẳng (tổng số tính cả hợp đồng từ 3 năm trở lên): là giảng viên dạy tại các trường cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên và giảng viên chuyên ngành sư phạm dạy tại các trường cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên;
    - Nhân viên: là người đang làm việc tại các trường cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên ở các vị trí công việc như (nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, nhân viên khác).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;
    - Nhóm tuổi.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục cao đẳng.
    5404. Số sinh viên cao đẳng sư phạm, số sinh viên ngành đào tạo giáo viên
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Sinh viên cao đẳng: là người đang theo học ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng tại các trường cao đẳng, trường đại học, học viện.
    - Sinh viên dân tộc: Là sinh viên thuộc các dân tộc không phải là dân tộc Kinh.
    - Sinh viên tuyển mới: Là sinh viên mới được tuyển vào học năm thứ nhất vào kỳ khai giảng.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Cơ quan quản lý trực tiếp;
    - Giới tính;
    - Dân tộc:
    - Khuyết tật;
    - Tuyển mới quy mô/tốt nghiệp;
    - Độ tuổi.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục cao đẳng.
    6. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
    6001. Số cơ sở giáo dục đại học
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Cơ sở giáo dục đại học: là cơ sở đào tạo trình độ đại học, sau đại học
    - Cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
    + Trường đại học, học viện;
    + Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học);
    + Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh/thành phố;
    - Cơ quan quản lý trực tiếp;
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục đại học.
    6002. Số phòng học và phòng chức năng
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Phòng học/giảng đường: Là cơ sở vật chất của trường học, nơi người học thường xuyên đến học theo từng lớp để nghe giáo viên giảng bài.
    - Phòng chức năng: là phòng phục vụ cho các nhu cầu học tập của người học.
    - Loại phòng:
    Phòng học kiên cố: là các phòng học được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Phòng học kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép kết cấu bê tông nhiều tầng, nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.
    Phòng học bán kiên cố: gồm các phòng học có chất lượng xây dựng và thời hạn sử dụng thấp so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm. Phòng học bán kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà có tường xây hay ghép gỗ, mái ngói hoặc mái tôn.
    Phòng học tạm: là các phòng học không thuộc các nhóm trên. Gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Loại phòng.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục đại học.
    6003. Số cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Cán bộ quản lý: bao gồm giám đốc, phó giám đốc các đại học vùng, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các cơ sở giáo dục đại học;
    - Giảng viên đại học (tổng số tính cả hợp đồng từ 3 năm trở lên): là giảng viên dạy tại các cơ sở giáo dục đại học;
    - Nhân viên: là người đang làm việc tại các trường đại học ở các vị trí công việc như (nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế; nhân viên khác).
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố:
    - Giới tính:
    - Dân tộc:
    - Trình độ đào tạo chuẩn nghề nghiệp:
    - Nhóm tuổi.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục đại học.
    6004. Số sinh viên đại học
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Sinh viên đại học: là người theo học chương trình đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học.
    - Sinh viên dân tộc: Là sinh viên thuộc các dân tộc không phải là dân tộc Kinh.
    - Sinh viên tuyển mới: Là sinh viên mới được tuyển vào học năm thứ nhất vào kỳ khai giảng.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh, thành phố;
    - Cơ quan quản lý trực tiếp;
    - Nhóm ngành;
    - Giới tính;
    - Dân tộc;
    - Khuyết tật;
    - Tuyển mới/ qui mô/ tốt nghiệp;
    - Độ tuổi.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    đ. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục đại học.
    6005. Số học viên cao học
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Học viên cao học: là những người đang theo học chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh/thành phố;
    - Cơ quan quản lý trực tiếp;
    - Nhóm ngành;
    - Dân tộc;
    - Giới tính;
    - Tuyển mới/qui mô/ tốt nghiệp.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục đại học.
    6006. Số nghiên cứu sinh
    a. Khái niệm, phương pháp tính
    - Nghiên cứu sinh: là những người đang theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Loại hình;
    - Tỉnh/thành phố;
    - Cơ quan quản lý trực tiếp;
    - Nhóm ngành;
    - Dân tộc:
    - Giới tính;
    - Tuyển mới/qui mô/ tốt nghiệp.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục đại học.
    7. TÀI CHÍNH
    7001. Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo
    a. Các khái niệm, phương pháp tính
    - Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục: là toàn bộ các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động giáo dục và đào tạo từ các nguồn thuộc ngân sách nhà nước.
    b. Phân tổ chủ yếu
    - Cấp học;
    - Phân loại chi;
    - Nhóm chi.
    c. Kỳ công bố: Năm.
    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    - Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính.
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Thống kê của Quốc hội, số 89/2015/QH13
    Ban hành: 23/11/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 97/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
    Ban hành: 01/07/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 94/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê
    Ban hành: 01/07/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 69/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Ban hành: 25/05/2017 Hiệu lực: 25/05/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Thông tư 39/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục và đào tạo
    Ban hành: 15/09/2011 Hiệu lực: 01/11/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    06
    Quyết định 322/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố các Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2017
    Ban hành: 30/01/2018 Hiệu lực: 30/01/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 5625/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế phổ biến thông tin thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Ban hành: 28/12/2018 Hiệu lực: 28/12/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 287/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố kết quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
    Ban hành: 31/01/2019 Hiệu lực: 31/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Số hiệu:19/2017/TT-BGDĐT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:28/07/2017
    Hiệu lực:12/09/2017
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:21/08/2017
    Số công báo:605&606-08/2017
    Người ký:Phạm Mạnh Hùng
    Ngày hết hiệu lực:03/05/2024
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X