Tổng đài trực tuyến 19006192
Đặt câu hỏi tư vấn Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | 427&428 - 07/2012 |
Số hiệu: | 23/2012/TT-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | 12/07/2012 |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Nghĩa |
Ngày ban hành: | 27/06/2012 | Hết hiệu lực: | 01/11/2020 |
Áp dụng: | 12/08/2012 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------------------- Số: 23/2012/TT-BGDĐT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2012 |
Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Hội đồng Quốc gia giáo dục; - Ban Tuyên giáo TW; - Uỷ ban VHGD TN,TNNĐ của QH; - Kiểm toán Nhà nước; - Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL); - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GD&ĐT; - Như Điều 3 (để thực hiện); - Lưu:VT, Vụ PC, Vụ GDDT. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Nghĩa |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------------------------ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------------------- |
Trình độ A | Mức độ kiến thức và kỹ năng | Số tiết |
Cấp độ A.1 | Mức độ 1 | 72 |
Mức độ 2 | 68 | |
Cấp độ A.2 | Mức độ 3 | 72 |
Mức độ 4 | 68 | |
Cấp độ A.3 | Mức độ 5 | 72 |
Mức độ 6 | 68 | |
3 Cấp độ | 6 Mức độ | 420 tiết |
Chủ đề | Mức độ cần đạt | Diễn giải |
1. Kiến thức a) Ngữ âm và chữ viết | - Nhận biết các chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu phụ. - Nhận biết một số vần thông thường. - Biết quy tắc chính tả: viết từ, viết hoa. | - Biết đọc các chữ cái, tổ hợp chữ cái theo âm mà chúng biểu thị. - Biết cách viết đúng (không cần phát biểu quy tắc) các từ đơn tiết, song tiết. Biết cách viết hoa các tổ hợp chữ cái có 2 hoặc 3 con chữ, các tổ hợp chữ cái có dấu cách (m’n, n’g, n’h,...), các chữ cái không có trong tiếng Việt. |
b) Từ ngữ, ngữ pháp | - Biết thêm 100 - 150 từ ngữ về gia đình, trường học, thiên nhiên, quê hương - đất nước, văn hóa dân tộc. - Nắm được nghi thức lời chào hỏi, lời cảm ơn, lời xin lỗi trong gia đình, trường học. | |
2. Kỹ năng a) Nghe | - Nhận biết âm, tiếng, từ. - Nghe hiểu lời chào hỏi, lời cảm ơn, lời xin lỗi trong gia đình, trường học. | |
b) Nói | - Phát âm rõ ràng âm, tiếng, từ. - Biết đặt câu theo mẫu. - Biết nói lời chào hỏi, lời cảm ơn, lời xin lỗi đúng nghi thức trong gia đình, trường học. | - Dạng câu hỏi và trả lời câu hỏi đơn giản: Bạn là ai? Tôi là ai. Tôi làm gì. - Mạnh dạn, tự tin và lễ phép trong khi nói. |
c) Đọc | - Biết đánh vần và ráp vần thông thường. - Đọc rõ tiếng, đọc trơn từ, cụm từ, câu. - Đọc đúng đoạn văn có độ dài khoảng 80 - 100 chữ, tốc độ tối thiểu 30 chữ/phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Đọc - hiểu nghĩa của từ, nội dung thông báo của câu, đoạn văn. | - Đọc liền mạch, không rời rạc những từ có nhiều tiếng, những câu có nhiều từ. |
d) Viết | - Viết đúng chữ cái thường và hoa. - Viết đúng tổ hợp âm, vần, dấu phụ. - Viết đúng từ, câu. - Viết đúng chính tả câu thơ, câu văn theo hình thức nhìn- viết, tốc độ khoảng 30 - 40 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày bài chính tả theo đúng mẫu. | - Cỡ chữ vừa và nhỏ. |
Chủ đề | Mức độ cần đạt | Diễn giải |
1. Kiến thức a) Ngữ âm và chữ viết | - Nắm vững bảng chữ cái. - Nhận biết một số vần khó. - Biết quy tắc viết hoa tên riêng M’Nông. | - Nhớ chữ cái và thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái. - Vần khó gồm các vần có âm đệm (u, i), âm chính là nguyên âm ngắn, âm cuối là các phụ âm mở, bật hơi, tắc, rung (l, h, k, r),... - Biết cách viết đúng, không cần phát biểu quy tắc. |
b) Từ ngữ | Biết thêm 150 - 200 từ ngữ về gia đình, trường học, thiên nhiên, quê hương - đất nước, văn hóa dân tộc. | |
c) Ngữ pháp | - Nhận biết các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất. - Nhận biết câu kể, câu hỏi. - Nhận biết nghi thức lời nói yêu cầu, đề nghị, tự giới thiệu trong gia đình, trường học. | - Mô hình: + Câu kể: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? + Câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Để làm gì? Như thế nào?... |
2. Kỹ năng a) Nghe | - Nhận biết được ngữ điệu kể, ngữ điệu hỏi. - Nghe hiểu nội dung câu hỏi đơn giản. - Nghe hiểu lời yêu cầu, lời đề nghị, lời tự giới thiệu trong sinh hoạt gia đình, trường học. | |
b) Nói | - Biết đặt câu hỏi đơn giản. - Biết kể lại một vài chi tiết đơn giản trong bài đọc. - Biết nói lời giới thiệu về bản thân. | |
c) Đọc | - Biết đánh vần và ráp vần khó. - Đọc trôi chảy đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 120 - 150 chữ, tốc độ khoảng 50 - 60 chữ/phút. - Biết đọc thầm và hiểu nội dung đoạn văn. - Đọc thuộc một số câu thơ, đoạn thơ đã học. | |
d) Viết | - Biết viết hoa tên riêng M’Nông. - Viết đúng các vần khó, các vần dễ lẫn. - Biết viết câu kể, câu hỏi đơn giản. - Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn theo hình thức nghe - viết, tốc độ khoảng 40 - 50 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày bài chính tả theo đúng mẫu. | - Cỡ chữ vừa và nhỏ; - Các vần: aih/ăih, êc/êk, oc/oh, ục/ụk, ưc/ưh,... |
Chủ đề | Mức độ cần đạt | Diễn giải |
1. Kiến thức a) Tiếng M’Nông - Ngữ âm và chữ viết | Nhận biết dấu vầng trăng khuyết ( È ) âm ngắn; dấu cách (’) ngắt giọng. | Dấu vầng trăng khuyết ( È ) biểu thị âm (nguyên âm) ngắn; dấu cách (’) biểu thị ngắt giọng giữa phụ âm với phụ âm, giữa phụ âm với phần vần. |
- Từ ngữ | Biết thêm từ 200 - 250 từ ngữ về gia đình, trường học, thiên nhiên, quê hương - đất nước, văn hóa dân tộc. | |
- Ngữ pháp | + Nhận biết cấu tạo từ đơn, từ láy. + Nhận biết câu đơn, các thành phần chính của câu đơn. | + Hai thành phần chính: chủ ngữ, vị ngữ. |
- Phong cách | Biết xưng hô theo vai trong hội thoại. | |
b) Tập làm văn | Biết viết đoạn văn theo câu hỏi gợi ý. | Nội dung giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp. |
2. Kỹ năng a) Nghe | - Nhận biết âm ngắn, hiện tượng ngắt giọng. - Nghe hiểu nội dung hội thoại. | |
b) Nói | - Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về những nội dung đơn giản trong bài học. - Biết kể lại một mẩu chuyện hoặc một đoạn của câu chuyện được nghe kể trên lớp. - Biết nói lời giới thiệu về những người xung quanh. | |
c) Đọc | - Biết đọc lời hội thoại theo vai. - Đọc trôi chảy bài thơ, bài văn. - Đọc hiểu nội dung của đoạn văn. - Đọc thuộc một số đoạn thơ, bài thơ ngắn đã học. | |
d) Viết | - Viết được đoạn văn ngắn (3- 5 câu) theo câu hỏi gợi ý. - Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn theo hình thức nghe - viết, tốc độ khoảng 60 - 70 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ. |
Chủ đề | Mức độ cần đạt | Diễn giải |
1. Kiến thức a) Tiếng M’Nông - Ngữ âm và chữ viết | Nhận biết âm tiết mạnh, âm tiết yếu. | Từ có 2 âm tiết, trong đó có một âm tiết yếu (không mang trọng âm, được đọc lướt nhẹ) và một âm tiết mạnh (mang trọng âm, được đọc rõ ràng). |
- Từ ngữ | Biết thêm từ 250 - 300 từ ngữ về gia đình, trường học, thiên nhiên, quê hương - đất nước, văn hóa dân tộc. | |
- Ngữ pháp | + Hiểu thế nào là danh từ, động từ. + Nhận biết thành phần phụ trạng ngữ. | |
- Phong cách | Nhận biết được vai người kể trong kể chuyện. | |
b) Tập làm văn | Biết viết bài văn theo dàn ý cho trước. | Bài văn có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Nội dung về gia đình, trường học, quê hương. |
2. Kỹ năng a) Nghe | - Nhận biết âm tiết mạnh, âm tiết yếu trong phát âm. - Nghe hiểu câu chuyện kể có nội dung đơn giản. | |
b) Nói | - Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của người đối thoại. - Biết kể từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện được nghe. - Biết thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn về hoạt động của lớp, đoàn thể. - Biết nói lời giới thiệu về tổ chức, đoàn thể mình tham gia. | |
c) Đọc | - Biết đọc trơn bài thơ, bài văn. - Đọc hiểu nội dung bài đọc. - Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn đã học. | |
d) Viết | - Viết được bài văn theo dàn ý lập sẵn có độ dài khoảng 150 - 200 chữ. - Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn theo hình thức nghe - viết, nhớ - viết đạt tốc độ khoảng 70 - 80 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ. |
Chủ đề | Mức độ cần đạt | Diễn giải |
1. Kiến thức a) Tiếng M’Nông - Ngữ âm và chữ viết | Nắm vững mô hình tổng quát của âm tiết. | Các mô hình âm tiết: + Đủ: phụ âm - phần vần. + Khuyết: phụ âm (tiền âm tiết) - ; - vần. |
- Từ ngữ | Biết thêm từ 300 - 350 từ ngữ về gia đình, trường học, thiên nhiên, quê hương - đất nước, văn hóa dân tộc. | |
- Ngữ pháp | + Nhận biết đại từ, tính từ. + Nhận biết các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. | |
- Phong cách | Nhận biết một số văn bản hành chính. | Một số văn bản cụ thể: thông báo, đơn xin, biên bản,... |
b) Tập làm văn | - Biết viết đơn, biên bản (theo mẫu). - Biết viết thư. | - Thư thăm hỏi người thân, thông báo tin vui. |
2. Kỹ năng a) Nghe | - Nhận biết cảm xúc, thái độ trong trao đổi thảo luận. - Nghe hiểu nội dung thông tin và tình cảm trong thư. | |
b) Nói | - Biết đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi làm rõ vấn đề trong trao đổi, thảo luận. - Biết kể câu chuyện đã nghe, đã đọc. - Biết thuật lại nội dung chính của văn bản khoa học thường thức có nội dung phù hợp với lứa tuổi. - Biết giới thiệu ngắn gọn về lịch sử, hoạt động, nhân vật tiêu biểu của địa phương. | |
c) Đọc | - Đọc hiểu nội dung bài đọc. - Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn đã học. | |
d) Viết | - Viết được đơn, biên bản theo mẫu. - Viết được bức thư có độ dài khoảng 150 - 200 chữ. - Viết đúng chính tả bài thơ, bài văn ngắn theo hình thức nghe - viết, nhớ - viết đạt tốc độ khoảng 80 - 90 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ. |
Chủ đề | Mức độ cần đạt | Diễn giải |
1. Kiến thức a) Tiếng M’Nông - Ngữ âm và chữ viết | Nắm vững mô hình của vần, các vần đặc trưng. | Các mô hình của vần: + Đủ: âm đệm - âm chính - âm cuối. + Thiếu: âm chính - âm cuối; âm chính. Các vần đặc trưng (không có trong tiếng Việt): âm cuối được cấu tạo từ các phụ âm h, k, l, r; tổ hợp bán nguyên âm và phụ âm ih. |
- Từ ngữ | Biết thêm từ 350 - 400 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, trường học, thiên nhiên, quê hương - đất nước, văn hóa dân tộc. | |
- Ngữ pháp | + Nhận biết từ địa phương, từ vay mượn. + Nhận biết từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. + Nhận biết câu ghép và một số kiểu câu ghép. | |
- Phong cách | Nhận biết văn nhật dụng. | Đặc điểm nội dung văn nhật dụng: cập nhật các vấn đề của cuộc sống. |
b) Tập làm văn | Biết viết văn miêu tả. | Miêu tả trường lớp, quê hương. |
2. Kỹ năng a) Nghe | - Nghe hiểu nội dung văn miêu tả. | |
b) Nói | - Biết bày tỏ ý kiến riêng trong trao đổi, thảo luận. - Biết kể câu chuyện đã nghe, đã đọc. - Biết trình bày miệng nội dung bài đọc có nội dung phổ biến khoa học, nội dung xã hội, kinh tế, chính trị. - Biết giới thiệu về con người, lịch sử, văn hoá địa phương. | |
c) Đọc | - Đọc hiểu nội dung bài đọc. - Đọc thuộc bài thơ, bài văn đã học. | |
d) Viết | - Viết đúng chính tả bài thơ, bài văn theo hình thức nghe-viết, nhớ - viết đạt tốc độ khoảng 90 - 100 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ. - Biết viết bài văn miêu tả khoảng 200 chữ. |
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
05 | Văn bản căn cứ |
06 | Văn bản căn cứ |
07 | Văn bản căn cứ |
08 | Văn bản thay thế |
09 | Văn bản được hướng dẫn |
10 | Văn bản dẫn chiếu |
Thông tư 23/2012/TT-BGDĐT ban hành Chương trình tiếng M'Nông cấp Tiểu học
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số hiệu: | 23/2012/TT-BGDĐT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 27/06/2012 |
Hiệu lực: | 12/08/2012 |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
Ngày công báo: | 12/07/2012 |
Số công báo: | 427&428 - 07/2012 |
Người ký: | Nguyễn Thị Nghĩa |
Ngày hết hiệu lực: | 01/11/2020 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!