hieuluat

Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật cho phạm nhân

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư phápSố công báo:173&174 - 02/2012
    Số hiệu:02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐTNgày đăng công báo:26/02/2012
    Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Lê Quý Vương, Nguyễn Thành Cung, Hoàng Thế Liên, Nguyễn Vinh Hiển
    Ngày ban hành:06/02/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:26/03/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  • BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TƯ PHÁP - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    ---------------
    Số: 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2012
     
     
    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
    HƯỚNG DẪN VIỆC TỔ CHỨC DẠY VĂN HÓA, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, GIÁO DỤC CÔNG DÂN, PHỔ BIẾN THÔNG TIN THỜI SỰ, CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT,
    GIẢI TRÍ CHO PHẠM NHÂN
     
     
    Căn cứ Luật Thi hành án hình sự năm 2010;
    Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2010;
    Căn cứ Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân;
    Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP;
    Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
    Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
    Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
    Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân như sau:
     
    Chương 1.
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    Thông tư này áp dụng đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quản lý; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
    Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
    1. Tuân thủ quy định của Luật Thi hành án hình sự, Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
    2. Bảo đảm các điều kiện thuận lợi để phạm nhân được học tập văn hóa, giáo dục pháp luật, được phổ biến thông tin thời sự, chính sách và được sinh hoạt, giải trí trong thời gian chấp hành án phạt tù nhằm giúp họ sớm thành người có ích cho xã hội.
    3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp phối hợp thực hiện.
     
    Chương 2.
    TỔ CHỨC DẠY VĂN HÓA
     
    Điều 4. Đối tượng và chương trình học
    1. Thực hiện bắt buộc học chương trình xóa mù chữ cho phạm nhân chưa biết chữ hoặc tái mù chữ.
    2. Thực hiện bắt buộc học chương trình tiểu học hoặc giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và phổ cập trung học cơ sở đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
    3. Khuyến khích và tạo điều kiện cho phạm nhân tự học văn hóa để nâng cao trình độ. Khuyến khích phạm nhân là người nước ngoài học tiếng Việt.
    4. Những phạm nhân đã thôi học hoặc bỏ học giữa chừng chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở (đối với phạm nhân là người chưa thành niên) thì các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện căn cứ vào hồ sơ, học bạ để quyết định tiếp tục tổ chức dạy văn hóa đối với họ cho phù hợp.
    5. Trường hợp phạm nhân đang học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở (đối với phạm nhân là người chưa thành niên) mà hết thời hạn chấp hành án phạt tù thì được bảo lưu kết quả học tập để có thể tiếp tục học văn hóa tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
    6. Việc dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân là người khiếm thính, khiếm thị, thiểu năng, người bị bệnh thường xuyên do Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
    Điều 5. Thời gian học
    1. Thời gian học chương trình xóa mù chữ cho phạm nhân mỗi tuần học bốn buổi, mỗi buổi học 4 (bốn) giờ, trừ các ngày chủ nhật, lễ, Tết.
    2. Thời gian học chương trình xóa mù chữ và giáo dục sau khi biết chữ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở cho phạm nhân là người chưa thành niên được tổ chức vào tất cả các ngày trong tuần, mỗi ngày học một buổi, mỗi buổi học 4 (bốn) giờ, trừ các ngày chủ nhật, lễ, Tết.
    Điều 6. Tài liệu dạy học
    Tùy theo chương trình mà sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy học phù hợp theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm: tài liệu, sách giáo khoa xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, sách giáo khoa trung học cơ sở.
    Điều 7. Quản lý và tổ chức dạy văn hóa
    1. Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện chủ trì việc tổ chức dạy văn hóa cho phạm nhân.
    Tùy theo điều kiện cụ thể và số lượng phạm nhân học văn hóa, Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định mở các lớp học văn hóa cho phạm nhân.
    2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo nơi trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đóng có trách nhiệm phối hợp thực hiện, cử giáo viên đến dạy văn hóa cho phạm nhân, tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ làm nhiệm vụ dạy văn hóa cho phạm nhân khi có đề nghị của Giám thị trại giam, trại tạm giam hoặc Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
    3. Giáo viên dạy văn hóa cho phạm nhân là giáo viên của các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và cán bộ làm công tác giáo dục của trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
    4. Việc quản lý, chỉ đạo thực hiện các chương trình học văn hóa, tổ chức xét và cấp bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở cho phạm nhân do các Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù thực hiện theo quy định của các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    5. Việc tổ chức thực hiện chương trình, kiểm tra, đánh giá và xếp loại kết quả học tập, xét công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp sau khi biết chữ cho phạm nhân do các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
     
    Chương 3.
    TỔ CHỨC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, GIÁO DỤC CÔNG DÂN
     
    Điều 8. Chương trình, nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục công dân
    1. Trong thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tù, các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục công dân theo các chương trình dành cho số phạm nhân mới đến chấp hành án phạt tù, chương trình cho số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và chương trình cho số phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.
    2. Những nội dung cơ bản về giáo dục pháp luật, giáo dục công dân:
    a) Những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và của địa phương; những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước liên quan đến phạm nhân và tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù;
    b) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, pháp luật; Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định trong Luật Thi hành án hình sự; Luật đặc xá và các văn bản hướng dẫn thi hành khác;
    c) Quy định về tội phạm, hình phạt, về hoãn, tạm đình chỉ, miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, về đặc xá, xóa án tích và những nội dung cơ bản, cần thiết khác được quy định trong các Nghị quyết của Quốc hội, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Cư trú, Luật Giáo dục, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Dạy nghề, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đặc xá, Luật phòng, chống ma túy, Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
    d) Nội quy trại giam và các quy định về tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù, xếp loại chấp hành án phạt tù;
    đ) Những quy tắc cơ bản về nếp sống trật tự, văn minh trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;
    e) Các chuẩn mực đạo đức xã hội trong các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, với gia đình và cộng đồng;
    g) Các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết đối với phạm nhân trong quá trình chấp hành án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng;
    h) Một số vấn đề cơ bản về lịch sử, văn hóa và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
    3. Nội dung bài giảng, tài liệu giáo dục pháp luật và giáo dục công dân cho phạm nhân do cơ quan quản lý thi hành án hình sự của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng chủ trì, các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp biên soạn theo các chủ đề nêu tại khoản 1, Điều 7 Thông tư này cho phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hóa, thời hạn chấp hành án phạt tù của phạm nhân và yêu cầu của công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.
    Điều 9. Thời gian, hình thức giáo dục pháp luật, giáo dục công dân
    1. Thời gian tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân vào các ngày làm việc trong tuần hoặc ngày thứ bảy, mỗi tuần học 2 (hai) buổi, mỗi buổi 5 (năm) tiết.
    2. Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị, với khả năng của giáo viên và nhận thức của phạm nhân. Hình thức chủ yếu là tổ chức thành các lớp học (giáo viên lên lớp hướng dẫn bài giảng, quản giáo tổ chức thảo luận theo đội, tổ). Việc phổ biến tài liệu, hướng dẫn nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân có thể thực hiện thông qua các hệ thống phát thanh, truyền hình cáp nội bộ, băng, đĩa video và các hình thức phù hợp khác.
    Điều 10. Giáo viên dạy pháp luật và giáo dục công dân
    1. Giáo viên dạy pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân là lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ làm công tác giáo dục của các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trình độ từ đại học trở lên.
    Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể mời giáo viên hoặc người có chuyên môn về pháp luật, giáo dục công dân có trình độ từ đại học trở lên đang công tác ở các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các cơ quan của Bộ Tư pháp vào giảng dạy pháp luật và giáo dục công dân cho phạm nhân.
    2. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đơn vị, các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện đề xuất tuyển dụng người đã tốt nghiệp ngành Luật, Tâm lý, Giáo dục hoặc giáo viên của các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo làm nhiệm vụ giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân.
    Điều 11. Tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân là người nước ngoài
    Đối với phạm nhân là người nước ngoài, các trại giam, trại tạm giam tiến hành tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục công dân với những nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với đối tượng, cụ thể là:
    1. Những nội dung cơ bản về pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến các hành vi phạm tội của phạm nhân là người nước ngoài; những quy định về tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù và Nội quy trại giam; những quy tắc cơ bản về nếp sống trật tự, văn minh trong trại giam, trại tạm giam.
    2. Những nội dung về kỹ năng sống cơ bản, cần thiết đối với phạm nhân là người nước ngoài trong quá trình chấp hành án phạt tù tại Việt Nam và một số vấn đề cơ bản về lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
    3. Tùy theo mức độ hiểu biết tiếng Việt của phạm nhân là người nước ngoài, các trại giam, trại tạm giam có thể dạy bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc phát tài liệu đã dịch cho phạm nhân là người nước ngoài nghiên cứu, học tập. Nội dung, tài liệu học tập về giáo dục pháp luật, giáo dục công dân có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước họ.
     
    Chương 4.
    TỔ CHỨC PHỔ BIẾN THÔNG TIN THỜI SỰ, CHÍNH SÁCH
    VÀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, GIẢI TRÍ
     
    Điều 12. Tổ chức phổ biến thông tin thời sự, chính sách
    Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện trực tiếp tổ chức phổ biến thông tin thời sự, chính sách cho phạm nhân; tổ chức cho phạm nhân xem chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình địa phương, xem video hoặc truyền hình cáp nội bộ, nghe Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc hệ thống truyền thanh nội bộ, đọc báo Nhân dân vào thời gian thích hợp theo quy định của trại giam, trại tạm giam và cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
    Việc phổ biến thông tin thời sự, chính sách cho phạm nhân được tổ chức theo định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu.
    Điều 13. Thời gian sinh hoạt, giải trí và hoạt động thư viện của phạm nhân
    1. Ngoài thời gian lao động, học tập hàng ngày và trong các ngày nghỉ chủ nhật, ngày lễ, Tết, phạm nhân được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, đọc sách, báo phù hợp với điều kiện trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và yêu cầu của công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.
    2. Tất cả nội dung, chương trình, tài liệu liên quan đến nhu cầu sinh hoạt, giải trí của phạm nhân phải do Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét duyệt.
    3. Tại các phân trại của trại giam được thành lập thư viện và tại các phân trại quản lý phạm nhân trong trại tạm giam, khu giam giữ phạm nhân phục vụ tại nhà tạm giữ được bố trí tủ đựng sách, báo cho phạm nhân đọc. Thư viện được trang bị bàn, ghế, tủ đựng sách, máy vi tính, các loại sách, báo, ấn phẩm khác phục vụ nhu cầu đọc sách, báo và giải trí cho phạm nhân.
    Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện phối hợp với ngành Văn hóa, thể thao và du lịch nơi đơn vị đóng để được cung cấp, trao đổi các loại sách, báo cho phạm nhân đọc, đồng thời có thể tiếp nhận các loại sách, báo chuyên ngành phù hợp với yêu cầu giáo dục, học nghề của phạm nhân do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi. Các loại sách, báo, ấn phẩm trước khi cho phạm nhân đọc phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm duyệt kỹ về nội dung.
    4. Thời gian sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người chưa thành niên được tăng gấp hai lần so với phạm nhân là người đã thành niên.
    Điều 14. Trao đổi thông tin về tình hình học văn hóa, pháp luật, giáo dục công dân và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân là người chưa thành niên
    1. Thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của phạm nhân là người chưa thành niên được các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện trao đổi thông tin về tình hình học tập văn hóa, pháp luật, giáo dục công dân, chế độ sinh hoạt, giải trí, tình hình chấp hành án phạt tù và được gửi sách vở, báo chí, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho con em họ theo quy định của pháp luật.
    2. Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện ưu tiên về thời gian, hình thức học tập và các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí phù hợp với điều kiện cụ thể của trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và đặc điểm về độ tuổi, thể chất, giới tính, trình độ văn hóa của phạm nhân là người chưa thành niên.
     
    Chương 5.
    KINH PHÍ BẢO ĐẢM VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, GIÁO VIÊN THAM GIA DẠY VĂN HÓA, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO PHẠM NHÂN
     
    Điều 15. Kinh phí bảo đảm
    1. Nguồn kinh phí cho việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân bao gồm:
    a) Ngân sách Nhà nước bảo đảm trong dự toán kinh phí hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
    b) Trích kinh phí thu được từ kết quả lao động của phạm nhân theo quy định của pháp luật;
    c) Đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
    2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
    Điều 16. Chế độ, chính sách đối với giáo viên và cán bộ làm nhiệm vụ dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân
    1. Giáo viên hoặc cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp tham gia dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân được hưởng các chế độ như đang công tác; ngoài ra, được bồi dưỡng giảng dạy trong môi trường đặc biệt do các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện chi trả.
    2. Mức chi bồi dưỡng cho giáo viên hoặc cán bộ tham gia giảng dạy văn hóa, pháp luật, giáo dục công dân như sau: một buổi giảng dạy (04 giờ) được chi không quá 0,25 mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, giáo viên của các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Tư pháp; không quá 0,15 mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
    3. Cán bộ làm nhiệm vụ dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân của trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện được khen thưởng các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước theo quy định của pháp luật.
     
    Chương 6.
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
     
    Điều 17. Hiệu lực thi hành
    Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 3 năm 2012 và thay thế các mục I, II, IV của Thông tư số 11/TTLB ngày 20 tháng 12 năm 1993 của Liên Bộ Nội vụ, Quốc phòng, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, dạy văn hóa, dạy nghề, chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân.
    Điều 18. Trách nhiệm thi hành
    1. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự các cấp tổ chức thực hiện Thông tư này.
    2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ đạo các Sở Tư pháp phối hợp với các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân.
    3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục phối hợp với các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự các cấp tổ chức dạy văn hóa cho phạm nhân.
    Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ảnh về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo để có hướng dẫn kịp thời.
     

    KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
    THỨ TRƯỞNG




    Trung tướng Lê Quý Vương
    KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
    THỨ TRƯỞNG




    Thượng tướng Nguyễn Thành Cung
    KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
    THỨ TRƯỞNG




    Hoàng Thế Liên
    KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Vinh Hiển
    Nơi nhận:
    - Văn phòng Trung ương Đảng;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
    - Bộ Tài chính;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
    - Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản QPPL);
    - Công báo;
    - Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
    - Lưu: VT (BCA, BQP, BTP, BGDĐT).
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 62/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
    Ban hành: 06/06/2003 Hiệu lực: 12/07/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định số 75/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
    Ban hành: 02/08/2006 Hiệu lực: 23/08/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 32/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Ban hành: 19/03/2008 Hiệu lực: 10/04/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục của Quốc hội, số 44/2009/QH12
    Ban hành: 25/11/2009 Hiệu lực: 01/07/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Nghị định 31/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
    Ban hành: 11/05/2011 Hiệu lực: 01/07/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    07
    Luật Thi hành án hình sự của Quốc hội, số 53/2010/QH12
    Ban hành: 17/06/2010 Hiệu lực: 01/07/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    08
    Nghị định 117/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
    Ban hành: 15/12/2011 Hiệu lực: 15/02/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    09
    Bộ luật Lao động số 35-L/CTN của Quốc hội
    Ban hành: 23/06/1994 Hiệu lực: 01/01/1995 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội
    Ban hành: 21/12/1999 Hiệu lực: 01/07/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Luật Hôn nhân và Gia đình
    Ban hành: 09/06/2000 Hiệu lực: 01/01/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Luật Phòng, chống ma tuý số 23/2000/QH10 của Quốc hội
    Ban hành: 09/12/2000 Hiệu lực: 01/06/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Luật 35/2002/QH10 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật Lao động
    Ban hành: 02/04/2002 Hiệu lực: 01/01/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 01/07/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Bộ luật Tố tụng dân sự, số 24/2004/QH11
    Ban hành: 15/06/2004 Hiệu lực: 01/01/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Luật Giao thông đường thủy nội địa, số 23/2004/QH11
    Ban hành: 15/06/2004 Hiệu lực: 01/01/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    17
    Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    18
    Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) số 64/2006/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/06/2006 Hiệu lực: 01/01/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    19
    Luật Cư trú số 81/2006/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2006 Hiệu lực: 01/07/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    20
    Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2006 Hiệu lực: 01/06/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật cho phạm nhân

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp
    Số hiệu:02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT
    Loại văn bản:Thông tư liên tịch
    Ngày ban hành:06/02/2012
    Hiệu lực:26/03/2012
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
    Ngày công báo:26/02/2012
    Số công báo:173&174 - 02/2012
    Người ký:Lê Quý Vương, Nguyễn Thành Cung, Hoàng Thế Liên, Nguyễn Vinh Hiển
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (22)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X