hieuluat

Thông tư 16/2009/TT-BLĐTBXH chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:283 & 284 - 06/2009
    Số hiệu:16/2009/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:07/06/2009
    Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Đàm Hữu Đắc
    Ngày ban hành:20/05/2009Hết hiệu lực:10/07/2019
    Áp dụng:04/07/2009Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
  • THÔNG TƯ

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 16/2009/TT-BLĐTBXH

    NGÀY 20 THÁNG 05 NĂM 2009

    QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

    VÀ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

     

     

    Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

    Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

    Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Hướng dẫn du lịch; Quản trị lữ hành; Kỹ thuật chế biến món ăn; Quản trị khách sạn;

    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề trên như sau:

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng:

    Thông tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại Thông tư này;

    Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề quy định tại Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

    Điều 2. Chương trình khung quy định tại Thông tư này bao gồm:

    1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Hướng dẫn du lịch” (Phụ lục 1);

    2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Quản trị lữ hành” (Phụ lục 2);

    3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật chế biến món ăn” (Phụ lục 3);

    4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Quản trị khách sạn” (Phụ lục 4).

    Điều 3. Trách nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề:

    Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.

    Điều 4. Điều khoản thi hành:

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký;

    2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề,  trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

     

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

    Đàm Hữu Đắc

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    PHỤ LỤC 1

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “ HƯỚNG DẪN DU LỊCH”

    (Kèm theo Thông tư số 16 / 2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009

    của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Phụ lục 1A

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

     

    Tên nghề: Hướng dẫn du lịch

    Mã nghề: 40810102

    Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương;

    (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 25

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

    1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

    - Kiến thức:

    + Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn cơ bản về nghề hướng dẫn: Đặc điểm, giá trị của các tài nguyên và tuyến điểm du lịch; hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có liên quan; quy trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch, kiến thức về thuyết minh, hướng dẫn đối tượng tham quan, quy trình xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch;

    + Người học được trang bị những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam, văn hóa Việt Nam, địa lý du lịch Việt Nam...;

    + Người học được cung cấp các kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Nghiệp vụ lữ hành, các dân tộc Việt Nam, tiến trình lịch sử Việt Nam, lịch sử văn minh thế giới, tổ chức sự kiện, tin học ứng dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ văn phòng, văn hóa ẩm thực, nghiệp vụ lưu trú, môi trường và an ninh- an toàn trong du lịch...;

    + Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ;

    - Kỹ năng:

    + Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong các công việc: Chuẩn bị, tổ chức thực hiện chương trình, thuyết minh, hướng dẫn tham quan, quản lý đoàn khách, hỗ trợ quảng cáo tiếp thị và bán chương trình, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, chăm sóc khách hàng... đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự;

    + Người học có được các kỹ năng bổ trợ khác cho nghề hướng dẫn như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức sự kiện...;

    + Người học có thể sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và trong một số hoạt động cụ thể của nghề nghiệp;

    + Người học có được khả năng làm việc độc lập, tham gia làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cho công tác hướng dẫn; có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề hướng dẫn du lịch. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

    - Chính trị, đạo đức:

    + Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật;

    + Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;

    + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ;

    + Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN;

    + Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

    3. Cơ hội việc làm

    Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí như: hướng dẫn viên tại điểm tham quan, hướng dẫn viên địa phương, hướng dẫn viên toàn tuyến, hướng dẫn viên dưới các hình thức du lịch khác (chủ yếu đối với khách du lịch Việt Nam), và các vị trí khác... tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian của khóa học: 2 năm

    - Thời gian học tập: 90 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 180 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

    - Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 2340 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 1860 giờ; Thời gian học tự chọn: 480 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 660 giờ; Thời gian học thực hành: 1680 giờ

    3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở: 1200 giờ

    (Danh mục các môn văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập và các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo người học có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    210

    106

     

     

    MH01

    Pháp luật

    15

    10

    4

    1

    MH02

    Chính trị

    30

    22

    6

    2

    MH03

    Giáo dục thể chất

    30

    3

    24

    3

    MH04

    Giáo dục quốc phòng- An ninh

    45

    28

    13

    4

    MH05

    Tin học

    30

    13

    15

    2

    MH06

    Ngoại ngữ cơ bản

    60

    30

    25

    5

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    1860

    387

    1396

    77

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    105

    90

    27

    8

    MH07

    Tổng quan du lịch và khách sạn

    30

    28

    -

    2

    MĐ08

    Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch

    75

    42

    27

    6

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    1775

    297

    1369

    69

    MH09

    Ngoại ngữ chuyên ngành

    420

    90

    305

    25

    MH10

    Hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam

    75

    42

    29

    4

    MH11

    Văn hóa Việt Nam

    75

    57

    15

    3

    MH12

    Địa lý du lịch Việt Nam

    60

    56

    -

    4

    MĐ13

    Nghiệp vụ hướng dẫn

    345

    72

    240

    33

    MH14

    Thực hành nghề tại cơ sở

    780

    -

    780

     

     

    Tổng cộng

    2070

    597

    1396

    77

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn - Tổng thời gian dành cho các môn học đào tạo nghề tự chọn là 480 giờ chiếm 20,51% tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học đào tạo nghề (2340 giờ).

    - Để xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

    1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MĐ15

    Nghiệp vụ lữ hành

    150

    43

    93

    14

    MH16

    Các dân tộc Việt Nam

    45

    43

    -

    2

    MH17

    Tiến trình lịch sử Việt Nam

    60

    58

     

    2

    MH18

    Lịch sử văn minh thế giới

    45

    43

    -

    2

    MĐ19

    Tổ chức sự kiện

    45

    15

    27

    3

    MH20

    Tin học ứng dụng

    45

    15

    27

    3

    MĐ21

    Nghiệp vụ thanh toán

    45

    15

    28

    2

    MĐ22

    Nghiệp vụ văn phòng

    45

    15

    28

    2

    MH23

    Văn hóa ẩm thực

    45

    15

    27

    3

    MH24

    Nghiệp vụ lưu trú

    45

    15

    28

    2

    MH25

    Môi trường và an ninh - an toàn trong du lịch

    45

    15

    27

    3

     

    Tổng cộng

    615

    292

    285

    38

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học đào tạo nghề tự chọn

    - Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung.

    - Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như:

    + Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp);

    + Trình độ đội ngũ giáo viên;

    + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

    - Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 480 giờ chiếm 20,51% tổng thời gian các môn học đào tạo nghề (trong đó có ít nhất là 225 giờ thực hành).

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    STT

    Môn thi tốt nghiệp

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Thi viết

    Không quá 120 phút

    2

    Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

    Viết, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

    3

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

    - Lý thuyết nghề: Ngoại ngữ chuyên ngành/ nghiệp vụ hướng dẫn

    - Thực hành nghề: Nghiệp vụ hướng dẫn

     

    Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Bài thi thực hành

     

    Không quá 120 phút


    Không quá 4 giờ

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    Nội dung

    Thời gian

    1. Thể dục, thể thao

    5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

    2. Văn hoá, văn nghệ

    - Qua các phương tiện thông tin đại chúng

    - Sinh hoạt tập thể

     

    - Ngoài giờ học hàng ngày

    - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

    3. Hoạt động thư viện

    Ngoài giờ học, người họccó thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

     

    Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

    4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

    Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

    5. Tham quan thực tế

    Mỗi học kỳ 1 lần

     

    4.Các chú ý khác:

    4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết

    - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề hướng dẫn du lịch.

    - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.

    4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học đào tạo nghề tự chọn:

    Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau:

    - Mục tiêu môn học.

    - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học.

    - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định.

    - Hướng dẫn thực hiện chương trình.

    4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    Tất cả các môn học đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.

    - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

    - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút

    + Thực hành: Không quá 8 giờ

    - Mỗi môn học có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn (gọi là bài kiểm tra lý thuyết).

    - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút.

    - Bài kiểm tra hết môn có:

    + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng 1ữ5 phút.

    + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút.

    4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại cơ sở:

    - Thực hành nghề tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế;

    - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế;

    - Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo ba hướng sau:

    + Người học thực hành tại các doanh nghiệp du lịch, có công việc phù hợp với nghề hướng dẫn. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học;

    + Thực hành các nghiệp vụ hướng dẫn (có giáo viên hướng dẫn) tại các điểm tham quan, du lịch, các tuyến du lịch hoặc theo các chương trình du lịch...;

    + Kết hợp cả hai hình thức nói trên.

    - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý, đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên./.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phụ lục 1B:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

     

    Tên nghề: Hướng dẫn du lịch

    Mã nghề: 50810102

    Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương;

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

    1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

    - Kiến thức:

    + Người học được trang bị các thức chuyên môn sâu về nghề hướng dẫn: Đặc điểm, giá trị của các tài nguyên và tuyến điểm du lịch; hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có liên quan; quy trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch, kiến thức về thuyết minh, hướng dẫn đối tượng tham quan, quy trình xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch;

    + Người học được trang bị những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam, văn hóa Việt Nam, địa lý du lịch Việt Nam, Tổ chức sự kiện, lịch sử văn minh thế giới, tiến trình lịch sử Việt Nam, các dân tộc Việt Nam;

    + Người học được cung cấp các kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ hướng dẫn như: Nghiệp vụ lữ hành, văn học dân gian Việt Nam, kinh tế Việt Nam, nghiệp vụ văn phòng, xây dựng thực đơn, nghiệp vụ thanh toán, văn hóa ẩm thực, nghiệp vụ lưu trú, tin học ứng dụng, môi trường và an ninh- an toàn trong du lịch...;

    + Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn để có thể thực hiện các nghiệp vụ hướng dẫn đối với khách du lịch quốc tế như: kinh tế quốc tế, địa lý du lịch thế giới;

    + Người học được cung cấp các kiến thức về làm việc theo nhóm và một số

    kiến thức quản lý kinh tế cơ bản như: Thống kê xã hội, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý nhà nước về du lịch, marketing du lịch;

    + Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ.

    - Kỹ năng:

    + Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong các công việc: Chuẩn bị, tổ chức thực hiện chương trình, thuyết minh, hướng dẫn tham quan, quản lý đoàn khách, hỗ trợ quảng cáo tiếp thị và bán chương trình, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, chăm sóc khách hàng... đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự;

    + Người học có thể sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và trong một số hoạt động cụ thể của nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế ở mức độ tương đối cao;

    + Người học có được khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho công tác hướng dẫn; có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề hướng dẫn du lịch. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

    - Chính trị, đạo đức:

    + Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

    + Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;

    + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ;

    + Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN;

    + Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

    3. Cơ hội việc làm

    Sau khi học xong người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí như: hướng dẫn viên tại điểm tham quan, hướng dẫn viên địa phương, hướng dẫn viên toàn tuyến, hướng dẫn viên dưới các hình thức du lịch khác (đối với khách du lịch Việt Nam và quốc tế), có cơ hội trở thành trưởng nhóm hướng dẫn viên, quản lý nghiệp vụ hướng dẫn của các công ty du lịch và các vị trí khác trong tương lai... tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian đào tạo: 3 năm

    - Thời gian học tập: 131 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 240 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

    - Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 3300 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 2520 giờ; Thời gian học tự chọn: 780 giờ.

    + Thời gian học lý thuyết: 1115 giờ; Thời gian học thực hành: 2175 giờ.

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

     

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    450

    220

    200

    30

    MH01

    Pháp luật

    30

    21

    7

    2

    MH02

    Chính trị

    90

    60

    24

    6

    MH03

    Giáo dục thể chất

    60

    4

    52

    4

    MH04

    Giáo dục quốc phòng- An ninh

    75

    58

    13

    4

    MH05

    Tin học

    75

    17

    54

    4

    MH06

    Ngoại ngữ cơ bản

    120

    60

    50

    10

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    2520

    626

    1083

    91

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    105

    70

    27

    8

    MH07

    Tổng quan du lịch và khách sạn

    30

    28

    -

    2

    MĐ08

    Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch

    75

    42

    27

    6

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    2425

    556

    1056

    83

    MH09

    Ngoại ngữ chuyên ngành

    600

    140

    430

    30

    MH10

    Hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam

    75

    42

    29

    4

    MH11

    Văn hóa Việt Nam

    75

    57

    15

    3

    MH12

    Địa lý du lịch Việt Nam

    60

    56

    -

    4

    MĐ13

    Tổ chức sự kiện

    60

    30

    27

    3

    MH14

    Lịch sử văn minh thế giới

    45

    43

    -

    2

    MH15

    Tiến trình lịch sử Việt Nam

    60

    58

    -

    2

    MH16

    Các dân tộc Việt Nam

    45

    43

    -

    2

    MĐ17

    Nghiệp vụ hướng dẫn

    435

    87

    315

    33

    MH18

    Thực hành nghề tại cơ sở

    960

    -

    960

     

     

    Tổng cộng

    2970

    1076

    1803

    91

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO DẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    - Tổng thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 780 giờ chiếm 23,63% tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề (3300 giờ).

    - Để xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

    1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MĐ19

    Nghiệp vụ lữ hành

    180

    59

    103

    18

    MH20

    Marketing du lịch

    45

    30

    12

    3

    MH21

    Văn học dân gian Việt Nam

    60

    57

    -

    3

    MH22

    Lịch sử kinh tế Việt Nam

    45

    43

    -

    2

    MH23

    Địa lý du lịch Thế giới

    45

    42

    -

    3

    MH24

    Quản lý nhà nước về du lịch

    45

    42

    -

    3

    MĐ25

    Nghiệp vụ văn phòng

    45

    15

    28

    2

    MĐ26

    Xây dựng thực đơn

    45

    15

    25

    5

    MĐ27

    Nghiệp vụ thanh toán

    45

    15

    28

    2

    MH28

    Văn hóa ẩm thực

    45

    15

    27

    3

    MH29

    Nghiệp vụ lưu trú

    45

    15

    28

    2

    MH30

    Ngoại ngữ 2

    180

    60

    101

    19

    MH31

    Tin học ứng dụng

    45

    15

    27

    3

    MH32

    Quản lý chất lượng dịch vụ

    45

    42

    -

    3

    MH33

    Thống kê xã hội

    45

    42

    -

    3

    MH34

    Môi trường và an ninh - an toàn trong du lịch

    45

    15

    27

    3

     

    Tổng cộng

    1005

    522

    406

    77

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học đào tạo nghề tự chọn

    - Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung.

    - Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như:

    + Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp);

    + Trình độ đội ngũ giáo viên;

    + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

    - Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 780 giờ chiếm 20,51% tổng thời gian các môn học đào tạo nghề (trong đó ít nhất có 315 giờ thực hành).

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    STT

    Môn thi tốt nghiệp

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Thi viết

    Không quá 120 phút

    2

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

    - Lý thuyết nghề: Ngoại ngữ chuyên ngành/ nghiệp vụ hướng dẫn

    - Thực hành nghề: Nghiệp vụ hướng dẫn

     

    Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Bài thi thực hành

     

    Không quá 120 phút


    Không quá 4 giờ

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    Nội dung

    Thời gian

    1. Thể dục, thể thao

    5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

    2. Văn hoá, văn nghệ

    - Qua các phương tiện thông tin đại chúng

    - Sinh hoạt tập thể

     

    - Ngoài giờ học hàng ngày

    - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

    3. Hoạt động thư viện

    Ngoài giờ học, người họccó thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

     

    Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

    4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

    Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

    5. Tham quan thực tế

    Mỗi học kỳ 1 lần

     

    4.Các chú ý khác:

    4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết

    - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề hướng dẫn du lịch.

    - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.

    4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học đào tạo nghề tự chọn:

    Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau:

    - Mục tiêu môn học.

    - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học.

    - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định.

    - Hướng dẫn thực hiện chương trình.

    4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    Tất cả các môn học đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.

    - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

    - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút

    + Thực hành: Không quá 8 giờ

    - Mỗi môn học có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn (gọi là bài kiểm tra lý thuyết).

    - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút.

    - Bài kiểm tra hết môn có:

    + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng 1÷ 5 phút.

    + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút.

    4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại cơ sở:

    - Thực hành nghề tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế;

    - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế;

    - Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo ba hướng sau:

    + Người học thực hành tại các doanh nghiệp du lịch, có công việc phù hợp với nghề hướng dẫn. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học;

    + Thực hành các nghiệp vụ hướng dẫn (có giáo viên hướng dẫn) tại các điểm tham quan, du lịch, các tuyến du lịch hoặc theo các chương trình du lịch;...

    + Kết hợp cả hai hình thức nói trên.

    - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý, đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên./.

     

     

     

     

     

     

     

     

    PHỤ LỤC 2

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ” QUẢN TRỊ LỮ HÀNH”

    (Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009

     của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Phụ lục 2A

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

     

    Tên nghề: Quản trị lữ hành

    Mã nghề: 40810103

    Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

    Đối tượng tuyển sinh:Tốt nghiệp Trung học phổ Thông và tương đương;

    (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì thêm phần văn hóa phổ Thông theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 28

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

    - Về kiến thức:

    Chương trình đào tạo cung cấp cho người học:

    + Những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học và ngoại ngữ;

    + Những kiến thức chuyên sâu của nghiệp vụ lữ hành như: Thiết kế chương trình du lịch, tổ chức xúc tiến quảng cáo và bán sản phẩm, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình du lịch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, chăm sóc khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, báo cáo kết quả công việc;

    + Những kiến thức cơ bản về nghề quản trị lữ hành như quản lý, điều hành hoạt động lữ hành;

    + Những kiến thức cơ sở cần thiết cho nghiệp vụ lữ hành như: Hoạt động du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, lao động và các điều kiện phát triển trong ngành Du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, di sản thiên nhiên- văn hóa thế giới và Việt Nam, tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, đặc điểm văn hóa Việt Nam, các tuyến điểm du lịch chủ yếu, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch và nghiệp vụ thanh toán trong kinh doanh lữ hành;

    + Những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ lữ hành như: bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ văn phòng, nghiệp vụ lưu trú, tổ chức sự kiện trong du lịch;

    - Về kỹ năng:

    + Hình thành cho người học kỹ năng nghề nghiệp của quản trị lữ hành như: Thiết kế và xây dựng chương trình du lịch, tổ chức quảng cáo, xúc tiến và bán sản phẩm, điều hành thực hiện chương trình, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với đối tác, chăm sóc khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, tổng kết và báo cáo kết quả công việc;

    + Sử dụng ngoại ngữ giao tiếp Thông thường và trong một số hoạt động

    cụ thể của nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ Thông tin trong công việc; có khả năng soạn thảo các loại hợp đồng du lịch, thanh quyết toán hợp đồng du lịch và hoàn thành các thủ tục có liên quan đến họat động lữ hành;

    + Rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ của nghề quản trị lữ hành;

    + Khả năng làm việc độc lập, tham gia làm việc theo nhúm hiệu qua;.

    + Khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

    2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng

    - Chính trị, đạo đức:

    + Hiểu biết cơ bản về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước. Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

    + Có đạo đức tốt, yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp; sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc;

    + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ;

    + Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa Xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

    + Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

    3. Cơ hội việc làm

    Sau khi học xong người học có thể đảm đương được các vị trí như: nhân viên đại lý lữ hành, nhân viên bán chương trình du lịch, trợ lý điều hành tour, nhân viên điều hành tour và các vị trí khác trong doanh nghiệp lữ hành tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian khóa học: 2 năm

    - Thời gian học tập: 104 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

    -Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 180 giờ

    (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

    - Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 2340 giờ

    + Thời gian học bắt buộc:1815 giờ; Thời gian học tự chọn: 525 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 750 giờ;Thời gian học thực hành: 1590 giờ

    3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ Thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp

    Trung học cơ sở: 1200giờ

    (Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ Thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo lụ gớc sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    210

    106

    104

    17

    MH01

    Chính trị

    30

    22

    6

    2

    MH02

    Pháp luật

    15

    10

    4

    1

    MH03

    Giáo dục thể chất

    30

    3

    24

    3

    MH04

    Giáo dục quốc phòng- An ninh

    45

    28

    13

    4

    MH05

    Tin học

    30

    13

    15

    2

    MH06

    Ngoại ngữ

    60

    30

    25

    5

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    1815

    630

    1201

     

    II.1

    Các môn học, mô đun cơ sở nghề

    390

    285

    115

     

    MH07

    Tổng quan du lịch

    45

    30

    15

    3

    MH08

    Tâm lý khách du lịch

    45

    30

    15

    3

    MĐ09

    Kỹ năng giao tiếp

    45

    15

    30

    3

    MH10

    Địa lý và tài nguyên du lịch Việt Nam

    60

    45

    15

    3

    MH11

    Đại cương lịch sử Việt Nam

    45

    30

    15

    3

    MH12

    Marketing du lịch

    45

    30

    15

    3

    MĐ13

    Tin học ứng dụng

    60

    15

    45

    4

    MH14

    Nghiệp vụ thanh toán

    45

    30

    15

    3

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    1425

    345

    1086

     

    MĐ15

    Tiếng Anh chuyên ngành

    300

    90

    210

    109

    MĐ16

    Nghiệp vụ lữ hành

    345

    75

    270

    19

    MĐ17

    Nghiệp vụ hướng dẫn

    240

    60

    180

    16

    MH18

    Tuyến điểm du lịch Việt Nam

    60

    30

    30

    3

    MH19

    Quản trị kinh doanh lữ hành

    45

    30

    15

    2

    MĐ28

    Thực hành nghề tại cơ sở

    435

    -

    435

    3

    Tổng cộng

    2025

    616

    1409

     

     

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

    ( Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    1.1 Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MH20

    Tổ chức sự kiện

    45

    30

    15

    3

    MĐ21

    Ngoại ngữ 2

    195

    60

    135

    12

    MH22

    Cơ sở văn hóa Việt Nam

    45

    30

    15

    3

    MH23

    Văn hóa ẩm thực

    45

    30

    15

    3

    MH24

    Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững

    45

    30

    15

    3

    MĐ25

    Nghiệp vụ văn phòng

    45

    15

    30

    3

    MH26

    Lịch sử văn minh thế giới

    60

    30

    30

    3

    MH27

    Nguyên lý kế toán

    45

    30

    15

    3

    Tổng cộng

    525

    255

    270

     

     

     

    - Chọn các môn học sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung;

    - Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như:

    + Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp)

    + Trình độ đội ngũ giáo viên

    + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

    - Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 468 giờ chiếm 20 % tổng thời gian các môn học đào tạo nghề.

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

    ( Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

    STT

    Môn thi tốt nghiệp

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, vấn đáp

    Không quá 120 phút

    2

    Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

    Viết, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

    3

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

    - Lý thuyết nghiệp vụ lữ hành.

    - Thực hành nghiệp vụ lữ hành

     

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Thực hành nghiệp vụ lữ hành

     

    Không quá 120 phút


    Không quá 4 giờ

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện).

    Nội dung

    Thời gian

    1. Thể dục, thể thao

    5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

    2. Văn hóa, văn nghệ

    - Qua các phương tiện Thông tin đại chúng

    - Sinh hoạt tập thể

     

    - Ngoài giờ học hàng ngày

    - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi tối trong tuần

    3. Hoạt động thư viện

    Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

     

    Tất cả các ngày làm việc trong tuần

    4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

    Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

    5. Đi thực tế

    Mỗi học kỳ 1 lần

     

    4. Các chú ý khác:

    4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và chương trình chi tiết

    - Chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề Quản trị lữ hành;

    - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.

    4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

    Cần căn cứ vào các nội dung trong chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau:

    - Mục tiêu môn học;

    - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học;

    - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định;

    - Hướng dẫn thực hiện chương trình.

    4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề

    Tất cả các môn học đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.

    - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

    - Thời gian kiểm tra:

    + Lý thuyết: Không quá 120 phút

    + Thực hành: Không quá 4 giờ

    Mỗi môn học có từ 2 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) sẽ có một bài kiểm tra hết môn.

    - Bài kiểm tra hết môn lý thuyết có:

    + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong 1đến 5 phút.

    + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút.

    4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung thực hành nghề tại cơ sở.

    - Thực hành nghề tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đó được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế.

    - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đó được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế.

    - Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo ba hướng sau:

    + Người học thực hành tại các doanh nghiệp du lịch, có công việc phù hợp với nghề lữ hành. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm, trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học;

    + Thực hành các nghiệp vụ lữ hành (có giáo viên hướng dẫn) tại các điểm tham quan, du lịch, các tuyến du lịch hoặc theo các chương trình du lịch;

    + Kết hợp cả hai hình thức nói trên.

    - Việc lựa chọn hình thức và phân bổ thời gian thực hành tại cơ sở tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở hoặc chia thành các đợt thực hành nhưng phải đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên./.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phụ lục 2B

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

     

    Tên nghề: Quản trị lữ hành

    Mã nghề: 50810103

    Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ Thông và tương đương;

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

    -Về kiến thức.

    Chương trình đào tạo cung cấp cho người học:

    + Những kiến thức về chính trị, pháp luật, tin học và ngoại ngữ;

    + Những kiến thức chuyên sâu của nghiệp vụ lữ hành như: Thiết kế chương trình du lịch, tổ chức xúc tiến, quảng cáo và bán sản phẩm, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình du lịch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác, chăm sóc khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành thực hiện chương trình du lịch, đánh giá kết quả kinh doanh và tổng kết công việc;

    + Những kiến thức về nghề quản trị lữ hành như: Nghiên cứu và khai thác thị trường, tổ chức bộ máy doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản lý chất lượng sản phẩm và điều hành, giám sát kinh doanh lữ hành;

    + Những kiến thức cơ sở cần thiết cho nghiệp vụ lữ hành như: Hoạt động du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, lao động và các điều kiện phát triển trong ngành Du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, di sản thiên nhiên- văn hóa thế giới và Việt Nam, tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, đặc điểm văn hóa Việt Nam, các tuyến điểm du lịch cơ bản, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, nghiệp vụ thanh toán trong kinh doanh lữ hành và tổ chức sự kiện trong du lịch;

    + Những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ lữ hành như: Quản lý nhà nước về du lịch, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ văn phòng và nghiệp vụ lưu trú.

    - Về kỹ năng:

    + Hình thành cho người học kỹ năng nghề nghiệp của nghiệp vụ lữ hành như: Phân tích, đánh giá xu hướng phát triển thị trường du lịch, thiết kế và xây dựng chương trình du lịch, tổ chức quảng cáo, xúc tiến và bán sản phẩm, quản lý và điều hành thực hiện chương trình, chăm sóc khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành thực hiện chương trình du lịch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ với đối tác, báo cáo đánh giá kết quả công việc nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế;

    + Hình thành cho người học kỹ năng quản trị nghiệp vụ lữ hành như: Lập kế hoạch, điều hành và giám sát thực hiện, tổng kết đánh giá và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong kinh doanh lữ hành;

    + Sử dụng được ngoại ngữ giao tiếp Thông thường và ngoại ngữ chuyên ngành lữ hành, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ Thông tin trong công việc, có khả năng soạn thảo và hoàn thiện các loại hợp đồng du lịch, thanh quyết toán hợp đồng du lịch và hoàn thành các thủ tục có liên quan đến họat động lữ hành;

    + Rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nghề quản trị lữ hành;

    + Khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhúm hiệu quả;

    + Khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

    - Chính trị, đạo đức:

    + Hiểu biết cơ bản về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;.

    + Có đạo đức tốt, yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp; sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc;

    + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ;

    + Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa Xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

    + Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

    3. Cơ hội việc làm

    Sau khi học xong người học có thể đảm đương được các vị trí như: nhân viên đại lý lữ hành, nhân viên bán chương trình du lịch, trợ lý điều hành tour, nhân viên điều hành tour, triển lóm nghiệp vụ, quản lý bộ phận nghiệp vụ và các vị trí khác trong doanh nghiệp lữ hành tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.

    II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian đào tạo: 3 năm

    - Thời gian học tập: 131 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 3.750 giờ

    - Thời gian ụn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 240 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 2620 giờ; Thời gian học tự chọn: 680 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 1055 giờ; Thời gian học thực hành: 2240 giờ

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    450

    220

    200

    30

    MH01

    Chính trị

    90

    60

    24

    6

    MH02

    Pháp luật

    30

    21

    7

    2

    MH03

    Giáo dục thể chất

    60

    4

    52

    4

    MH04

    Giáo dục quốc phòng- An ninh

    75

    58

    13

    4

    MH05

    Tin học

    75

    17

    54

    4

    MH06

    Ngoại ngữ

    120

    60

    50

    10

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    2720

    730

    1885

     

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    630

    375

    255

     

    MH07

    Tổng quan du lịch

    45

    30

    15

    3

    MH08

    Tâm lý khách du lịch

    45

    30

    15

    3

    MĐ09

    Kỹ năng giao tiếp

    60

    30

    30

    4

    MH10

    Địa lý và tài nguyên du lịch Việt Nam

    90

    60

    30

    5

    MH11

    Đại cương lịch sử Việt Nam

    60

    45

    15

    4

    MH12

    Marketing du lịch

    60

    30

    30

    3

    MĐ13

    Tin học ứng dụng

    60

    15

    45

    4

    MH14

    Nghiệp vụ thanh toán

    45

    30

    15

    3

    MH15

    Cơ sở văn hóa Việt Nam

    60

    45

    15

    4

    MH16

    Quản trị doanh nghiệp

    45

    30

    15

    3

    MĐ17

    Tổ chức sự kiện

    60

    30

    30

    4

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    2090

    360

    1630

     

    MĐ18

    Tiếng Anh chuyên ngành

    420

    120

    300

    28

    MĐ19

    Nghiệp vụ lữ hành

    535

    90

    445

    31

    MĐ20

    Nghiệp vụ hướng dẫn

    315

    60

    255

    21

    MH21

    Tuyến điểm du lịch Việt Nam

    90

    30

    60

    6

    MH22

    Quản trị kinh doanh lữ hành

    120

    60

    60

    8

    MH35

    Thực hành nghề tại cơ sở

    510

    -

    510

    21

     

    Tổng cộng

    3070

    940

    2130

     

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

    ( Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

    1.1 Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MH23

    Lịch sử văn minh thế giới

    60

    30

    30

     

    MH24

    Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững

    45

    30

    15

     

    MĐ25

    Nghiệp vụ văn phòng

    45

    15

    30

     

    MĐ26

    Ngoại ngữ 2

    270

    60

    210

     

    MH27

    Nguyên lý kế toán

    45

    30

    15

     

    MH28

    Quản lý chất lượng dịch vụ

    45

    30

    15

     

    MH29

    Phân tích hoạt động kinh doanh lữ hành

    60

    30

    30

     

    MH30

    Quan hệ và chăm sóc khách hàng

    45

    30

    15

     

    MH31

    Văn hóa ẩm thực

    45

    30

    15

     

    MH32

    Quản lý nhà nước về du lịch

    45

    30

    15

     

    MĐ33

    Xây dựng thực đơn

    45

    15

    30

     

    MH34

    Nghiệp vụ lưu trú

    45

    15

    30

     

    Tổng cộng

    795

    360

    435

     

     

     

    - Chọn các môn học sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung.

    - Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như:

    + Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp)

    + Trình độ đội ngũ giáo viên.

    + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

    - Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 680 giờ chiếm 21 % tổng thời gian các môn học đào tạo nghề.

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

    ( Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

    STT

    Môn thi tốt nghiệp

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, vấn đáp

    Không quá 120 phút

     

     


    2

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

    - Lý thuyết nghiệp vụ lữ hành.

    - Thực hành nghiệp vụ lữ hành

     

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Thực hành nghiệp vụ lữ hành

     

    Không quá 120 phút


    Không quá 4 giờ

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

    Nội dung

    Thời gian

    1. Thể dục, thể thao

    5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

    2. Văn hóa, văn nghệ

    - Qua các phương tiện Thông tin đại chúng

    - Sinh hoạt tập thể

     

    - Ngoài giờ học hàng ngày

    - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi tối trong tuần

    3. Hoạt động thư viện

    Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

     

    Tất cả các ngày làm việc trong tuần

    4.Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

    Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

    5.Đi thực tế

    Mỗi học kỳ 1 lần

     

    4. Các chú ý khác:

    4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và chương trình chi tiết

    - Chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề Quản trị lữ hành.

    - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.

    4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

    Cần căn cứ vào các nội dung trong chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đú, cụ thể như sau:

    + Mục tiêu môn học;

    + Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học;

    + Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đó được xác định;

    + Hướng dẫn thực hiện chương trình.

    4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề

    Tất cả các môn học đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.

    - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

    - Thời gian kiểm tra:

    + Lý thuyết: Không quá 120 phút.

    + Thực hành: Không quá 4 giờ

    Mỗi môn học có từ 2 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) sẽ có một bài kiểm tra hết môn.

    - Bài kiểm tra hết môn lý thuyết cú:

    + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong 1đến 5 phút.

    + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút.

    4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung thực hành nghề tại cơ sở.

    - Thực hành nghề tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đó được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế;

    - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đó được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế;

    - Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo ba hướng sau:

    + Người học thực hành tại các doanh nghiệp du lịch, có công việc phù hợp với nghề lữ hành. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm, trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học;

    + Thực hành các nghiệp vụ lữ hành (có giáo viên hướng dẫn) tại các điểm tham quan, du lịch, các tuyến du lịch hoặc theo các chương trình du lịch;

    + Kết hợp cả hai hình thức nói trên.

    - Việc lựa chọn hình thức và phân bổ thời gian thực hành tại cơ sở tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở hoặc chia thành các đợt thực hành nhưng phải đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên./.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    PHỤ LỤC 3

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KỸ THUẬT

    CHẾ BIẾN MÓN ĂN”

    (Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009

    của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Phụ lục 3A:

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

     

    Tên nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn

    Mã nghề: 40810204

    Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương;

    (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 22

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

    1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

    - Kiến thức:

    + Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn...) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế;

    + Người học được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Quản trị tác nghiệp, sinh lý dinh dưỡng, thương phẩm và an toàn thực phẩm;

    + Người học được cung cấp các kiến thức bổ trợ về nghiệp vụ chế biến món ăn như: Văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, hạch toán định mức, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, kỹ thuật trang trí cắm hoa;

    + Cung cấp cho người học những kiến thức khác có liên quan đến nghề Kỹ thuật chế biến món ăn;

    + Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ;

    - Kỹ năng:

    + Hình thành cho người học các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản trong chế biến món ăn trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;

    + Hình thành cho người học khả năng làm việc độc lập; tham gia làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cơ bản;

    + Rèn luyện cho người học sức khoẻ, đạo đức và ý thức kỷ luật cao;

    + Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

    - Chính trị, đạo đức:

    + Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

    + Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;

    + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ;

    + Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN;

    + Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

    3. Cơ hội việc làm

    Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính...; hoặc các vị trí khác trong nhà bếp tuỳ theo khả năng và yêu cầu của công việc cụ thể.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian của khóa học: 2 năm

    - Thời gian học tập: 104 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 180 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ, trong đó:

    + Thời gian học bắt buộc: 1800 giờ; Thời gian học tự chọn: 540 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 540 giờ;Thời gian học thực hành: 1800 giờ

    3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở: 1200 giờ

    (Danh mục các môn văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập và các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo người học có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

     

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    210

    106

    87

    17

    MH01

    Pháp luật

    15

    10

    4

    1

    MH02

    Chính trị

    30

    22

    6

    2

    MH03

    Giáo dục thể chất

    30

    3

    24

    3

    MH04

    Giáo dục quốc phòng-An ninh

    45

    28

    13

    4

    MH05

    Tin học

    30

    13

    15

    2

    MH06

    Ngoại ngữ cơ bản

    60

    30

    25

    5

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    1800

    345

    1367

    88

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    105

    70

    27

    8

    MH07

    Tổng quan du lịch và khách sạn

    30

    28

    -

    2

    MĐ08

    Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch

    75

    42

    27

    6

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    1965

    275

    1304

    80

    MH09

    Ngoại ngữ chuyên ngành

    210

    60

    120

    30

    MH10

    Quản trị tác nghiệp

    45

    43

    -

    2

    MH11

    Thương phẩm và an toàn thực phẩm

    45

    42

    -

    3

    MH12

    Sinh lý dinh dưỡng

    45

    43

    -

    2

    MĐ13

    Chế biến món ăn

    570

    87

    440

    43

    MH14

    Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở

    780

    -

    780

    -

     

    Tổng cộng

    2010

    555

    1367

    88

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    - Tổng thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 540 giờ chiếm 23,1% tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề (2340 giờ).

    - Để xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

    1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MH15

    Văn hoá ẩm thực

    45

    15

    27

    3

    MĐ16

    Xây dựng thực đơn

    45

    15

    25

    5

    MH17

    Hạch toán định mức

    45

    27

    15

    3

    MĐ18

    Nghiệp vụ nhà hàng

    135

    43

    81

    11

    MĐ19

    Chế biến bánh và món ăn tráng miệng

    225

    42

    150

    33

    MH20

    Môi trường và an ninh - an toàn trong du lịch

    45

    15

    27

    3

    MĐ21

    Kỹ thuật trang trí cắm hoa

    45

    27

    15

    3

    MĐ22

    Nghiệp vụ thanh toán

    45

    15

    28

    2

     

    Tổng cộng

    630

    199

    368

    63

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    - Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung;

    - Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như:

    + Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp);

    + Trình độ đội ngũ giáo viên;

    + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

    - Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học, mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 540 giờ (chiếm 23,1% tổng thời gian các môn đào tạo nghề) trong đó có ít nhất 360 giờ thực hành.

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    STT

    Môn thi tốt nghiệp

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Thi viết

    Không quá 120 phút

    2

    Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

    Viết, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

    3

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

    - Lý thuyết nghề: Quản trị tác nghiệp

    - Thực hành nghề: Chế biến món ăn

     

    Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Bài thi thực hành

     

    Không quá 120 phút

    Không quá 4 giờ

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    Nội dung

    Thời gian

    1. Thể dục, thể thao

    5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

    2. Văn hoá, văn nghệ

    - Qua các phương tiện thông tin đại chúng

    - Sinh hoạt tập thể

     

    - Ngoài giờ học hàng ngày

    - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

    3. Hoạt động thư viện

    Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

     

    Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

    4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

    Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

    5. Tham quan thực tế

    Mỗi học kỳ 1 lần

     

    4.Các chú ý khác:

    4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết

    - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề kỹ thuật chế biến món ăn;

    - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.

    4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học/mô đun để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học/mô đun đó, cụ thể như sau:

    - Mục tiêu môn học/mô đun.

    - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học.

    - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương, từng bài cụ thể đã được xác định.

    - Hướng dẫn thực hiện chương trình.

    4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    Tất cả các môn học, mô đun đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.

    - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

    - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút

    + Thực hành: Không quá 8 giờ

    - Mỗi môn học/mô đun có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn;

    - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút;

    - Bài kiểm tra hết môn có:

    + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng1đến 5 phút;

    + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút.

    4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại cơ sở:

    - Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế;

    - Nội dung thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế;

    - Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở theo ba hướng sau:

    + Người học thực hành tại các cơ sở chế biến món ăn, nhà hàng, khách sạn... có công việc phù hợp với nghề nghiệp. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học;

    + Thực hành các nghiệp vụ chế biến món ăn (có giáo viên hướng dẫn) tại các xưởng của nhà trường hoặc các cơ sở do nhà trường liên kết, thỏa thuận;

    + Kết hợp cả hai hình thức nói trên.

    - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý, đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên./.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phụ lục 3B

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

     

    Tên nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn

    Mã nghề: 50810204

    Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương;

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 30

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

    1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

    - Kiến thức:

    + Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn...) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm...); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế;

    + Người học được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, giao tiếp trong kinh doanh, văn hóa ẩm thực, thương phẩm và an toàn thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, tổ chức sự kiện...;

    + Người học được cung cấp các kiến thức về tổ chức làm việc theo nhóm và một số kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nghiệp vụ chế biến món ăn cơ bản như: Quản trị tác nghiệp, hạch toán định mức, giao tiếp trong kinh doanh, thống kê kinh doanh, quản lý chất lượng, pháp luật kinh tế, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ thanh toán, marketing du lịch...;

    + Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ;

    - Kỹ năng:

    + Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;

    + Người học có khả năng làm việc độc lập; tổ chức làm việc theo nhóm và biết ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cao; có sức khoẻ, đạo đức, ý thức kỷ luật cao;

    + Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

    - Chính trị, đạo đức:

    + Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

    + Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;

    + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc;

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ;

    + Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN;

    + Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

    3. Cơ hội việc làm

    Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp, có cơ hội trở thành ca trưởng, ca phó đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, sa lát, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng...) quản lý chế biến... trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian đào tạo: 3 năm

    - Thời gian học tập: 156 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 240 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

    - Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 3300 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 2640 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 930 giờ; Thời gian học thực hành: 2370 giờ

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    450

    220

    200

    30

    MH01

    Pháp luật

    30

    21

    7

    2

    MH02

    Chính trị

    90

    60

    24

    6

    MH03

    Giáo dục thể chất

    60

    4

    52

    4

    MH04

    Giáo dục quốc phòng- An ninh

    75

    58

    13

    4

    MH05

    Tin học

    75

    17

    54

    4

    MH06

    Ngoại ngữ cơ bản

    120

    60

    50

    10

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    2640

    615

    1920

    105

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    240

    167

    54

    20

    MH07

    Tổng quan du lịch và khách sạn

    30

    28

    -

    2

    MĐ08

    Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch

    75

    42

    27

    6

    MH09

    Tin học ứng dụng

    45

    15

    27

    3

    MH10

    Quản lý chất lượng

    45

    42

    -

    3

    MH11

    Thống kê kinh doanh

    45

    42

    -

    3

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    2400

    448

    1826

    95

    MH12

    Ngoại ngữ chuyên ngành

    300

    90

    190

    20

    MH13

    Quản trị tác nghiệp

    90

    85

    -

    5

    MH14

    Thương phẩm và an toàn thực phẩm

    45

    42

    -

    3

    MH15

    Sinh lý dinh dưỡng

    45

    43

    -

    2

    MH16

    Hạch toán định mức

    45

    27

    15

    3

    MĐ17

    Nghiệp vụ nhà hàng

    165

    43

    111

    11

    MĐ18

    Chế biến món ăn

    750

    116

    590

    44

    MH19

    Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở

    960

    -

    960

     

     

    Tổng cộng

    3090

    1065

    1920

    105

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    - Tổng thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 660 giờ chiếm 20% tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề (3300 giờ);

    - Để xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

    1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

     

     

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MĐ20

    Chế biến bánh và món ăn tráng miệng

    300

    57

    240

    33

    MH21

    Văn hoá ẩm thực

    45

    15

    27

    3

    MĐ22

    Xây dựng thực đơn

    45

    15

    25

    5

    MĐ23

    Tổ chức sự kiện

    45

    15

    27

    3

    MH24

    Luật kinh tế

    45

    42

    -

    3

    MH25

    Nguyên lý kế toán

    45

    42

    -

    3

    MĐ26

    Nghiệp vụ thanh toán

    45

    15

    28

    2

    MH27

    Marketing du lịch

    45

    43

    -

    2

    MH28

    Môi trường và an ninh - an toàn trong du lịch

    45

    15

    27

    3

    MH29

    Kỹ thuật pha chế đồ uống

    90

    24

    60

    6

    MĐ30

    Kỹ thuật trang trí cắm hoa

    45

    27

    15

    3

     

    Tổng cộng

    795

    310

    449

    66

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học đào tạo nghề tự chọn

    - Chọn các môn học, mô đun sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung;

    - Để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như:

    + Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp);

    + Trình độ đội ngũ giáo viên;

    + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

    - Các trường có thể chọn một, hai, ba... trong số các môn học, mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 660 giờ (chiếm 20% tổng thời gian các môn đào tạo nghề) trong đó có ít nhất 375 giờ thực hành.

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    STT

    Môn thi tốt nghiệp

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

    2

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

    - Lý thuyết nghề: Quản trị tác nghiệp

    - Thực hành nghề: Chế biến món ăn

     

    Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Bài thi thực hành

     

    Không quá 120 phút

    Không quá 4 giờ

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    Nội dung

    Thời gian

    1. Thể dục, thể thao

    5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

    2. Văn hoá, văn nghệ

    - Qua các phương tiện thông tin đại chúng

    - Sinh hoạt tập thể

     

    - Ngoài giờ học hàng ngày

    - 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

    3. Hoạt động thư viện

    Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

     

    Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

    4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

    Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

    5. Tham quan thực tế

    Mỗi học kỳ 1 lần

     

    4.Các chú ý khác:

    4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết

    - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề kỹ thuật chế biến món ăn;

    - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.

    4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học/ mô đun để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học/ mô đun đó, cụ thể như sau:

    - Mục tiêu môn học/ mô đun

    - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học

    - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương, từng bài cụ thể đã được xác định

    - Hướng dẫn thực hiện chương trình

    4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    Tất cả các môn học, mô đun đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.

    - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

    - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút

    + Thực hành: Không quá 8 giờ

    - Mỗi môn học/ mô đun có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn.

    - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút.

    - Bài kiểm tra hết môn có:

    + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng1đến 5 phút.

    + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút.

    4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại cơ sở:

    - Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế;

    - Nội dung thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở là bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế;

    - Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở theo ba hướng sau:

    + Người học thực hành tại các cơ sở chế biến món ăn, nhà hàng, khách sạn... có công việc phù hợp với nghề nghiệp. Trong trường hợp này cần có giáo viên, hoặc người hướng dẫn (có thể là người có kinh nghiệm trình độ đang làm việc tại các cơ sở) hướng dẫn người học;

    + Thực hành các nghiệp vụ chế biến món ăn (có giáo viên hướng dẫn) tại các xưởng của nhà trường hoặc các cơ sở do nhà trường liên kết, thỏa thuận;

    + Kết hợp cả hai hình thức nói trên.

    - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý, đảm bảo về thời lượng và các mục tiêu, nội dung cơ bản nói trên./.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    PHỤ LỤC 4

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ ” QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN”

    (Ban hành kèm theo Thông tư số 16 / 2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009

    của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Phụ lục 4A

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

     

    Tên nghề: Quản trị khách sạn

    Mã nghề: 40810201

    Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo);

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 26

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

    - Chương trình đào tạo Trung cấp nghề “Quản trị khách sạn” nhằm trang bị cho người học có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như: lễ tân, buồng, ăn uống và kiến thức, kỹ năng về giám sát. Với các môn học tự chọn được phân thành ba nhóm chuyên ngành hẹp: quản trị lưu trú, quản trị nhà hàng và quản trị hội nghị, hội thảo. Trường có định hướng lựa chọn một chuyên ngành cho người học;

    - Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên sâu, chương trình đào tạo còn trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, phong cách chuyên nghiệp và sức khỏe tốt để có khả năng độc lập hoặc làm việc theo nhóm tại bộ phận lễ tân, buồng hoặc nhà hàng. Khi có cơ hội thăng tiến người học có thể đảm nhận các vị trí giám sát tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng tại khách sạn có qui mô vừa và nhỏ.

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

    - Kiến thức:

    + Mô tả được vị trí, vai trò của khách sạn trong ngành Du lịch và đặc trưng của ngành khách sạn, tác động của ngành khách sạn về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường;

    + Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của khách sạn: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng và chế biến món ăn;

    + Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu tại khách sạn và công dụng của chúng;

    + Trình bày được nguyên lý, quá trình quản trị nói chung, quản trị nhân lực, tài sản, tài chính, quản trị marketing khách sạn nói riêng;

    + Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn và cách thức đánh giá chất lượng;

    + Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của khách sạn;

    + Trình được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong khách sạn để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;

    + Xây dựng được tính tự tin trong xử lý công việc.

    - Kỹ năng:

    + Giao tiếp với khách hàng bằng tiếng Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị; chăm sóc tốt khách hàng;

    + Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị khách sạn;

    + Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo theo tiêu chuẩn của khách sạn;

    + Làm được các loại báo cáo, hợp đồng thông dụng của khách sạn;

    + Ứng dụng được phần mềm quản trị khách sạn trong công việc hàng ngày;

    + Quản lý được thời gian làm việc hiệu quả;

    + Giải thích được các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh;

    + Hình thành được các nhóm làm việc và điều hành được hoạt động của nhóm.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

    - Chính trị, đạo đức:

    + Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; tuân thủ, tôn trọng pháp luật;

    + Nhận thức đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mục tiêu chủ nghĩa xã hội;

    + Nâng cao lòng tự hào dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh, yêu lao động, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam;

    + Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tính trách nhiệm và tác phong chuyên nghiệp;

    + Hình thành được ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc;

    + Hình thành phương pháp nghiên cứu của các vấn đề theo quan điểm biện chứng lịch sử và cụ thể;

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Trình bày được quan điểm quốc phòng toàn dân, sẵn sàng tham gia bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, rèn luyện sức khỏe;

    + Thực hiện được các kỹ năng cơ bản để duy trì và phát triển thể chất và triển khai thực hiện được một số nhiệm vụ về bảo vệ an ninh quốc gia.

    3. Cơ hội việc làm

    Sau khi tốt nghiệp người học đủ khả năng làm việc tại các vị trí trực tiếp phục vụ khách tại khách sạn như: nhân viên lễ tân, nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên đón tiếp khách tại nhà hàng; nhân viên phục vụ bàn, phục vụ rượu, nhân viên phục vụ buồng khách sạn. Tại khách sạn qui mô nhỏ, nếu có cơ hội và kinh nghiệm nghề nghiệp có thể đảm nhận vị trí giám sát viên lễ tân hoặc buồng hoặc nhà hàng.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian đào tạo: 2 năm

    - Thời gian học tập: 90 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 2805 giờ

    - Thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp : 180 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2595 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 1965 giờ ; Thời gian học tự chọn: 630 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 600 giờ; Thời gian học thực hành: 1955 giờ

    3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở: 1200 giờ

    (Danh mục các môn văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập và các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo người học có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    210

    106

    87

    17

    MH01

    Pháp luật

    15

    10

    4

    1

    MH02

    Chính trị

    30

    22

    6

    2

    MH03

    Giáo dục thể chất

    30

    3

    24

    3

    MH04

    Giáo dục quốc phòng- An ninh

    45

    28

    13

    4

    MH05

    Tin học

    30

    13

    15

    2

    MH06

    Ngoại ngữ cơ bản

    60

    30

    25

    5

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    1965

    511

    1370

    84

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

    225

    138

    77

    10

    MH07

    Tổng quan du lịch

    45

    33

    10

    2

    MH08

    Quản trị học

    45

    38

    5

    2

    MH09

    Giao tiếp trong kinh doanh

    45

    30

    13

    2

    MĐ10

    Tin học ứng dụng trong kinh doanh khách sạn

    45

    10

    33

    2

    MH11

    Thống kê kinh doanh

    45

    27

    16

    2

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    1740

    373

    1293

    74

    MH12

    Tiếng anh chuyên ngành khách sạn

    330

    120

    199

    11

    MH13

    Quan hệ và chăm sóc khách hàng

    45

    18

    25

    2

    MH14

    Nghiệp vụ thanh toán

    30

    13

    15

    2

    MH15

    Kế toán du lịch - khách sạn

    45

    26

    17

    2

    MH16

    Quản trị nguồn nhân lực

    45

    17

    26

    2

    MĐ17

    An ninh - an toàn trong khách sạn

    30

    10

    18

    2

    MĐ18

    Nghiệp vụ lễ tân

    225

    43

    166

    16

    MĐ19

    Nghiệp vụ phục vụ buồng khách sạn

    210

    42

    159

    9

    MĐ20

    Nghiệp vụ nhà hàng

    210

    42

    154

    14

    MĐ21

    Nghiệp vụ chế biến món ăn

    210

    42

    154

    14

    MĐ22

    Thực hành nghiệp vụ (tại cơ sở)

    360

     

    360

     

     

    Tổng cộng

    2175

    721

    1370

    84

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

    - Tổng thời gian dành cho các môn học đào tạo nghề tự chọn là 630 giờ chiếm 27% trong tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học đào tạo nghề (2340 giờ);

    - Việc xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được dựa trên phiếu phân tích công việc;

    - Môn học tự chọn được xác định cơ sở sự khác nhau về tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của người quản lý tại các bộ phận lưu trú khách sạn, bộ phận nhà hàng hoặc bộ phận hội nghị, hội thảo;

    - Các môn học, mô đun tự chọn được phân chia làm ba nhóm theo ba chuyên ngành sâu của quản trị khách sạn. Trường chỉ chọn một trong ba nhóm môn học tự chọn;

    - Thời gian thực hành tại khách sạn được chia làm 2 phần: thực hành tại tất cả các bộ phận của khách sạn và thực tập chuyên sâu theo các môn học và mô đun lựa chọn.

    1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học đào tạo nghề tự chọn:

    Mã môn học

    Tên môn học

    Thời gian của môn học (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MĐ23

    Quản trị Buồng khách sạn

    45

    19

    24

    2

    MĐ24

    Quản trị Lễ tân

    45

    26

    17

    2

    MĐ25

    Quản trị tiệc

    45

    25

    18

    2

    MĐ26

    Quản trị nhà hàng

    45

    15

    28

    2

    MĐ27

    Kiểm soát giá vốn

    30

    14

    15

    1

    MĐ28

    Quản trị đồ uống

    30

    13

    15

    2

    MĐ29

    Quản trị hội nghị /hội thảo

    60

    25

    33

    2

    MĐ30

    Quản trị các dịch vụ giải trí

    60

    21

    37

    2

    MH31

    Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp)

    60

    30

    27

    3

    MH32

    Thực hành chuyên sâu (tại cơ sở)

    480

    -

    480

     

    Tổng cộng

     

     

     

     

     

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    - Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các Trường cần căn cứ vào đặc thù và điều kiện cụ thể của mình như:

    + Nhu cầu của người học;

    + Trình độ đội ngũ giáo viên;

    + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

    - Trường có thể chọn 1 trong 3 nhóm môn học tự chọn tùy thuộc vào hướng nghề nghiệp chuyên sâu như sau:

    + Nhóm (a) gồm các môn học, mô đun: MĐ23, MĐ24, MH31, MH32 những môn học tự chọn này định hướng cho người học các vị trí công việc quản trị khách sạn tại bộ phận lưu trú;

    + Nhóm (b) gồm các môn học, mô đun: MĐ25, MĐ26, MĐ27, MĐ28, MH32 những môn học tự chọn này định hướng cho người học các vị trí công việc quản trị khách sạn tại bộ phận nhà hàng;

    + Nhóm (c) gồm các môn học, mô đun: MĐ29, MĐ30, MH32 những môn học tự chọn này định hướng cho người học các vị trí công việc quản trị khách sạn tại bộ phận hội nghị, hội thảo;

    - Tổng số thời gian học các môn học tự chọn của người học là 630 giờ (chiếm 27% tổng thời gian các môn học/môđun đào tạo nghề).

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    STT

    Môn thi tốt nghiệp

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Thi viết

    Không quá 120 phút

    2

    Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

    Viết, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

    3

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

    - Lý thuyết nghề: Ngoại ngữ chuyên ngành/ nghiệp vụ khách sạn

    - Thực hành nghề: Nghiệp vụ khách sạn

     

    Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Bài thi thực hành

     

    Không quá 120 phút


    Không quá 4 giờ

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    Nội dung

    Thời gian

    1. Thể dục, thể thao

    5 giờ đến 6 giờ; trong tuần (cuối tuần)

    2. Văn hoá, văn nghệ

    - Qua các phương tiện thông tin đại chúng

    - Sinh hoạt tập thể, đội văn nghệ

     

    - Ngoài giờ học hàng ngày

    - 2 giờ/tuần

    3. Hoạt động thư viện

    Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

     

    Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

    4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

    Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt câu lạc bộ vào tối thứ 7 hàng tuần (từ 19 giờ đến 21 giờ)

    5. Tham quan điểm du lịch, khách sạn

    Mỗi học kỳ 2 lần

     

    4. Chú ý khác:

    4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết

    - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề quản trị khách sạn;

    - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.

    4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học đào tạo nghề tự chọn:

    Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau:

    - Mục tiêu môn học;

    - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học;

    - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định;

    - Hướng dẫn thực hiện chương trình.

    4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    Tất cả các môn học đào tạo nghề, khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.

    - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

    - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút;

    + Thực hành: Không quá 8 giờ.

    - Mỗi môn học có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn.

    - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút.

    - Bài kiểm tra hết môn có:

    + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng 1 đến 2 phút.

    + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút.

    4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại khách sạn:

    - Thực hành nghề tại khách sạn nhằm mục tiêu:

    + Thích nghi được với môi trường làm việc thực tế;

    + Nắm được hệ thống tổ chức và nhân sự;

    + Hiểu được các mối quan hệ giữa các cấp quản lý và giữa các thành viên tại bộ phận/tổ nhóm làm việc;

    + Nắm được mối quan hệ giữa khách hàng và nhân viên phục vụ;

    + Hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế.

    - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở:

    Bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế.

    - Cách thức tổ chức:

    Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo các hướng sau:

    + Thực hành nghiệp vụ sau khi kết thúc các môn học năm thứ 1, bố trí thực tập lần lượt tại các bộ phận (lễ tân, buồng, nhà hàng và chế biến) với lượng thời gian 2 tháng;

    + Thực hành chuyên sâu sau khi kết thúc các môn học năm thứ 2, bố trí thực tập chuyên sâu theo chuyên ngành đã học ở phần tự chọn với lượng thời gian 3 tháng;

    + Địa điểm thực hành tại doanh nghiệp được lựa chọn trước khi đi thực hành ít nhất là 1 tháng. Cần có cam kết giữa trường và khách sạn để đảm bảo cho người học được thực tập đúng nghề dưới sự hướng dẫn, giám sát của người giáo viên hướng dẫn của trường và người hướng dẫn của khách sạn được lựa chọn.

    Mỗi người học có sổ nhật ký thực tập. Hàng ngày, người hướng dẫn thực tập của khách sạn nhận xét về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người thực tập;

    - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường để có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý nhằm đảm bảo về thời lượng, các mục tiêu và nội dung cơ bản nói trên./.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phụ lục 4B

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

     

    Tên nghề: Quản trị khách sạn

    Mã nghề: 50810201

    Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

    - Chương trình đào tạo Cao đẳng nghề “Quản trị khách sạn” nhằm trang bị cho người học có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như: lễ tân, nhà hàng, buồng, ăn uống, phục vụ tiệc, hội nghị hội thảo. Với các môn học tự chọn được phân ba nhóm gắn với ba chuyên ngành hẹp: quản trị lưu trú, quản trị nhà hàng và quản trị hội nghị, hội thảo, người học có thể lựa chọn con đường thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của mình theo một trong ba lĩnh vực đã nêu;

    - Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên sâu, chương trình đào tạo còn trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, phong cách chuyên nghiệp và sức khỏe tốt;

    - Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm tại bộ phận lưu trú, ăn uống hoặc hội nghị hội thảo; có thể đảm nhận các vị trí giám sát tại khách sạn vừa và lớn hoặc quản lý khách nhỏ khi có cơ hội thăng tiến.

    1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

    - Kiến thức:

    + Mô tả được vị trí, vai trò của khách sạn trong ngành Du lịch và đặc trưng của hoạt động khách sạn, tác động của nó về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường;

    + Trình bày được cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn; mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn và đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn;

    + Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của khách sạn: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng và chế biến món ăn;

    + Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu tại khách sạn và công dụng của chúng;

    + Trình bày được nguyên lý, quá trình quản trị nói chung, quản trị con người, tài sản, tài chính, quản trị marketing khách sạn nói riêng;

    + Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn và cách thức đánh giá chất lượng;

    + Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của khách sạn;

    + Trình được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong khách sạn để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;

    + Xây dựng được tính tự tin trong xử lý công việc.

    - Kỹ năng:

    + Giao tiếp tốt với khách hàng bằng tiếng Việt và Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị; chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng có hiệu quả;

    + Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị khách sạn;

    + Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo theo tiêu chuẩn của khách sạn;

    + Chủ trì hoặc tham gia xây dựng được một số kế hoạch của các bộ phận như: kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện;

    + Làm được các loại báo cáo, soạn thảo được văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của khách sạn;

    + ứng dụng được phần mềm quản trị khách sạn trong công việc hàng ngày;

    + Quản lý thời gian làm việc hiệu quả;

    + Phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của các bộ phận lưu trú, ăn uống, hội nghị, hội thảo và phát hiện ra được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hiệu quả kinh doanh;

    + Hình thành được các nhóm làm việc và điều hành được hoạt động của nhóm.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

    - Chính trị, đạo đức:

    + Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; tuân thủ, tôn trọng pháp luật;

    + Nhận thức đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mục tiêu chủ nghĩa xã hội;

    + Nâng cao lòng tự hào dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh, yêu lao động, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam;

    + Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tính trách nhiệm và tác phong chuyên nghiệp;

    + Hình thành được ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc;

    + Hình thành được phương pháp nghiên cứu của các vấn đề theo quan điểm biện chứng lịch sử và cụ thể;

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Trình bày được quan điểm quốc phòng toàn dân, sẵn sàng tham gia bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, rèn luyện sức khỏe;

    + Thực hiện được các kỹ năng cơ bản để duy trì và phát triển thể chất và triển khai thực hiện được một số nhiệm vụ về bảo vệ an ninh quốc gia.

    3. Cơ hội việc làm

    Sau khi tốt nghiệp, người học đủ khả năng đảm nhiệm một vị trí nhân viên viên lễ tân, nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên phục vụ hội nghi. Tùy theo khả năng cá nhân, kinh nghiệm thực tiễn, môi trường công tác và loại hình khách sạn, người học có khả năng đảm đương các vị trí công tác cao hơn như giám sát bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc quản lý khách sạn nhỏ.

    II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

    1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian đào tạo: 3 năm

    - Thời gian học tập: 131 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 3825 giờ

    - Thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và thi: 240 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

    2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3375 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 2490 giờ; Thời gian học tự chọn: 885 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 888 giờ; Thời gian học thực hành: 2367 giờ

    III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    450

    220

    200

    30

    MH01

    Pháp luật

    30

    21

    7

    2

    MH02

    Chính trị

    90

    60

    24

    6

    MH03

    Giáo dục thể chất

    60

    4

    52

    4

    MH04

    Giáo dục quốc phòng-An ninh

    75

    58

    13

    4

    MH05

    Tin học

    75

    17

    54

    4

    MH06

    Ngoại ngữ cơ bản

    120

    60

    50

    10

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    2490

    712

    1676

    102

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ

    315

    195

    106

    14

     

    sở

     

     

     

     

    MH07

    Kinh tế vi mô

    45

    30

    13

    2

    MH08

    Tổng quan du lịch

    45

    33

    10

    2

    MH09

    Quản trị học

    45

    38

    5

    2

    MH10

    Giao tiếp trong kinh doanh

    45

    30

    13

    2

    MĐ11

    Tin học ứng dụng trong kinh doanh khách sạn

    45

    10

    33

    2

    MH12

    Quản lý chất lượng dịch vụ

    45

    27

    16

    2

    MH13

    Thống kê kinh doanh

    45

    27

    16

    2

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    2175

    517

    1570

    88

    MH14

    Tiếng anh chuyên ngành khách sạn

    420

    160

    246

    14

    MH15

    Quan hệ và chăm sóc khách hàng

    45

    18

    25

    2

    MH16

    Marketing du lịch

    45

    29

    14

    2

    MH17

    Nghiệp vụ thanh toán

    30

    13

    15

    2

    MH18

    Kế toán du lịch - khách sạn

    45

    26

    17

    2

    MH19

    Quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch - khách sạn

    45

    30

    13

    2

    MH20

    Quản trị cơ sở vật chất và kỹ thuật khách sạn

    45

    28

    15

    2

    MH21

    Quản trị nguồn nhân lực

    45

    17

    26

    2

    MĐ22

    An ninh - an toàn trong khách sạn

    30

    10

    18

    2

    MĐ23

    Nghiệp vụ lễ tân

    315

    60

    234

    21

    MĐ24

    Nghiệp vụ phục vụ buồng khách sạn

    210

    42

    159

    9

    MĐ25

    Nghiệp vụ nhà hàng

    210

    42

    154

    14

    MĐ26

    Nghiệp vụ chế biến món ăn

    210

    42

    154

    14

    MĐ27

    Thực hành nghiệp vụ 1 (tại khách sạn hoặc tại trường)

    160

    -

    160

     

    MĐ28

    Thực hành nghiệp vụ 2 (tại khách sạn hoặc tại trường)

    320

    -

    320

     

     

    Tổng cộng

    2940

    712

    1676

    102

     

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRINH FKHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

    1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    - Tổng thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 885 giờ chiếm 26,82% trong tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề (3375 giờ);

    - Việc xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được dựa trên phiếu phân tích công việc.

    - Môn học tự chọn được xác định cơ sở sự khác nhau về tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của người quản lý tại các bộ phận lưu trú khách sạn, bộ phận nhà hàng hoặc bộ phận hội nghị, hội thảo;

    - Các môn học, mô đun tự chọn được phân chia làm ba nhóm theo ba chuyên ngành sâu của quản trị khách sạn. Trường chỉ chọn một trong ba nhóm môn học tự chọn;

    - Thời gian thực hành tại khách sạn được chia làm 2 phần: thực hành tại tất cả các bộ phận của khách sạn và thực tập chuyên sâu theo các môn học và mô đun lựa chọn.

    1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học đào tạo nghề tự chọn:

    Mã môn học

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian của môn học (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    MĐ29

    Quản trị buồng khách sạn

    45

    19

    24

    2

    MĐ30

    Quản trị lễ tân

    45

    26

    17

    2

    MĐ31

    Marketing dịch vụ lưu trú

    30

    9

    20

    1

    MĐ32

    Quản trị doanh thu

    30

    16

    13

    1

    MĐ33

    Thiết kế nội thất khách sạn

    45

    28

    15

    2

    MĐ34

    Quản trị tiệc

    45

    25

    18

    2

    MĐ35

    Quản trị nhà hàng

    45

    15

    28

    2

    MĐ36

    Marketing nhà hàng

    30

    9

    20

    1

    MĐ37

    Quản trị đồ uống

    45

    16

    27

    2

    MĐ38

    Kiểm soát giá vốn

    30

    14

    15

    1

    MĐ39

    Quản trị dịch vụ hội nghị/hội thảo

    60

    25

    33

    2

    MĐ40

    Quản trị các dịch vụ giải trí

    60

    21

    37

    2

    MĐ41

    Tổ chức sự kiện

    45

    13

    30

    2

    MĐ42

    Marketing hội nghị/hội thảo

    30

    12

    17

    1

    MH43

    Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp)

    150

    78

    62

    10

    MĐ44

    Thực hành chuyên sâu (tại cơ sở)

    540

    -

    540

     

    Tổng cộng

     

     

     

     

     

     

    (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

    1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    - Để xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù và điều kiện cụ thể của trường như:

    + Nhu cầu của người học;

    + Trình độ đội ngũ giáo viên;

    + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

    - Trường có thể chọn 1 trong 3 nhóm môn học tự chọn tùy thuộc vào hướng nghề nghiệp chuyên sâu như sau:

    + Nhóm (a) gồm các môn học, mô đun: MĐ29, MĐ30, MĐ31, MĐ32, MĐ33, MH43, MĐ44 những môn học tự chọn này định hướng cho người học các vị trí công việc quản trị khách sạn tại bộ phận lưu trú ;

    + Nhóm (b) gồm các môn học, mô đun: MĐ34, MĐ35, MĐ36, MĐ37, MĐ38, MH43, MĐ44 những môn học tự chọn này định hướng cho người học các vị trí công việc quản trị khách sạn tại bộ phận nhà hàng;

    + Nhóm (c) gồm các môn học, mô đun: MĐ39, MĐ40, MĐ41, MĐ42, MH43, MĐ44 những môn học tự chọn này định hướng cho người học các vị trí công việc quản trị khách sạn tại bộ phận hội nghị, hội thảo;

    - Tổng số thời gian học các môn học tự chọn của người học là 885 giờ (chiếm 26,82% tổng thời gian các môn học/môđun đào tạo nghề).

    2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    STT

    Môn thi tốt nghiệp

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Thi viết

    Không quá 120 phút

    2

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

    - Lý thuyết tổng hợp

    - Thực hành nghiệp vụ tổng hợp

     

    Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Bài thi thực hành

     

    Không quá 120 phút

    Không quá 4 giờ

     

    3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    Nội dung

    Thời gian

    1. Thể dục, thể thao

    5 giờ đến 6 giờ; trong tuần (cuối tuần)

    2. Văn hoá, văn nghệ

    - Qua các phương tiện thông tin đại chúng

    - Sinh hoạt tập thể, đội văn nghệ

     

    - Ngoài giờ học hàng ngày

    - 2 giờ/tuần

    3. Hoạt động thư viện

    Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

     

    Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

    4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

    Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt câu lạc bộ vào tối thứ 7 hàng tuần (từ 19 giờ đến 21 giờ)

    5. Tham quan điểm du lịch, khách sạn

    Mỗi học kỳ 2 lần

     

    4. Các chú ý khác:

    4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết

    - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

    - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề quản trị khách sạn;

    - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.

    4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học đào tạo nghề tự chọn:

    Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau:

    - Mục tiêu môn học;

    - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học;

    - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định;

    - Hướng dẫn thực hiện chương trình.

    4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

    Tất cả các môn học đào tạo nghề, khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.

    - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

    - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút;

    + Thực hành: Không quá 8 giờ.

    - Mỗi môn học có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn.

    - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút.

    - Bài kiểm tra hết môn có:

    + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng 1 đến 2 phút.

    + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút.

    4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại khách sạn:

    - Thực hành nghề tại khách sạn nhằm mục tiêu:

    + Thích nghi được với môi trường làm việc thực tế;

    + Nắm được hệ thống tổ chức và nhân sự;

    + Hiểu được các mối quan hệ giữa các cấp quản lý và giữa các thành viên tại bộ phận/tổ nhóm làm việc;

    + Nắm được mối quan hệ giữa khách hàng và nhân viên phục vụ;

    + Hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế.

    - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở:

    Bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế.

    - Cách thức tổ chức:

    Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo các hướng sau:

    + Thực hành nghiệp vụ sau khi kết thúc các môn học năm thứ 1 với thời gian 1 tháng và năm thứ 2 với thời gian 2 tháng, bố trí thực tập lần lượt tại các bộ phận (lễ tân, buồng, nhà hàng và chế biến);

    + Thực hành chuyên sâu sau khi kết thúc các môn học năm thứ 3, bố trí thực tập chuyên sâu theo chuyên ngành đã học ở phần tự chọn với lượng thời gian 4 tháng;

    + Địa điểm thực hành tại doanh nghiệp được lựa chọn trước khi đi thực hành ít nhất là 1 tháng. Cần có cam kết giữa trường và khách sạn để đảm bảo cho người học được thực tập đúng nghề dưới sự hướng dẫn, giám sát của người giáo viên hướng dẫn của trường và người hướng dẫn của khách sạn được lựa chọn.

    Mỗi người học có sổ nhật ký thực tập. Hàng ngày, người hướng dẫn thực tập của khách sạn nhận xét về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người thực tập;

    - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường để có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý nhằm đảm bảo về thời lượng, các mục tiêu và nội dung cơ bản nói trên./.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2006 Hiệu lực: 01/06/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    02
    Nghị định 186/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
    Ban hành: 25/12/2007 Hiệu lực: 15/01/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    03
    Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
    Ban hành: 30/05/2019 Hiệu lực: 30/05/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
    Ban hành: 24/05/2019 Hiệu lực: 10/07/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    05
    Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
    Ban hành: 30/05/2019 Hiệu lực: 30/05/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 16/2009/TT-BLĐTBXH chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:16/2009/TT-BLĐTBXH
    Loại văn bản:Thông tư liên tịch
    Ngày ban hành:20/05/2009
    Hiệu lực:04/07/2009
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
    Ngày công báo:07/06/2009
    Số công báo:283 & 284 - 06/2009
    Người ký:Đàm Hữu Đắc
    Ngày hết hiệu lực:10/07/2019
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X