hieuluat

Thông tư liên tịch 26/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC chế độ BHXH với người lao động làm việc trong cơ sở ngoài công lập ngành giáo dục

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chínhSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:26/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Lê Duy Đồng, Nguyễn Thị Kim Ngân
    Ngày ban hành:20/10/2000Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:04/11/2000Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  • Thông tư

    THÔNG TƯ

    LIÊN TỊCH BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 26/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2000
    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Xà HỘI ĐỐI VỚI
    LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ SỞ NGOÀI CÔNG LẬP
    THUỘC CÁC NGÀNH GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HOÁ VÀ THỂ THAO

     

    Thi hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao.

    Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội; Sau khi có ý kiến tham gia của các Bộ có liên quan; Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập thuộc các ngành giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao như sau:

     

    I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

     

    1) Phạm vi áp dụng là các cơ sở bán công; dân lập; tư nhân thuộc các ngành văn hoá; y tế; giáo dục đào tạo và thể dục, thể thao được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ (sau đây gọi chung là các cơ sở ngoài công lập).

    2) Đối tượng áp dụng là người lao động làm việc tại các cơ sở quy định tại điểm 1 nói trên, bao gồm:

    Cán bộ, công chức viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước (kể cả cơ quan Đảng, đoàn thể), lực lượng vũ trang đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ chuyển sang làm việc tại các cơ sở ngoài công lập.

    Lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ chuyển sang làm việc tại các cơ sở ngoài công lập.

    Lao động được tuyển vào làm việc tại các cơ sở ngoài công lập theo hợp đồng lao động quy định tại Bộ luật lao động.

    d) Cán bộ xã phường thuộc đối tượng hưởng sinh hoạt phí và tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ chuyển sang làm việc cho các cơ sở ngoài công lập.

     

    II. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Xà HỘI

     

    Các đối tượng thuộc điểm 2 Mục I nói trên làm việc tại các cơ sở ngoài công lập được áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Khi áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng này , cần lưu ý một số trường hợp sau:

    Cách tính thời gian để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.

    a) Người lao động trước khi vào làm việc tại các cơ sở ngoài công lập đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ở các đơn vị thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995, Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ, nếu chưa nhận lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần, thì thời gian này được cộng với thời gian làm việc tại các cơ sở ngoài công lập để hưởng bảo hiểm xã hội.

    Những trường hợp sau đây, thời gian làm việc không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội:

    + Người lao động trước khi chuyển sang làm việc tại các cơ sở ngoài công lập đã nhận trợ cấp 1 lần của thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và Quyết định số 595/TTg ngày 15/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ.

    + Người lao động đã có thời gian làm việc tại các cơ sở ngoài công lập nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội.

    2) Mức bình quân của tiền lương làm căn cứ tính lương hưu hàng tháng hoặc trợ cấp 1 lần được quy định như sau:

    a) Người lao động đã có thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP và 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ , sau đó chuyển ra các cơ sở ngoài công lập vẫn đóng bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương của Nhà nước thì mức tiền lương làm căn cứ tính hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ theo quy định tại tiết a điểm 6 mục IV phần B Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Người lao động đã có thời gian làm việc và đóng Bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương của Nhà nước, sau đó chuyển ra cơ sở ngoài công lập đóng bảo hiểm xã hội không theo thang lương, bảng lương của Nhà nước thì mức tiền lương làm căn cứ tính hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của các giai đoạn theo quy định tại tiết b điểm 6 Mục IV phần B Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    b) Cán bộ xã phường đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của chính phủ, sau đó chuyển ra làm việc tại các cơ sở ngoài công lập và đóng bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương nhà nước hoặc không theo thang lương, bảng lương của Nhà nước thì tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại tiết b điểm 6 Mục IV phần B Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

     

    c) Người lao động tuyển mới vào làm việc trong cơ sở ngoài công lập bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành trở đi thì mức tiền lương làm căn cứ tính hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội là mức bình quân gia quyền của các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1) Người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập được cấp sổ bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.

    2) Đối với người lao động chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội, các cơ sở ngoài công lập có trách nhiệm lập hồ sơ, làm thủ tục cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm theo quy định tại Điều lệ Bảo hiẻm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và Thông tư số 09/LĐTBXH-TT ngày 26/4/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

    3) Đối với người lao động trước khi chuyển sang cơ sở ngoài công lập đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì đơn vị sử dụng lao động cũ có trách nhiệm chuyển giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động để nộp cho đơn vị sử dụng lao động mới.

    4) Bảo hiểm xã hội Việt nam có trách nhiệm thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc tại các cơ sở ngoài công lập theo quy định tại Thông tư này.

    5) Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Tài chính các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Văn hoá thông tin, Sở Y tế và Sở thể dục thể thao các tỉnh, thành phố hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động ở các cơ sở ngoài công lập theo quy định tại Thông tư này.

    IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    1) Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

    2) Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu, giải quyết.

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư liên tịch 26/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC chế độ BHXH với người lao động làm việc trong cơ sở ngoài công lập ngành giáo dục

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
    Số hiệu:26/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC
    Loại văn bản:Thông tư liên tịch
    Ngày ban hành:20/10/2000
    Hiệu lực:04/11/2000
    Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Lê Duy Đồng, Nguyễn Thị Kim Ngân
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X