Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 21/1998/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/04/1998 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 09/05/1998 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Giao thông |
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 21/1998/CT-TTG NGÀY 24 THÁNG 4 NĂM 1998 VỀ CHẤM DỨT VIỆC TUỲ TIỆN DỪNG PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐỂ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT
Thời gian gần đây, công tác tuần tra, kiểm soát phương tiện trên các tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa đã có bước tiến bộ, góp phần làm hạn chế tai nạn giao thông. Tình trạng "ngăn sông, cấm chợ" về cơ bản đã được xoá bỏ, giảm bớt được nhiều phiền hà trong việc đi lại của nhân dân và cho lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên, ở một số địa phương và trên một số tuyến đường vẫn còn nhiều lực lượng tuỳ tiện dừng phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát, làm ảnh hưởng tới lưu thông hàng hoá và sự đi lại bình thường của nhân dân. Trong nhiều trường hợp, một số cá nhân lợi dụng việc này để gây nhũng nhiễu, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây bất bình trong nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của lực lượng cảnh sát giao thông và các lực lượng kiểm tra.
Để chấn chỉnh việc này, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Lực lượng cảnh sát giao thông phải đề cao trách nhiệm phục vụ nhân dân, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình công tác khi thi hành nhiệm vụ, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn:
- Phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ, đường thuỷ nội địa để quy định rõ và có biển báo ở những nơi cấm đỗ, cấm dừng phương tiện giao thông. Không được xử phạt những phương tiện giao thông dừng để đưa, đón khách, nhận, trả hàng ở những nơi không có biển cấm và không làm cản trở, ách tắc giao thông.
- Thông báo rộng rãi để nhân dân biết địa điểm các trạm kiểm soát giao thông để mọi người tiện liện hệ khi có tại nạn giao thông hoặc các vụ việc liên quan đến an toàn giao thông.
- Phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật việc dừng phương tiện giao thông đường bộ và đường thuỷ nội địa để kiểm tra, kiểm soát. Không được tuỳ tiện dừng phương tiện giao thông đang lưu hành để kiểm tra, kiểm soát hành chính giấy tờ và hàng hoá khi phương tiện đó chưa có hành vi vi phạm pháp luật.
- Tăng cường công tác kiểm tra đối với các hoạt động tuần tra, kiểm soát của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông, nhất là tuần tra, kiểm soát lưu động. Cần có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi sách nhiễu, tiêu cực trong việc kiểm tra, kiểm soát giao thông. Biểu dương khen thưởng kịp thời, thích đáng đối với những cán bộ, chiến sĩ tận tuỵ, gương mẫu, liêm khiết trong khi thi hành nhiệm vụ.
2. Lực lượng thanh tra giao thông chỉ được phép dừng phương tiện giao thông ở các trạm cân xe, nhà ga, bến cảng, bến phà, bến xe và nơi bốc xếp hàng lên phương tiện để kiểm tra quá khổ, quá tải theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Việc dừng phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa đang lưu hành để kiểm tra, kiểm soát chỉ được thực hiện trong trường hợp phát hiện rõ vi phạm có thể gây tác hại đến công trình giao thông, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra giao thông để gây phiền hà, sách nhiễu đối với người điều khiển phương tiện.
3. Lực lượng Kiểm lâm chỉ được dừng phương tiện giao thông khi có đủ căn cứ là trong phương tiện đó có cất giấu trái phép lâm sản để kiểm soát lâm sản. Khi dừng phương tiện phải sử dụng cờ hiệu, biển báo hiệu, còi hiệu, đèn báo hiệu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
4. Lực lượng Quản lý thị trường, Thuế vụ, Hải quan khi phát hiện phương tiện giao thông có chở hàng lậu thì trực tiếp liên hệ với cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ nơi gần nhất để cảnh sát giao thông dừng phương tiện cho các lực lượng đó kiểm tra, kiểm soát và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu dừng phương tiện giao thông.
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có biện pháp chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện xoá bỏ các trạm kiểm soát cố định liên ngành nội địa và các trạm kiểm soát lưu động tuỳ tiện trên các tuyến giao thông, quy định có biển báo ở những nơi cấm đỗ, cấm dừng phương tiện giao thông thuộc địa phương quản lý.
6. Các ngành, các cấp, mọi tầng lớp nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng cần thông báo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền về những tổ chức, cá nhân lợi dụng việc kiểm tra, kiểm soát dừng phương tiện giao thông để sách nhiễu, tiêu cực. Khi nhận được thông tin về tổ chức, cá nhân lợi dụng dừng phương tiện giao thông để sách nhiễu, tiêu cực, các cơ quan có thẩm quyền phải có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn ngay và xử lý thật nghiêm những người vi phạm.
7. Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định nói trên. Bộ trưởng Bộ Nội vụ theo dõi, thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Chỉ thị này.
01 | Văn bản dẫn chiếu |
02 | Văn bản dẫn chiếu |
03 | Văn bản dẫn chiếu |
Chỉ thị 21/1998/CT-TTg chấm dứt tuỳ tiện dừng phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát
In lược đồCơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu: | 21/1998/CT-TTg |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Ngày ban hành: | 24/04/1998 |
Hiệu lực: | 09/05/1998 |
Lĩnh vực: | Giao thông |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!