hieuluat

Nghị định 13/2003/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:17/2003
    Số hiệu:13/2003/NĐ-CPNgày đăng công báo:25/03/2003
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Phan Văn Khải
    Ngày ban hành:19/02/2003Hết hiệu lực:31/12/2009
    Áp dụng:09/04/2003Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giao thông, Thương mại-Quảng cáo
  • NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ13/2003/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2003
    QUY ĐỊNH DANH MỤC HÀNG NGUY HIỂM, VẬN CHUYỂN
    HÀNG NGUY HIỂM BẰNG ĐƯỜNG BỘ

     

    CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

    NGHỊ ĐỊNH:

     

    CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Nghị định này quy định danh mục hàng nguy hiểm, việc vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện vận tải đường bộ.

    2. Đối với hoạt động vận chuyển các chất phóng xạ thực hiện theo Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về an toàn và kiểm soát bức xạ.

    3. Đối với hoạt động vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp ngoài việc thực hiện Nghị định này còn phải thực hiện Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ.

     

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Nghị định này áp dụng với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài vận chuyển hàng nguy hiểm trên lãnh thổ Việt Nam.

    Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm bằng đường bộ mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

    ­2. Việc vận chuyển các loại hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

     

    Điều 3. Các trường hợp được miễn áp dụng các quy định tại Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định:

    1. Hàng phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa.

    2. Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc gia nhập điều ước với các nước, tổ chức quốc tế đó.

     

    Điều 4. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

    2. Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

    3. Bên gửi hàng là cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng tên gửi hàng nguy hiểm.

    4. Bên nhận hàng là cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng tên nhận hàng nguy hiểm.

    5. Bên vận tải là cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận vận chuyển hàng nguy hiểm.

    6. Quyết định thông quan là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh.

     

    CHƯƠNG II. HÀNG NGUY HIỂM

     

    Điều 5. Phân loại hàng nguy hiểm

    1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

    Loại 1:

    Nhóm 1.1: Các chất nổ.

    Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp.

     

    Loại 2:

    Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.

    Nhóm 2.2: Khí ga không dễ cháy, không độc hại.

    Nhóm 2.3: Khí ga độc hại.

     

    Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.

     

    Loại 4:

    Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy.

    Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy.

    Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.

     

    Loại 5:

    Nhóm 5.1: Các chất ôxy hóa.

    Nhóm 5.2: Các hợp chất ô xít hữu cơ.

     

    Loại 6:

    Nhóm 6.1: Các chất độc hại.

    Nhóm 6.2: Các chất lây nhiễm.

     

    Loại 7: Các chất phóng xạ.

     

    Loại 8: Các chất ăn mòn.

     

    Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.

    2. Các bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng nguy hiểm cũng được coi là hàng nguy hiểm tương ứng.

     

    Điều 6. Danh mục hàng nguy hiểm

    1. Danh mục hàng nguy hiểm được phân theo loại, nhóm loại kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm nêu tại Phụ lục số 1.

    2. Bộ Công nghiệp quy định danh mục hàng nhóm 1.2 loại1 (các chất và vật liệu nổ công nghiệp)

    3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định danh mục hàng loại 7 (các chất phóng xạ).

    4. Sự nguy hiểm của mỗi chất trong hàng hóa được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm 2 đến 3 chữ số được nêu ở Phụ lục số 2.

     

    Điều 7. Đóng gói hàng nguy hiểm để vận chuyển

    1. Hàng nguy hiểm thuộc loại phải đóng gói trong quá trình vận chuyển thì phải đóng gói tại nơi sản xuất hoặc nơi phân phối. Các Bộ, ngành quy định tại Điều 6, Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm công bố danh mục hàng nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển.

    2. Việc đóng gói hàng nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Những loại hàng, nhóm hàng chưa có TCVN thì các Bộ quản lý ngành có quy định bổ sung.

     

    Điều 8. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm

    1. Bộ quản lý ngành hàng quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì chứa đựng, thùng chứa hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và tiêu chuẩn kiểm định của bao bì chứa đựng, thùng chứa tương ứng với mỗi loại chất, mỗi nhóm hàng nguy hiểm.

    2. Chỉ được sử dụng những bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm đạt tiêu chuẩn quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

     

    Điều 9. Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm

    1. Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm được thực hiện theo các quy định trong quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

    2. Phía ngoài mỗi kiện hàng, thùng chứa hàng nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm được quy định tại mục 1 Phụ lục số 3.

    3. Các phương tiện vận chuyển, container có chứa hàng nguy hiểm:

    a) Có dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng đang vận chuyển. Nếu trên một phương tiện hoặc container có xếp nhiều loại hàng khác nhau thì phía ngoài phương tiện, container cũng dán đủ biểu trưng các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện, container;

    b) Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm được quy định tại mục 2 Phụ lục 3. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.

     

    Điều 10. Việc kiến nghị bổ sung danh mục hàng nguy hiểm tại khoản 1 Điều 6; quy định quy cách đóng gói tại Điều 7; tiêu chuẩn bao bì chứa đựng, thùng chứa tại khoản 1 Điều 8 và dán biểu trưng hàng nguy hiểm tại khoản 2 Điều 9 do các Bộ sau đây chịu trách nhiệm công bố chậm nhất là 180 ngày, sau ngày Nghị định này có hiệu lực:

    1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, bổ sung các quy định về các loại thuốc bảo vệ thực vật.

    2. Bộ Y tế xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.

    3. Bộ Thương mại xây dựng, bổ sung các quy định về các loại xăng dầu, khí đốt.

    4. Bộ Công nghiệp xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp.

    5. Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và bổ sung các quy định về các chất phóng xạ

    6. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.

     

    Điều 11. Bộ trưởng các Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung, sửa đổi danh mục hàng nguy hiểm cần vận chuyển.

     

    CHƯƠNG III. VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

     

    Điều 12. Điều kiện hiểu biết của người lao động khi tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm:

    1. Những người thủ kho, điều khiển phương tiện vận chuyển, áp tải hàng nguy hiểm bắt buộc phải qua lớp huấn luyện và có giấy chứng nhận huấn luyện về loại hàng nguy hiểm mà mình bảo quản, vận chuyển.

    2. Trách nhiệm huấn luyện và cấp giấy chứng nhận:

    a) Tổ chức huấn luyện, cấp giấy chứng nhận huấn luyện cho người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm do các Bộ quản lý ngành hàng chịu trách nhiệm;

    b) Tổ chức huấn luyện cho người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm do các Bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm.

     

    Điều 13. Bốc dỡ, sắp xếp hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho bãi

    1. Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ đúng chỉ dẫn trong quy phạm về bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển của từng loại hàng nguy hiểm hoặc trong thông báo của bên gửi hàng.

    2. Việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển phải do thủ kho, người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát.

     

    Điều 14. Yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm

    1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông và bảo vệ môi trường.

    2. Phương tiện có thiết bị chuyên dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định.

    3. Căn cứ quy định về tiêu chuẩn của các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ thực hiện kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.

    4. Nghiêm cấm việc sử dụng phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc không đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm để vận chuyển hàng nguy hiểm.

    5. Phương tiện và container vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó thì phải được làm sạch và bóc, xoá hết biểu trưng nguy hiểm.

    Điều 15. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm ngoài việc có đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định còn phải có giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm.

     

    Điều 16. Quy định an toàn khi vận chuyển hàng nguy hiểm

    Chủ phương tiện, lái xe phải tuân thủ các quy định khi vận chuyển hàng nguy hiểm sau đây:

    1. Người vận chuyển phải tuân theo quy định về tuyến đường vận chuyển, các điểm dừng, đỗ trên đường, thời gian thực hiện vận chuyển, mức xếp tải trên phương tiện được ghi trong giấy phép.

    2. Chấp hành yêu cầu của bên gửi hàng trong thông báo gửi cho bên vận tải.

    3. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhậy, khi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công trên đường giao thông có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện, phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công.                           

     

    Điều 17. Trách nhiệm đối với bên gửi hàng

    1. Phải đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì chứa đựng đúng theo quy phạm an toàn kỹ thuật của từng loại hàng.

    2. Bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa theo quy định ở khoản 1; có dán biểu trưng nguy hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

    3. Có hồ sơ hợp lệ về hàng nguy hiểm bao gồm:

    a) Giấy gửi hàng ghi rõ: tên hàng, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất, tên địa chỉ bên gửi hàng, bên nhận hàng;

    b) Đối với những loại hàng nguy hiểm cấm lưu thông phải được các Bộ quản lý ngành cho phép vận chuyển.

    4. Có văn bản thông báo cho bên vận chuyển về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố kể cả trong trường hợp có người áp tải.

    5. Nếu là hàng bắt buộc phải có người áp tải thì phải cử người áp tải.

    6. Bộ quản lý ngành hàng quản lý loại, nhóm hàng nguy hiểm nào thì hướng dẫn thực hiện Điều này áp dụng cho loại, nhóm hàng nguy hiểm đó.

     

    Điều 18. Trách nhiệm đối với bên vận tải

    1. Bố trí phương tiện vận chuyển phù hợp với tiêu chuẩn quy định về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển.

    2. Kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn vận chuyển theo quy định.

    3. Chấp hành đầy đủ thông báo của bên gửi hàng và những quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

    4. Chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm.

    5. Chỉ dẫn người điều khiển phương tiện về những quy định phải chấp hành khi vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại Điều 16 Nghị định này.

    6. Bên vận tải chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng hóa có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển.

     

    Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân địa phương khi có sự cố trong vận chuyển hàng nguy hiểm

    Trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm, nếu xảy ra sự cố thì Ủy ban nhân dân nơi gần nhất được huy động lực lượng kịp thời để:

    1. Giúp người điều khiển phương tiện và người áp tải hàng (nếu có) trong việc cứu người, cứu hàng, cứu xe.

    2. Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố, tổ chức cấp cứu nạn nhân.

    3. Tổ chức bảo vệ hàng hóa, phương tiện để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho bãi, chuyển tải.

    4. Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ô nhiễm, độc hại đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên để huy động các đội phòng hỏa, phòng hóa, phòng dịch, bảo vệ môi trường đến xử lý kịp thời.

                  

    CHƯƠNG IV. GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

     

    Điều 20. Thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

    1. Bộ Công an cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

    2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

    3. Bộ Y tế cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho loại 6 được quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định này.

    4. Các Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm nói tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

     

    Điều 21. Nội dung, mẫu giấy phép và thời hạn giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

    1. Nội dung chủ yếu của giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:

    a) Tên phương tiện, biển kiểm soát;

    b) Tên chủ phương tiện;

    c) Tên người lái xe;

    d) Loại, nhóm hàng nguy hiểm, trọng lượng hàng;

    đ) Nơi đi, nơi đến;

    e) Hành trình, lịch trình vận chuyển;

    g) Thời hạn vận chuyển.

    2. Mẫu giấy phép vận chuyền hàng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do các Bộ có thẩm quyền cấp quản lý và phát hành.

    3. Thời hạn giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng.

     

    CHƯƠNG V. THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

     

    Điều 22. Thanh tra, kiểm tra vận chuyển hàng nguy hiểm

    1. Các Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phải tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nghị định này.

    2. Thanh tra giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát người điều khiển và phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm khi thấy có dấu hiệu vi phạm theo quy định của pháp luật.

     

    Điều 23. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

     

    CHƯƠNG VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 24. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

     

    Điều 25. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

     

    Điều 26. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật của Quốc hội số 26/2001/QH10 về Giao thông đường bộ
    Ban hành: 12/07/2001 Hiệu lực: 01/01/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 104/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
    Ban hành: 09/11/2009 Hiệu lực: 31/12/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    04
    Thông tư 02/2004/TT-BCN của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định "Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ"
    Ban hành: 31/12/2004 Hiệu lực: 31/01/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hướng dẫn
    05
    Nghị định 47/CP của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
    Ban hành: 12/08/1996 Hiệu lực: 12/08/1996 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Nghị định 50/1998/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ
    Ban hành: 16/07/1998 Hiệu lực: 31/07/1998 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
    Ban hành: 30/08/1999 Hiệu lực: 14/02/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông báo 145/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2007 và triển khai Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ
    Ban hành: 03/08/2007 Hiệu lực: 03/08/2007 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Quyết định 494/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành
    Ban hành: 02/03/2010 Hiệu lực: 02/03/2010 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Quyết định 1291/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải đến hết ngày 31/01/2014
    Ban hành: 11/04/2014 Hiệu lực: 11/04/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Nghị định 13/2003/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:13/2003/NĐ-CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:19/02/2003
    Hiệu lực:09/04/2003
    Lĩnh vực:Giao thông, Thương mại-Quảng cáo
    Ngày công báo:25/03/2003
    Số công báo:17/2003
    Người ký:Phan Văn Khải
    Ngày hết hiệu lực:31/12/2009
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X