hieuluat

Nghị quyết 15/2012/NQ-HĐND quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Hội đồng nhân dân thành phố Hà NộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:15/2012/NQ-HĐNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Ngô Thị Doãn Thanh
    Ngày ban hành:13/07/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:13/07/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giao thông
  •  

    HỘI ĐNG NHÂN DÂN
    THÀNH PHHÀ NỘI
    --------
    ----
    Số: 15/2012/NQ-HĐND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------
    ------------
    Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2012
     
     
    NGHỊ QUYẾT
    V QUY HOCH GIAO THÔNG VẬN TẢI THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030,
    TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
    ---------------------------
    HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 5
    (Từ ngày 10/7/2012 đến ngày 13/7/2012)
     
     
    Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
    Sau khi xem xét Tờ trình số 38/TTr-UBND ngày 18/6/2012 của UBND Thành phố; Báo cáo thm tra của Ban Pháp chế HĐND Thành phố; Báo cáo số 94/BC-UBND ngày 06/7/2012 của UBND Thành phố về việc giải trình các nội dung trong báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế; Ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND Thành phố,
     
     
    QUYẾT NGHỊ:
     
     
    Điều 1. Thông qua Đồ án Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do UBND Thành phố trình theo Tờ trình số 38/TTr-UBND ngày 18/6/2012
    Điều 2. Giao UBND Thành phố chỉ đạo nghiên cu, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung của đồ án quy hoạch trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ban Pháp chế, ý kiến của các đại biểu HĐND Thành phố trước khi trình phê duyệt theo quy định, cụ thể:
    1. Rà soát, tính toán nhu cầu vận tải hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội (cả đi - đến liên tỉnh), đảm bảo thống nhất với các quy hoạch đã được phê duyệt.
    2. Khi lập quy hoạch giao thông, nhất là các dự án cụ thể cần quan tâm đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng Thủ đô Hà Nội thành khu vực phòng thủ vững chắc, trong đó lưu ý các tuyến đường ngầm để vừa đảm bảo phục vụ giao thông, vừa thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng.
    3. Nghiên cứu làm rõ hơn trong quy hoạch các đnh hướng phát triển giao thông đi bộ, giao thông kết nối, trong đó quan tâm đến không gian phục vụ giao thông bộ hành, nhất là ờ vùng lõi đô thị trong những năm sắp tới, khi hệ thống giao thông công cộng đã được cải thiện, từ đó có đề xuất điều chỉnh giảm tương ứng đối với thị phần phương tiện vận tải trên một số mặt cắt của Hà Nội, nhất là đối với phương tiện xe hai bánh. Nghiên cứu để đề xuất giải pháp cấm phương tiện xe máy lưu hành trong vùng lõi đô thị, tại một số trục chính giao thông gắn với lộ trình hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng.
    4. Nghiên cứu định hướng rõ hơn cho phát triển hệ thống giao thông ở khu vực nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn 2050, làm căn cứ cho việc xây dựng và quyết định phê duyệt quy hoạch của các huyện, góp phần thực hiện chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn và tiến trình xây dựng nông thôn mới (bao gồm hệ thống đường đáp ứng theo quy chuẩn; kết hợp giao thông vi thủy lợi, đê điều; vấn đề giao thông tĩnh tại các huyện ven đô...).
    5. Quy hoạch mạng lưới đường thủy và các cảng: cần có đánh giá chi tiết, toàn diện hơn, từ đó đề xuất mạng lưới đường thủy và cảng phù hợp, phát huy được vai trò tích cực của vận tải thủy đối với Thủ đô Hà Nội.
    6. Về phương án tính toán nhu cầu vốn đầu tư, cần xác định rõ nhu cầu theo từng loại vốn: Chỉ rõ những nội dung thuộc nhiệm vụ đầu tư và btrí nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, nhu cầu vốn từ ngân sách Thành phố để có căn cứ bố trí ngân sách và biện pháp huy động thực hiện đm bảo hiệu quả, khả thi.
    7. Về các giải pháp thực hiện:
    - Đề nghị bổ sung giải pháp kiến nghị thực hiện đồng bộ những dự án của Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả đầu tư.
    - Nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội (nhất là trong công tác GPMB, cơ chế huy động các nguồn vn phục vụ cho các dự án giao thông...).
    - Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đồ án theo quy định của pháp luật sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
    Giao Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND Thành phgiám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
    Nghị quyết này đã được HĐND Thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua./.
     

     

     Nơi nhận:
    - Ủy ban thường vụ QH;
    - Thủ tướng Chính ph;
    - Ban công tác đại biểu UBTV Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
    - Các Bộ, Ngành Trung ương;
    - Thường trực Thành ủy;
    - Đoàn ĐB Quốc hội Thành phố Hà Nội;
    - TT HĐND, UBND, UBMTTQ Thành ph;
    - Đại biu HĐND Thành phố;
    - VP: TU, các ban Đảng TU; VP Đoàn ĐBQH& & HĐND, VP UBND TP;
    - Các sở, ban, ngành, Đoàn thể Thành phố;
    - TT HĐND, UBND quận, huyện, thị xã;
    - Các cơ quan thông tn báo chí;
    - Lưu.
    CHỦ TỊCH




    Ngô Thị Doãn Thanh
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 10/12/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X