hieuluat

Quyết định 12/2006/QĐ-UBND Quy định về việc quản lý xe công nông trên địa bàn tỉnh Gia Lai

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Gia LaiSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:12/2006/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phạm Thế Dũng
    Ngày ban hành:13/03/2006Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:23/03/2006Tình trạng hiệu lực:Đã sửa đổi
    Lĩnh vực:Giao thông
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH GIA LAI

    ******

    Số: 12/2006/QĐ-UBND

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ********

    Pleiku, ngày 13 tháng 03 năm 2006 

    QUYẾT ĐỊNH

    BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ XE CÔNG NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

    _____________

    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

    Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

    Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004;

    Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2001;

    Căn cứ Nghị quyết 13/2002/NQ-CP ngày 19-11-2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;

    Căn cứ Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15-12-2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

    Căn cứ Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg ngày 09-12-2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ;

    Theo đề nghị của Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về việc quản lý xe công nông trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

    Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Sở Tư Pháp chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã An Khê, thành phố Pleiku tổ chức phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

    Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND các huyện thị xã và thành phố Pleiku, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành tỉnh, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

    Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ./.

    TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
    CHỦ TỊCH




    Phạm Thế Dũng

     

    QUY ĐỊNH

    VỀ VIỆC QUẢN LÝ XE CÔNG NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-UBND ngày13 tháng3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

     

    Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Bản quy định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng xe công nông tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ, Nghị quyết 13/2002/NQ-CP của Chính phủ.

    Điều 2. Thuật ngữ xe công nông trong bản quy định này bao gồm các loại xe tương tự ô tôxe máy kéo nhỏ được hiểu như sau :

    1. Các loại xe tương tự ô tô (thường gọi là xe độ chế, xe tự lắp ráp, xe công nông đầu ngang, xe vận tải nhỏ,…) là một loại phương tiện giao thông đường bộ được lắp ráp tận dụng từ các tổng thành ô tô cũ, chạy bằng động cơ, có từ hai trục bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một sát xi.

    2. Xe máy kéo nhỏ là loại xe gồm phần đầu kéo được lái bằng càng hoặc vô lăng, phía sau kéo theo thùng hàng (rơ-moóc - có thể tháo rời với phần đầu kéo).

     

    Chương 2: ĐĂNG KÝ - QUẢN LÝ XE VÀ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE CÔNG NÔNG

     

    Điều 3. Tất cả xe công nông hoạt động trên đường giao thông công cộng thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai đều phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đăng ký, cấp biển số và kiểm tra kỹ thuật an toàn.

    Điều 4. Đăng ký, đăng kiểm xe công nông

    1. Các loại xe tương tự ô tô:

    a) Các loại xe tương tự ô tô được đăng ký, cấp biển số và cấp phép lưu hành giấy đăng ký cấp cho các loại xe tương tự ô tô có giá trị đến hết ngày 31/12/2007.

    b) Từ ngày 01/01/2008 cấm các loại xe tương tự, ô tô tham gia giao thông.

    c) Các loại xe tương tự ô tô thực hiện chế độ kiểm tra kỹ thuật an toàn và bảo vệ môi trường lần đầu và định kỳ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

    d) Nghiêm cấm việc tự sản xuất, lắp ráp các loại xe tương tự ô tô, hoặc mua các loại xe tương tự ô tô chuyển vùng từ nơi khác về tỉnh.

    2. Xe máy kéo nhỏ thực hiện việc đăng, cấp biển số và cấp phép lưu hành một lần; xe máy kéo nhỏ không áp dụng chế độ đăng kiểm định kỳ.

    Điều 5. Thông qua công tác đăng kiểm, cơ quan đăng kiểm xác định tải trọng tối đa theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Điều 6. Các tổ chức, cá nhân có xe công nông có trách nhiệm đưa xe đến các địa điểm theo thông báo của chính quyền địa phương để đăng kiểm, đăng ký.

    Điều 7. Điều kiện, thủ tục xét cấp đăng ký hành chính và cấp biển số xe

    1. Hồ sơ đăng ký xe gồm:

    a) Tờ khai đăng ký kiểm tra từng xe do chủ phương tiện tự khai;

    b) Các loại giấy tờ xác nhận nguồn gốc sở hữu hợp pháp của xe hoặc tổng thành (động cơ, khung xe). Trường hợp không có các giấy tờ trên, chủ phương tiện phải có giấy cam đoan chịu trách nhiệm về nguồn gốc xe có xác nhận của chính quyền cấp xã nơi chủ phương tiện đăng ký hộ khẩu thườngtrú;

    c) Nộp 1ệ phí đăng ký xe theo quy định hiện hành.

    2. Thể thức đăng ký: Xe phải được kiểm tra số động cơ, số khung. Trường hợp số, động cơ, số khung không có hoặc bị mờ cơ quan công an sẽ tiến hành đóng số mới.

    3. Cơ quan đăng ký, cấp biển số: Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh.

    Điều 8. Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

    1. Xác định các thông số kỹ thuật:

    a) Được áp dụng các thông số kỹ thuật của xe công nông do cơ quan có quyền ban hành hoặc các loại phương tiện tương đương (về kích thước, tự trọng, phân bố các trục, các kết cấu cơ bản của các hệ thống tổng thành, ...);

    b) Tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo quy định hoặc hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    c) Trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì tiến hành đo đạc lấy số liệu thực tế của từng phương tiện.

    2. Áp dụng các tiêu chuẩn trong quá trình kiểm tra:

    a) Văn bản số 3087/KHKT ngày 25/10/1994 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật xe tải cỡ nhỏ;

    b) Hướng dẫn số 2837/KHKT ngày 28/9/1995 của Bộ Giao thông vận tải về kiểm định an toàn kỹ thuật cho xe vận chuyển nhỏ (trừ xe máy kéo nhỏ);

    c) Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mã số 22TCN 224- 2001 của Bộ Giao thông vận tải;

    d) Các thông số kỹ thuật đối với thùng hàng kéo theo (rơ-moóc) theo quy định của Sở Giao thông vận tải.

    3. Quy trình kiểm tra:

    a) Đối với các loại xe tương tự ô tô: áp dụng quy trình “Quy định và hướng dẫn về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới không có điều kiện kiểm tra trên dây chuyền cơ giới hoá” ban hành kèm theo Quyết định số 190/2004/ĐK ngày 12/10/2004 của Cục đăng kiểm Việt Nam;

    b) Đối với xe máy kéo nhỏ: Lập hồ sơ, tiến hành kiểm tra theo các tiêu chuẩn của nhà chế tạo (đối với phần đầu kéo) và quy định của Sở Giao thông vận tải (đối với thùng hàng kéo theo) để lập biên bản làm cơ sở cho việc đăng ký cấp biển số.

    4. Phương pháp kiểm tra: Cơ giới kết hợp với thủ công.

    Điều 9. Tiêu chuẩn kỹ thuật xe công nông

    1. Tiêu chuẩn kỹ thuật chung:

    a) Hệ thống phanh: Dẫn động của phanh chính và phanh tay linh hoạt, nhẹ nhàng; cơ cấu dẫn động không rạn nứt (hoặc rò rỉ dầu đối với phanh dầu), định vị chắc chắn;

    b) Hiệu quả phanh chính: Xe không tải thử trên đường bằng phẳng với tốc độ V= 20km/h, quãng đường phanh không được vượt quá 6m (Sp≤ 6m);

    c) Hiệu quả phanh tay: Xe không tải dừng được ở độ dốc 23%;

    d) Hệ thống lái: Định vị chắc chắn đủ các chi tiết kẹp chặt và có chốt hãm, các khớp cầu làm việc nhẹ nhàng, độ rơ vô lăng lái không vượt quá 300;

    đ) Hệ thống chiếu sáng: Đủ đèn chiếu sáng trước, đèn báo rẽ, đèn báo phanh, đèn báo kích thước, gương chiếu hậu và còi theo thiết kế (riêng xe máy kéo nhỏ chỉ cần đèn chiếu sáng trước có đủ độ sáng).

    e) Chất lượng kỹ thuật các tổng thành lớn hơn 60% (> 60%);

    g) Xăm lốp: Đồng bộ về chủng loại trên cùng một trục, đủ áp suất, không phồng rộp, không nứt vỡ tới cốt lốp; các lốp dẫn hướng không sử dụng lốp đắp; chất lượng lốp lớn hơn hoặc bằng 60% (> 60%).

    2. Thông số kỹ thuật cụ thể của từng nhóm, loại xe công nông: Sở Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể các thông số kỹ thuật của từng nhóm, loại xe công nông.

    Điều 10. Xe máy kéo nhỏ khi hư hỏng có nhu cầu thay đổi kết cấu, thay thế các tổng thành khác nhãn hiệu, khác thông số kỹ thuật so với xe nguyên thuỷ, chủ xe phải thực hiện theo hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Điều 11. Khi mua sắm mới xe máy kéo nhỏ, chủ phương tiện phải thực hiện đăng ký xe trước khi đưa phương tiện tham giao giao thông.

    Điều 12. Đào tạo, sát hạch cấp GPLX cho người lái xe công nông

    l. Đối với xe máy kéo nhỏ:

    a) Người điều khiển xe máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000kg phải học và dự thi sát hạch lấy giấy phép lái xe hạng A4;

    b) Tổ chức các lớp học linh hoạt và các kỳ sát hạch tại địa bàn các huyện, thị xã, cho phép giảm môn học nghiệp vụ vận tải; tự học các môn cấu tạo, sửa thông thường.

    2. Đối với các loại xe tương tự ôtô: Người điều khiển các loại xe tương tự ô tô phải học và dự thi sát hạch lấy giấy phép lái xe hạng B1, B2 hoặc các hạng giấy phép lái xe tương ứng với loại xe đang lái theo đúng quy định hiện hành.

     

    Chương 3: ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG VÀ KINH DOANH CỦA XE CÔNG NÔNG

     

    Điều 13. Khi tham gia giao thông trên các tuyến đường giao thông công cộng, người điều khiển xe công nông phải mang theo các giấy tờ còn giá trị sau:

    l. Giấy đăng ký xe.

    2. Giấy phép lái xe có hạng tương ứng.

    3. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (trừ xe máy kéo nhỏ).

    4. Giấy chứng nhận bảo hiểm xe.

    5. Xe công nông nếu có tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hàng hoá công cộng phải đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện, thị xã, thành phố, thực hiện nộp thuế kinh doanh vận tải theo quy định của Nhà nước.

    Điều 14. Phạm vi hoạt động của xe công nông

    l. Xe công nông chỉ được phép tham gia giao thông trên đường giao thông công cộng trong phạm vi nội huyện và các xã của huyện liền kề. Riêng thị xã An Khê và thành phố Pleiku, chỉ cho phép xe công nông được hoạt động ở vùng ven (các xã thuộc thị xã và thành phố).

    2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể phạm vi hoạt động của xe công nông phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương; thực hiện cắm đầy đủ biển báo hiệu đường bộ và thông báo rộng rãi cho nhân dân biết thực hiện.

    3. Cấm xe công nông lưu hành trên các tuyến quốc lộ: 14, 19 và 25 trong các khoảng thời gian từ 6 giờ 00 đến 8 giờ 00; từ 17 giờ đến 19 giờ 00 hàng ngày.

     

    Chương 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ UBND CÁC CẤP

     

    Điều 15. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

    1.Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền thiết kế kỹ thuật thùng hàng kéo theo xe máy kéo nhỏ; thực hiện thẩm định thiết kế, nghiệm thu kỹ thuật và nghiệm thu xuất xưởng; hướng dẫn trọng tải tối đa cho phép đối với xe công nông.

    2. Chỉ đạo cơ quan đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ lập kế hoạch, thực hiện kiểm định kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe công nông tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

    3. Chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đào tạo và tổ chức thi sát hạch cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe công nông tại địa bàn các huyện, thị xã.

    4. Chỉ đạo Thanh tra giao thông tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

    5. Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan trình Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, kế hoạch và nội dung kiểm tra các cơ sở sản xuất, lắp ráp thùng hàng kéo theo xe máy kéo nhỏ.

    6. Phối hợp với Công an tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn các chủ phương tiện sửa chữa phương tiện bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật trước khi đưa phương tiện đi đăng ký, đăng kiểm lần đầu.

    7. Phối hợp với Công an tỉnh theo dõi, xử lý các quy phạm; đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông do xe công nông gây ra.

    8. Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định này.

    Điều 16. Trách nhiệm của Công an

    1. Chỉ đạo Phòng cảnh sát giao thông thực hiện đăng ký, cấp biển số đối với xe công nông hiện có trực tiếp tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố và hoàn thành trước ngày 31/12/2006.

    2. Chỉ đạo lực lưọng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự các cấp thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm xe công nông chở người; xe tham gia giao thông không đăng ký, đăng kiểm; hoạt động trên các tuyến đường có quy định cấm xe công nông, lái xe không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không phù hợp.

    3. Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện quy định này.

    Điều 17. Trách nhiệm của cáe Sở, Ngành có liên quan

    1. Sở Kế hoạch đầu tư hướng dẫn Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở sửa chữa xe công nông; sản xuất, lắp ráp thùng hàng kéo theo xe máy kéo nhỏ; xe công nông có tham gia kinh doanh vận tải công cộng.

    2. Cục Thuế tỉnh hướng dẫn thực hiện việc thu phí, lệ phí và thuế kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật; miễn thu lệ phí nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu xuất xưởng.

    3. Sở Công nghiệp phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện và các Sở, Ngành có liên quan hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở sản xuất, 1ắp ráp các loại xe tương tự ô tô chuyển sang sản xuất các sản phẩm phù hợp khác.

    4. Bảo Việt Gia Lai phối hợp, vận động các chủ phương tiện tham gia bảo hiểm phương tiện, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người và phương tiện.

    5. Ban An toàn giao thông tỉnh, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu, rộng nội dung quy định này.

    Điều 18. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, cấp xã

    1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp cần thiết để quản lý hoạt động xe công nông và phòng ngừa tai nạn giao thông do xe công nông gây ra ở địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức cho các chủ xe công nông cam kết chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ, các quy định của Chính phủ và của UBND tỉnh; xử lý nghiêm các chủ xe, lái xe vi phạm quy định về quản lý và sử dụng xe công nông.

    2. Thống kê số lượng xe công nông và các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe công nông hiện có trên địa bàn báo cáo về Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Sở Công nghiệp để làm cơ sở cho việc đăng ký và quản lý.

    3. Tổ chức phổ biến cho các chủ xe công nông quán triệt quy định này; thực hiện các biện pháp, thủ tục cần thiết dể đăng ký đăng kiểm xe công nông; yêu cầu các chủ xe công nông cam kết không đưa xe ra lưu hành khi chưa đăng ký.

    4. Thông báo đến chủ phương tiện đưa xe đến địa điểm thuận lợi để đăng kiểm, đăng ký xe theo kế hoạch; bố trí địa diểm và mặt bằng cho các cơ quan tổ chức việc đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe công nông tại địa bàn.

    5. Chỉ đạo các Phòng, Ban chức năng và UBND cấp xã thường xuyên kiểm tra các cơ sở hành nghề sửa chữa xe công nông; sản xuất, lắp ráp thùng hàng kéo theo xe máy kéo nhỏ để xử lý hoặc kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm.

    6. UBND cấp xã yêu cầu các chủ cơ sở sửa chữa xe công nông; sản xuất, lắp ráp thùng hàng kéo theo xe máy kéo nhỏ trên địa bàn ký cam kết không sản xuất các loại xe tưong tự ô tô.

     

    Chương 5: KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

     

    Điều 19. Chủ xe công nông, người điều khiển xe công nông tham gia giao thông trên đường giao thông công cộng, nếu vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Điều 20. Các cơ sở sản xuất, lắp ráp trái phép xe công nông sẽ bị xử phạt tước giấy phép kinh doanh và đình chỉ hoạt động.

    Điều 21. Các lực lượng: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông và các 1ực lượng có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát hoạt động của xe công nông theo quy định hiện hành của pháp luật và theo quy định này.

    Điều 22. Khen thuởng, và xử lý vi phạm

    1. Tổ chức, cá nhân chấp hành tốt và thực sự gương mẫu trong việc quản lý, sử dụng xe công nông và động viên người khác chấp hành tốt pháp luật sẽ được xem xét khen thưởng với các hình thức thích hợp.

    2. Cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi triển khai thực hiện quy định này gây phiền hà, sách nhiễu, nhận hối lộ hoặc không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của mình thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     

    Chương 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    Điều 23. Quy định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Việc đăng kiểm, đăng ký cấp biển số đối với các loại xe tương tự ô tô sản xuất trước ngày 31/12/2004 và xe máy kéo nhỏ hiện có trên địa bàn tỉnh phải hoàn thành trước ngày 31/12/2006. Việc đăng ký cấp biển số cho xe máy kéo nhỏ mới mua sắm được tiến hành thường xuyên.

    Điều 24. Bãi bỏ Quyết định số 266/QĐ-UB ngày 21/03/1996 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành bản Quy định tạm thời về việc phục hồi, lắp ráp, đăng ký quản lý các loại xe tự lắp ráp, phục hồi có động cơ công suất nhỏ, bãi bỏ Điều 4 (quy định đối với xe công nông nông và các loại xe có kết cấu tương tự) tại Quyết định 120/2004/QĐ-UB ngày 11/11/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh; các quy định khác trước đây của Uỷ ban nhân dân tỉnh về xe công nông trái với quy định này không còn giá trị thi hành.

    Điều 25. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh hoặc cần bổ sung, sửa đổi các điều khoản của quy định này, các sở, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp huyện phản ảnh về Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, báo cáo đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật của Quốc hội số 26/2001/QH10 về Giao thông đường bộ
    Ban hành: 12/07/2001 Hiệu lực: 01/01/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị quyết 13/2002/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông
    Ban hành: 19/11/2002 Hiệu lực: 19/11/2002 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 10/12/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 31/2004/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 03/12/2004 Hiệu lực: 01/04/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Chỉ thị 46/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ
    Ban hành: 09/12/2004 Hiệu lực: 09/12/2004 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Nghị định 152/2005/NĐ-CP của Chính phủ qui định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
    Ban hành: 15/12/2005 Hiệu lực: 09/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    07
    Quyết định 108/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc quản lý xe công nông trên địa bàn tỉnh Gia Lai
    Ban hành: 24/12/2007 Hiệu lực: 01/01/2008 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 12/2006/QĐ-UBND Quy định về việc quản lý xe công nông trên địa bàn tỉnh Gia Lai

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai
    Số hiệu:12/2006/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:13/03/2006
    Hiệu lực:23/03/2006
    Lĩnh vực:Giao thông
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Phạm Thế Dũng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Đã sửa đổi
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Quyết định 12/2006/QĐ-UBND Quy định về việc quản lý xe công nông trên địa bàn tỉnh Gia Lai (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X