ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG ------- Số: 24/2015/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Kiên Giang, ngày 09 tháng 07 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
-----------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 219/TTr-SGTVT ngày 18 tháng 6 năm 2015 về việc ban hành Quy định giá cước vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 14/2006/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2006 về việc ban hành giá cước vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2008 về việc sửa đổi một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang./.
Nơi nhận: - Chính phủ; - Website Chính phủ; - Bộ Tài chính; - Bộ Giao thông vận tải; - Tổng cục Đường bộ Việt Nam; - Cục KTVB QPPL (Bộ Tư pháp); - TT.TU; TT.HĐND tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh; - Thành viên UBND tỉnh; - UBMTTQVN tỉnh; - Như Điều 3 của Quyết định; - Đăng Công báo tỉnh; - LĐVP, CVNC; - Lưu: VT, tthuy. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Văn Thi |
QUY ĐỊNH
của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Chương I
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này xác định giá cước vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
a) Giá cước vận chuyển hàng hóa được thanh toán từ nguồn ngân sách, tín dụng của Nhà nước do cơ quan Nhà nước làm chủ đầu tư đối với các loại vật liệu, thiết bị..., kết cấu công trình, máy móc thiết bị nặng mà không thông qua hình thức đấu thầu trên địa tỉnh Kiên Giang.
b) Giá cước vận chuyển hàng hóa khi có yêu cầu trợ giá, trợ cước đối với các loại hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa trợ giá, trợ cước do Chính phủ quy định.
c) Là cơ sở để các đơn vị, tổ chức có nhu cầu sử dụng tham khảo trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán công trình phục vụ công tác lập kế hoạch và quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng; thỏa thuận mức giá cụ thể trong quá trình thương thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các tổ chức, cá nhân thực hiện vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
b) Các chương trình, dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn được khuyến khích áp dụng theo Quy định này.
1. Trọng lượng hàng hóa để tính cước:
a) Trọng lượng hàng hóa tính cước là trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyển kể cả bao bì nhưng không kể trọng lượng vật liệu kê, chèn, lót, chằng buộc.
b) Đơn vị tính trọng lượng tính cước là tấn (T), quy đổi số lẻ như sau:
- Nếu phần lẻ còn lại từ 0,5 tấn trở lên thì được tính tròn 01 tấn.
- Nếu phần lẻ còn lại nhỏ hơn 0,5 tấn thì không được tính.
2. Khoảng cách tính cước:
a) Khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng hóa. Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gởi đến nơi nhận hàng hóa có nhiều tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách của tuyến ngắn nhất đảm bảo an toàn.
b) Đơn vị tính khoảng cách tính cước là ki-lô-mét (Km), quy đổi số lẻ như sau:
- Dưới 0,5Km: Không tính.
- Từ 0,5Km đến dưới 01Km: Tính 01 Km.
3. Các vấn đề khác:
a) Mức giá theo Quy định này là mức giá tối đa, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, đã bao gồm phụ phí vận chuyển.
b) Trường hợp công trình có điều kiện vận chuyển được theo cả hai phương thức đường bộ và đường sông thì chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế có trách nhiệm tính toán, lựa chọn phương án nào tiết kiệm nhất để áp dụng.
c) Trường hợp giá nhiên liệu tăng, giảm từ 20% trở lên so với giá nhiên liệu tại thời điểm có hiệu lực thi hành của Quy định này, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng thống nhất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
1. Hàng hóa được phân loại thành 4 bậc hàng:
a) Hàng bậc 1: Đất, cát, sỏi, đá xay, gạch thẻ, gạch ống xây dựng.
b) Hàng bậc 2: Xi măng, ngói, lương thực đóng bao, đá định hình các loại; gạch trang trí nội thất, than các loại; các loại quặng, sơn các loại; tranh, tre, nứa, tràm, bạch đàn, sành sứ, sản phẩm đồ mộc, các bán thành phẩm và thành phẩm kim loại.
c) Hàng bậc 3: Lương thực rời, vôi các loại; phân bón các loại; xăng dầu, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng cây, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách báo, giấy viết, giống cây trồng, máy móc thiết bị nông nghiệp, nhựa đường, cột điện, ống nước bằng nhựa, gang; thép hình, ống cống bê tông cốt thép, bê tông thương phẩm, thiết bị phụ kiện vệ sinh.
d) Hàng bậc 4: Nhựa nhũ tương, muối các loại; thuốc chữa bệnh, các dụng cụ thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị dụng cụ y tế, thiết bị phụ kiện vi tính, viễn thông, kính các loại, hàng tinh vi, sản phẩm bằng thủy tinh, điện tử, điện lạnh, xăng dầu chứa bằng phi, phân động vật, bùn và các loại hàng dơ bẩn.
2. Trường hợp hàng hóa vận chuyển không nằm trong danh mục các bậc hàng kể trên thì chủ đầu tư phải trình các cấp, ngành xem xét đánh giá để xếp vào bậc hàng tương đương khi tính cước phí vận chuyển.
3. Hàng quá khổ, quá nặng:
a) Hàng quá khổ: Loại hàng đóng thành kiện không thể tháo rời khi xếp lên phương tiện vận chuyển, có chiều dài dưới 12m nhưng có chiều dài vượt thùng xe theo quy định cho phép, có chiều rộng dưới 2,5m nhưng vượt quá chiều rộng quy định của thùng xe, và có chiều cao vượt quá 3,5m tính từ mặt đất (khi đã được xếp lên xe).
b) Hàng quá nặng: Loại hàng đóng thành kiện không thể tháo rời khi xếp lên phương tiện vận chuyển có trọng lượng lớn hơn 05 tấn và nhỏ hơn 20 tấn.
c) Đối với hàng vừa quá khổ, quá nặng thì chủ phương tiện được quyền lựa chọn một hình thức để tính cước.
4. Hàng siêu trường, siêu trọng:
Trường hợp hàng hóa vận chuyển thuộc loại hàng siêu trường, siêu trọng, thì cước vận tải được tính theo Quyết định số 953/2000/QĐ-BGTVT ngày 20/4/2000 của Bộ Giao thông vận tải về ban hành cước vận chuyển, xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng.
Loại đường được phân chia thành 05 loại đường như sau:
1. Đường loại 1: Nền đường rộng tối thiểu 13m, xe đi lại tránh nhau dễ dàng, không phải giảm tốc độ; mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa, bê tông xi măng, mặt đường không hư hỏng.
2. Đường loại 2: Nền đường rộng tối thiểu 13m, tỷ lệ hư hỏng, không đến 8% xe đi lại có xóc, có giảm tốc độ hoặc nền đường rộng tối thiểu 12m, xe đi lại tránh nhau dễ dàng, không phải giảm tốc độ, mặt đường rải bê tông nhựa, láng nhựa, bê tông xi măng, bằng phẳng không hư hỏng.
3. Đường loại 3:
- Nền đường rộng tối thiểu 13m, tỷ lệ hư hỏng từ 8% đến 20%, xe đi lại khó khăn.
- Nền đường rộng tối thiểu 12m, tỷ lệ hư hỏng chiếm không đến 8%, xe đi lại có xóc, có giảm tốc độ.
- Nền đường rộng tối thiểu 09m, xe đi lại tránh nhau dễ dàng, không phải giảm tốc độ, mặt đường rải bê tông nhựa, láng nhựa, bê tông xi măng, bằng phẳng, không hư hỏng.
4. Đường loại 4:
- Nền đường rộng tối thiểu 12m, tỷ lệ hư hỏng từ 8% đến 20%, xe đi lại khó khăn.
- Nền đường rộng tối thiểu 09m, tỷ lệ hư hỏng chiếm không đến 8%, xe đi lại có xóc, có giảm tốc độ.
- Nền đường rộng tối thiểu 06m, xe đi lại tránh nhau phải giảm tốc độ, mặt đường rải bê tông nhựa, láng nhựa, bê tông xi măng, bằng phẳng, không có hư hỏng.
5. Đường loại 5:
- Nền đường rộng tối thiểu 09m, tỷ lệ hư hỏng chiếm từ 8% đến 20%, xe đi khó khăn.
- Nền đường rộng tối thiểu 06m, tỷ lệ hư hỏng chiếm không đến 8%, xe đi lại có xóc, có giảm tốc độ.
Đường thủy được phân loại thành 2 loại: Đường sông và đường biển.
1. Đường sông:
- Đường sông loại 1: Sông Cái Lớn không giới hạn tải trọng.
- Đường sông loại 2: Bao gồm các tuyến sông khi phương tiện có tải trọng từ 30 tấn trở lên lưu thông được.
- Đường sông loại 3: Bao gồm các tuyến sông khi phương tiện có tải trọng từ 30 tấn trở lên không lưu thông được.
2. Đường biển: Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển phải quy đổi thành đường sông loại 1 để tính giá cước.
Chương II
1. Phương tiện ô tô dưới 03 tấn được tăng thêm 30% giá cước cơ bản của bậc hàng hóa đang vận chuyển.
2. Điều kiện vận chuyển hàng hóa có kết hợp hàng về theo vòng quay phương tiện thì giảm 20% cho tổng giá trị cước phí của bậc hàng hóa đang vận chuyển về.
3. Phương tiện vận chuyển có thiết bị tự đổ, nâng hạ hàng hóa thì được tăng thêm 10% cho tổng giá trị cước phí của bậc hàng đang vận chuyển.
4. Phương tiện vận chuyển có thiết bị hút, xả thì được tăng thêm 15% tổng giá trị cước phí của bậc hàng đang vận chuyển.
5. Hàng hóa được vận chuyển bằng Container thì bậc hàng được tính là hàng bậc 3, trọng lượng tính cước là trọng lượng đăng ký của Container.
6. Hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được dưới 50% trọng tải đăng ký phương tiện thì được tính cước cho 80% trọng tải đăng ký.
7. Hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được từ 50% đến 90% trọng tải đăng ký phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90% trọng tải đăng ký phương tiện.
8. Hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được trên 90% trọng tải đăng ký phương tiện thì được tính bằng trọng lượng thực vận chuyển.
9. Hàng hóa thuộc hàng quá khổ, quá nặng được quy định tại Khoản 3, Điều 3 thì được tăng thêm 20% cho tổng giá trị cước phí của bậc hàng đang vận chuyển.
1. Đối với hàng bậc 1: Bảng giá cước vận chuyển hàng bậc 1 được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này.
2. Đối với hàng bậc 2: Được tính bằng 1,1 đơn giá cước hàng bậc 1.
3. Đối với hàng bậc 3: Được tính bằng 1,2 đơn giá cước hàng bậc 1.
4. Đối với hàng bậc 4: Được tính bằng 1,3 đơn giá cước hàng bậc 1.
1. Đối với đường sông loại 1: Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa đối với đường sông loại 1 được quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này.
2. Tuyến đường vận chuyển là sông loại 2 trở lên hoặc một đoạn của tuyến đường vận chuyển là sông loại 2 trở lên hoặc đường biển thì được quy đổi thành sông loại 1 để tính cước.
a) 01Km đường sông loại 2 được quy đổi thành 1,5Km đường sông loại 1.
b) 01 Km đường sông loại 3 được quy đổi thành 3Km đường sông loại 1.
c) 01Km đường biển được quy đổi thành 3Km đường sông loại 1.
3. Trường hợp hàng hóa thuộc hàng trên bậc 3 thì vẫn tính hàng hóa bậc 3.
Chương III
Đối với khối lượng hàng hóa, vật tư chưa được nghiệm thu tại công trình thì được điều chỉnh giá cước theo bảng công bố giá cước này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh vấn đề khác thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.