hieuluat

Quyết định 309-QĐ-TC-LĐ hệ thống tổ chức thanh tra giao thông vận tải đường thuỷ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Liên hiệp các Xí nghiệp quản lý giao thông đường thuỷSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:309-QĐ-TC-LĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Văn Trường
    Ngày ban hành:08/05/1991Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Chưa xác định
    Lĩnh vực:Giao thông
  • QUYẾT ĐỊNH

    CỦA LIÊN HIỆP CÁC XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ SỐ 309-QĐ-TC-LĐ NGÀY 8 THÁNG 5 NĂM 1991 VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC THANH TRA GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ

     

    TỔNG GIÁM ĐỐCLIÊN HIỆP CÁC XÍ NGHIỆP
    QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ

     

    - Căn cứ Quyết định số 1843-QĐ-TCCB-LĐ ngày 2/8/1988 của Bộ GTVT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Liên hiệp các xí nghiệp quản lý giao thông đường thuỷ.

    - Căn cứ Quyết định số 249-PC ngày 20/2/1991 của Bộ GTVT và Bưu điện về nghiệp vụ, quyền hạn của Thanh tra Giao thông vận tải đường thuỷ và giao cho Liên hiệp quyết định biên chế lực lượng thanh tra;

    - Theo đề nghị của ông Trưởng phòng TC-LĐ.

    QUYẾT ĐỊNH

     

    Điều 1. Hệ thống tổ chức Thanh tra Giao thông vận tải đường thuỷ - theo Quyết định số 249-PC ngày 20/2/1991 của Bộ - được xác lập đồng thời theo hệ thống tổ chức quản lý giao thông đường thuỷ từ Liên hiệp đến Trạm quản lý giao thông đường thuỷ, kể từ ngày ký quyết định.

    Hệ thống tổ chức và chức danh thanh tra được quy định:

    1. Thanh tra Trạm đường thuỷ: gồm các thanh tra viên cơ sở, do trạm trưởng, trạm phó và kỹ thuật viên trạm đảm nhiệm.

    Trạm trưởng là Trưởng thanh tra Trạm.

    2. Thanh tra Đoạn đường thuỷ: gồm Trưởng thanh tra và phó Thanh tra Đoạn do Đoạn trưởng - Đoạn phó phụ trách đường thuỷ đảm nhiệm; Ngoài ra còn có từ 2 đến 3 thanh tra viên đường thủy được phân công đảm nhiệm.

    3. Thanh tra xí nghiệp đường thuỷ: gồm Trưởng thanh tra và Phó thanh tra xí nghiệp do Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách đường thuỷ đảm nhiệm; Ngoài ra có các trợ lý trưởng thanh tra xí nghiệp do Trưởng - phó phòng đường thuỷ xí nghiệp đảm nhiệm và 2 đến 3 thanh tra viên xí nghiệp là các kỹ thuật viên đường thuỷ được phân công đảm nhiệm.

    4. Thanh tra Liên hiệp: gồm Trưởng thanh tra và Phó trưởng thanh tra Liên hiệp do Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc phụ trách đường thuỷ đảm nhiệm; Ngoài ra có các trợ lý trưởng thanh tra Liên hiệp do Trưởng - Phó phòng Quản lý đường thuỷ và một số phòng - ban chức năng liên quan đảm nhiệm và một số thanh tra viên Liên hiệp là các kỹ sư quản lý đường thuỷ được phân công đảm nhiệm.

    Danh sách Thanh tra GTVT do Tổng Giám đốc Liên hiệp quyết định trên cơ sở đề nghị của Trưởng thanh tra xí nghiệp và tiêu chuẩn thanh tra viên chuyên ngành.

    Điều 2. Lực lượng Thanh tra GTVTĐT - đồng thời với chức năng quản lý đường thuỷ thường xuyên - có chức năng Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về Giao thông vận tải đường thuỷ, được giao nhiệm vụ kiểm tra - xử lý việc chấp hành luật lệ, thể chế GTVTĐT theo Pháp lệnh xử phạt hành chính và các văn bản pháp luật có quy định xử phạt hành chính do Nhà nước và Bộ GTVT - Bưu điện ban hành theo phân cấp dưới đây:

     

    I. THANH TRA TRẠM ĐƯỜNG THUỶ:

     

    Thanh tra trạm là đơn vị cơ sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra thường xuyên, có nhiệm vụ quyền hạn cụ thể như sau:

    1. Trực tiếp quan hệ, phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành hữu quan trên phạm vi đường thủy được phân công để tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các tổ chức và nhân dân chấp hành luật lệ thể chế giao thông vận tải đường thuỷ.

    2. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra các phương tiện thuỷ các cơ quan, xí nghiệp, Công ty, nhà máy, HTX và nhân dân trong việc chấp hành luật lệ, thể chế GTVT đường thuỷ như:

    a. Bảo vệ luồng lạch, phao tiêu tín hiệu và các công trình trong hệ thống GTĐT (kể cả hành lang bảo vệ luồng lạch và các công trình).

    b. Các tàu thuyền phải bảo đảm an toàn và chấp hành nghiêm chỉnh qui tắc giao thông;

    c. Các phương tiện vận tải hành khách, hàng hoá công cộng phải có giấy phép kinh doanh theo đúng luồng tuyến và đăng ký hành chính của cơ quan giao thông vận tải có thẩm quyền cấp;

    d. Các phương tiện thủy phải nộp phí giao thông theo qui định.

    3. Được quyền xử lý các vi phạm theo các hình thức và biện pháp:

    a. Cảnh cáo, phạt bằng tiền đến mức tối đa 50.000đ

    b. Lập biên bản đình chỉ, buộc bồi thường hoặc buộc khôi phục tình trạng luồng lạch, công trình đối với những việc làm gây cản trở hay tổn hại đến GTĐT, tàu thuyền không đảm bảo an toàn, không chấp hành các qui tắc giao thông; Các loại phương tiện vận tải khách hàng hoá công cộng bằng đường thuỷ không có giấy phép kinh doanh và đăng ký hành chính hợp lệ, không nộp lệ phí giao thông, người điều khiển phương tiện không có bằng chuyên môn do cấp có thẩm quyền cấp.

    c. Thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra; lập biên bản và tạm giữ các giấy tờ phương tiện , bằng lái của thuyền trưởng - lái trưởng, dụng cụ hành nghề của người vi phạm đến tối đa 3 ngày và báo cáo ngay lên cấp trên giải quyết.

    4. Có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện công tác thanh tra của Trạm và đề xuất kịp thời biện pháp giải quyết những trường hợp vượt quá thẩm quyền với cấp trên trực tiếp.

    Thu, giao nộp tiền phạt, các giấy tờ dụng cụ tạm giữ và ghi chép sổ sách đúng qui định.

     

    II. THANH TRA ĐOẠN ĐƯỜNG THUỶ

     

    1. Tổ chức thanh tra laị các trọng điểm là chủ yếu và triển khai các chiến dịch kiểm tra - thanh tra kế hoạch của xí nghiệp trong phạm vi Đoạn phụ trách; Đồng thời thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra giám sát các Trạm trực thuộc thi hành nhiệm vụ.

    2. Trong quá trình thanh tra, được quyền áp dụng tất cả các hình thức, biện pháp xử phạt các vi phạm như Thanh tra Trạm, Trưởng và phó thanh tra Đoạn được quyền phạt tiền đến tối đa 100.000 đồng.

    3. Tổng hợp tình hình công tác kiểm tra - thanh tra do Đoạn phụ trách và báo cáo đề xuất với cấp trên giải quyết những trường hợp vượt quá thẩm quyền của Đoạn.

     

    III. THANH TRA XÍ NGHIỆP ĐƯỜNG THUỶ

     

    1. Xây dựng - trình duyệt - và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình - thanh tra của xí nghiệp.

    Trực tiếp thanh tra theo chiến dịch tại các trọng điểm , đồng thời giải quyết kịp thời các vụ việc do thanh tra cấp dưới đề nghị.

    2. Trong quá trình thi hành nhiệm vụ, được quyền:

    a. Áp dụng tất cả các hình thức, biện pháp xử phạt các vi phạm như thanh tra Đoạn - Trạm.

    b. Trưởng và phó thanh tra XN được tạm giữ giấy tờ lưu hành của phương tiện, bằng lái của thuyền trưởng - lái trưởng, dụng cụ hành nghề của người vi phạm, trạm đình chỉ thi công các công trình tối đa đến 5 ngày, có quyền đề nghị truy tố trước pháp luật đối với những vi phạm nghiêm trọng.

    3. Thường xuyên chỉ đạo kiểm tra - giám sát thanh tra Đoạn - Trạm thi hành nhiệm vụ, xử lý CBCNV vi phạm kỷ luật trong công tác thanh tra theo phân cấp quản lý cán bộ.

    4. Tổng hợp, báo cáo LH kết quả thực hiện công tác thanh tra của Xí nghiệp và kiến nghị với LH, Bộ GTVT về công tác thanh tra chuyên ngành.

     

    IV. THANH TRA LIÊN HIỆP

     

    1. Tổ chức công tác kiểm tra chuyên ngành thông qua kế hoạch hoá và chỉ đạo - kiểm tra - giám sát thanh tra các cấp từ XN - Đoạn - Trạm thi hành nhiệm vụ.

    Thường xuyên uốn nắn, chấn chỉnh và tổ chức tổng kết đúc rút kinh nghiệm công tác thanh tra toàn LH;

    Xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ làm công tác thanh tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

    2. Tổ chức nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và tham gia với Bộ và Nhà nước trong việc ban hành - sửa đổi - bổ sung luật lệ thể chế, chính sách nhằm duy trì và tăng cường trật tư, an toàn GTVT đường thuỷ.

    3. Được quyền đề nghị Bộ thu vĩnh viễn giấy phép hoạt động của phương tiện, bằng lái của Thuyền trưởng - lái trưởng và đề nghị truy tố trước pháp luật đối với những vi phạm nghiêm trọng.

    4. Xét cấp giấy chứng nhận thanh tra chuyên ngành cho lực lượng thanh tra toàn Liên hiệp và xử lý cán bộ vi phạm kỷ luật trong công tác thanh tra theo phân cấp.

    Các cấp thanh tra Liên hiệp - Xí nghiệp - Đoạn - Trạm sử dụng con dấu hiện tại của tổ chức quản lý giao thông đường thuỷ trong các văn bản, tài liệu, chứng từ có liên quan đến công tác thanh tra - người ký phải ghi rõ họ tên, chức vụ thanh tra như đã qui định tại điều 1 của quyết định này - và chỉ có trưởng phó thanh tra các cấp mới đóng dấu vào chữ ký.

     

    Điều 3. Trang phục của Lực lượng thanh tra GTVT đường thuỷ:

    1. Mặc đồng phục như đồng phục lực lượng kiểm tra ATGT đường thuỷ tại quyết định số 282-TCCB-LĐ ngày 27/2/1990.

    2. Đeo phù hiệu mũ, phù hiệu ve áo như quyết định số 249/PC.

    3. Cấp hiệu: có 4 cấp thanh tra được qui định bằng số vạch chéo gắn trên phù hiệu ve áo.

    + 1 vạch: Thanh tra viên cơ sở (Trạm)

    Thanh tra viên Đoạn; Thanh tra viên XN

    + 2 vạch: Trưởng và phó thanh tra Đoạn

    Trợ lý trưởng thanh tra xí nghiệp

    Thanh tra Liên hiệp.

    + 3 vạch: Trưởng và phó thanh tra xí nghiệp

    Trợ lý trưởng thanh tra Liên hiệp.

    + 4 vạch: Trưởng và phó thanh tra Liên hiệp.

    4. Biển đeo ngực: là một tấm biển cứng hình chữ nhật, nền trắng, có ghi:

    + Phía trên: hàng chữ : "THANH TRA GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ".

    + Phía dưới: Số hiệu của người thi hành công vụ: Số hiệu gồm 5 số chia thành 2 nhóm:

    a. Nhóm thứ nhất gồm 2 số: chỉ đơn vị theo qui định.

    10: Cơ quan Liên hiệp

    11: XN quản lý GTĐT 1

    12: XN quản lý GTĐT 2

    13: XN quản lý GTĐT 3

    14: XN quản lý GTĐT 4

    15: XN quản lý GTĐT Miền Nam

    b. Nhóm thứ 2: Chỉ số thứ tự, của thanh tra viên theo đơn vị.

    5. Giấy chứng nhận thanh tra GTVT đường thuỷ: kích thước (100 x 70cm), ghi số hiệu, họ tên, chức vụ, đơn vị thanh tra, dán ảnh, có 1 vạch chéo đỏ ở phần dán ảnh - Do Bộ hay Liên hiệp ký, đóng dấu theo phân cấp quản lý cán bộ.

    Điều 4.

    1. Lực lượng thanh tra GTVTĐT chỉ được phép kiểm tra và xử phạt theo vi phạm quản lý và thẩm quyền qui định tại văn bản này.

    Trong khi làm nhiệm vụ phải tuân theo các qui định hướng dẫn xử phạt tại văn bản số......../QLĐT ngày......... và qui định chế độ công tác thanh tra tại văn bản số 310/TC-LĐ ngày 8-5-1991.

    2. Nghiêm cấm việc lợi dụng chức trách quyền hạn thanh tra để sách nhiễu, gây phiền hà trên đường thuỷ, hoặc cho người khác sử dụng trang phục thanh tra của mình.

    3. Những người có thành tích trong công tác thanh tra sẽ được xét khen thưởng về tinh thần và vật chất theo quy chế hiện hành;

    Những người vi phạm hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ tuỳ theo mức độ - tính chất sai phạm và có thể bị xử lý kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi việc; Trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     

    Điều 5. Tổ chức quản lý giao thông đường thuỷ các cấp - Từ Liên hiệp đến Trạm - chịu trách nhiệm trực tiếp, thường xuyên triển khai công tác thanh tra giao thông vận tải đường thuỷ trên cơ sở sự phân cấp đã ghi ở điều 2 để đảm bảo giao thông đường thuỷ thông suốt, trật tự, an toàn.

     

    Điều 6. Các ông Giám đốc các xí nghiệp quản lý giao thông đường thuỷ, thủ trưởng các phòng - ban đơn vị có liên quan căn cứ phạm vi trách nhiệm của mình thi hành Quyết định này.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 249 của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện về việc thành lập lực lượng thanh tra giao thông vận tải đường thuỷ
    Ban hành: 20/02/1991 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Chưa xác định
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X