hieuluat

Quyết định 3446/QĐ-BGTVT Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:3446/QĐ-BGTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trương Quang Nghĩa
    Ngày ban hành:04/11/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:14/11/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giao thông
  • BỘ GIAO THÔNG VN TẢI
    -------
    Số: 3446/QĐ-BGTVT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2016
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT ĐẾN NĂM 2020
    -----------------
    BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
     
    Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
    Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
    Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Chiến lược giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
    Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận ti đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
    Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;
    Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;
    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
    Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:
    I. QUAN ĐIỂM
    1. Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt theo hướng tiện nghi, an toàn, nhanh chóng với chi phí hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
    2. Đảm bảo tính kết nối của VTHKCC bằng xe buýt với các loại hình vận tải hành khách khác và các đầu mối vận tải. Tái cơ cấu mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt theo hướng mở rộng phạm vi phục vụ, giảm hệ số trùng tuyến và phân loại chức năng phục vụ từng loại tuyến cụ thể.
    3. Hình thành các tuyến VTHKCC bằng xe buýt để thay thế các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định (nội tỉnh, liên tỉnh).
    4. Phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại các địa phương theo hướng đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường.
    II. MỤC TIÊU
    1. Đảm bảo 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy hoạch và hoạt động VTHKCC bằng xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
    2. Tăng cường tỷ lệ đảm nhận của VTHKCC bằng xe buýt, trong đó tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của người dân: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt từ 10% ÷ 15%; các thành phố Hải Phòng, Đà Nng, Cần Thơ đạt từ 5% ÷ 10%; các tỉnh, thành phố còn lại đạt từ 1% ÷ 5%.
    3. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành, khai thác hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
    III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT ĐẾN NĂM 2020
    1. Tăng cường khả năng tiếp cận của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt
    a) Điều chnh mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại các tỉnh, thành phố theo hướng mở rộng phạm vi phục vụ. Ưu tiên đầu tư các tuyến buýt chuyên biệt phục vụ nhu cầu đi lại đặc thù (buýt kết nối sân bay, buýt bến nối bến, buýt du lịch, mini buýt v.v...). Đảm bảo mật độ bao phủ của mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt đạt tiêu chí trong phạm vi 500 m người dân có thể tiếp cận sử dụng xe buýt (đạt tỷ lệ khoảng 70% tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và khoảng 40% tại khu vực trung tâm các thành phố Hải Phòng, Đà Nng, Cần Thơ).
    b) Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại các tỉnh, thành phố, đảm bảo phát triển đồng bộ các tuyến xe buýt xuyên tâm, xe buýt vành đai, xe mini buýt thực hiện chc năng gom khách, xe buýt chuyên chở học sinh, sinh viên...
    c) Nghiên cứu thí điểm triển khai một số tuyến VTHKCC bằng xe buýt hành trình đi qua chuỗi các đô thị thuộc các tỉnh lân cận kết nối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để thể thay thế các tuyến vận tải hành khách cố định (nội tỉnh, liên tnh).
    d) Đảm bảo 100% các cảng hàng không có tuyến xe buýt kết nối với trung tâm tỉnh, thành phố; các nhà ga, bến xe khách loại II trlên đều có tuyến xe buýt kết nối.
    đ) Hình thành hệ thống điểm trung chuyển tại các đô thị lớn đảm bảo kết nối giữa đường vành đai với các trục hướng tâm và kết nối giữa hệ thống đường st đô thị với mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt.
    e) Đa dạng hóa đoàn phương tiện phù hp vi tính chất của tuyến buýt và điều kiện kết cấu hạ tầng của từng tỉnh, thành phố (BRT, xe buýt điện, mini buýt v.v...).
    g) Nâng cao khả năng tiếp cận của mọi đối tượng hành khách (bao gồm cả người khuyết tật) tại khu vực các điểm dừng, nhà chờ, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối xe buýt thông qua hệ thống giao thông ưu tiên như đèn tín hiệu ưu tiên, biển báo, cầu bộ hành, bến, bãi trông giữ phương tiện cá nhân...
    2. Tăng cường thông tin hoạt động VTHKCC bằng xe buýt
    a) Đảm bảo 100% các tỉnh, thành phố có xe buýt hoạt động đều có website cung cấp các thông tin về hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
    b) Tăng cường lắp đặt bảng điện tử, hệ thống cung cấp thông tin trực tuyến trên xe buýt, tại các đim đầu cuối, điểm trung chuyển và nhà chờ xe buýt.
    c) Phát triển ứng dụng phần mềm dành cho người sử dng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt có khả năng sử dụng trên nhiều thiết bị (máy tính, điện thoại, máy tính bảng v.v...).
    d) Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải xây dựng chương trình nhận diện thương hiệu xe buýt (màu sơn phương tiện, logo, đồng phục v.v...).
    3. Htrợ hoạt động VTHKCC bằng xe buýt
    a) Đảm bảo 100% các tnh, thành phố thực hiện hỗ trợ giá vé VTHKCC bằng xe buýt cho các đối tượng ưu tiên theo quy định.
    b) Các tỉnh, thành phố có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt (trợ giá, hỗ trợ lãi suất đầu tư, đầu tư hạ tầng cho xe buýt...) phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương.
    c) Ưu tiên hỗ trợ đầu tư công nghệ trong triển khai hệ thống vé thông minh áp dụng cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
    4. Nâng cao tính tiện nghi của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt
    a) Từng bước cơ cấu đoàn phương tiện theo hướng giảm tuổi đời bình quân, ưu tiên phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, đảm bảo tỷ lệ phương tiện hỗ trợ người khuyết tật.
    b) Tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên VTHKCC bằng xe buýt, BRT; giảm hệ số trùng tuyến; từng bước tăng vận tốc khai thác của xe buýt.
    c) Bố trí thời gian hoạt động của VTHKCC bằng xe buýt phù hp với tính chất hoạt động của mỗi tuyến buýt và nhu cầu đi lại của người dân theo từng khu vực đồng thời đảm bảo schuyến xe buýt được vận hành theo đúng kế hoạch (đúng giờ, thời gian giãn cách),
    d) ng dụng công nghệ vé thông minh có kết nối đa phương thức (đường st đô thị, BRT, taxi v.v...). Đa dạng hóa hình thức bán vé (trực tiếp, Online, qua điện thoại...) và loại vé (vé lượt, vé tuyến, vé liên tuyến v.v..,) phù hợp với nhu cầu của hành khách.
    đ) Tăng số lượng phương tiện được trang bị internet không dây (wifi), hệ thống thông báo bằng âm thanh.
    e) Tăng số lượng nhà chờ được lắp đặt tại các điểm dừng xe buýt.
    5. Đảm bảo an ninh, an toàn giao thông
    a) Đảm bảo 100% các điểm trung chuyển xe buýt được trang bị hệ thống camera giám sát, đồng thời tăng số lượng phương tiện được lắp đặt camera giám sát.
    b) Thực hiện 100% lái xe, nhân viên phục vụ, đội ngũ quản lý được đào tạo, tập huấn xử lý các tình huống phát sinh (tai nạn, sự cố kỹ thuật, phòng chống khủng b v.v...).
    c) Tăng số lượng vịnh dng xe buýt đảm bảo được tách làn giao thông khi dừng đón, trả khách.
    6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
    a) Nâng cao cht lượng nguồn nhân lực quản lý, khai thác, vận hành VTHKCC bằng xe buýt. Xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, điu hành VTHKCC bằng xe buýt.
    b) Tổ chc tập huấn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực phục vụ VTHKCC bằng xe buýt.
    c) Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho lái xe, nhân viên bán vé, những người tiếp xúc trực tiếp với hành khách về kỹ năng, xử lý tình huống, văn hóa ứng xử, bo quản phương tiện và thực hiện tiết kiệm nhiên liệu.
    7. Tăng cường công tác quản lý
    a) Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với phương tiện, kết cấu hạ tầng và chất lượng VTHKCC bằng xe buýt.
    b) Hình thành, hiện đại hóa cơ quan quản lý và điều hành hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại các đô thị lớn.
    c) Áp dụng quản lý, theo dõi chất lượng VTHKCC bng xe buýt thông qua hệ thống giám sát ứng dụng công nghệ hiện đại (camera, thiết bị giám sát hành trình) kết hợp tăng cường tiếp nhận phản ảnh của khách hàng để kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm.
    d) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát chất lượng phục vụ hành khách của xe buýt như: lộ trình, dừng đón trả khách đúng quy định, thời gian, chi phí, thái độ phục vụ...
    đ) Thực hiện việc phê duyệt xây dựng khu đô thị, trung tâm thương mại phải gắn liền với việc bố trí xây dựng hạ tầng cho xe buýt.
    IV. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    1. Các cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận ti
    a) Vụ Vận tải:
    - Ch trì, phi hợp với Vụ Pháp chế và các cơ quan, đơn vị và các Bộ ngành trong việc sửa đổi, bổ sung các Thông tư, Nghị định liên quan đến lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt;
    - Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn các Sở Giao thông vận tải trong công tác thực hiện các điều kiện kinh doanh và phát triển VTHKCC bằng xe buýt; hướng dẫn việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với VTHKCC bằng xe buýt theo quy định.
    - Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện và báo cáo hàng năm việc thực hiện Đề án.
    b) Vụ Khoa học - Công nghệ: chủ trì xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
    c) Vụ Kế hoạch - Đầu tư: tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải trong việc huy động các nguồn vốn từ các tổ chức trong nước và nước ngoài để hỗ trợ các địa phương phát triển VTHKCC bằng xe buýt.
    d) Tổng cục Đường bộ Việt Nam:
    - Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định trong hoạt động VTHBCCC bng xe buýt.
    - Rà soát, thống nhất việc bố trí các điểm dừng xe buýt trên tuyến quốc lộ đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Đề án.
    - Phối hợp với Vụ Khoa học - Công nghệ xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
    đ) Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải: phối hợp với Vụ Khoa học - Công nghệ xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
    2. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
    a) Tham mưu trình UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 8/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020.
    b) Tăng cường công tác quản lý hoạt động VTHKCC bằng xe buýt; xây dựng kế hoạch và các biện pháp để thực hiện nâng cao chất lượng VTHKCC bằng xe buýt theo các giải pháp tại quyết định này, báo cáo Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Giao thông vận tải.
    c) Căn cứ điều kiện thực tế, xây dựng đề án sử dụng phương tiện đặc thù đưa vào hoạt động xe buýt đảm bảo kết nối cho các tuyến xe buýt chính, báo cáo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Giao thông vận tải để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho áp dụng thực hiện.
    d) Đxuất kịp thời các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với hành khách đi lại bằng xe buýt và đơn vị hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
    đ) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc phê duyệt đầu tư xây dựng khu đô thị, trung tâm thương mại phải đồng thời đầu tư hạ tầng cho xe buýt hoạt động.
    3. Chế độ báo cáo thực hiện Đề án
    a) Trước ngày 01/01/2017, các Sở Giao thông vận tải báo cáo kế hoạch thực hiện Đề án, gửi Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tnh, thành phố.
    b) Định kỳ tháng 12 hàng năm, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở Giao thông vận tải báo cáo kết quả thực hiện Đán gửi Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
    Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Như điều 3;
    - Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
    - PTTg Trịnh Đ
    ình Dũng (để b/c)
    -
    Ủy ban ATGT Quốc gia;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Các bộ: KH&
    ĐT, Tài chính, KH&CN;
    - UBND các tỉnh, thành phố;
    - C
    ác Thứ trưởng;
    - Cổng Thông t
    in điện tử Bộ GTVT;
    - Báo
    Giao thông;
    - Lưu: VT, Vtả
    i (5b).
    BỘ TRƯỞNG




    Trương Quang Nghĩa
     
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 13/11/2008 Hiệu lực: 01/07/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Quyết định 280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020
    Ban hành: 08/03/2012 Hiệu lực: 08/03/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 107/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải
    Ban hành: 20/12/2012 Hiệu lực: 15/02/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Quyết định 355/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
    Ban hành: 25/02/2013 Hiệu lực: 25/02/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Quyết định 318/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
    Ban hành: 04/03/2014 Hiệu lực: 04/03/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Quyết định 13/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
    Ban hành: 05/05/2015 Hiệu lực: 01/07/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 3446/QĐ-BGTVT Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tải
    Số hiệu:3446/QĐ-BGTVT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:04/11/2016
    Hiệu lực:14/11/2016
    Lĩnh vực:Giao thông
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Trương Quang Nghĩa
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X