BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- Số: 3771/QĐ-BGTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VÀ DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
-----------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thôngvận tải;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 355/2013/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủvề việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể các Trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm
- Quy hoạch là cơ sở để tăng cường công tác quản lý nhà nước, khai thác hiệu quả hoạt động của hệ thống các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Quy hoạch mạng lưới trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển giao thông vận tải, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ và các chiến lược, quy hoạch khác có liên quan.
- Phát triển mạng lưới trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hợp lý trên cả nước tạo thuận lợi cho người dân, bảo đảm chất lượng phương tiện và giảm tai nạn giao thông.
- Thuận lợi cho xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới, đa dạng hóa đầu tư cho hoạt động đăng kiểm.
- Quy hoạch mang tính kế thừa nhằm phát huy hiệu quả các trung tâm và dây chuyền hiện có với quy mô theo hướng hiện đại, phù hợp với khả năng đầu tư và đặc điểm của từng địa phương. Tại các đô thị loại đặc biệt, quy hoạch theo hướng dịch chuyển các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ra bên ngoài các đường vành đai và thuận lợi trong khai thác.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển mạng lưới các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hợp lý đáp ứng nhu cầu của xã hội và tạo thuận lợi cho người dân.
- Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định hiện đại, bảo đảm chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Giai đoạn 2014 -2015: đáp ứng nhu cầu kiểm định xe cơ giới trung bình khoảng 2,43 triệu lượt xe/năm;
- Giai đoạn 2016 - 2020: đáp ứng nhu cầu kiểm định xe cơ giới trung bình khoảng 4,31 triệu lượt xe /năm.
3. Định hướng đến năm 2030 - Tiếp tục đầu tư mới, nâng cấp bổ sung dây chuyền kiểm định xe cơ giới đáp ứng nhu cầu của xã hội; nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện, công tác đào tạo nguồn nhân lực; hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp lý, hệ thống quản lý nhằm phát triển bền vững công tác đăng kiểm xe cơ giới.
- Giai đoạn 2021-2030 dự kiến đáp ứng nhu cầu kiểm định trung bình khoảng 6,3 triệu lượt xe/năm;
III. Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
1. Tiêu chí xây dựng mạng lưới các trung tâm đăng kiểm
- Các trung tâm đăng kiểm phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ (Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ).
- Quy hoạch vị trí các trung tâm đăng kiểm phải xét đến các trung tâm đăng kiểm của các tỉnh, thành liền kề trong khu vực để bảo đảm mạng lưới phân bố đồng đều, phù hợp trong mạng tổng thể của cả nước theo hướng giảm cự ly cho người dân đi đến các trung tâm đăng kiểm, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
- Các trung tâm đăng kiểm phải bảo đảm quỹ đất theo yêu cầu nâng cấp, mở rộng cho các trung tâm đăng kiểm theo từng giai đoạn, thuận lợi và an toàn giao thông.
- Đến năm 2030, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có tối thiểu 02 trung tâm với 02 dây chuyền kiểm định/một trung tâm.
2. Giai đoạn đến năm 2015
Đến năm 2015, cả nước có 152 trung tâm đăng kiểm với 298 dây chuyền kiểm định, trong đó:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: có 47 trung tâm đăng kiểm với 93 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 18 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 37 dây chuyền kiểm định (thành phố Hà Nội có 21 trung tâm đăng kiểm với 42 dây chuyền kiểm định; Quảng Ninh có 04 trung tâm đăng kiểm và 06 dây chuyền kiểm định, thành phố Hải Phòng có 03 trung tâm đăng kiểm với 09 dây chuyền kiểm định);
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: có 21 trung tâm đăng kiểm với 34 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 06 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 15 dây chuyền kiểm định;
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 27 trung tâm đăng kiểm với 50 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 04 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 13 dây chuyền kiểm định (Nghệ An có 05 trung tâm đăng kiểm và 10 dây chuyền kiểm định, Thanh Hóa có 03 trung tâm đăng kiểm và 08 dây chuyền kiểm định, thành phố Đà Nẵng có 02 trung tâm đăng kiểm và 05 dây chuyền kiểm định);
- Vùng Tây nguyên: 10 trung tâm đăng kiểm với 15 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 01 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 01 dây chuyền kiểm định;
- Vùng Đông Nam Bộ: 30 trung tâm đăng kiểm với 73 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 06 trung tâm đăng kiểm và bổ sung 14 dây chuyền kiểm định (thành phố Hồ Chí Minh có 14 trung tâm đăng kiểm với 41 dây chuyền kiểm định, Bình Dương có 05 trung tâm đăng kiểm và 10 dây chuyền kiểm định);
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 17 trung tâm đăng kiểm với 33 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 03 trung tâm đăng kiểm và bổ sung 07 dây chuyền kiểm định (thành phố Cần Thơ có 02 trung tâm đăng kiểm với 04 dây chuyền kiểm định).
(Chi tiết tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 kèm theo Quyết định này).
3. Giai đoạn đến năm 2020
Đến năm 2020, số lượng trung tâm đăng kiểm trên cả nước là 211 trung tâm đăng kiểm với 451 dây chuyền kiểm định, trong đó:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: có 61 trung tâm đăng kiểm với 142 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 14 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 49 dây chuyền kiểm định (thành phố Hà Nội có 30 trung tâm đăng kiểm với 76 dây chuyền kiểm định; thành phố Hải Phòng có 07 trung tâm đăng kiểm với 13 dây chuyền kiểm định);
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: có 28 trung tâm đăng kiểm với 50 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 07 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 16 dây chuyền kiểm định;
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 38 trung tâm đăng kiểm với 75 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 11 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 25 dây chuyền kiểm định (thành phố Đà Nẵng có 02 trung tâm đăng kiểm và 08 dây chuyền kiểm định);
- Vùng Tây nguyên: 11 trung tâm đăng kiểm với 21 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 01 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 06 dây chuyền kiểm định;
- Vùng Đông Nam Bộ: 49 trung tâm đăng kiểm với 117 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 19 trung tâm đăng kiểm và bổ sung 44 dây chuyền kiểm định (thành phố Hồ Chí Minh có 27 trung tâm đăng kiểm với 67 dây chuyền kiểm định);
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 24 trung tâm đăng kiểm với 46 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 07 trung tâm đăng kiểm và bổ sung 13 dây chuyền kiểm định (thành phố Cần Thơ có 03 trung tâm đăng kiểm với 06 dây chuyền kiểm định).
(Chi tiết tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 kèm theo Quyết định này).
4. Giai đoạn đến năm 2030 Đến năm 2030, số lượng trung tâm đăng kiểm trên cả nước vào khoảng 269 trung tâm đăng kiểm với khoảng 660 dây chuyền kiểm định, trong đó:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: có 75 trung tâm đăng kiểm với 207 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 14 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 65 dây chuyền kiểm định (thành phố Hà Nội có 38 trung tâm đăng kiểm với 113 dây chuyền kiểm định; thành phố Hải Phòng có 08 trung tâm đăng kiểm với 18 dây chuyền kiểm định);
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: có 46 trung tâm đăng kiểm với 94 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 18 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 44 dây chuyền kiểm định;
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 46 trung tâm đăng kiểm với 100 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 08 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 25 dây chuyền kiểm định (thành phố Đà Nẵng có 03 trung tâm đăng kiểm và 10 dây chuyền kiểm định);
- Vùng Tây nguyên: 16 trung tâm đăng kiểm với 34 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 05 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 13 dây chuyền kiểm định;
- Vùng Đông Nam Bộ: 58 trung tâm đăng kiểm với 168 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 09 trung tâm đăng kiểm và bổ sung 51 dây chuyền kiểm định (thành phố Hồ Chí Minh có 32 trung tâm đăng kiểm với 95 dây chuyền kiểm định);
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 28 trung tâm đăng kiểm với 57 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 04 trung tâm đăng kiểm và bổ sung 11 dây chuyền kiểm định (thành phố Cần Thơ có 03 trung tâm đăng kiểm với 06 dây chuyền kiểm định).
(Chi tiết tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 kèm theo Quyết định này).
IV. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
1. Giả pháp về phát triển cơ sở hạ tầng