Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | 25&26 - 01/2008 |
Số hiệu: | 62/2007/QĐ-BGTVT | Ngày đăng công báo: | 11/01/2008 |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hồ Nghĩa Dũng |
Ngày ban hành: | 28/12/2007 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 26/01/2008 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Giao thông, Tài nguyên-Môi trường |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 62/2007/QĐ-BGTVT
NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2007
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY BA BÁNH DÙNG CHO NGƯỜI TÀN TẬT ĐÃ SỬ DỤNG TRƯỚC NGÀY 01/01/2008
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Căn cứ văn bản số 1992/TTg-CN ngày 21/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu hành xe ba bánh, xe cơ giới dùng cho người tàn tật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người tàn tật đã sử dụng trước ngày 01/01/2008.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng các Vụ; Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam; Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính); Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
Về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người tàn tật đã sử dụng trước ngày 01/01/2008
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2007/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2007
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy định này quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy ba bánh do người tàn tật trực tiếp điều khiển, đã sử dụng trước ngày 01/01/2008 (sau đây gọi chung là xe).
Việc kiểm tra chỉ tiến hành đối với xe dùng cho người tàn tật cư trú tại địa phương; thời gian thực hiện đến hết ngày 30/06/2008.
TCVN 5929:2005 Mô tô, xe máy hai bánh - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA
Giấy đề nghị kiểm tra kiêm tờ khai của chủ phương tiện có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người tàn tật cư trú theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này.
1. Yêu cầu chung
a) Xe sử dụng cho người tàn tật không dùng để vận chuyển hàng hoá và hành khách; không có thùng chở hàng và chở người; xe phải có ký hiệu xe dùng cho người tàn tật ở vị trí thích hợp để có thể nhận biết dễ dàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định này.
b) Các bánh xe phải đối xứng với nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc của xe.
c) Nếu xe có cơ cấu giữ nạng hoặc xe lăn thì cơ cấu này phải cố định được nạng, xe lăn một cách chắc chắn.
d) Không rò rỉ nhiên liệu, dầu bôi trơn ở các mối ghép của các tổng thành, hệ thống lắp trên xe như: động cơ, ly hợp, hộp số, truyền động, thùng nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống ống dẫn nhiên liệu.
đ) Các bộ phận nhô ra có thể tiếp xúc với cơ thể người lái và người xung quanh không được nhọn, sắc cạnh.
e) Các mối ghép ren phải chắc chắn, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
2. Hệ thống điều khiển
Tất cả các cơ cấu điều khiển hoạt động của xe phải được lắp đặt chắc chắn, điều khiển nhẹ nhàng và phù hợp với khả năng điều khiển của người lái.
3. Động cơ, hệ thống truyền lực
a) Động cơ phải hoạt động ổn định ở các chế độ.
b) Ly hợp phải được điều khiển nhẹ nhàng, đóng cắt dứt khoát, không bó kẹt, trả về khi thôi tác dụng lực.
c) Hộp số hoạt động nhẹ nhàng, không kẹt số, không nhẩy số.
d) Ống xả: Luồng khí xả không ảnh hưởng tới người tham gia giao thông khác.
4. Bánh xe và lốp
a) Vành xe không mọt rỉ hoặc biến dạng, rạn nứt cong vênh đến mức nhận biết được bằng mắt thường.
b) Moay ơ phải quay trơn, không bó kẹt, không có độ rơ dọc trục và hướng kính.
c) Nan hoa phải đầy đủ, căng đều, không có biểu hiện nứt gãy.
d) Lốp xe không phồng rộp, nứt vỡ và không mòn quá chỉ báo độ mòn.
5. Hệ thống phanh
a) Hệ thống phanh chính: Xe phải trang bị hai hệ thống phanh chính có cơ cấu điều khiển và dẫn động độc lập với nhau, trong đó một hệ thống phanh tác động lên các bánh xe của ít nhất một trục và một hệ thống phanh tác động lên các bánh xe còn lại.
b) Khi tác động vào cơ cấu điều khiển phanh, hệ thống phanh phải hoạt động. Cơ cấu phanh không được có hiện tượng kẹt, phải tự trở về vị trí ban đầu khi thôi tác động vào cơ cấu điều khiển phanh và phải có kết cấu sao cho các yếu tố như: rung động, quay vòng ... không ảnh hưởng tới khả năng phanh.
c) Kết cấu và tính năng làm việc của hệ thống phanh không gây cản trở tới cơ cấu điều khiển của hệ thống lái khi vận hành.
d) Phải có cơ cấu điều chỉnh tự động hoặc điều chỉnh bằng tay khe hở má phanh.
đ) Đối với xe có hệ thống phanh dẫn động thủy lực phải được thiết kế sao cho có thể kiểm tra mức dầu thủy lực dễ dàng.
e) Hiệu quả phanh khi kiểm tra trên đường: Khi phanh xe không tải ở vận tốc 20km/h bằng các hệ thống phanh, quãng đường phanh không được lớn hơn 4 m.
6. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
a) Xe phải trang bị các đèn: Đèn chiếu sáng phía trước phải có ít nhất một đèn chiếu xa và một đèn chiếu gần, đèn soi biển số sau, đèn phanh, đèn vị trí sau, đèn báo rẽ, đèn lùi (với xe có số lùi).
b) Các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải phù hợp với điều kiện sử dụng thông thường của xe. Kể cả khi bị rung động, đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải đảm bảo được các đặc tính kỹ thuật và các tính năng của đèn.
Khi kiểm tra đèn lắp trên xe, cường độ sáng của đèn chiếu xa không nhỏ hơn 10000 cd.
c) Còi điện: Xe phải lắp ít nhất một còi. Âm thanh của còi phải liên tục, âm lượng không thay đổi.
7. Hệ thống lái
a) Càng lái phải cân đối, điều khiển nhẹ nhàng, lắp chắc chắn với trục lái; trục lái không có độ rơ dọc trục và độ rơ hướng kính.
b) Góc quay lái sang bên phải, bên trái phải bằng nhau và có cơ cấu hạn chế hành trình góc quay lái.
8. Gương chiếu hậu
a) Phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái.
b) Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m.
9. Đồng hồ đo vận tốc
Xe có vận tốc lớn nhất từ 20 km/h trở lên phải có đồng hồ đo vận tốc và quãng đường xe chạy. Đồng hồ này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Đặt ở vị trí để người lái quan sát dễ dàng vận tốc xe đang chạy; phải hiển thị rõ ràng vào cả ban ngày và ban đêm.
b) Thang đo vận tốc theo km/h và phải đủ lớn để có thể hiển thị đủ vận tốc lớn nhất của xe.
10. Chỗ ngồi
a) Tối đa hai chỗ ngồi kể cả người lái.
b) Đệm ngồi phải được lắp đặt chắc chắn.
11. Hệ thống nhiên liệu
a) Hệ thống nhiên liệu phải được lắp đặt chắc chắn sao cho các rung động của khung, động cơ và bộ phận chuyển động không ảnh hưởng tới việc cung cấp nhiên liệu.
b) Ống dẫn nhiên liệu phải được định vị chắc chắn, an toàn trong sử dụng.
Thùng nhiên liệu phải đảm bảo kín khít, lắp đặt chắc chắn.
12. Khung xe
Khung xe phải bảo đảm độ cứng vững, độ bền, không cong vênh, mọt rỉ đến mức nhận biết được bằng mắt thường, không có dấu hiệu rạn nứt, hư hỏng khác.
13. Hệ thống điện
a) Dây dẫn điện phải được bọc cách điện và định vị chắc chắn.
b) Các giắc nối, công tắc phải bảo đảm an toàn.
c) Ắc quy phải được lắp đặt cố định chắc chắn.
d) Đối với xe lắp động cơ điện:
- Điện áp danh định của ắc qui không được lớn hơn 48 vôn;
- Xe phải có thiết bị tự động ngắt nguồn điện cung cấp cho động cơ khi phanh xe.
Điều 5. Xử lý kết quả kiểm tra
1. Xe có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu được cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Xe không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra thông báo kết quả, trong đó nêu rõ lý do không đạt cho chủ phương tiện biết.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm của chủ phương tiện
1. Chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của các hồ sơ, tài liệu đã cung cấp cho cơ quan kiểm tra.
2. Xuất trình nguyên trạng xe để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra.
3. Thực hiện quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền nếu xe kiểm tra không đạt yêu cầu.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính)
Chỉ đạo, kiểm tra các Trung tâm đăng kiểm trên địa bàn quản lý thực hiện việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe dùng cho người tàn tật theo Quy định này và hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Điều 8. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Tổ chức và hướng dẫn các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tiến hành kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe dùng cho người tàn tật; không thu các khoản phí, lệ phí liên quan tới việc kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận.
2. Thống nhất phát hành, quản lý phôi Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe dùng cho người tàn tật.
3. Tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện./.
BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
Phụ lục 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA KIÊM TỜ KHAI XE DÙNG CHO NGƯỜI TÀN TẬT Kính gửi: Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới .................................. Tên tôi là : ..................................................................................................................... Địa chỉ thường trú: .......................................................................................................... Là chủ sở hữu xe mô tô, xe gắn máy ba bánh sau: Nhãn hiệu (Nếu có) : ........................................................................................................ Số loại (Nếu có) : ........................................................................................................ Số động cơ : ........................................................................................................ Số khung (Nếu có) : ........................................................................................................ Kích thước bao (dài x rộng x cao) : ................................................................................... Các giấy tờ khác (xác minh nguồn gốc - nếu có): ………………………………………………………………….....................……………… ………………………………………………………………......................……………… Tôi đã mua và sử dụng chiếc xe nêu trên từ ngày ....... tháng...... năm.......... Tôi xin cam đoan các nội dung khai trên đây là đúng và chịu trách nhiệm về khai báo trên của tôi. Đề nghị Trung tâm tiến hành kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phục vụ đăng ký biển số cho chiếc xe của tôi. ........., ngày .... tháng .... năm ....
Phụ lục 2 KÝ HIỆU XE DÙNG CHO NGƯỜI TÀN TẬT Hình A: Hình dáng và tỷ lệ ký hiệu xe dùng cho người tàn tật (Kích thước và màu sắc ký hiệu do cơ sở sản xuất tự thiết kế tùy theo tạo dáng và mỹ quan bên ngoài của xe). Phụ lục 3
|