Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | 341&342-05/2022 |
Số hiệu: | 04/2022/TT-BGTVT | Ngày đăng công báo: | 11/05/2022 |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 22/04/2022 | Hết hiệu lực: | 01/01/2025 |
Áp dụng: | 15/06/2022 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Giao thông |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI _________ Số: 04/2022/TT-BGTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2022 |
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
_____________
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe;
Căn cứ Nghị định số 138/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:
1. Bổ sung khoản 11, khoản 12 và khoản 13 vào Điều 3 như sau:
a) Bổ sung khoản 11 vào Điều 3 như sau:
“11. Dữ liệu DAT: là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ thiết bị DAT lắp trên ô tô tập lái xe trên đường về máy chủ của cơ sở đào tạo theo quy định tại mục 2.1.5 và mục 2.1.6 của QCVN 105:2020/BGTVT.";
b) Bổ sung khoản 12 vào Điều 3 như sau:
“12. Dữ liệu quản lý DAT: là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ máy chủ của cơ sở đào tạo về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo quy định tại Phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông tư này.”;
c) Bổ sung khoản 13 vào Điều 3 như sau:
“13. Hệ thống thông tin DAT gồm: các thiết bị phần cứng, đường truyền và phần mềm dùng để thu nhận, quản lý, khai thác dữ liệu quản lý DAT.”.
2. Sửa đổi khoản 2 Điều 4 như sau:
“2. Giáo viên dạy thực hành lái xe phải qua tập huấn về nghiệp vụ theo chương trình tập huấn nghiệp vụ giáo viên dạy thực hành lái xe quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư này.”.
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 4, khoản 6, khoản 9, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều 5 như sau:
a) Sửa đổi khoản 4 Điều 5 như sau:
“4. Cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại Phụ lục 29 ban hành kèm Thông tư này.”;
b) Sửa đổi khoản 6 Điều 5 như sau:
“6. Thông báo phương án hoạt động đến Sở Giao thông vận tải và tổ chức đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 đúng phương án hoạt động đào tạo đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.”;
c) Sửa đổi khoản 9 Điều 5 như sau:
“9. Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1); bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe.”;
d) Sửa đổi khoản 16 Điều 5 như sau:
“16. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô trang bị và duy trì ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành; ca bin học lái xe ô tô thực hiện theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 của Thông tư này.”;
đ) Bổ sung khoản 17 vào Điều 5 như sau:
“17. Truyền dữ liệu quản lý DAT và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, trung thực dữ liệu DAT và dữ liệu quản lý DAT; bảo đảm an toàn dữ liệu, bảo mật cho hệ thống thông tin DAT; bảo mật tên đăng nhập và mật khẩu truy cập phần mềm hệ thống thông tin DAT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, dữ liệu DAT cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.”;
e) Bổ sung khoản 18 vào Điều 5 như sau:
“18. Theo dõi, khai thác dữ liệu trên phần mềm hệ thống thông tin DAT để phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe; kiểm tra tính chính xác các thông tin về giáo viên, xe tập lái.”;
g) Bổ sung khoản 19 vào Điều 5 như sau:
“19. Cung cấp giấy xác nhận được in trên ca bin học lái xe ô tô thông tin học viên đã học đủ thời gian và nội dung học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe ô tô cho cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.”.
4. Sửa đổi khoản 1 và điểm b khoản 5 Điều 6 như sau:
a) Sửa đổi khoản 1 Điều 6 như sau:
“1. Giáo trình đào tạo lái xe phù hợp với giáo trình khung đào tạo lái xe quy định tại Phụ lục 31 ban hành kèm theo Thông tư này.”;
b) Sửa đổi điểm b khoản 5 Điều 6 như sau:
“b) 02 năm đối với bài thi tốt nghiệp, dữ liệu lưu trữ quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1), dữ liệu thời gian học thực hành lái xe trên cabin học lái xe ô tô và các tài liệu còn lại;”.
5. Bổ sung khoản 9 và khoản 10 vào Điều 10 như sau:
a) Bổ sung khoản 9 vào Điều 10 như sau:
9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống thông tin DAT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đảm bảo việc tiếp nhận, quản lý, tổng hợp, phân tích và khai thác dữ liệu quản lý DAT; đảm bảo hệ thống thông tin DAT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoạt động liên tục, ổn định và lưu trữ dữ liệu quản lý DAT tối thiểu là 02 năm; thông tin khai thác trên phần mềm được tổng hợp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 32a, 32b, 32c, 32d, 32đ ban hành kèm theo Thông tư này.”;
b) Bổ sung khoản 10 vào Điều 10 như sau:
“10. Cung cấp tài khoản để các Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo đăng nhập, truyền dữ liệu và khai thác dữ liệu trên phần mềm hệ thống thông tin DAT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.”.
6. Bổ sung khoản 8, khoản 9 và khoản 10 vào Điều 11 như sau:
a) Bổ sung khoản 8 vào Điều 11 như sau:
“8. Theo dõi, kiểm tra, khai thác và sử dụng dữ liệu DAT và dữ liệu quản lý DAT trên phần mềm hệ thống thông tin DAT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và của cơ sở đào tạo lái xe để phục vụ công tác quản lý đào tạo.”;
b) Bổ sung khoản 9 vào Điều 11 như sau:
“9. Bảo mật tên đăng nhập và mật khẩu truy cập phần mềm hệ thống thông tin DAT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.”;
c) Bổ sung khoản 10 vào Điều 11 như sau:
“10. Sử dụng dữ liệu quản lý DAT trên phần mềm hệ thống thông tin DAT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 32e ban hành kèm theo Thông tư này, giấy xác nhận được in trên ca bin học lái xe ô tô thông tin học viên đã học đủ thời gian và nội dung học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe ô tô do cơ sở đào tạo cung cấp để duyệt danh sách học viên đủ điều kiện tham dự kỳ sát hạch.”.
7. Sửa đổi khoản 3 Điều 13 như sau:
“3. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
SỐ TT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ TÍNH | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | |||
Hạng B1 | Hạng B2 | Hạng C | ||||
Học xe số tự động | Học xe số cơ khí | |||||
1 | Pháp luật giao thông đường bộ | giờ | 90 | 90 | 90 | 90 |
2 | Cấu tạo và sửa chữa thông thường | giờ | 8 | 8 | 18 | 18 |
3 | Nghiệp vụ vận tải | giờ | - | - | 16 | 16 |
4 | Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. | giờ | 14 | 14 | 20 | 20 |
5 | Kỹ thuật lái xe | giờ | 20 | 20 | 20 | 20 |
6 | Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông | giờ | 4 | 4 | 4 | 4 |
7 | Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô | giờ | 340 | 420 | 420 | 752 |
Trong đó | Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái | giờ | 325 | 405 | 405 | 728 |
Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái) | giờ | 15 | 15 | 15 | 24 | |
8 | Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô | giờ | 68 | 84 | 84 | 94 |
a) | Số giờ thực hành lái xe/01 học viên | giờ | 65 | 81 | 81 | 91 |
Trong đó | Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên | giờ | 41 | 41 | 41 | 43 |
Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên | giờ | 24 | 40 | 40 | 48 | |
b) | Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên | giờ | 3 | 3 | 3 | 3 |
9 | Số giờ học/01 học viên/khoá đào tạo | giờ | 204 | 220 | 252 | 262 |
10 | Tổng số giờ một khoá đào tạo | giờ | 476 | 556 | 588 | 920 |
b) Tổng thời gian khóa đào tạo
SỐ TT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ TÍNH | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | |||
Hạng B1 | Hạng B2 | Hạng C | ||||
Học xe số tự động | Học xe số cơ khí | |||||
1 | Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học | ngày | 3 | 4 | 4 | 4 |
2 | Số ngày thực học | ngày | 59,5 | 69,5 | 73,5 | 115 |
3 | Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng | ngày | 14 | 15 | 15 | 21 |
4 | Cộng số ngày/khoá đào tạo | ngày | 76,5 | 88,5 | 92,5 | 140 |
c) Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái: hạng B1, B2 là 05 học viên và hạng C là 08 học viên.
d) Quy định về số km học thực hành lái xe
SỐ TT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ TÍNH | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | |||
Hạng B1 | Hạng B2 | Hạng C | ||||
Học xe số tự động | Học xe số cơ khí | |||||
1 | Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên | km | 290 | 290 | 290 | 275 |
2 | Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên | km | 710 | 810 | 810 | 825 |
Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên | km | 1000 | 1100 | 1100 | 1100 |
8. Sửa đổi khoản 2 Điều 38 như sau:
“2. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3.”.
9. Sửa đổi Điều 47 như sau:
“Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy phép đào tạo lái xe A1, A2, A3, A4 đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực, có giá trị theo thời hạn ghi trên giấy phép; khi giấy phép hết hạn cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này.
2. Cơ sở đào tạo trang bị và sử dụng ca bin học lái xe ô tô để đào tạo lái xe ô tô trước ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Trong thời gian chưa sử dụng ca bin học lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14 của Thông tư này, như sau:
Số giờ học thực hành lái xe trên 01 xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.
3. Giấy phép lái xe được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin trên giấy phép lái xe và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe. Giấy phép lái xe được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.”.
Điều 2. Bổ sung một số phụ lục và bãi bỏ một số điểm, khoản, điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:
1. Bổ sung các Phụ lục vào Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT như sau:
a) Bổ sung Phụ lục số 28, Phụ lục số 29, Phụ lục số 30, Phụ lục số 31 tương ứng với Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bổ sung Phụ lục số 32a, Phụ lục số 32b, Phụ lục số 32c, Phụ lục số 32d, Phụ lục số 32đ, Phụ lục số 32e tương ứng với Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bãi bỏ khoản 2, khoản 5 Điều 10; khoản 4, khoản 8 Điều 36.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2022.
2. Trước ngày 31 tháng 12 năm 2022, người đã được cấp chứng chỉ đào tạo hoặc vắng, trượt trong các kỳ sát hạch trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được công nhận trúng tuyển khi đạt các nội dung sát hạch theo quy định tại điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 3 Điều 21 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
3. Thông tư này bãi bỏ:
a) Điểm b khoản 4, điểm b khoản 7 và khoản 9 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
b) Khoản 1 và khoản 12 Điều 2 Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế và Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải và Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Bộ trưởng (để báo cáo); - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, ATGT. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Thọ
|
Phụ lục I
(Ban hành kèm theo thông tư số 04/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
______________
Phụ lục 28
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VỀ NGHIỆP VỤ GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH LÁI XE
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
A. CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VỀ NGHIỆP VỤ GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH LÁI XE CÁC HẠNG A1, A2, A3 và A4
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Chương trình tập huấn về nghiệp vụ giáo viên dạy thực hành lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4 trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp sư phạm nhằm mục tiêu giúp giáo viên dạy thực hành lái xe truyền đạt hiệu quả nhất những kiến thức về thực hành lái xe đến học viên.
2. Yêu cầu
Thông qua Chương trình tập huấn dạy thực hành lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4:
- Trang bị cho giáo viên dạy thực hành lái xe các kiến thức về phương pháp sư phạm trong dạy học thực hành lái xe.
- Biết vận dụng thành thạo, linh hoạt phương pháp sư phạm để hướng dẫn thực hành lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4.
II. Nội dung chương trình
TT | NỘI DUNG |
PHẦN I | LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM CÁC HẠNG A1, A2, A3 VÀ A4 |
1 | Giao tiếp sư phạm |
1.1 | Khái niệm về giao tiếp sư phạm |
1.2 | Đặc trưng trong giao tiếp sư phạm |
1.3 | Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp |
1.4 | Văn hóa giao tiếp |
1.5 | Kỹ năng giao tiếp sư phạm |
2 | Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp trong đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4 |
2.1 | Khái niệm |
2.2 | Đặc điểm của dạy học tích hợp |
2.3 | Các điều kiện cơ bản để tiến hành tổ chức giảng dạy tích hợp |
3 | Ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học hiện đại trong đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4 |
3.1 | Khái niệm giáo án điện tử |
3.2 | Khái niệm bài giảng điện tử |
3.3 | Quy trình thiết kế bài giảng điện tử |
3.4 | Hiệu quả của giáo án điện tử |
PHẦN II | PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÁI XE MÔ TÔ HẠNG A1, A2 |
1 | Giới thiệu các bộ phận chủ yếu của xe |
2 | Kiểm tra xe trước khi sử dụng |
3 | Tư thế ngồi lái xe |
4 | Các thao tác khi lên và xuống xe |
5 | Kỹ năng lái xe cơ bản |
6 | Thực hành các kỹ năng lái xe cơ bản: bài lái xe trong hình số 3, số 8, lái xe thẳng, lái xe trong hình có vạch cản và lái xe qua đường gồ ghề |
PHẦN III | PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÁI XE CÁC HẠNG A3, A4 |
1 | Giới thiệu các bộ phận chủ yếu của xe |
2 | Kiểm tra xe trước khi sử dụng |
3 | Tư thế ngồi lái xe |
4 | Các thao tác khi lên và xuống xe |
5 | Thực hành lái xe các hạng A3, A4 |
III. Thời gian tập huấn, nội dung kiểm tra, đánh giá
1. Thời gian và nội dung tập huấn
- Thời gian tập huấn do cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tối thiếu 04 ngày, trong đó: nội dung lý thuyết 02 ngày; nội dung thực hành 02 ngày.
- Thời gian kiểm tra do Sở Giao thông vận tải thực hiện: 01 ngày.
2. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Phương pháp sư phạm, phương pháp hướng dẫn thực hành lái xe: Thi viết (thời gian 90 phút).
- Nội dung lý thuyết (trắc nghiệm trên máy tính).
- Nội dung thực hành lái xe trong hình tại Trung tâm sát hạch lái xe; học viên thực hiện theo hạng giấy phép lái xe tập huấn.
B. CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VỀ NGHIỆP VỤ GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH LÁI XE Ô TÔ
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Chương trình tập huấn về nghiệp vụ giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô nhằm trang bị cho giáo viên hiểu biết về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trang bị kiến thức cơ bản về phương pháp sư phạm, phương pháp hướng dẫn thực hành lái xe, phương pháp bảo hiểm tay lái trong dạy thực hành lái xe.
2. Yêu cầu
- Trang bị cho giáo viên dạy thực hành lái xe các kiến thức về phương pháp sư phạm, soạn giáo án trong dạy học thực hành.
- Biết vận dụng thành thạo, linh hoạt phương pháp sư phạm để hướng dẫn thực hành lái xe ô tô và phương pháp bảo hiểm tay lái trong dạy học thực hành lái xe.
II. Nội dung chương trình
TT | NỘI DUNG |
PHẦN I | LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM, PHƯƠNG PHÁP SOẠN GIÁO ÁN VÀ BÀI GIẢNG THỰC HÀNH LÁI XE |
1 | Giao tiếp sư phạm |
1.1 | Khái niệm về giao tiếp sư phạm |
1.2 | Đặc trưng trong giao tiếp sư phạm |
1.3 | Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp |
1.4 | Văn hóa giao tiếp |
1.5 | Kỹ năng giao tiếp sư phạm |
2 | Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp trong đào tạo lái xe |
2.1 | Khái niệm |
2.2 | Đặc điểm của dạy học tích hợp |
2.3 | Các điều kiện cơ bản để tiến hành tổ chức giảng dạy tích hợp |
3 | Ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học hiện đại trong đào tạo lái xe ô tô |
3.1 | Khái niệm giáo án điện tử |
3.2 | Khái niệm bài giảng điện tử |
3.3 | Quy trình thiết kế bài giảng điện tử |
3.4 | Hiệu quả của giáo án điện tử |
4 | Phương pháp soạn bài giảng thực hành lái xe ô tô |
4.1 | Chuẩn bị bài giảng |
4.2 | Hướng dẫn bài giảng |
PHẦN II | PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÁI XE Ô TÔ |
1 | Thao tác cơ bản |
1.1 | Giới thiệu các bộ phận chủ yếu của xe |
1.2 | Kiểm tra xe trước khi sử dụng |
1.3 | Lên, xuống xe ô tô |
1.4 | Tư thế ngồi lái xe |
1.5 | Điều khiển vô lăng lái |
1.6 | Điều khiển bàn đạp ly hợp (bàn đạp côn) |
1.7 | Điều khiển cần số |
1.8 | Điều khiển bàn đạp chân ga |
1.9 | Điều khiển bàn đạp chân phanh |
1.10 | Thao tác tăng, giảm số |
1.11 | Khởi hành, dừng xe |
2 | Kỹ năng lái xe cơ bản |
2.1 | Lái xe trên bãi phẳng |
2.2 | Lái xe trên đường bằng |
2.3 | Lái xe trên đường trung du, đèo núi |
2.4 | Lái xe trên đường phức tạp |
2.5 | Quay trở đầu xe |
2.6 | Kéo xe |
2.7 | Lái xe ô tô qua đường sắt |
2.8 | Lái xe tiến và lùi hình chữ chi |
2.9 | Lái xe hình số 3 số 8 |
3 | Hướng dẫn thực hiện các bài thi trong hình theo các hạng giấy phép lái xe |
4 | Hướng dẫn thực hiện bài thi trên đường giao thông công cộng |
PHẦN III | PHƯƠNG PHÁP BẢO HIỂM TAY LÁI |
1 | Dùng tín hiệu ngôn ngữ không lời để điều khiển và truyền đạt trong giảng dạy |
2 | Phương pháp căn đường |
3 | Hỗ trợ tay lái cho học viên (sử dụng phanh phụ và phanh tay khi cần thiết) |
4 | Làm chủ tốc độ của xe |
5 | Bảo hiểm trong các trường hợp |
6 | Phán đoán trạng thái tâm lý |
III. Thời gian tập huấn, phương pháp kiểm tra, đánh giá
1. Thời gian tập huấn
- Thời gian tập huấn do cơ sở đào tạo lái xe tổ chức tối thiểu 10 ngày, trong đó: nội dung lý thuyết 04 ngày; nội dung thực hành 06 ngày.
- Thời gian kiểm tra do Sở Giao thông vận tải thực hiện: 01 ngày;
- Số lượng học viên/01 lớp tập huấn: không quá 50 học viên.
2. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Phương pháp sư phạm, phương pháp hướng dẫn thực hành lái xe, phương pháp bảo hiểm tay lái trong thực hành lái xe: thi viết (thời gian 120 phút);
- Nội dung lý thuyết (trắc nghiệm trên máy tính).
- Nội dung thực hành lái xe trong hình tại Trung tâm sát hạch lái xe; học viên thực hiện theo hạng giấy phép lái xe tập huấn:
+ Đối với hạng B1, B2: thực hiện 11 bài sát hạch lái xe trong hình;
+ Đối với hạng C, D, E: thực hiện 10 bài sát hạch lái xe trong hình;
+ Đối với hạng FB2, FC, FD, FE: thực hiện 02 bài sát hạch lái xe trong hình;
- Thực hành bảo hiểm tay lái./.
Phụ lục II
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
_________
Phụ lục 29
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CHYÊN MÔN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG A1, A2, A3 VÀ A4
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Hệ thống phòng học chuyên môn:
a) Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ: có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;
b) Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường các hạng A3, A4: có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống phanh, hệ thống lái;
c) Phòng học Kỹ thuật lái xe: có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản;
d) Phòng học Nghiệp vụ vận tải các hạng A3, A4: có hệ thống bảng, biểu về vận tải hàng hoá, hành khách; có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng;
đ) Phòng học thực tập bảo dưỡng sửa chữa các hạng A3, A4: có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không gây bụi; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập.
2. Xe tập lái: thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe.
3. Sân tập lái: thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe; diện tích tối thiểu 1000m2, bố trí đủ kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
4. Yêu cầu về giáo viên dạy lái xe
a) Tiêu chuẩn chung: có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt; có đủ sức khỏe theo quy định; có chứng chỉ sư phạm dạy nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;
b) Giáo viên dạy lý thuyết: có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên; giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hạng xe đào tạo trở lên;
c) Giáo viên dạy thực hành lái xe: có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và có giấy phép lái xe hạng tương ứng, đủ thời gian từ 03 năm trở lên và phải qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư này./.
Phụ lục III
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
__________
Phụ lục 30
YÊU CẦU VỀ TRUYỀN DỮ LIỆU QUẢN LÝ DAT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. Yêu cầu truyền dữ liệu DAT
1. Dữ liệu quản lý DAT được truyền về hệ thống thông tin DAT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam bao gồm dữ liệu định danh và dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường.
a) Dữ liệu định danh được truyền và khởi tạo trên hệ thống của Tổng cục Đường bộ Việt Nam khi cơ sở tạo lập khóa học mới, bao gồm các thông tin: Mã cơ sở đào tạo, mã khóa học, thông tin khóa học (ngày khai giảng, ngày bế giảng, hạng đào tạo), mã báo cáo 1, mã học viên, thông tin học viên (Họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, giới tính, ảnh chân dung). Dữ liệu này được trích xuất thông qua việc tiếp nhận báo cáo 1.
b) Dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường bao gồm các thông tin phiên học: Mã học viên, thời điểm, tọa độ điểm xuất phát và kết thúc của phiên học, thời gian của phiên học, quãng đường của phiên học.
2. Dữ liệu quản lý DAT phải đầy đủ các thông tin theo cấu trúc tương thích với phần mềm hệ thống thông tin DAT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các yêu cầu sau:
a) Dữ liệu phải được truyền đến hệ thống thông tin DAT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong khoảng thời gian không quá 2 phút kể từ thời điểm máy chủ của cơ sở đào tạo nhận được thông tin kết thúc phiên học; đảm bảo chính xác, toàn vẹn.
b) Dữ liệu được truyền đến hệ thống thông tin DAT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo trình tự thời gian. Trường hợp đường truyền bị gián đoạn thì cho phép gửi đồng thời cả dữ liệu cũ và dữ liệu hiện tại khi đường truyền hoạt động bình thường. Trường hợp dữ liệu phiên học không truyền được thì cho phép cơ sở đào tạo đề nghị truyền lại để Sở Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét tiếp nhận bổ sung.
c) Giao thức truyền dữ liệu có dạng Restful API.
3. Máy chủ của cơ sở đào tạo và Tổng cục Đường bộ Việt Nam tham gia việc truyền, nhận dữ liệu DAT phải được đồng bộ với thời gian chuẩn Quốc gia theo chuẩn NTP.
II. Cách xác định phiên học thực hành lái xe trên đường
1. Thời gian của phiên học thực hành lái xe trên đường được tính từ thời điểm học viên đăng nhập vào thiết bị DAT đến thời điểm đăng xuất khỏi thiết bị. Mỗi phiên học không quá 4 giờ, khoảng cách giữa 2 phiên học liên tiếp tối thiểu 15 phút. Trong 24 giờ liên tiếp học viên không được học quá 10 giờ.
2. Quãng đường của phiên học thực hành lái xe trên đường được tính từ vị trí học viên đăng nhập vào thiết bị DAT đến vị trí đăng xuất khỏi thiết bị.
3. Một phiên học được ghi nhận nếu trên 90% số lần xác thực khuôn mặt học viên phù hợp với thông tin đăng ký.
III. Cách xác định hoàn thành nội dung đào tạo thực hành lái xe
1. Học viên được coi là hoàn thành thời gian học thực hành lái xe trên đường nếu số giờ học thực hành lái xe trên đường giao thông không ít hơn 50% số giờ học thực hành lái xe trên đường giao thông được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 13 và điểm a khoản 3 Điều 14 của Thông tư này.
2. Học viên được coi là hoàn thành quãng đường học thực hành lái xe trên đường nếu đạt số km học thực hành lái xe trên đường giao thông được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 13, điểm d khoản 3 Điều 14 của Thông tư này./.
Phụ lục IV
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 04 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
____________
Phụ lục số 31
GIÁO TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
A. GIÁO TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ HẠNG A1, A2
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
- Để thiết kế các bài giảng cho chương trình đào tạo lái xe các hạng A1, A2 nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Luật Giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ và kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được các loại xe mô tô khác nhau, ở các điều kiện giao thông khác nhau.
- Thông qua chương trình học sẽ xây dựng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
2. Yêu cầu
- Cung cấp cho người học hiểu và nắm vững luật lệ giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam;
- Người học biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn.
II. Nội dung chương trình môn học
TT | NỘI DUNG |
1 | Pháp luật giao thông đường bộ |
Những kiến thức cơ bản về Pháp luật giao thông đường bộ | |
Ý thức chấp hành và xử lý tình huống giao thông đường bộ | |
Phòng chống tác hại rượu, bia khi tham gia giao thông | |
Thực hành cấp cứu tai nạn giao thông | |
2 | Kỹ thuật lái xe |
Vị trí, tác dụng các bộ phận chủ yếu của xe mô tô | |
Kỹ thuật lái xe cơ bản | |
Nội dung đào tạo cho người khuyết tật | |
Tập lái xe trong sân tập | |
| Tập phanh gấp |
| Tập lái vòng cua |
B. GIÁO TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG A3, A4
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
- Để thiết kế các bài giảng cho chương trình đào tạo lái xe các hạng A3, A4 nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Luật Giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ, một số cấu tạo, sửa chữa thông thường, phân loại hàng hóa, kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được các loại xe mô tô khác nhau, ở các điều kiện giao thông khác nhau.
- Thông qua chương trình học sẽ xây dựng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
2. Yêu cầu
- Cung cấp cho người học hiểu và nắm vững luật lệ giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam, một số cấu tạo, sửa chữa thông thường, phân loại hàng hóa, kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng;
- Người học biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn.
II. Nội dung chương trình môn học
TT | NỘI DUNG |
1 | Pháp luật giao thông đường bộ |
Phần I. Luật Giao thông đường bộ | |
Chương I: Những quy định chung | |
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ | |
Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ | |
Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ | |
Chương V: Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông | |
Chương VI: Vận tải đường bộ | |
Phần II. Biển báo hiệu đường bộ | |
Chương I: Quy định chung | |
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông | |
Chương III: Biển báo hiệu | |
| Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác |
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông | |
Các tính chất của sa hình | |
Các nguyên tắc đi sa hình | |
Kiểm tra | |
2 | Cấu tạo và sửa chữa thông thường |
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động | |
Cách sử dụng các trang thiết bị điều khiển | |
Sửa chữa thông thường | |
3 | Nghiệp vụ vận tải |
Phân loại hàng hóa, phân loại hành khách | |
Các thủ tục giấy tờ trong vận tải | |
Trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải | |
4 | Kỹ thuật lái xe |
Kỹ thuật lái xe cơ bản | |
Lái xe trên bãi và lái xe trong hình số 8, số 3 | |
Lái xe trên đường phức tạp và lái xe ban đêm | |
Bài tập tổng hợp |
C. GIÁO TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ
I. MÔN HỌC PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
- Để thiết kế các bài giảng môn học Pháp luật giao thông đường bộ, nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Luật Giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ và phương pháp xử lý các tình huống khi tham gia giao thông.
- Thông qua môn học Pháp luật giao thông đường bộ sẽ xây dựng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học Pháp luật giao thông đường bộ:
- Cung cấp cho người học hiểu và nắm vững luật lệ giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam;
- Người học biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn.
2. Nội dung chương trình môn học
TT | NỘI DUNG |
1 | Phần I. Luật Giao thông đường bộ |
Chương I: Những quy định chung | |
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ | |
Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ | |
Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ | |
Chương V: Vận tải đường bộ | |
2 | Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ |
Chương I: Quy định chung | |
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông | |
Chương III: Biển báo hiệu | |
Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu | |
Biển báo cấm | |
Biển báo nguy hiểm | |
Biển hiệu lệnh | |
Biển chỉ dẫn | |
Biển phụ | |
Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác | |
Vạch kẻ đường | |
Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn | |
Cột kilômét | |
Mốc lộ giới | |
Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng | |
Báo hiệu trên đường cao tốc | |
Báo hiệu cấm đi lại | |
Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại | |
3 | Phần III. Xử lý các tình huống giao thông |
Chương I: Các đặc điểm của sa hình | |
Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình | |
Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình |
II. MÔN HỌC CẤU TẠO VÀ SỬA CHỮA THÔNG THƯỜNG
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng môn học Cấu tạo và sửa chữa thông thường, nhằm trang bị cho học viên có được những kiến thức cơ bản về tác dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cụm, các hệ thống trên xe ô tô thông dụng và làm quen một số đặc điểm kết cấu trên xe ô tô hiện đại;
- Thông qua môn học người học có thể hiểu được việc Bảo dưỡng các cấp và các hư hỏng thông thường của xe ô tô.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học Cấu tạo và sửa chữa thông thường người học:
- Có khả năng đọc được các sơ đồ, bản vẽ đơn giản về cấu tạo ô tô;
- Hiểu được tác dụng, sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc và những chú ý trong sử dụng các cụm, các hệ thống chính trên xe ô tô thông dụng;
- Nắm được việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa các hư hỏng thông thường.
2. Nội dung chương trình môn học
TT | NỘI DUNG |
1 | Giới thiệu chung về xe ô tô |
2 | Động cơ xe ô tô |
3 | Cấu tạo Gầm ô tô |
4 | Hệ thống Điện xe ô tô |
5 | Các hệ thống an toàn chủ động trang bị trên xe ô tô |
6 | Hệ thống tự chẩn đoán trên ô tô và các hư hỏng thông thường |
7 | Nội quy xưởng và kỹ thuật an toàn, sử dụng đồ nghề |
8 | Bảo dưỡng kỹ thuật xe ô tô và các hư hỏng thông thường |
III. MÔN HỌC NGHIỆP VỤ VẬN TẢI
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng Môn học nghiệp vụ vận tải, nhằm trang bị cho người học lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải các kiến thức cơ bản liên quan đến nghiệp vụ vận tải, an toàn giao thông, đạo đức nghề nghiệp để từ đó nâng cao nghiệp vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải và an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
1.2. Yêu cầu
Thông qua Môn học nghiệp vụ vận tải người học:
- Có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ vận tải bằng xe ô tô, một số nội dung cần lưu ý khi điều khiển phương tiện để đảm bảo an toàn giao thông;
- Hiểu biết các quy định của pháp luật về vận tải đường bộ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp;
- Các kiến thức để áp dụng được vào thực tế các nội dung, nhiệm vụ của người lái xe trong Quy trình đảm bảo an toàn giao thông; xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thông thường xảy ra đối với hành khách khi đang lưu thông trên đường.
2. Nội dung chương trình môn học
TT | NỘI DUNG |
1 | Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật |
2 | Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô |
3 | Trách nhiệm của người lái xe |
4 | Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải |
IV. MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LÁI XE VÀ VĂN HÓA GIAO THÔNG
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng Môn học nhằm trang bị cho học viên trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về phẩm chất, đạo đức của người lái xe, cơ chế thị trường và cạnh tranh trong hoạt động vận tải, trách nhiệm của người sử dụng lao động, văn hóa khi tham gia giao thông và tác hại rượu bia
1.2. Yêu cầu
Thông qua Môn học Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông người học:
- Nắm được đạo đức nghề nghiệp của người lái xe, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong kinh doanh vận tải.
- Có kiến thức về văn hóa giao thông và phòng chống tác hại rượu bia khi tham gia giao thông, các kiến thức cơ bản về sơ, cấp cứu.
2. Nội dung chương trình môn học
TT | NỘI DUNG |
1 | Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay |
2 | Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe |
3 | Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải |
4 | Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải |
5 | Văn hóa giao thông |
6 | Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông |
7 | Thực hành cấp cứu |
V. MÔN HỌC KỸ THUẬT LÁI XE
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng Môn học Kỹ thuật lái xe, nhằm trang bị cho người học lái xe:
- Những kiến thức cơ bản về các bộ phận trong buồng lái, kỹ thuật lái xe ô tô;
- Các kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được các loại ô tô khác nhau, ở các điều kiện giao thông khác nhau.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học Kỹ thuật lái xe người học:
- Có kiến thức cơ bản về các bộ phận trong buồng lái, kỹ thuật lái xe ô tô;
- Nắm được các kiến thức và biết vận dụng kỹ năng lái xe an toàn để điều khiển xe trong các điều kiện giao thông khác nhau, xử lý được các tình huống giao thông trên đường an toàn.
2. Nội dung chương trình môn học
TT | NỘI DUNG |
1 | Vị trí, tác dụng các bộ phận trong buồng lái |
2 | Kỹ thuật lái xe cơ bản |
3 | Kỹ thuật lái xe trên các loại đường |
4 | Kỹ thuật lái xe an toàn chủ động |
5 | Kỹ thuật lái xe ô tô chở hàng hóa |
6 | Tâm lý điều khiển xe ô tô |
7 | Phương pháp thực hành lái xe tổng hợp |
8 | Giới thiệu một số tính năng của xe ô tô đời mới, xe ô tô điện |
Phụ lục V
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Phụ lục 32a
MẪU BÁO CÁO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA HỌC VIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA HỌC VIÊN
(Ngày báo cáo: ...../..../....)
I. Thông tin học viên
1. Họ và tên:
2. Mã học viên:
3. Ngày sinh:
4. Mã khóa học:
5. Hạng đào tạo:
6. Cơ sở đào tạo:
II. Thông tin quá trình đào tạo
STT | Phiên đào tạo | Ngày đào tạo | Thời gian đào tạo | Quãng đường đào tạo |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
Phụ lục 32b
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA KHÓA HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA KHÓA HỌC
(Ngày báo cáo: / / )
I. Thông tin khóa học
1. Mã khóa học:
2. Hạng đào tạo:
3. Ngày khai giảng:
4. Ngày bế giảng:
5. Cơ sở đào tạo:
II. Thông tin quá trình đào tạo
STT | Mã học viên | Họ và tên | Ngày sinh | Thời gian đào tạo | Quãng đường đào tạo | Ghi chú (Đáp ứng hoặc không đáp ứng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 32c
MẪU BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN HOÀN THÀNH NỘI DUNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRÊN TOÀN QUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN HOÀN THÀNH NỘI DUNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRÊN TOÀN QUỐC
(Từ ngày:..../..../.... đến ngày:...../..../.....)
STT | Sở GTVT | Hạng B1 số tự động | Hạng B1 số cơ khí | Hạng B2 | Hạng C | Hạng D | Hạng E | Hạng FB2 | Hạng FC | Hạng FD | Hạng FE |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 32d
MẪU BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN HOÀN THÀNH NỘI DUNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN HOÀN THÀNH NỘI DUNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Từ ngày: …./..../... đến ngày: ...../..../....)
STT | Cơ sở đào tạo | Hạng B1 số tự động | Hạng B1 số cơ khí | Hạng B2 | Hạng C | Hạng D | Hạng E | Hạng FB2 | Hạng FC | Hạng FD | Hạng FE |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 32đ
MẪU BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN HOÀN THÀNH NỘI DUNG THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN HOÀN THÀNH NỘI DUNG THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Từ ngày:...../..../..... đến ngày:..../..../....)
STT | Khóa học | Hạng B1 số tự động | Hạng B1 số cơ khí | Hạng B2 | Hạng C | Hạng D | Hạng E | Hạng FB2 | Hạng FC | Hạng FD | Hạng FE |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 32đ
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG THEO DANH SÁCH THÍ SINH DỰ SÁT HẠCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG THEO DANH SÁCH THÍ SINH DỰ SÁT HẠCH
(Mã báo cáo 2:.....)
STT | Họ và tên | Mã học viên | Ngày sinh | Hạng đào tạo | Mã khóa học | Thời gian đào tạo | Quãng đường đào tạo | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
05 | Văn bản được hướng dẫn |
06 | Văn bản sửa đổi, bổ sung |
07 | Văn bản hết hiệu lực một phần |
08 | Văn bản hết hiệu lực một phần |
09 | Văn bản hết hiệu lực một phần |
10 | Văn bản được hợp nhất |
Thông tư 04/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về cấp giấy phép lái xe cơ giới
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số hiệu: | 04/2022/TT-BGTVT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 22/04/2022 |
Hiệu lực: | 15/06/2022 |
Lĩnh vực: | Giao thông |
Ngày công báo: | 11/05/2022 |
Số công báo: | 341&342-05/2022 |
Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày hết hiệu lực: | 01/01/2025 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |