Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 08/2001/TT-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Ngọc Hoàn |
Ngày ban hành: | 16/05/2001 | Hết hiệu lực: | 08/01/2003 |
Áp dụng: | 16/05/2001 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Giao thông |
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 08/2001/TT/BGTVT
NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN ĐỘI MŨ BẢO HIỂM
KHI ĐI MÔ TÔ, XE MÁY
- Căn cứ khoản c Điều 34 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị được ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ;
- Căn cứ Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2001 số 02/2001/NQ-CP ngày 2 tháng 3 năm 2001;
- Căn cứ Chỉ thị số 08/2001/CT-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông;
- Căn cứ Văn bản số 407/CN-CP ngày 15 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ,
Bộ giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy như sau:
1. Đội mũ bảo hiểm nhằm bảo vệ người ngồi trên mô tô, xe máy khi đi trên hệ thống đường bộ Việt Nam không may bị tai nạn giao thông sẽ giảm tử vong hoặc để lại dị tật do chấn thương sọ não gây ra.
2. Mô tô, xe máy đi trên đường bộ được phân chia cụ thể như sau:
- "Xe máy" là phương tiện cơ giới đường bộ có 2 bánh chạy bằng động cơ có dung tích xi lanh nhỏ hơn 50 cm3 và tốc độ thiết kế lớn nhất không quá 50 km/h.
- "Xe mô tô" là phương tiện cơ giới đường bộ có 2 hoặc 3 bánh chạy bằng động cơ có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và tổng trọng lượng toàn xe không vượt quá 400 kg.
3. Người ngồi trên mô tô, xe máy khi đi trên hệ thống đường bộ Việt Nam là người quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài điều khiển xe (còn gọi là lái xe) và người được chở trên xe.
4. Hệ thống đường bộ Việt Nam gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.
5. Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (sau đây gọi tắt là mũ bảo hiểm) là mũ được sản xuất theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756-2001 và được Cục đăng kiểm Việt Nam kiểm định đủ tiêu chuẩn chất lượng và có dán tem chứng nhận kiểm định.
1. Từ ngày 01 tháng 6 năm 2001 bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô, xe máy (kể cả trẻ em) đi trên hệ thống đường bộ Việt Nam theo đúng Nghị quyết số 02/2001/NQ-CP ngày 2 tháng 3 năm 2001 của Chính phủ.
Tuy nhiên căn cứ tình hình thực tế, trước mắt chỉ nhắc nhở, chưa xử phạt những người không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe máy trong nội thành, nội thị. Những người ngồi trên mô tô, xe máy (kể cả trẻ em) đi trên các quốc lộ, tỉnh lộ nằm ngoài nội thành, nội thị mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Tiếp tục tuyên truyền, vận động mọi người ngồi trên mô tô, xe máy đội mũ bảo hiểm khi đi trên các đường nội thành, nội thị.
Cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước và sinh viên, học sinh các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề khi đi trên các đường nội thành, nội thị cần gương mẫu thực hiện đội mũ bảo hiểm theo Nghị quyết 02/2001/NQ-CP của Chính phủ.
3. Trước ngày 31 tháng 5 năm 2001, Cục đường bộ Việt Nam, Sở giao thông vận tải hoặc Sở giao thông công chính phải hoàn thành việc cắm các biển báo hiệu để chỉ rõ ranh giới phạm vi nội thành, nội thị trên tất cả các tuyến đường để mọi người đi mô tô, xe máy biết và thực hiện việc đội mũ bảo hiểm.
4. Trước ngày 31 tháng 5 năm 2001, Cục đăng kiểm Việt Nam thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các địa điểm kiểm định, quy trình kiểm định, tiêu chuẩn kiểm định mũ bảo hiểm để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm đến kiểm định. Đồng thời có trách nhiệm thông báo đầy đủ, chi tiết về tem kiểm định dán trên mũ bảo hiểm, các kiểu, loại mũ bảo hiểm đã được kiểm định để nhân dân biết khi mua.
1. Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải hoặc Giám đốc Sở Giao thông công chính phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Văn hoá thông tin, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân cả nước về nội dung của Thông tư này và tổ chức thực hiện.
2. Cục đăng kiểm Việt Nam làm việc với Cục Quản lý thị trường, Bộ Thương mại, Tổng Cục Hải quan, để các ngành có biện pháp kiểm tra các loại mũ bảo hiểm xe máy được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu nhằm loại bỏ những mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn quy định (TCVN - 5756 ) đem bán trên thị trường.
3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Thông tư số 312/2000/TT-BGTVT ngày 10 tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan và nhân dân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết.
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản hết hiệu lực |
04 | Văn bản thay thế |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
06 | Văn bản dẫn chiếu |
07 |
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số hiệu: | 08/2001/TT-BGTVT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 16/05/2001 |
Hiệu lực: | 16/05/2001 |
Lĩnh vực: | Giao thông |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Lê Ngọc Hoàn |
Ngày hết hiệu lực: | 08/01/2003 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!