hieuluat

Thông tư 16/2016/TT-BGTVT đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:875&876-08/2016
    Số hiệu:16/2016/TT-BGTVTNgày đăng công báo:21/08/2016
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trương Quang Nghĩa
    Ngày ban hành:30/06/2016Hết hiệu lực:01/07/2018
    Áp dụng:15/08/2016Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giao thông
  • BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
    -------
    Số: 16/2016/TT-BGTVT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016
     
     
    THÔNG TƯ
    ĐỐI VỚI ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN AN TOÀN HỆ THỐNG
     
     
    Căn cLuật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
    Căn cNghị định s 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dn thi hành một sĐiều của Luật Đường sắt;
    Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vn tải;
    Theo đnghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kim Việt Nam;
    Bộ trưng Bộ Giao thông vận ti ban hành Thông tư quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đi với đường sắt đô thị.
     
    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
    1. Thông tư này quy định: việc thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thủ tục thm định hồ sơ an toàn hệ thống cho tuyến đường sắt đô thị khi xây dựng mới và nâng cấp; chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị trong quá trình khai thác.
    2. Thông tư này không Điều chnh đối với đường st một ray dẫn hướng tự động, đường xe điện bánh sắt chạy chung nền với đường bộ.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, thiết kế, xây dựng, vận hành; đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống cho tuyến đường sắt đô thị khi xây dựng mới và nâng cấp; chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị trong quá trình khai thác.
    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    Trong Thông tư này, các từ ngdưới đây được hiểu như sau:
    1. Ri ro là tỉ lệ xuất hiện của một nguy hiểm gây ra thiệt hại và mức độ nghiêm trọng của thiệt hại đó.
    2. Đánh giá rủi ro là quá trình phân tích định tính hoặc định lượng rủi ro để có cơ slựa chọn áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả.
    3. An toàn hệ thống là việc đảm bảo an toàn bằng cách áp dụng có hệ thống c biện pháp kỹ thuật, công cụ quản lý để xác định các nguy cơ, kim soát các rủi ro nhằm đạt được các Mục tiêu về độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn.
    4. Đánh giá, chng nhận an toàn hệ thng là quá trình đánh giá độc lập sự phù hợp của hồ sơ, tài liệu, công việc thực hiện với các yêu cầu của tiêu chuẩn qun lý an toàn và xác nhận tuyến đường sắt đô thị đảm bo an toàn vận hành.
    5. Tổ chức chứng nhận an toàn độc lập (sau đây gọi tắt là Tổ chức chng nhận)tổ chức độc lập cung cấp dịch vụ đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống cho đường sắt đô thị.
    6. Tổ chức vận hànhtổ chức được giao quản lý, vận hành và duy trì hoạt động của tuyến đường sắt đô thị.
    7. Ch đu tư là cơ quan, tổ chức shữu vốn hoặc được giao trực tiếp qun lý và sdụng vn đthực hiện hoạt động đầu tư xây dựng đường sắt đô thị.
    8. Hệ thống quản lý an toàn vận hành là hệ thống quản lý của Tổ chức vận hành, bao gồm các quy định, hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và các quy trình quản của Tổ chức vận hành được xây dựng phù hợp với tiêu chun qun lý an toàn, được cấp có thẩm quyền phê duyệt để kim soát hiệu quả c rủi ro.
    9. Giấy chng nhận an toàn hệ thng là chứng chỉ của Tổ chức chứng nhận xác nhận tuyến đường st đô thị được thiết kế, xây dựng phù hp với tiêu chuẩn quản an toàn và đủ Điều kiện an toàn vận hành.
    Điều 4. Quy định chung về đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống
    1. Tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thốngthẩm định hồ sơ an toàn hthống trước khi đưa vào khai thác.
    2. Tuyến đường sắt đô thị khi tiến hành nâng cấp một trong các nội dung dưới đây phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống và thm định h sơ an toàn hệ thống trước khi đưa vào khai thác:
    a) Thay đổi hệ thống tín hiệu Điều khin chạy tàu;
    b) Thay đi kiu loại phương tiện;
    c) Cải tạo hệ thng cung cấp điện sức kéo;
    d) Nâng cao năng lực vận tải, mở rộng quy mô tuyến;
    đ) Thay đổi cấu tổ chức vận hành.
    3. Đ cương nhiệm vụ chứng nhận an toàn hệ thống bao gồm các nội dung bn sau đây:
    a) Các bộ phận, hthống phụ, hạng Mục thực hiện đánh giá, chứng nhn trong từng giai đoạn;
    b) Cơ sphân chia các giai đoạn thực hiện đánh giá, chứng nhận, kế hoạch thực hiện;
    c) Các quy định pháp lý, các giới hạn an toàn, tiêu chuẩn an toàn cho từng bộ phận, hệ thống phụ, hạng Mục;
    d) Quy trình, phương pháp thực hiện, các thử nghiệm sẽ tiến hành;
    đ) Các tài liệu, báo cáo chuyn giao.
    4. Đ cương nhiệm vụ chứng nhận an toàn hệ thng sau khi được Chủ đầu tư phê duyệt phải gi cho Cục Đăng kiểm Việt Nam trước khi thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống. Trường hợp đề cương nhiệm vụ chứng nhận an toàn hệ thống chưa phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều này thì Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo tới Chủ đầu tư đhoàn thiện đề cương.
    5. Đối với dự án có áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống tương đương, phù hợp thì việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống do Bộ trưng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
    Điều 5. Quy định về hệ thống quản lý an toàn vận hành
    1. Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải được xây dựng trước khi đưa tuyến đường sắt đô thị vào khai thác.
    2. Hệ thống quản lý an toàn vận hành bao gồm các nội dung cơ bn sau đây:
    a) Chính sách an toàn;
    b) Mục tiêu an toàn;
    c) Kế hoạch an toàn;
    d) Sự phù hợp với các tiêu chun hoặc các quy định;
    đ) Quản lý sự thay đổi;
    e) Quản lý rủi ro;
    g) Quản lý năng lực người thực hiện;
    h) Quản lý đào tạo nguồn nhân lực quản lý an toàn;
    i) Quản lý tài liệu, trao đổi thông tin;
    k) Qun lý tình huống khẩn cấp;
    I) Quản lý Điều tra tai nạn, sự cố;
    m) Đánh giá nội hộ.
    3. Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải được Cục Đăng kim Việt Nam kiểm tra, chứng nhận định kỳ trong quá trình khai thác.
     
    Chương II. ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN AN TOÀN HỆ THỐNG
     
    Điều 6. Nội dung đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống khi xây dựng mới
    1. Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưng và độ an toàn đi vi các hthống sau: phương tiện; hệ thống tín hiệu Điều khiển chạy tàu; hệ thống cung cấp điện sức kéo; cửa chắn ke ga (nếu có).
    2. Đánh giá rủi ro phương án sơ tán hành khách trong trường hợp khn cấp, trên cu cạn, trong đường hm, nhà ga; đánh giá rủi ro kiểm soát khói, thoát nhiệt, thông gió trong đường hầm.
    3. Đánh giá tương thích điện từ.
    4. Đánh giá tích hợp hệ thống.
    5. Đánh giá thử nghiệm vận hành, chạy thử hệ thống.
    6. Đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.
    7. Các nội dung đánh giá khác theo yêu cầu của Chđầu tư.
    Điều 7. Nội dung đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống khi nâng cấp
    1. Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hạng Mục nâng cấp.
    2. Đánh giá tích hợp hệ thống.
    3. Đánh giá chạy thử hệ thống sau khi nâng cấp.
    4. Đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.
    5. Các nội dung đánh giá khác theo yêu cầu của Chđầu tư.
    Điều 8. Trình tự thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống khi xây dựng mới và nâng cấp
    1. Chủ đầu tư xây dựng Điều Khoản tham chiếu của hồ sơ mời thầu đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định của pháp luật về đu thầu.
    2. Căn cứ Điều Khoản tham chiếu, Tổ chức chứng nhận xây dựng đề cương nhiệm vụ chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.
    3. Tổ chức chứng nhận thực hiện theo đề cương nhiệm vụ chứng nhận an toàn hệ thng đã được phê duyệt. Sau khi kết thúc các hạng Mục, giai đoạn chứng nhận. Tổ chức chứng nhận phải có báo cáo đánh giá gửi Chủ đầu tư.
    4. Sau khi hoàn thành tất cả các hạng Mục đánh giá theo đề cương nhiệm vụ chứng nhận an toàn hệ thống, Tổ chức chứng nhận lp báo cáo đánh giá cuối cùng, cấp Giấy chứng nhận an toàn hệ thống và đưa ra các khuyến nghị (nếu có).
    Điều 9. Giấy chứng nhận an toàn hệ thống
    Giấy chứng nhận an toàn hệ thống bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
    1. Tên, địa chcủa Tổ chức chứng nhận.
    2. Tên của tuyến, đoạn tuyến đường sắt đô thị.
    3. Tên, địa chcủa tổ chức vận hành.
    4. Thông tin về đặc tính kỹ thuật của tuyến đường sắt đô thị, bao gồm: khđường, chiều dài tuyến, đoạn tuyến, số ga, hệ thống cung cấp điện sức kéo, thành phần đoàn tàu, hệ thống tín hiệu Điều khiển chạy tàu, năng lực chuyên ch.
    5. Tiêu chuẩn áp dụng đchứng nhận.
    6. Kết luận của Tổ chức chứng nhận về sự phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng và an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị.
     
    Chương III. THẨM ĐỊNH HỒ SƠ AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
     
    Điều 10. Quy định về hồ sơ thẩm định
    1. Hồ sơ thm định bao gồm:
    a) Giấy đề nghị thm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
    b) Báo cáo đánh giá các hạng Mục của Tổ chức chứng nhận;
    c) Báo cáo khắc phục các vn đ không phù hp của nhà thầu;
    d) Báo cáo đánh giá cui cùng và bn sao Giấy chứng nhận an toàn hệ thống của Tchức chứng nhận.
    2. Thời Điểm nộp hồ sơ: Hồ sơ thẩm định nộp sau khi kết thúc đánh giá, chng nhận an toàn hệ thống.
    3. Cách thức nộp hồ sơ: Chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Đăng kim Việt Nam.
    Điều 11. Nội dung thẩm định
    1. Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
    2. Kiểm tra sự phù hợp của các nội dung chứng nhận an toàn hệ thống với đcương nhiệm vụ chứng nhận an toàn hệ thống.
    Điều 12. Trình tự thực hiện thẩm định
    1. Cục Đăng kim Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, sau 07 ngày làm việc, ktừ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Đăng kim Việt Nam tiến hành thm định h sơ.
    2. Trong thời hạn 28 ngày làm việc, ktừ ngày nhận đủ hồ sơ. Cục Đăng kim Việt Nam có trách nhiệm:
    a) Thông báo kết quả thẩm định theo mu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu;
    b) Có văn bản nêu rõ lý do không đạt và yêu cầu Chủ đầu tư khắc phục, hoàn thiện trong trường hợp kết quả thm định không đạt yêu cầu.
     
    Chương IV. KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VẬN HÀNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
     
    Điều 13. Quy định về kiểm tra, chứng nhận định kỳ
    1. Sau 36 tháng, kể từ ngày tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới được đưa vào vận hành, Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải được kiểm tra, chứng nhn định kỳ ln đầu. Trước khi kết thúc thời hạn 36 tháng ít nhất 02 tháng. Hệ thống qun lý an toàn vận hành phải được tiến hành kiểm tra, chứng nhận định kỳ.
    2. Trước khi Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành hết hiệu lc ít nht 02 tháng, Hệ thống quản lý an toàn vn hành phải được tiến hành kiểm tra, chứng nhn định kỳ.
    3. H sơ chứng nhn định kỳ bao gồm:
    a) Giấy đề nghị chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường st đô thị theo mu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
    b) Báo cáo đánh giá nội bộ hệ thống quản lý an toàn vận hành và các tài liệu liên quan kèm theo.
    4. Cách thức nộp hồ sơ: Tổ chức vận hành nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến Cục Đăng kim Việt Nam.
    Điều 14. Nội dung thực hiện
    1. Xem xét báo cáo đánh giá nội bộ và các tài liệu liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn vận hành của Tổ chức vận hành.
    2. Kiểm tra việc thực hiện các quy trình trong Hệ thống quản lý an toàn vận hành.
    Điều 15. Trình tự thực hiện
    1. Cục Đăng kim Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đy đủ thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc có văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ qua đường bưu điện) trong thời hạn 02 ngày làm việc, ktừ ngày nhn hồ sơ.
    2. Trường hợp hồ sơ đy đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, ktừ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức kiểm tra Hệ thống qun lý an toàn và cấp Giấy chng nhn định khệ thống quản lý an toàn vn hành đường sắt đô thị theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư này nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam có văn bản trả lời và nêu rõ do không cp Giấy chứng nhận định kỳ.
    Điều 16. Hiệu lực của Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị
    1. Giy chứng nhận định khệ thống quản lý an toàn vận hành đường st đô thị có hiệu lực 24 tháng, ktừ ngày cấp.
    2. Giy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn đường sắt đô thị sẽ tự động hết hiệu lực khi tuyến, đoạn tuyến đường sắt đô thị tiến hành nâng cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.
     
    Chương V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
     
    Điều 17. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
    1. Chủ trì, phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam, các cơ quan, đơn vị có liên quan và các chuyên gia có chuyên ngành và phù hợp thực hiện:
    a) Thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị;
    b) Kiểm tra định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành và cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị.
    2. Chủ trì, phi hợp với Vụ Khoa học - Công nghệ và các cơ quan chức năng khác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.
    Điều 18. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam
    1. Phối hợp với Cục Đăng kim Việt Nam trong việc thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thốngkiểm tra, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị.
    2. Phi hp với các đơn vị liên quan đkiểm tra theo thẩm quyền việc quản lý an toàn đối với đường sắt đô thị.
    Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
    1. Phbiến và triển khai thực hiện Thông tư này tới các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương.
    2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc quản lý an toàn đối với đường sắt đô thị.
    3. Xử lý theo thẩm quyền đối với các vi phạm trong hoạt động đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đường sắt đô thị và vận hành, khai thác đường sắt đô thị.
    Điều 20. Trách nhiệm của Chủ đầu tư
    1. Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Điều Khoản tham chiếu của hồ sơ mời thầu đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thng theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
    2. Lựa chọn Tổ chức chứng nhận có đủ Điều kiện năng lực thực hiện đánh g, chng nhận an toàn hệ thống cho tuyến đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
    3. Phê duyệt đề cương nhiệm vụ chứng nhận an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhn lập.
    4. Chủ trì, phối hợp với Tổ chức vận hành xây dựng Hệ thống quản lý an toàn vn hành cho tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới.
    5. Lập và hoàn thiện hồ sơ thm định an toàn hệ thống theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
    6. Lập danh Mục các tiêu chuẩn áp dụng cho việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt theo quy định.
    7. Bảo qun, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định và bàn giao đầy đ cho Tổ chức vận hành khi tuyến đường sắt đô thị được đưa vào khai thác.
    8. Thanh toán các Khoản kinh phí đthực hiện việc thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.
    Điều 21. Trách nhiệm của Tổ chức vận hành
    1. Phối hợp với Chủ đầu tư xây dựng Hệ thống quản lý an toàn vận hành cho tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới.
    2. Xem xét, lựa chọn Tổ chức chứng nhận có đủ Điều kiện năng lực thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống nếu được giao làm Chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu khi tiến hành nâng cấp tuyến đường sắt đô thị. Khắc phục các tồn tại (nếu có) và hoàn thiện hồ sơ thm định an toàn hệ thống cho tuyến đường sắt đô thị khi nâng cấp theo đề nghị của Cục Đăng kim Việt Nam.
    3. Định kỳ 12 tháng, thực hiện đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý an toàn vận hành.
    4. Duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý an toàn vận hành phù hợp với các tiêu chun quản lý an toàn đã được phê duyệt.
    5. Lp và hoàn thiện hồ sơ thm định an toàn hệ thống khi nâng cấp tuyến đường st đô thị.
    6. Lập và hoàn thiện hồ chứng nhn định kỳ Hệ thống quản lý an toàn vận hành theo quy định tại Điều 13 ca Thông tư này.
    7. Cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra, chứng nhận của Cục Đăng kim Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
    8. Thanh toán các Khoản kinh phí đthực hiện việc chứng nhận định kỳ Hệ thống qun lý an toàn vận hành đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.
    Điều 22. Trách nhiệm của Tổ chức chứng nhận
    1. Lập Đề cương nhiệm vụ chứng nhận an toàn hệ thống trình Chủ đầu tư phê duyệt;
    2. Thực hiện theo đúng đề cương nhiệm vụ chứng nhận an toàn hệ thống đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thng.
     
    Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
     
    Điều 23. Quy định chuyển tiếp
    1. Đi vi các tuyến đường sắt đô thị trin khai xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà đã có nhiệm vụ đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống thì tiếp tục thực hiện theo nhiệm vụ đã được phê duyệt và phải thực hiện thm định hồ sơ an toàn hệ thống theo quy định tại Thông tư này.
    2. Đối với tuyến đường sắt đô thị trin khai xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà không có nhiệm vụ đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống thì Ch đu tư phải xây dựng Hệ thống quản lý an toàn vận hành và hệ thống này phải được Tổ chức chng nhận chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý an toàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    Điều 24. Hiệu lực thi hành
    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
    2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, đề nghị các tchức, cá nhân liên quan kịp thời tổng hợp và báo cáo, gửi ý kiến về Bộ Giao thông vận tải đxem xét, giải quyết.
    Điều 25. Tổ chức thực hiện
    Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kim Việt Nam, Cục trưng Cục Đường st Việt Nam, Cục trưởng Cục Qun lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Thtrưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
     
    Nơi nhận:
    - Như Điều 25;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Các
    B, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - UBND các tnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
    - Cục KSTTHC (Bộ Tư pháp)
    ;
    - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp):
    - Côn
    g báo;
    - C
    ng thông tin điện tử Chính phủ;
    - Cng thông tin điện tử Bộ GTVT;
    - Báo Giao thông; Tạp chí GTVT:
    - Lưu: VT. KHCN.
    BỘ TRƯỞNG




    Trương Quang Nghĩa

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 107/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải
    Ban hành: 20/12/2012 Hiệu lực: 15/02/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt
    Ban hành: 13/02/2015 Hiệu lực: 15/04/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 31/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị
    Ban hành: 15/05/2018 Hiệu lực: 01/07/2018 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản thay thế
    05
    Quyết định 2155/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đường sắt của Bộ Giao thông Vận tải
    Ban hành: 25/07/2017 Hiệu lực: 25/07/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 1577/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 6 tháng đầu năm 2018
    Ban hành: 20/07/2018 Hiệu lực: 20/07/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 380/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải kỳ 2014-2018
    Ban hành: 28/02/2019 Hiệu lực: 28/02/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 380/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải kỳ 2014-2018
    Ban hành: 28/02/2019 Hiệu lực: 28/02/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 16/2016/TT-BGTVT đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tải
    Số hiệu:16/2016/TT-BGTVT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:30/06/2016
    Hiệu lực:15/08/2016
    Lĩnh vực:Giao thông
    Ngày công báo:21/08/2016
    Số công báo:875&876-08/2016
    Người ký:Trương Quang Nghĩa
    Ngày hết hiệu lực:01/07/2018
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X