hieuluat

Thông tư 259/1998/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/CP ngày 23/8/1997

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:259/1998/TT-BGTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đào Đình Bình
    Ngày ban hành:18/08/1998Hết hiệu lực:12/06/2006
    Áp dụng:02/09/1998Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Giao thông, Hàng hải
  • Thông tư

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 259/1998/TT-BGTVT
    NGÀY 18 THÁNG 8 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
    NGHỊ ĐỊNH 91/CP NGÀY 23/8/1997 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUY CHẾ
    ĐĂNG KÝ TÀU BIỂU VÀ THUYỀN VIÊN

     

    - Căn cứ Điều 2 Nghị định 91/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ về Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên; đồng thời để giải quyết một số những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị định 91/CP nói trên, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể một số vấn đề sau đây:

     

    I. TỔ CHỨC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VÀ THUYỀN VIÊN THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN I, ĐIỀU 4 NGHỊ ĐỊNH 91/CP NGÀY 23/8/1997 CỦA CHÍNH PHỦ.

     

    1. Tổ chức cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên thuộc Cục Hàng hải Việt Nam:

    a. Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên Trung ương trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam.

    b. Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực trực thuộc các Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và Cảng vụ Đà Nẵng.

    2. Phạm vi hoạt động của cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực.

    a. Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực Hải Phòng trực thuộc Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng có nhiệm vụ đăng ký tàu biển và thuyền viên cho các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra phía Bắc.

    b. Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực Đà Nẵng trực thuộc Cảng vụ Đà Nẵng có nhiệm vụ đăng ký tàu biển và thuyền viên cho các tỉnh từ Quảng Bình đến tỉnh Gia Lai và tỉnh Phú Yên.

    c. Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đăng ký tàu biển và thuyền viên các tỉnh từ tỉnh Khánh Hoà trở vào phía Nam.

    3. Nhiệm vụ của các cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên:

    a. Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên Trung ương trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam:

    - Lập và quản lý "Sổ đăng ký tàu biển quốc gia".

    - Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra giám sát hoạt động cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên các khu vực.

    - Cấp mới các chứng chỉ chuyên môn hàng hải, cấp mới và cấp lại hộ chiếu thuyền viên.

    - In, phát hành các loại biểu mẫu về đăng ký tàu biển và thuyền viên.

    - Giải quyết các công việc có liên quan đến đăng ký tàu biển và thuyền viên theo quy định của Cục Hàng hải Việt Nam.

    b. Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực:

    - Lập sổ và quản lý "Sổ đăng ký tàu biển khu vực".

    - Thẩm xét hồ sơ đăng ký tàu biển theo quy định của Nghị định 91/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ để cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, thu lệ phí đăng ký tàu biển và thuyền viên và giải quyết các thủ tục có liên quan đến đăng ký tàu biển và thuyền viên theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.

     

    II. ĐỐI VỚI TÀU BIỂN THUỘC SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐĂNG KÝ VÀ TREO CỜ QUỐC TỊCH TÀU BIỂN VIỆT NAM

     

    Tàu biển thuộc sở hữu của các tổ chức và cá nhân nước ngoài đăng ký và treo cờ quốc tịch tàu biển Việt Nam như quy định tại khoản 1, Điều 8, Nghị định 91/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ không được phép vận chuyển hàng hoá nội địa giữa các cảng biển của Việt Nam. Trong trường hợp cần thiết, khi đội tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức và công dân Việt Nam không đáp ứng kịp thời được yêu cầu vận chuyển hàng hoá nội địa giữa các cảng Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ưu tiên xem xét cho phép các tàu biển nói trên được vận chuyển hàng hoá nội địa.

     

    III. ĐỐI VỚI VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
    TÀU BIỂN CÓ THỜI HẠN

     

    Khi chủ tàu tiến hành thủ tục đăng ký tàu biển tại cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực mà đã nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại Điều 10, Nghị định 91/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ thì chủ tàu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo quy định tại khoản 1, Điều 11, Nghị định này.

    Trong trường hợp, khi chủ tàu tiến hành thủ tục đăng ký tàu biển tại cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực nhưng chủ tàu chưa có giấy chứng nhận đã nộp lệ phí trước bạ hoặc cần thử tàu đóng mới hoặc nhận tàu để đưa tàu về nơi đăng ký tàu chính thức trên cơ sở hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng chuyển dịch sở hữu tàu thì chủ tàu chỉ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển có thời hạn không quá 90 ngày.

    Trong trường hợp mua tàu mới đóng hoặc mua tàu biển đã sử dụng ở nước ngoài chủ tàu đến cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài để xin cấp "Giấy phép mang cờ quốc tịch tàu biển tạm thời" như quy định tại khoản 3, Điều 8, Bộ Luật hàng hải Việt Nam.

    Trong thời hạn 90 ngày, chủ tàu phải hoàn tất các thủ tục theo đúng quy định tại Điều 10 Nghị định 91/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ để được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển tại khu vực nơi tàu đăng ký chính thức. Đồng thời chủ tàu có trách nhiệm trả lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển có thời hạn hoặc giấy phép mang cờ quốc tịch tàu biển tạm thời.

     

    IV. VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA
    CHỦ TÀU

     

    Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 23, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, đối với tàu chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm, khi tiến hành thủ tục đăng ký tàu biển tại cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực bắt buộc chủ tàu phải xuất trình ngay hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương thì chủ tàu đó mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

    Đối với các loại tàu biển khác khi tiến hành thủ tục đăng ký tàu biển tại cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển có thời hạn thì chủ tàu không bắt buộc phải xuất trình ngay hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, nhưng chủ tàu phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những rủi ro khi đưa tàu vào hoạt động trên biển.

     

    V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh những vướng mắc hoặc hiểu không thống nhất thì Cục Hàng hải Việt Nam và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ để kịp thời giải quyết.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 91-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên
    Ban hành: 23/08/1997 Hiệu lực: 07/09/1997 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    02
    Bộ luật Hàng hải số 42-LCT/HĐNN8 của Quốc hội
    Ban hành: 30/06/1990 Hiệu lực: 01/01/1991 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Quyết định 4194/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành đến ngày 30/11/2007 đã hết hiệu lực pháp luật
    Ban hành: 31/12/2007 Hiệu lực: 31/12/2007 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 259/1998/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/CP ngày 23/8/1997

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tải
    Số hiệu:259/1998/TT-BGTVT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:18/08/1998
    Hiệu lực:02/09/1998
    Lĩnh vực:Giao thông, Hàng hải
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Đào Đình Bình
    Ngày hết hiệu lực:12/06/2006
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X