hieuluat

Thông tư 40/2016/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:1249&1250-12/2016
    Số hiệu:40/2016/TT-BGTVTNgày đăng công báo:24/12/2016
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trương Quang Nghĩa
    Ngày ban hành:07/12/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/07/2017Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực một phần
    Lĩnh vực:Giao thông
  • BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
    -------

    Số: 40/2016/TT-BGTVT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2016

     

     

    THÔNG TƯ

    QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KIỂM TÀU BIỂN VIỆT NAM

     

    Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

    Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

    Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

    Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam.

     

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Thông tư này quy định về công tác đăng kiểm tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm và tàu lặn mang cờ quốc tịch Việt Nam.

    2. Các tàu biển phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác đăng kiểm tàu biển Việt Nam.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Công ty (doanh nghiệp) tàu biển là chủ tàu biển hoặc tổ chức thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).

    2. Thiết kế tàu biển là hồ sơ kỹ thuật được thiết lập theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhằm phục vụ cho đóng mới, hoán cải, sửa chữa và khai thác tàu biển.

    3. Tài liệu hướng dẫn tàu biển là tài liệu được thiết lập theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để sử dụng trên tàu biển nhằm chỉ dẫn thuyền viên trong khai thác, vận hành tàu biển và các máy, trang thiết bị của tàu biển đáp ứng các yêu cầu về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển.

    4. Đánh giá là hoạt động bao gồm xem xét hồ sơ tài liệu và kiểm tra thực tế để xác nhận hệ thống quản lý của đối tượng được đánh giá được thiết lập và thực thi phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    5. Tuyến quốc tế là tuyến hành trình của tàu biển từ một cảng của Việt Nam đến cảng của nước ngoài hoặc ngược lại, hoặc giữa hai cảng của nước ngoài.

    6. Kiểm định tàu biển là việc kiểm tra, đo đạc, thử nghiệm tàu và trang thiết bị lắp đặt trên tàu nhằm mục đích xác nhận tàu biển thỏa mãn các quy định của pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển, đo dung tích tàu biển, trang bị an toàn tàu biển, thiết bị nâng dùng trên tàu biển, các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu biển và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với mục đích sử dụng của tàu biển.

    7. Thẩm định thiết kế tàu biển là việc kiểm tra, soát xét thiết kế tàu biển để đưa ra kết luận về việc tuân thủ của thiết kế tàu biển với yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển, đo dung tích tàu biển, trang bị an toàn tàu biển, thiết bị nâng dùng trên tàu biển, các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu biển và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    8. Duyệt tài liệu hướng dẫn tàu biển là việc kiểm tra, soát xét để khẳng định tài liệu hướng dẫn thỏa mãn các quy định của pháp luật, của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    9. Công-te-nơ là công-te-nơ theo định nghĩa tại khoản 1 Điều II của Công ước quốc tế về an toàn công-te-nơ (Công ước CSC) năm 1972 của IMO.

    Điều 4. Nội dung công tác đăng kiểm tàu biển

    1. Duyệt các tài liệu hướng dẫn tàu biển.

    2. Thẩm định thiết kế tàu biển.

    3. Kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, nhập khẩu và khai thác sử dụng.

    4. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận quản lý an toàn, an ninh hàng hải và lao động hàng hải cho tàu biển theo quy định của Bộ luật ISM, Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và cảng biển (Bộ luật ISPS), Công ước Lao động hàng hải năm 2006 (Công ước MLC 2006).

    5. Giám định trạng thái kỹ thuật phục vụ việc mua, bán, thuê tàu biển, điều tra sự cố, tai nạn tàu biển theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc chủ tàu biển, người mua, bán bảo hiểm, người mua, bán và thuê tàu biển.

    6. Kiểm định và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho công-te-nơ, máy, vật liệu, trang thiết bị sử dụng cho tàu biển trong chế tạo, lắp ráp, nhập khẩu, sửa chữa phục hồi, hoán cải.

    7. Đánh giá, công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển; đánh giá, chứng nhận năng lực cơ sở thử nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật, phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển.

    8. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho công ty tàu biển theo quy định của Bộ luật ISM.

    9. Cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn và cán bộ an ninh công ty tàu biển, sỹ quan an ninh tàu biển theo quy định của Bộ luật ISM và Bộ luật ISPS.

    10. Cấp giấy chứng nhận thợ hàn theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển.

    Điều 5. Các loại hình kiểm định tàu biển

    1. Các loại hình kiểm định tàu biển bao gồm:

    a) Kiểm định lần đầu, bao gồm: kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu biển đóng mới, tàu biển nhập khẩu.

    b) Kiểm định chu kỳ, bao gồm: kiểm định định kỳ, kiểm định trung gian, kiểm định trên đà, kiểm định hàng năm.

    c) Kiểm định bất thường.

    2. Nội dung và thời hạn của các loại hình kiểm định tàu biển theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển, đo dung tích tàu biển, trang bị an toàn tàu biển, thiết bị nâng dùng trên tàu biển, các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu biển và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Điều 6. Hồ sơ đăng kiểm cấp cho tàu biển

    1. Tàu biển không hoạt động tuyến quốc tế được cấp hồ sơ đăng kiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    2. Tàu biển hoạt động tuyến quốc tế được cấp hồ sơ đăng kiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    3. Hồ sơ đăng kiểm cấp cho tàu biển bao gồm:

    a) Các giấy chứng nhận theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về Danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    b) Các báo cáo kiểm định tàu biển được cấp khi kiểm tra thực tế tàu.

    Điều 7. Giá, phí, lệ phí đăng kiểm

    1. Tổ chức, cá nhân đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện nội dung công tác đăng kiểm quy định tại Điều 4 của Thông tư này có trách nhiệm thanh toán các khoản phí, lệ phí, giá đăng kiểm theo quy định của pháp luật.

    2. Tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền thực hiện kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển có trách nhiệm thanh toán các chi phí dịch vụ đăng kiểm theo quy định của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền.

     

    Chương II. DUYỆT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN, THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ TÀU BIỂN

     

    Điều 8. Duyệt tài liệu hướng dẫn tàu biển

    1. Tài liệu hướng dẫn tàu biển phải thỏa mãn quy định có liên quan của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển, trang bị an toàn tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu biển. Ngoài ra, đối với tàu biển hoạt động tuyến quốc tế, còn phải thỏa mãn các điều ước quốc tế áp dụng cho tàu biển về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    2. Hồ sơ đề nghị duyệt tài liệu hướng dẫn tàu biển bao gồm:

    a) 01 (một) giấy đề nghị theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) 03 (ba) bản tài liệu hướng dẫn.

    3. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (nếu nộp hồ sơ trực tiếp); hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả.

    5. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra, xem xét tài liệu hướng dẫn, nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt yêu cầu thì đóng dấu xác nhận duyệt tài liệu hướng dẫn.

    6. Tổ chức, cá nhân đề nghị duyệt tài liệu hướng dẫn tàu biển nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

    Điều 9. Thẩm định thiết kế tàu biển

    1. Thiết kế tàu biển phải thỏa mãn quy định của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển, đo dung tích tàu biển, trang bị an toàn tàu biển, thiết bị nâng dùng trên tàu biển, các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu biển. Ngoài ra, tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên áp dụng cho tàu biển về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

    2. Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế tàu biển bao gồm:

    a) 01 (một) giấy đề nghị theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) 03 (ba) bộ thiết kế.

    3. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (nếu nộp hồ sơ trực tiếp); hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả.

    5. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hoặc theo thỏa thuận nếu thiết kế tàu biển mới hoặc phức tạp nhưng không quá 60 (sáu mươi) ngày, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm định thiết kế, nếu không đạt yêu cầu thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu biển và đóng dấu thẩm định vào tài liệu thiết kế.

    6. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định thiết kế tàu biển nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

     

    Chương III. KIỂM ĐỊNH, CẤP HỒ SƠ ĐĂNG KIỂM CHO TÀU BIỂN

     

    Điều 10. Kiểm định, cấp hồ sơ đăng kiểm cho tàu biển

    1. Tàu biển Việt Nam được cấp hồ sơ đăng kiểm phải thỏa mãn các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển, đo dung tích tàu biển, trang bị an toàn tàu biển, thiết bị nâng dùng trên tàu biển, các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu biển. Ngoài ra, tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các điều ước quốc tế áp dụng cho tàu biển về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    2. Hồ sơ đề nghị kiểm định tàu biển bao gồm: 01 (một) giấy đề nghị theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

    3. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (nếu nộp hồ sơ trực tiếp); hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất thời gian kiểm định tàu biển tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu.

    5. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm định tàu biển, nếu đạt yêu cầu thì cấp hồ sơ đăng kiểm cho tàu biển trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm định lần đầu, định kỳ và trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm định hàng năm, trên đà, trung gian, bất thường; nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.

    Trường hợp tàu biển nhập khẩu, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp văn bản xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển sau khi hoàn thành kiểm định lần đầu đạt yêu cầu.

    6. Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định tàu biển nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

     

    Chương IV. ĐÁNH GIÁ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO CÔNG TY TÀU BIỂN VÀ TÀU BIỂN THEO BỘ LUẬT ISM

     

    Điều 11. Đánh giá, cấp giấy chứng nhận phù hợp cho công ty tàu biển theo Bộ luật ISM

    1. Hệ thống quản lý an toàn của công ty tàu biển phải thỏa mãn quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm trong khai thác tàu biển và Bộ luật ISM.

    2. Hồ sơ đề nghị đánh giá công ty tàu biển bao gồm:

    a) 01 (một) giấy đề nghị theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) 01 (một) bộ tài liệu hệ thống quản lý an toàn của công ty tàu biển (đối với trường hợp đánh giá tạm thời hoặc lần đầu);

    c) 01 (một) bản sao tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quản lý, thuê tàu trần và cam kết thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Bộ luật ISM nếu công ty không phải là chủ sở hữu tàu biển (đối với trường hợp đánh giá tạm thời hoặc lần đầu).

    3. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (nếu nộp hồ sơ trực tiếp); hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất thời gian đánh giá tại công ty.

    5. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn tại công ty tàu biển, nếu đạt yêu cầu thì cấp hoặc xác nhận hiệu lực giấy chứng nhận phù hợp (DOC) theo quy định của Bộ luật ISM trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành đánh giá; nếu không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.

    6. Tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá công ty tàu biển nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

    Điều 12. Đánh giá, cấp giấy chứng nhận quản lý an toàn cho tàu biển theo Bộ luật ISM

    1. Hệ thống quản lý an toàn của tàu biển phải thỏa mãn quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm trong khai thác tàu biển và Bộ luật ISM.

    2. Hồ sơ đề nghị đánh giá tàu biển bao gồm:

    a) 01 (một) giấy đề nghị theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) 01 (một) bản sao tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quản lý, thuê tàu trần và cam kết thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Bộ luật ISM nếu công ty không phải là chủ sở hữu tàu biển (đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận tạm thời hoặc lần đầu).

    3. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (nếu nộp hồ sơ trực tiếp); hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất thời gian đánh giá tàu biển tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu.

    5. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn tại tàu biển, nếu đạt yêu cầu thì cấp hoặc xác nhận hiệu lực giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC) theo quy định của Bộ luật ISM trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành đánh giá; nếu không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.

    6. Tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá hệ thống quản lý an toàn của tàu biển nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

     

    Chương V. ỦY QUYỀN CHO TỔ CHỨC ĐĂNG KIỂM NƯỚC NGOÀI KIỂM ĐỊNH, PHÂN CẤP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO TÀU BIỂN

     

    Điều 13. Nguyên tắc ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển

    1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế.

    2. Khi có nhu cầu, chủ tàu biển đề nghị Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền cho một tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện kiểm định, phân cấp tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế phù hợp theo quy phạm, tiêu chuẩn của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền với điều kiện các yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của quy phạm, tiêu chuẩn đó không được thấp hơn các yêu cầu tương ứng của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    3. Tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá phù hợp với Luật Tổ chức đăng kiểm (Luật RO) của IMO và phải ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam theo Luật RO. Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo cho IMO để công bố trên website danh sách các tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền.

    4. Việc ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận cho tàu biển được thực hiện theo một hoặc các nội dung sau đây:

    a) Kiểm định và cấp giấy chứng nhận phân cấp theo quy phạm của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền;

    b) Kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam;

    c) Kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Điều 14. Thủ tục cấp văn bản ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển

    1. Hồ sơ đề nghị ủy quyền bao gồm:

    a) 01 (một) giấy đề nghị theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) 01 (một) giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam đối với tàu đăng ký lần đầu mang cờ quốc tịch Việt Nam (bản sao).

    2. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    3. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (nếu nộp hồ sơ trực tiếp); hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả.

    4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành xem xét hồ sơ: nếu không đạt yêu cầu thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt yêu cầu thì lập văn bản ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

    5. Tổ chức, cá nhân đề nghị ủy quyền nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

     

    Chương VI. ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN NĂNG LỰC CƠ SỞ THỬ NGHIỆM, CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM TRA, THỬ TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN VÀ CƠ SỞ CHẾ TẠO LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT, PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TÀU BIỂN

     

    Điều 15. Đánh giá, chứng nhận năng lực cơ sở thử nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển

    1. Cơ sở thử nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển phải thỏa mãn các quy định liên quan của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển, trang bị an toàn tàu biển, thiết bị nâng dùng trên tàu biển, các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu biển. Ngoài ra, cơ sở thử nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các điều ước quốc tế về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    2. Hồ sơ đề nghị đánh giá, chứng nhận năng lực bao gồm:

    a) 01 (một) giấy đề nghị theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) 01 (một) bộ tài liệu (bản sao) bao gồm sổ tay chất lượng và các quy trình làm việc theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, điều ước quốc tế liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    3. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (nếu nộp hồ sơ trực tiếp); hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì tiến hành xem xét hồ sơ.

    Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định; nếu hồ sơ hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và thống nhất thời gian đánh giá thực tế tại cơ sở trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày kể từ ngày thống nhất.

    5. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở. Nếu kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận theo quy định và công bố danh sách các cơ sở đủ năng lực trên website của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.

    Nếu kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có văn bản gửi cơ sở nêu rõ lý do không đạt trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế tại cơ sở.

    6. Tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

     

    Chương VII. KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG-TE-NƠ, MÁY, VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ SỬ DỤNG CHO TÀU BIỂN

     

    Điều 16. Kiểm định và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho công-te-nơ, máy, vật liệu, trang thiết bị sử dụng cho tàu biển trong chế tạo, lắp ráp, nhập khẩu, sửa chữa phục hồi, hoán cải

    1. Công-te-nơ, máy, vật liệu, trang thiết bị sử dụng trên tàu biển trong chế tạo, lắp ráp, nhập khẩu, sửa chữa phục hồi, hoán cải phải thỏa mãn quy định của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn công-te-nơ, phân cấp và đóng tàu biển, trang bị an toàn tàu biển, thiết bị nâng dùng trên tàu biển, các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu biển. Ngoài ra, công-te-nơ, máy, trang thiết bị sử dụng trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các điều ước quốc tế về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    2. Hồ sơ đề nghị kiểm định bao gồm:

    a) 01 (một) giấy đề nghị theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) 01 (một) bộ hồ sơ kỹ thuật (bản chính), bao gồm thông số kỹ thuật và các báo cáo kiểm tra, thử công-te-nơ, máy, vật liệu, trang thiết bị.

    3. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (nếu nộp hồ sơ trực tiếp); hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất thời gian kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu.

    5. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu, nếu đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận theo quy định trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra; nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.

    6. Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

     

    Chương VIII. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CÁN BỘ QUẢN LÝ AN TOÀN CÔNG TY TÀU BIỂN VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN THỢ HÀN

     

    Điều 17. Thủ tục cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty tàu biển

    1. Người được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty tàu biển phải hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty tàu biển với kết quả kiểm tra cuối khóa đạt yêu cầu.

    2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty tàu biển bao gồm:

    a) 01 (một) giấy đề nghị theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) 01 ảnh mầu cỡ 4 x 6 cm của người đề nghị được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty tàu biển chụp trong thời gian không quá 06 tháng (mặt sau của ảnh có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh).

    3. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (nếu nộp hồ sơ trực tiếp); hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất với cá nhân, tổ chức về thời gian và địa điểm huấn luyện nghiệp vụ.

    5. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức huấn luyện nghiệp vụ và kiểm tra cuối khóa đối với người đề nghị được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty tàu biển. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc khóa huấn luyện, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cho cá nhân có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

    6. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty tàu biển có thể nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

    Điều 18. Thủ tục cấp giấy chứng nhận thợ hàn

    1. Thợ hàn được cấp giấy chứng nhận phải thỏa mãn quy định của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển.

    2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận thợ hàn bao gồm:

    a) 01 (một) giấy đề nghị theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) 01 (một) ảnh mầu cỡ 4 x 6 cm của người đề nghị được cấp giấy chứng nhận thợ hàn chụp trong thời gian không quá 06 tháng (mặt sau của ảnh có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh).

    3. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (nếu nộp hồ sơ trực tiếp); hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất thời gian kiểm tra tay nghề thực tế.

    5. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức kiểm tra tay nghề thực tế tại địa điểm do tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra tay nghề, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận thợ hàn cho cá nhân có kết quả kiểm tra tay nghề đạt yêu cầu.

    6. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận thợ hàn nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

     

    Chương IX. ĐĂNG KIỂM TÀU BIỂN CÔNG VỤ, TÀU NGẦM, TÀU LẶN

     

    Điều 19. Đăng kiểm tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn

    1. Nội dung đăng kiểm tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn bao gồm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và khoản 10 Điều 4 của Thông tư này.

    2. Công tác đăng kiểm tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn thực hiện theo quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 18 của Thông tư này.

     

    Chương X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    Điều 20. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

    1. Thực hiện chức năng tổ chức đăng kiểm Việt Nam; tổ chức hệ thống đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển theo quy định của Thông tư này.

    2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải liên quan đến tàu biển.

    3. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn đăng kiểm viên, đánh giá viên tàu biển; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, đánh giá, công nhận đăng kiểm viên, đánh giá viên tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

    4. Thực hiện ủy quyền, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam hoạt động trên tuyến quốc tế.

    5. Thực hiện đăng kiểm các tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư này khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    6. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng kiểm tàu biển và quản lý dữ liệu liên quan; báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển theo quy định.

    Điều 21. Trách nhiệm của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền

    1. Thực hiện kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo ủy quyền cho tàu biển theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận của mình.

    2. Thực hiện chế độ trao đổi thông tin, báo cáo theo thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    3. Chấp hành các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

    Điều 22. Trách nhiệm của chủ tàu biển, cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển, cơ sở thử nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển

    1. Chủ tàu biển có trách nhiệm thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển khi tàu biển được đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động; đảm bảo tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển giữa hai kỳ kiểm định, đánh giá theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    2. Cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển, cơ sở thử nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển phải thực hiện các quy định liên quan về công tác đăng kiểm của Thông tư này.

    Chương XI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 23. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

    2. Bãi bỏ các văn bản sau:

    a) Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam.

    b) Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

    Điều 24. Tổ chức thực hiện

    Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 24;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
    - Công báo;
    - Cổng TTĐT Chính phủ;
    - Cổng TTĐT Bộ GTVT;
    - Báo GT;
    - Lưu: VT, KHCN(5).

    BỘ TRƯỞNG




    Trương Quang Nghĩa

     

    PHỤ LỤC

    MẪU GIẤY TỜ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KIỂM TÀU BIỂN
    (Ban hành theo Thông tư số 40/2016/TT-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải)

     

    STT

    Tên giấy tờ

    Ký hiệu

    1

    Đề nghị duyệt tài liệu hướng dẫn tàu biển

    Mẫu số 01

    2

    Đề nghị thẩm định thiết kế tàu biển

    Mẫu số 02

    3

    Đề nghị kiểm định, cấp hồ sơ đăng kiểm cho tàu biển

    Mẫu số 03

    4

    Đề nghị đánh giá, cấp giấy chứng nhận phù hợp cho công ty tàu biển theo Bộ luật ISM

    Mẫu số 04

    5

    Đề nghị đánh giá, cấp giấy chứng nhận quản lý an toàn cho tàu biển theo Bộ luật ISM

    Mẫu số 05

    6

    Đề nghị ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển

    Mẫu số 06

    7

    Văn bản ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển

    Mẫu số 07

    8

    Đề nghị đánh giá, chứng nhận năng lực cơ sở thử nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển

    Mẫu số 08

    9

    Đề nghị kiểm định và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho công-te-nơ, máy, vật liệu, trang thiết bị sử dụng cho tàu biển

    Mẫu số 09

    10

    Đề nghị cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty tàu biển

    Mẫu số 10

    11

    Đề nghị cấp giấy chứng nhận thợ hàn

    Mẫu số 11

     

    Mẫu số 01

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

     

    ĐỀ NGHỊ DUYỆT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TÀU BIỂN

    Số _________________        Địa điểm _____________    Ngày ________________

     

    Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

     

    Tổ chức/cá nhân đề nghị: ..................................................................................

    Địa chỉ:..............................................................................................................

    Điện thoại:………………………….Fax: ……………………… Email:.........................

    Tên tàu: ............................................................................................................

    Số thân tàu: ……………………………………. Ngày đặt sống chính:.......................

    Số phân cấp: ……………………………………… Số IMO(1):....................................

    Chủ tàu biển/Công ty tàu biển: ...........................................................................

    Kiểu và công dụng của tàu: ...............................................................................

    Ký hiệu cấp tàu: ................................................................................................

    Tổng dung tích (GT): ……………………………….. Trọng tải toàn phần (DW): ..... (t)

    Nhà máy đóng tàu: ............................................................................................

    Vùng hoạt động: Tuyến nội địa/Tuyến quốc tế(2)

    Tài liệu hướng dẫn đề nghị duyệt: ......................................................................

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

     

     

    Người đề nghị
    (Ký tên và đóng dấu)

    Ghi chú: (1) Nếu áp dụng.

                 (2) Gạch bỏ nếu không phù hợp.

     

    Mẫu số 02

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

     

    ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ TÀU BIỂN

    Số: ___________________        Địa điểm: _______________    Ngày: __________________

    Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

    Cơ sở thiết kế: ..................................................................................................

    .........................................................................................................................

    Địa chỉ: .............................................................................................................

    .........................................................................................................................

    Điện thoại: ………………………………….. Fax: ……………………… Email:............

    I/ Thiết kế đóng mới(1)

    Tên/ký hiệu thiết kế: ...........................................................................................

    .........................................................................................................................

    Các thông số chính của tàu:

    Chiều dài (Lmax/L): ......................................................................................... (m)

    Chiều rộng (Bmax/B): ...................................................................................... (m)

    Chiều cao mạn (D): ....................................................................................... (m)

    Chiều chìm thiết kế lớn nhất (d): .................................................................... (m)

    Tổng dung tích (GT): ..........................................................................................

    .........................................................................................................................

    Trọng tải toàn phần (DW): ............................................................................... (t)

    Số lượng thuyền viên tối đa trên tàu: ....................................................... (người)

    Số lượng hành khách/người khác tối đa trên tàu: ..................................... (người)

    Ký hiệu máy chính: ………………. Số lượng: …………. (chiếc); Công suất: .... (kW)

    Vật liệu thân tàu: ...............................................................................................

    .........................................................................................................................

    Kiểu và công dụng của tàu: ...............................................................................

    .........................................................................................................................

    Loại hàng chuyên chở: ......................................................................................

    .........................................................................................................................

    Tốc độ thiết kế của tàu: .....................................................................................

    .........................................................................................................................

    Cấp thiết kế dự kiến: .........................................................................................

    .........................................................................................................................

    Vùng hoạt động: Tuyến nội địa; Tuyến quốc tế(2)

    Chủ sử dụng thiết kế: ........................................................................................

    .........................................................................................................................

    Nơi đóng: .........................................................................................................

    II/ Thiết kế hoán cải/sửa đổi(2)

    Tên tàu/kí hiệu thiết kế ban đầu: ………………………………../ ..............................

    Kí hiệu thiết kế mới (nếu có): ..............................................................................

    Số Phân cấp/Phân biệt(2): ………………………………………… Số IMO(2):...............

    Chủ tàu biển/Công ty tàu biển: ...........................................................................

    Nội dung đề nghị hoán cải/sửa đổi(2):

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

    Vùng hoạt động sau hoán cải/sửa đổi(2): Tuyến nội địa/Tuyến quốc tế(2)

    Nơi thi công: .....................................................................................................

     

     

    Người đề nghị
    (Ký tên và đóng dấu)

    Chú thích:

    (1) Nếu áp dụng.

    (2) Gạch bỏ nếu không phù hợp

     

    Mẫu số 03

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

     

    ĐỀ NGHỊ KIỂM ĐỊNH VÀ CẤP HỒ SƠ ĐĂNG KIỂM CHO TÀU BIỂN

    Số _________________        Địa điểm _____________    Ngày ________________

    Kính gửi: ______________________________________________

    TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

    Tên và địa chỉ

     

    Điện thoại

     

    Fax

     

     Email

     

    Chúng tôi đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện kiểm định và cấp các giấy chứng nhận cho tàu sau đây:

    THÔNG TIN VỀ TÀU

    Tên tàu

     

    Số phân cấp/ Số IMO.

     

    Dấu hiệu cấp tàu

     

    Cấp của tổ chức đăng kiểm khác (1)

     

    Quốc tịch

     

    Cảng đăng ký

     

    Công dụng của tàu

     

    Tổng dung tích

     

    LppxBxDxd (m)

     

    Trọng tải (tấn)

     

    Vùng hoạt động của tàu

    □ Tuyến quốc tế/ □ Tuyến nội địa

    □ Không hạn chế/ □ Hạn chế (chỉ rõ vùng hạn chế):

    (1) Đề nghị ghi cấp tàu của tổ chức đăng kiểm khác trong trường hợp tàu có mang đồng thời cấp của tổ chức đó.

    THÔNG TIN VỀ KIỂM ĐỊNH

    Thời gian kiểm định

    Từ ngày:                               đến ngày:

    Địa điểm kiểm định

     

    Người liên hệ, địa chỉ, điện thoại, fax, email

     

    PHẠM VI KIỂM ĐỊNH (Mô tả yêu cầu kiểm tra, loại hình kiểm tra phân cấp/ theo luật)

    _____________________________________________________________________

    _____________________________________________________________________

    _____________________________________________________________________

    CẤP/ XÁC NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN (Mô tả các giấy chứng nhận yêu cầu cấp/xác nhận)

    _____________________________________________________________________

    _____________________________________________________________________

    _____________________________________________________________________

    THANH TOÁN PHÍ, LỆ PHÍ, GIÁ ĐĂNG KIỂM (Ghi vào phần này nếu tổ chức/ cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán phí, lệ phí, giá đăng kiểm không phải là tổ chức/ cá nhân đề nghị)

    Tên và địa chỉ

     

    Người đại diện

     

    Mã số thuế

     

    Điện thoại

     

    Fax

     

    Email

     

           

    Chúng tôi chấp nhận các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển và các quy chuẩn kỹ thuật liên quan.

     

     

    Người đề nghị
    (Ký tên và đóng dấu)

     

    Mẫu số 04

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

     

    ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CHO CÔNG TY TÀU BIỂN

    Số _________________        Địa điểm _____________    Ngày ________________

    Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

    Chúng tôi đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc đánh giá Hệ thống quản lý an toàn theo yêu cầu của Bộ luật ISM cho Công ty như sau:

    Loại hình đánh giá

    □ Lần đầu       □ Hàng năm      □ Cấp mới

    □ Tạm thời      □ Bất thường. Lý do:

    Công ty

    Tên Công ty:

    Số IMO Công ty:

    Địa chỉ đăng ký:

    Điện thoại/Fax/Email:

    Địa chỉ thực hiện hoạt động quản lý tàu (nếu khác ở trên):

     

    Điện thoại/Fax/Email:

    Số DOC (nếu có):

    Người đại diện theo pháp luật:                    Điện thoại/Email:

    Cán bộ an toàn công ty (DPA):                              Điện thoại/Email:

    Số lượng nhân viên trong Hệ thống quản lý an toàn:

    Số lượng tàu trong trong Hệ thống quản lý an toàn (xem danh sách đính kèm):

    Số lượng chi nhánh chịu trách nhiệm trong việc quản lý tàu (xem danh sách đính kèm):

    Loại tàu

    □ Tàu chở dầu

    □ Tàu chở hóa chất

    □ Tàu chở khí hóa lỏng

    □ Tàu chở hàng rời

    □ Tàu khách

    □ Tàu hàng khác

    □ Tàu khách cao tốc

    □ Tàu hàng cao tốc

    □ Dàn khoan di động

    Dự kiến đánh giá

    Ngày dự kiến đề nghị đánh giá:

    Tổ chức chịu trách nhiệm trả các khoản phí, lệ phí, giá đăng kiểm theo quy định:

    Công ty:

    Địa chỉ:

    Điện thoại/Fax/Email:                                         Mã số thuế:

    DANH SÁCH CÁC TÀU DO CÔNG TY QUẢN LÝ

    STT

    Tên tàu

    Treo cờ

    Loại tàu

    Tổng dung tích

    Cảng đăng ký

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    DANH SÁCH CHI NHÁNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ TÀU

    STT

    Tên Chi nhánh

    Địa chỉ

    Điện thoại Fax/Email

    Người đại diện

    Điện thoại/ Email

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Người đề nghị
    (Ký tên và đóng dấu)

    ___________________

    Sau khi điền đầy đủ các thông tin, đề nghị gửi về:

    Cục Đăng kiểm Việt Nam

    Trung tâm chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC)

    18 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

    Tel: (84) 4 37684715  Fax: (84) 4 37684720

    Email: vrqc@vr.org.vn

     

    Mẫu số 05

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

     

    ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUẢN LÝ AN TOÀN CHO TÀU BIỂN

    Số _________________        Địa điểm _____________    Ngày ________________

    Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

    Chúng tôi đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc đánh giá Hệ thống quản lý an toàn theo yêu cầu của Bộ luật ISM cho tàu như sau:

    Loại hình đánh giá

    □ Lần đầu             □ Trung gian                 □ Cấp mới

    □ Tạm thời           □ Bất thường. Lý do:

    Tàu

    Tên tàu:

    Hô hiệu:

    Loại tàu:

    Số IMO:

    Treo cờ:

    Số đăng ký:

    Cảng đăng ký:

    Tổng dung tích:

    Đăng kiểm:

    Số phân cấp:

    Số SMC (nếu có):

    Năm đóng:

    Công ty tàu biển

    Tên Công ty:

    Số IMO Công ty:

    Địa chỉ:

    Điện thoại/Fax/Email:

    Số DOC hoặc I_DOC:

    Người đại diện theo pháp luật:                     Điện thoại/Email:

    Cán bộ an toàn công ty (DPA):                              Điện thoại/Email:

    Dự kiến đánh giá

    Ngày:

    Địa điểm:

    Đại lý liên hệ:

    Điện thoại/Fax/Email:

    Tổ chức chịu trách nhiệm trả các khoản phí, lệ phí, giá đăng kiểm theo quy định:

    Công ty:

    Địa chỉ:

    Điện thoại/Fax/Email:                                Mã số thuế:

     

     

    Người đề nghị
    (Ký tên và đóng dấu)

    ___________________

    Sau khi điền đầy đủ các thông tin, đề nghị Công ty gửi về:

    Cục Đăng kiểm Việt Nam

    Trung tâm chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC)

    18 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

    Tel: (84) 4 37684715  Fax: (84) 4 37684720

    Email: vrqc@vr.org.vn

     

    Mẫu số 06

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

     

    ĐỀ NGHỊ ỦY QUYỀN CHO TỔ CHỨC ĐĂNG KIỂM NƯỚC NGOÀI KIỂM ĐỊNH, PHÂN CẤP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO TÀU BIỂN VIỆT NAM

    APPLICATION FOR AUTHORIZING FOREIGN RECOGNIZED ORGANIZATION TO CARRY OUT SURVEY, CLASSIFICATION AND ISSUANCE OF TECHNICAL SAFETY AND ENVIRONMENT POLLUTION PREVENTION CERTIFICATES FOR VIETNAM SEA-GOING SHIP

    Số      __________________        Địa điểm _______________    Ngày __________________
    Ref. No.                                          Place                                       Date

    Kính gửi (To): Cục Đăng kiểm Việt Nam (Vietnam Register)

    Tổ chức, cá nhân đề nghị (Applicant): _______________________________________

    Địa chỉ (Address): _______________________________________________________

    Điện thoại (Tel): __________________ Fax/email: _____________________________

    Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và Thông tư số     /2016/TT-BGTVT ngày …/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam, chúng tôi đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm:

    Pursuant to the Vietnam Maritime Code 2015 and Circular No. xx/2016/TT-BGTVT dated …. December 2016 of the Minister of Transport concerning promulgation of Regulation on registration of Vietnam sea-going ships, we would like to request Vietnam Register to authorize the recognized organization:

    _________________________________________________

    Thực hiện kiểm định, phân cấp và cấp các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển dưới đây:

    To carry out survey, classification and issuance of technical safety and environment pollution prevention certificates to the following ship:

    Tên tàu (Ship's Name): ____________________ Cảng đăng ký (Port of Registry): _________

    Số đăng ký (Registry Number): ______________ Số IMO (IMO Number): _________________

    Năm đóng (Year of Build): __________________ Hô hiệu (Call Sign): ___________________

    Nơi đóng (Place of Build): __________________ Tổng dung tích (GT): __________________

    Chủ tàu biển (Owner): ________________________________________________________

    Công ty tàu biển (Company): ___________________________________________________

    Nội dung đề nghị ủy quyền:

    Scope of authorization:

    _________________________________________________________________________

    _________________________________________________________________________

    _________________________________________________________________________

     

     

    TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ (ký tên, đóng dấu)
    APPLICANT (Sign and Seal)

     

    Mẫu số 07

    BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
    MINISTRY OF TRANSPORT
    CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
    VIETNAM REGISTER
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    Independence - Freedom - Happiness
    ---------------

    Số   ___________
    Ref. No

    Địa điểm _____________ Ngày ________
    Place Date

     

    VĂN BẢN ỦY QUYỀN CHO TỔ CHỨC ĐĂNG KIỂM NƯỚC NGOÀI KIỂM ĐỊNH, PHÂN CẤP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO TÀU BIỂN VIỆT NAM

    AUTHORIZATION LETTER FOR FOREIGN RECOGNIZED ORGANIZATION TO CARRY OUT SURVEY, CLASSIFICATION AND ISSUANCE OF TECHNICAL SAFETY AND ENVIRONMENT POLLUTION PREVENTION CERTIFICATES FOR VIETNAM SEA-GOING SHIP

    CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

    GENERAL DIRECTOR OF VIETNAM REGISTER

    Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, Thông tư số      /2016/TT-BGTVT ngày     tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam,

    Pursuant to the Vietnam Maritime Code 2015, Circular No.     /2016/TT-BGTVT dated     December 2016 of Minister of Transport concerning promulgation of Regulation on registration of Vietnam sea-going ships,

    Xét Đề nghị số:    __________________________                    ngày __________________
    Having considered Application No.:                                            dated

    của: _____________________________________________________________________
    of:

    ỦY QUYỀN:       _____________________________________________________
    AUTHORIZES:

    Thực hiện việc kiểm định, phân cấp và cấp các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển dưới đây:

    To carry out survey, classification and issuance of technical safety and environment pollution prevention certificates to the following ship:

    Tên tàu (Ship's Name): ____________________ Cảng đăng ký (Port of Registry): _________

    Số đăng ký (Registry Number): ______________ Số IMO (IMO Number): _________________

    Hô hiệu (Call Sign): _______________________  Tổng dung tích (GT): __________________

    Chủ tàu biển (Owner): ________________________________________________________

    Công ty tàu biển(Company): ___________________________________________________

    TT
    No.

    Phạm vi ủy quyền
    Scope of authorization

    Quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn, công ước áp dụng
    Applicable regulations, rules, standards, conventions

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    CỤC TRƯỞNG
    GENERAL DIRECTOR
    (Ký tên, đóng dấu)

     

    Mẫu số 08

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

     

    ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN NĂNG LỰC CƠ SỞ THỬ NGHIỆM, CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM TRA, THỬ TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN VÀ CƠ SỞ CHẾ TẠO LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÀU BIỂN

    Số ____________________     Địa điểm ________________  Ngày _________________

    Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

    Tổ chức/cá nhân đề nghị: ..................................................................................

    Địa chỉ: .............................................................................................................

    Điện thoại: ………………………. Fax: ………………. Email: ..................................

    Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá, chứng nhận năng lực cơ sở thử nghiệm/cơ sở cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn/cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển(1) (sau đây gọi là “cơ sở”) dưới đây:

    Tên cơ sở: ........................................................................................................

    .........................................................................................................................

    Địa chỉ cơ sở: ...................................................................................................

    .........................................................................................................................

    Điện thoại: …………………………. Fax: …………………………. Email: ..................

    Các dịch vụ/sản phẩm(1) do cơ sở cung cấp/chế tạo(1):

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

    Ngày dự kiến đánh giá tại cơ sở: .......................................................................

    Sổ tay chất lượng, sơ đồ tổ chức và các quy trình làm việc liên quan của cơ sở được gửi kèm theo đề nghị này.

     

     

    Người đề nghị
    (Ký tên và đóng dấu)

    _______________

    (1) Gạch bỏ nếu không phù hợp.

     

    Mẫu số 09

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

     

    ĐỀ NGHỊ KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG-TE-NƠ, MÁY, VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN

    Số __________________     Địa điểm ______________  Ngày _______________

    Tổ chức/cá nhân đề nghị: ..................................................................................

    Địa chỉ: .............................................................................................................

    Điện thoại: ………………………….. Fax: …………………… Email: ........................

    Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm định và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho công-te-nơ/máy/vật liệu/trang thiết bị sử dụng cho tàu biển(1) (sau đây gọi là “thiết bị”) dưới đây:

    Tên thiết bị: .......................................................................................................

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

    Tên, địa chỉ nhà sản xuất: ..................................................................................

    .........................................................................................................................

    Ngày sản xuất: ..................................................................................................

    Thời gian kiểm định dự kiến: ..............................................................................

    Địa điểm kiểm định: ...........................................................................................

    Thông số kỹ thuật và các báo cáo kiểm tra, thử thiết bị trong quá trình sản xuất được gửi kèm theo đề nghị này.

     

     

    Người đề nghị
    (Ký tên và đóng dấu)

    _______________

    (1) Gạch bỏ nếu không phù hợp.

     

    Mẫu số 10

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

     

    ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CÁN BỘ QUẢN LÝ AN TOÀN CÔNG TY TÀU BIỂN

    Số __________________     Địa điểm ______________  Ngày _______________

    Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

    Tổ chức/cá nhân đề nghị: ..................................................................................

    Địa chỉ: .............................................................................................................

    Điện thoại: ………………….. Fax: ………………………. Email: ..............................

    Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty theo quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM) cho những người có tên sau đây:

    TT

    Họ và tên

    Ngày, tháng, năm sinh

    Số điện thoại/ Email

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    01 ảnh mầu cỡ 4 x 6 cm của mỗi người có tên trên được gửi kèm theo đề nghị này.

     

     

    Người đề nghị
    (Ký tên và đóng dấu)

     

    Mẫu số 11

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

     

    ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN THỢ HÀN

    Số __________________     Địa điểm ______________  Ngày _______________

    Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

    Tổ chức/cá nhân đề nghị: ..................................................................................

    Địa chỉ: .............................................................................................................

    Điện thoại: ……………………… Fax: …………………….. Email:............................

    Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận thợ hàn theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cho những người có tên sau đây:

    TT

    Họ và tên

    Ngày, tháng, năm sinh

    Số điện thoại/Email

    Số chứng minh nhân dân/ số căn cước công dân/ số hộ chiếu.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thời gian và địa điểm dự kiến kiểm tra tay nghề:

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

    .........................................................................................................................

    01 ảnh mầu cỡ 4 x 6 cm của mỗi người có tên trên được gửi kèm theo đề nghị này.

     

     

    Người đề nghị
    (Ký tên và đóng dấu)

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật chất lượng, sản phẩm hàng hoá số 05/2007/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 21/11/2007 Hiệu lực: 01/07/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 107/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải
    Ban hành: 20/12/2012 Hiệu lực: 15/02/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Bộ luật Hàng hải Việt Nam của Quốc hội, số 95/2015/QH13
    Ban hành: 25/11/2015 Hiệu lực: 01/07/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 32/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
    Ban hành: 19/04/2011 Hiệu lực: 03/06/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    05
    Bộ luật Hàng hải Việt Nam của Quốc hội, số 95/2015/QH13
    Ban hành: 25/11/2015 Hiệu lực: 01/07/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    06
    Thông tư 16/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm
    Ban hành: 30/06/2022 Hiệu lực: 15/08/2022 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
    07
    Quyết định 1574/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố sửa đổi và thay thế thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải
    Ban hành: 30/05/2017 Hiệu lực: 30/05/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 1945/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 6 tháng đầu năm 2017
    Ban hành: 03/07/2017 Hiệu lực: 03/07/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Thông tư 25/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa
    Ban hành: 28/07/2017 Hiệu lực: 15/09/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Quyết định 3644/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2018 của Bộ Giao thông Vận tải
    Ban hành: 27/12/2017 Hiệu lực: 27/12/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Quyết định 380/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải kỳ 2014-2018
    Ban hành: 28/02/2019 Hiệu lực: 28/02/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Thông tư 09/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu
    Ban hành: 01/03/2019 Hiệu lực: 01/09/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 99:2017/BGTVT Kiểm soát và quản lý nước dằn và cặn nước dằn tàu biển
    Ban hành: 04/04/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    VB được dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 40/2016/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Giao thông Vận tải
    Số hiệu:40/2016/TT-BGTVT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:07/12/2016
    Hiệu lực:01/07/2017
    Lĩnh vực:Giao thông
    Ngày công báo:24/12/2016
    Số công báo:1249&1250-12/2016
    Người ký:Trương Quang Nghĩa
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Hết Hiệu lực một phần
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X