Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | 819-820 |
Số hiệu: | 19/VBHN-BGTVT | Ngày đăng công báo: | 26/11/2013 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 05/11/2013 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Giao thông |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 19/VBHN-BGTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ ĐÓNG, MỞ GA ĐƯỜNG SẮT
Quyết định số 53/2007/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành về việc ban hành Quy định về công bố đóng, mở ga đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 12 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 28/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy định về việc cấp giấy phép xây dựng, thực hiện hoạt động trong phạm vi đất dành cho đường sắt" ban hành kèm theo Quyết định số 60/2005/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2005, "Điều lệ đường ngang" ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2006, "Quy định về công bố đóng, mở ga đường sắt" ban hành kèm theo Quyết định số 53/2007/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2011.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật đường sắt ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Vận tải1,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về công bố đóng, mở ga đường sắt".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG BỐ ĐÓNG, MỞ GA ĐƯỜNG SẮT
(ban hành kèm theo Quyết định số 53/2007/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thẩm quyền ra quyết định công bố đóng, mở ga đường sắt; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc ra quyết định công bố đóng, mở ga đường sắt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc công bố đóng, mở ga đường sắt trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng nối ray vào đường sắt quốc gia.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mở ga đường sắt: là việc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công bố đưa ga đường sắt vào hoạt động để phục vụ chạy tàu, vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý, bao gửi.
2. Đóng ga đường sắt: là việc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công bố đình chỉ hoạt động của ga đường sắt hiện có trên các tuyến đường sắt.
Chương 2. ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CÔNG BỐ ĐÓNG, MỞ GA ĐƯỜNG SẮT
Điều 4. Điều kiện chung để công bố mở ga đường sắt
1. Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật.
2. Phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.
3. Có tên ga và không trùng với tên ga khác trên hệ thống đường sắt Việt Nam.
4. Có hệ thống thoát hiểm; hệ thống phòng cháy, chữa cháy đủ phương tiện, dụng cụ để sẵn sàng cứu chữa khi cần thiết; hệ thống đảm bảo chiếu sáng, thông gió, vệ sinh môi trường theo quy định.
Điều 5. Điều kiện riêng để công bố mở ga đường sắt
1. Đối với ga hành khách
a) Phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 của Quy định này;
b) Phải có hệ thống công trình phục vụ đón, trả khách, thực hiện tác nghiệp liên quan đến vận tải hành khách, hành lý, bao gửi và tác nghiệp kỹ thuật; ga hành khách phải có công trình phục vụ hành khách là người khuyết tật.
2. Đối với ga hàng hóa
a) Phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 của Quy định này;
b) Phải có hệ thống công trình phục vụ giao, nhận, xếp, dỡ, bảo quản hàng hóa, thực hiện dịch vụ khác liên quan đến vận tải hàng hóa và tác nghiệp kỹ thuật;
c) Đối với ga xếp dỡ hàng nguy hiểm ngoài các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản này còn phải thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đối với việc vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản hàng nguy hiểm.
3. Đối với ga kỹ thuật
a) Phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 của Quy định này;
b) Phải có hệ thống công trình phục vụ tác nghiệp kỹ thuật đầu máy, toa xe phục vụ cho việc chạy tàu.
4. Đối với ga hỗn hợp
a) Phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 của Quy định này;
b) Khi đảm nhận chức năng của loại hình ga nào thì phải thỏa mãn điều kiện tương ứng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều này.
Điều 6. Trình tự, thủ tục công bố mở ga đường sắt2
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
a) Ngoài việc thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải gửi cơ quan có thẩm quyền công bố mở ga đường sắt Tờ trình về đầu tư xây dựng ga, nội dung bao gồm: Dự kiến quy mô và địa điểm xây dựng, mục đích sử dụng, phương án khai thác.
Đối với ga biên giới, ngoài Tờ trình về đầu tư xây dựng ga, chủ đầu tư còn phải gửi kèm theo các ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
b) Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ trình quy định tại điểm a khoản này, cơ quan có thẩm quyền công bố mở ga đường sắt xem xét, nếu xét thấy phù hợp với điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 của Quy định này thì có ý kiến chấp thuận bằng văn bản để chủ đầu tư tiến hành các thủ tục về đầu tư xây dựng; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản nêu rõ lý do.
2. Thủ tục công bố mở ga đường sắt
a) Trình tự thực hiện
- Sau khi hoàn thành việc xây dựng ga đường sắt, tổ chức cá nhân quản lý, khai thác ga đường sắt nộp bộ hồ sơ đề nghị công bố mở ga đường sắt trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đường sắt Việt Nam.
- Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Đường sắt Việt Nam phải thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định hồ sơ đề nghị công bố mở ga đường sắt, trình Bộ Giao thông vận tải.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Cục Đường sắt Việt Nam trình, Bộ Giao thông vận tải xem xét, ra quyết định công bố mở ga đường sắt.
b) Hồ sơ đề nghị công bố mở ga đường sắt là 01 bộ, bao gồm:
- Công văn đề nghị công bố mở ga đường sắt của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác ga;
- Báo cáo của tổ chức cá nhân quản lý, khai thác ga đường sắt về kết quả thi công hoàn thành các hạng mục công trình của ga (kèm theo bản sao có chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức quản lý, khai thác ga đường sắt, các biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng ...); cơ cấu tổ chức hoạt động của ga, phương án bố trí nhân lực của ga; phương án quản lý khai thác ga đảm bảo an toàn hiệu quả;
- Các quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng ga đường sắt (bản chính hoặc bản sao có chứng thực, hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức quản lý khai thác ga đường sắt).
Điều 7. Trình tự, thủ tục công bố đóng ga đường sắt
1. Cơ quan có thẩm quyền công bố đóng ga đường sắt trong các trường hợp sau đây:
a) Không có nhu cầu sử dụng ga;
b) Để phục vụ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình của ga;
c) Các công trình của ga xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo an toàn chạy tàu.
2.3 Thủ tục công bố đóng ga đường sắt
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức cá nhân quản lý, khai thác ga đường sắt nộp bộ hồ sơ đề nghị công bố đóng ga đường sắt trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đường sắt Việt Nam.
- Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Đường sắt Việt Nam phải thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định hồ sơ đề nghị công bố đóng ga đường sắt, trình Bộ Giao thông vận tải.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Cục Đường sắt Việt Nam trình, Bộ Giao thông vận tải xem xét, ra quyết định công bố đóng ga đường sắt.
b) Hồ sơ đề nghị công bố đóng ga đường sắt là 01 bộ, bao gồm:
- Công văn đề nghị công bố đóng ga đường sắt của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác ga đường sắt hoặc của cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt;
- Các tài liệu để chứng minh lý do đóng ga đường sắt (bản chính hoặc bản sao có chứng thực, hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức quản lý, khai thác ga đường sắt).
Điều 8. Thẩm quyền ra quyết định công bố đóng, mở ga đường sắt
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải hoặc người được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền ra quyết định công bố đóng, mở ga đường sắt.
Chương 3. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC CÔNG BỐ ĐÓNG, MỞ GA ĐƯỜNG SẮT
Điều 9. Trách nhiệm của chủ đầu tư
1. Thực hiện đầy đủ các quy định tại điểm a khoản 1, Điều 6 của Quy định này.
2. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của Tờ trình về đầu tư xây dựng ga và các tài liệu kèm theo.
Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác ga đường sắt
1. Nộp đầy đủ các hồ sơ liên quan đến việc đóng, mở ga theo quy định tại khoản 2 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 của Quy định này.
2. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ.
3. Khi có Quyết định công bố đóng, mở ga, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác ga phải thực hiện một số công việc sau:
a) Trường hợp mở ga đường sắt: tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác ga phải xây dựng các biện pháp khai thác đảm bảo an toàn chạy tàu; bố trí đủ định biên lao động, chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu theo đúng quy định; tổ chức cho cán bộ, công nhân viên học tập để nắm vững quy định việc khai thác ga; duy trì các điều kiện mở ga quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy định này; thường xuyên rà soát, hoàn thiện hệ thống quy định quản lý kỹ thuật nội bộ ga, đảm bảo khai thác ga an toàn hiệu quả.
b) Trường hợp đóng ga đường sắt: tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác ga phải có biện pháp tiếp tục bảo vệ công trình và thiết bị của khu ga để duy trì chất lượng kỹ thuật hiện có, chờ quyết định tiếp theo của cấp có thẩm quyền.
4. Thông báo thời điểm chính thức khai thác ga hoặc đình chỉ khai thác ga trên các phương tiện thông tin đại chúng để hành khách và người thuê vận tải biết.
Điều 11. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam
1. Hướng dẫn các tổ chức cá nhân lập, nộp hồ sơ.
2. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị đóng, mở ga đường sắt, lập Tờ trình đề nghị Bộ Giao thông vận tải công bố đóng, mở ga đường sắt theo quy định.
Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN4
Điều 12. Tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra
1. Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Vụ Vận tải chủ trì phối hợp Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện Quy định này./.
Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
1 Thông tư số 28/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy định về việc cấp giấy phép xây dựng, thực hiện hoạt động trong phạm vi đất dành cho đường sắt" ban hành kèm theo Quyết định số 60/2005/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2005, "Điều lệ đường ngang" ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2006, "Quy định về công bố đóng, mở ga đường sắt" ban hành kèm theo Quyết định số 53/2007/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có căn cứ ban hành như sau:
"Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải,"
2 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 28/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy định về việc cấp giấy phép xây dựng, thực hiện hoạt động trong phạm vi đất dành cho đường sắt" ban hành kèm theo Quyết định số 60/2005/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2005, "Điều lệ đường ngang" ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2006, "Quy định về công bố đóng, mở ga đường sắt" ban hành kèm theo Quyết định số 53/2007/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2011.
3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 28/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy định về việc cấp giấy phép xây dựng, thực hiện hoạt động trong phạm vi đất dành cho đường sắt" ban hành kèm theo Quyết định số 60/2005/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2005, "Điều lệ đường ngang" ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2006, "Quy định về công bố đóng, mở ga đường sắt" ban hành kèm theo Quyết định số 53/2007/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2011.
4 Điều 4, Điều 5 của Thông tư số 28/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy định về việc cấp giấy phép xây dựng, thực hiện hoạt động trong phạm vi đất dành cho đường sắt" ban hành kèm theo Quyết định số 60/2005/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2005, "Điều lệ đường ngang" ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2006, "Quy định về công bố đóng, mở ga đường sắt" ban hành kèm theo Quyết định số 53/2007/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2011 quy định như sau:
"Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam; thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./."
01 | Văn bản được hợp nhất (sửa đổi) |
02 | Văn bản được hợp nhất |
Văn hợp nhất