hieuluat

Quyết định 1870/QĐ-TCHQ Bản hướng dẫn thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa, chứng từ với tàu biển xuất nhập cảnh

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Tổng cục Hải quanSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:1870/QĐ-TCHQNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vũ Ngọc Anh
    Ngày ban hành:28/09/2011Hết hiệu lực:03/01/2017
    Áp dụng:28/09/2011Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Hải quan, Xuất nhập cảnh
  • BỘ TÀI CHÍNH
    TỔNG CỤC HẢI QUAN
    -----------
    Số: 1870/QĐ-TCHQ
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -----------------
    Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2011
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN HƯỚNG DẪN THÍ ĐIỂM THỰC HIỆN TIẾP NHẬN BẢN KHAI HÀNG HÓA,
    CÁC CHỨNG TỪ CÓ LIÊN QUAN VÀ THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI
     VỚI TÀU BIỂN NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH
    ----------------------
    TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
     
     
    Căn cứ Luật Hải quan năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan năm 2005;
    Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
    Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
    Căn cứ Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh;
    Căn cứ Thông tư số 64/2011/TT-BTC ngày 13/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh;
    Căn cứ Quyết định số 2278/QĐ-BTC ngày 26/9/2011 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng phân hệ tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh phục vụ mở rộng thủ tục Hải quan điện tử (eManifest)”;
    Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan,
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
    1. Bản hướng dẫn thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh.
    2. Phụ lục I: Hướng dẫn khai hải quan.
    3. Phụ lục II: Danh mục mẫu biểu
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
    Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị Hải quan, người khai hải quan tham gia thực hiện thí điểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện theo bản hướng dẫn kèm Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Bộ Tài chính:
    + Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
    + Vụ PC, Vụ CST, Cục Tin học và TK Tài chính, Vụ KH-TC (để phối hợp);
    - Cục Hàng hải VN - Bộ GTVT (để phối hợp);
    - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Hải quân - Bộ QP (để phối hợp);
    - Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ (để thực hiện);
    - Lưu: VT, GSQL (5b).
    KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
    PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




    Vũ Ngọc Anh
     
    HƯỚNG DẪN
    THÍ ĐIỂM THỰC HIỆN TIẾP NHẬN BẢN KHAI HÀNG HÓA, CÁC CHỨNG TỪ CÓ LIÊN QUAN VÀ THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI TÀU BIỂN NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH
     
    Phần 1.
    HƯỚNG DẪN CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi áp dụng
    1. Văn bản này hướng dẫn thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh (gọi tắt là thủ tục tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh) theo quy định tại Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 64/2011/TT-BTC ngày 13/5/2011 của Bộ Tài chính, áp dụng đối với tàu biển của các hãng tàu/đại lý hãng tàu đã đăng ký tham gia thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
    2. Đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh tham gia thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, nếu quá cảnh, chuyển cảng cũng được áp dụng thủ tục theo hướng dẫn tại văn bản này.
    Điều 2. Đối tượng thực hiện
    1. Cơ quan Hải quan, cán bộ, công chức Hải quan.
    2. Người khai hải quan (hãng tàu, đại lý hãng tàu, công ty giao nhận hoặc người được ủy quyền hợp pháp).
    3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
    Điều 3. Nguyên tắc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
    Việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh thực hiện theo quy định tại Điều 15 Luật Hải quan, Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người khai hải quan, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan.
    Điều 4. Tạo lập thông tin và khai hải quan
    1. Thông tin hồ sơ hải quan điện tử phải đảm bảo:
    a) Đúng chuẩn định dạng do Tổng cục Hải quan công bố; và
    b) Đầy đủ các tiêu chí theo hướng dẫn tại các mẫu biểu (từ Mẫu số 01 đến Mẫu số 08) Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 64/2011/TT-BTC. Ngoài các tiêu chí bắt buộc phải có, người khai hải quan có thể gửi các tiêu chí thông tin khác (nếu có) đến Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan.
    Nội dung chi tiết khai hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Bản hướng dẫn này, gồm: “Tiêu chí thông tin thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh”, trong đó có những tiêu chí bắt buộc, những tiêu chí không bắt buộc (người khai có thể cung cấp khi gửi thông tin điện tử).
    c) Thông tin về con tàu làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh lần đầu:
    Khi làm thủ tục hải quan lần đầu cho một con tàu nhập cảnh, xuất cảnh, người khai hải quan có trách nhiệm khai đầy đủ thông tin về con tàu gồm: Tên tàu, Hô hiệu/số IMO; Quốc tịch tàu, Cảng đăng ký và thực hiện khai bổ sung khi các thông tin này có thay đổi.
    Thông tin được gửi bằng phương thức điện tử đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.
    d) Thời hạn cung cấp thông tin:
    Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg và Điều 6, Điều 7 và Điều 10, Điều 11 Thông tư số 64/2011/TT-BTC dẫn trên.
    2. Tạo lập thông tin và khai hải quan Bản khai hàng hóa:
    a) Đối với hãng tàu/đại lý hãng tàu đã đăng ký tham gia thí điểm: Hãng tàu/đại lý hãng tàu tạo lập thông tin bản khai hàng hóa và gửi đến Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 6 và khoản 1, Điều 10 Thông tư số 64/2011/TT-BTC.
    b) Đối với hãng tàu/đại lý hãng tàu chưa đăng ký tham gia thí điểm: Khai trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan theo điểm b, khoản 1, Điều 6 hoặc điểm b, khoản 1, Điều 10 Thông tư số 64/2011/TT-BTC.
    3. Tạo lập thông tin và khai hải quan đối với các chứng từ khác:
    a) Đối với Vận đơn gom hàng: Công ty giao nhận phát hành Vận đơn gom hàng tạo lập thông tin và khai hải quan điện tử theo lộ trình do Tổng cục Hải quan công bố (có hướng dẫn riêng).
    b) Đối với các chứng từ còn lại của hồ sơ hải quan điện tử: Do hãng tàu/đại lý hãng tàu hoặc thuyền trưởng tạo lập thông tin, gửi đến Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 6 và khoản 1, Điều 10 Thông tư số 64/2011/TT-BTC.
    4. Tạo lập thông tin và khai hải quan Bản khai hàng hóa đối với trường hợp nhiều hãng tàu/đại lý hãng tàu khai thác chung 01 con tàu nhập cảnh/xuất cảnh (share slot):
    a) Đối với hãng tàu/đại lý hãng tàu là chủ tàu:
    a.1) Tạo lập thông tin bản khai hàng hóa điện tử về hàng hóa do hãng tàu/đại lý hãng tàu nhận chuyên chở trực tiếp từ người gửi hàng và phát hành vận tải đơn cho người gửi hàng, gửi đến Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 1, Điều 6; điểm a, khoản 1, Điều 10 Thông tư số 64/2011/TT-BTC.
    a.2) Thông báo cho các hãng tàu/đại lý hãng tàu khác có khai thác chung con tàu (không phải là chủ tàu) tạo lập thông tin bản khai hàng hóa và gửi đến cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan.
    b) Đối với hãng tàu/đại lý hãng tàu khai thác chung con tàu (không phải là chủ tàu): Tạo lập thông tin bản khai hàng hóa điện tử về hàng hóa do hãng mình nhận của người gửi hàng, gửi trực tiếp đến cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan.
    5. Khai sửa chữa, bổ sung:
    a) Thông tin khai đã gửi cho cơ quan Hải quan nếu người khai có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì tạo lập thông tin khai sửa chữa, bổ sung, gửi đến cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (Mẫu số 04/KSCBS/2011 Phụ lục II ban hành kèm Bản hướng dẫn này). Thời điểm khai thông tin sửa chữa, bổ sung thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3, Điều 7, điểm a khoản 1, Điều 11 Thông tư số 64/2011/TT-BTC.
    b) Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan:
    b.1) Hệ thống tự động chấp nhận thông tin khai sửa chữa, bổ sung khi đảm bảo đúng khuôn dạng; nếu không đúng tiêu chí, khuôn dạng thì hệ thống tự động phản hồi lại người khai hải quan và nêu rõ lý do không chấp nhận.
    b.2) Các tiêu chí thông tin khai sửa chữa, bổ sung sẽ tự động thay thế các tiêu chí người khai đã gửi cho cơ quan Hải quan sau khi công chức hải quan kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và khoản 3 Điều 11 Thông tư số 64/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.
    6. Tiếp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan Hải quan:
    Trong quá trình làm thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh, khi có thông tin phản hồi từ cơ quan Hải quan thông qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan hoặc qua e-mail, fax… (khi hệ thống công nghệ thông tin gặp sự cố) người khai hải quan tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.
    Điều 5. Thông quan tàu
    Thông quan tàu điện tử được thực hiện theo hai mức độ quy định tại khoản 2 Điều 4 và Điều 9, Điều 13 Thông tư số 64/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính, cụ thể:
    1. Thông quan tàu trên cơ sở thông tin khai hải quan nếu không có dấu hiệu vi phạm (gọi tắt là thông quan tàu luồng xanh);
    2. Thông quan tàu sau khi đã kiểm tra thực tế tàu (khám xét tàu): chỉ áp dụng đối với trường hợp có căn cứ, có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng quy định tại khoản 3, Điều 51 Luật Hải quan (gọi tắt là thông quan tàu luồng đỏ).
    Điều 6. Thời điểm, thẩm quyền quyết định thông quan tàu
    1. Thời điểm thông quan tàu:
    a) Đối với tàu nhập cảnh:
    a.1) Đối với tàu được phân vào luồng xanh có thể quyết định thông quan trước khi tàu vào vị trí neo đậu.
    a.2) Đối với tàu được phân vào luồng đỏ được quyết định thông quan sau khi đã thực hiện kiểm tra, khám xét tàu.
    b) Đối với tàu xuất cảnh:
    b.1) Đối với tàu được phân vào luồng xanh có thể quyết định thông quan trước hoặc sau khi xếp hàng lên tàu.
    b.2) Đối với tàu được phân vào luồng đỏ được quyết định thông quan sau khi kiểm tra, khám xét tàu và xếp hàng lên tàu.
    2. Thẩm quyền quyết định thông quan tàu:
    a) Đối với tàu được phân vào luồng xanh do Lãnh đạo Đội thủ tục tàu quyết định thông quan.
    b) Đối với tàu được phân vào luồng đỏ do Lãnh đạo Chi cục nơi làm thủ tục tàu quyết định thông quan.
    Điều 7. Xử lý trường hợp hệ thống công nghệ thông tin gặp sự cố
    1. Trường hợp hệ thống thông tin của Hải quan xảy ra sự cố:
    a) Trường hợp Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (sau đây gọi tắt là Hệ thống) hoặc hệ thống mạng diện rộng (WAN) có sự cố dừng hoạt động, bộ phận trực hệ thống và trực nghiệp vụ thông quan tàu tại Tổng cục Hải quan (sau đây gọi là bộ phận thường trực tại Tổng cục Hải quan):
    a.1) Lập sổ nhật ký theo dõi hệ thống với các tiêu chí:
    - Ngày, giờ xảy ra sự cố;
    - Nội dung, nguyên nhân sự cố; ngày, giờ khắc phục (khi sự cố đã được khắc phục);
    - Các ghi chú khác (nếu có);
    a.2) Thông báo ngay (fax hoặc điện thoại…) đến các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các Chi cục Hải quan làm thủ tục tàu về tình trạng sự cố.
    a.3) Hệ thống tự động thông báo kết nối không thành công đến người khai hải quan và gửi email hướng xử lý theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 1, Điều 7 Hướng dẫn này.
    b) Trường hợp Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan tàu điện tử không kết nối, xử lý thông tin được với Hệ thống, Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan tàu điện tử:
    b.1) Lập sổ nhật ký theo dõi hệ thống với các tiêu chí:
    - Ngày, giờ xảy ra sự cố;
    - Nội dung, nguyên nhân sự cố; ngày, giờ khắc phục (khi sự cố đã được khắc phục);
    - Các ghi chú khác (nếu có);
    - Xác nhận của Đội trưởng đội thủ tục tàu hoặc công chức hải quan đội thủ tục tàu;
    b.2) Thông báo nhanh (fax hoặc điện thoại…) đến bộ phận quản lý công nghệ thông tin của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, bộ phận thường trực tại Tổng cục Hải quan về tình trạng sự cố.
    b.3) Thông báo đến người khai hải quan thông qua Website Hải quan, email hướng xử lý theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 1, Điều 7 Hướng dẫn này.
    c) Các hướng xử lý:
    c.1) Chờ khắc phục sự cố và gửi lại thông tin khai hải quan khi khắc phục được sự cố.
    c.2) Chưa khắc phục được sự cố, đề nghị người khai hải quan thực hiện thủ tục thông quan tàu biển theo phương thức truyền thống hướng dẫn tại Quyết định số 2425/QĐ-TCHQ ngày 14/12/2009 của Tổng cục Hải quan.
    2. Trường hợp hệ thống thông tin của người khai hải quan xảy ra sự cố:
    a) Người khai gửi thông báo ngay (fax hoặc điện thoại ...) đến Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tàu và thực hiện thông quan tàu biển theo phương thức truyền thống hướng dẫn tại Quyết định số 2425/QĐ-TCHQ ngày 14/12/2009 của Tổng cục Hải quan;
    b) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tàu thông báo ngay với đơn vị phụ trách công nghệ thông tin của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, bộ phận thường trực tại Tổng cục Hải quan biết và thực hiện thông quan tàu biển theo phương thức truyền thống. Công chức hải quan đội thủ tục tàu lập sổ nhật ký theo dõi hệ thống với các tiêu chí:
    - Ngày, giờ nhận được thông tin về sự cố;
    - Ngày, giờ khắc phục (khi sự cố đã được khắc phục);
    - Các ghi chú khác (nếu có);
    - Xác nhận của Đội trưởng đội thủ tục tàu;
    c) Ngay khi sự cố được khắc phục, người khai hải quan sẽ thông báo với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tàu và thực hiện thủ tục tàu bằng phương thức điện tử. Chi cục Hải quan thông báo ngay với đơn vị phụ trách công nghệ thông tin của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, bộ phận thường trực tại Tổng cục Hải quan.
    3. Trường hợp đường truyền giữa cơ quan hải quan với người khai hải quan gặp sự cố:
    Người khai hải quan thực hiện thủ tục thông quan tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh theo phương thức truyền thống theo hướng dẫn tại Quyết định số 2425/QĐ-TCHQ dẫn trên. Sau đó gửi lại thông tin khai hải quan vào Cổng thông tin điện tử của cơ quan hải quan khi sự cố được khắc phục để cập nhật đầy đủ thông tin vào hệ thống.
    4. Sau khi các sự cố nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Bản hướng dẫn này được khắc phục, các dữ liệu điện tử liên quan đến việc thông quan tàu được người khai hải quan gửi đến hệ thống (kể cả khi tàu biển đã được thông quan).
     
    Phần 2.
    HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
     
    Điều 8. Tàu nhập cảnh
    1. Bước 1: Tạo lập thông tin và khai hải quan
    1.1. Người khai hải quan tạo lập thông tin hồ sơ hải quan điện tử, gửi đến hệ thống theo hướng dẫn tại Điều 4 bản Hướng dẫn này.
    1.2. Công chức hải quan đội thủ tục tàu theo dõi trên hệ thống và hướng dẫn những vấn đề cần thiết khi người khai hải quan có yêu cầu.
    2. Bước 2: Tiếp nhận và phản hồi thông tin khai hải quan
    2.1. Hệ thống:
    Tự động tiếp nhận thông tin 24/7 từ người khai hải quan gửi đến. Nếu thông tin gửi đúng khuôn dạng và đầy đủ các tiêu chí thì hệ thống tự động chấp nhận thông tin khai, gửi thông báo cho người khai biết. Trường hợp không chấp nhận thông tin khai thì hệ thống gửi thông báo đến người khai, nêu lý do không chấp nhận, hướng dẫn người khai hải quan khai lại.
    Bộ phận quản lý hệ thống thông tin của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, bộ phận thường trực tại Tổng cục Hải quan có trách nhiệm trực hệ thống, đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt 24/7. Trường hợp bất khả kháng, công chức Hải quan thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn tại Điều 7 Hướng dẫn này.
    2.2. Công chức Hải quan được phân công tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tàu có trách nhiệm
    Kiểm tra trên hệ thống thông tin điện tử do người khai hải quan gửi đến. Trường hợp hệ thống có thông tin cảnh báo có lỗi hoặc có sự cố thì xử lý theo hướng dẫn tại Điều 7 Hướng dẫn này.
    3. Bước 3: Thông quan tàu
    3.1. Trường hợp tàu nhập cảnh luồng xanh:
    a) Trách nhiệm của công chức hải quan:
    a.1) Kiểm tra kết quả phân luồng trên hệ thống, nếu không có thông tin khác thì nhập ý kiến đề xuất “Thông quan tàu luồng xanh” và ký tên bằng chữ ký số trên Phiếu đề xuất và quyết định thông quan tàu (Mẫu số 01/PTQ/2011 Phụ lục II ban hành kèm Bản hướng dẫn này). Nếu có ý kiến khác thì đề xuất cụ thể trên Phiếu để Lãnh đạo Đội xem xét.
    a.2) Gửi Phiếu đề xuất tới Lãnh đạo Đội thủ tục tàu;
    a.3) Căn cứ ý kiến phê duyệt của Lãnh đạo Đội tại phiếu đề xuất trên hệ thống, nhập ý kiến quyết định thông quan tàu luồng xanh vào thông báo và gửi “Thông báo thông quan tàu biển” đến người khai hải quan theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư 64/2011/TT-BTC.
    b) Trách nhiệm Lãnh đạo Đội thủ tục tàu:
    b.1) Theo dõi, xử lý ý kiến đề xuất của công chức hải quan trên hệ thống, nhập ý kiến quyết định thông quan tàu “Đồng ý thông quan tàu luồng xanh”, ký tên bằng chữ ký số trên hệ thống, hệ thống tự động chuyển kết quả phê duyệt thông quan tàu tới công chức hải quan làm thủ tục tàu.
    b.2) Trường hợp có lý do để áp dụng thông quan tàu luồng đỏ thì ghi rõ căn cứ và ý kiến đề xuất trong Phiếu trình Lãnh đạo Chi cục qua hệ thống theo điểm 3.2 dưới đây.
    c) Trách nhiệm Lãnh đạo Chi cục Hải quan:
    Theo dõi trên hệ thống kết quả thông quan tàu do công chức hải quan và Lãnh đạo Đội thủ tục thực hiện và chỉ đạo nghiệp vụ (nếu có).
    3.2. Trường hợp tàu nhập cảnh luồng đỏ:
    a) Trách nhiệm của công chức hải quan:
    a.1) Kiểm tra kết quả phân luồng trên hệ thống, thông tin khác có liên quan và ý kiến chỉ đạo của cấp trên (nếu có), nếu không có ý kiến khác thì nhập ý kiến đề xuất “Thông quan tàu luồng đỏ” và ký tên bằng chữ ký số trên Phiếu đề xuất. Nếu có ý kiến khác (gồm cả việc chuyển luồng đỏ sang luồng xanh) thì đề xuất cụ thể trên Phiếu để Lãnh đạo Đội xem xét.
    a.2) Gửi Phiếu đề xuất tới Lãnh đạo Đội thủ tục tàu;
    a.3) Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đội, Lãnh đạo Chi cục, Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc kiểm tra, khám xét tàu trên hệ thống, gửi “Thông báo thông quan tàu biển” đến người khai hải quan theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư 64/2011/TT-BTC, trong đó nêu rõ nội dung, yêu cầu các việc liên quan người khai hải quan phải thực hiện khi kiểm tra, khám xét tàu.
    a.4) Nhập kết quả kiểm tra khám xét tàu vào hệ thống trên cơ sở biên bản kiểm tra khám xét tàu và xử lý vi phạm (nếu có).
    b) Lãnh đạo Đội thủ tục tàu:
    Kiểm tra ý kiến đề xuất của công chức Hải quan, ghi ý kiến đề xuất của Lãnh đạo Đội và ký tên bằng chữ ký số vào Phiếu đề xuất trên hệ thống, in Phiếu đề xuất và ký tên, đóng dấu công chức vào Phiếu, trình Lãnh đạo Chi cục xin chỉ đạo.
    c) Lãnh đạo Chi cục Hải quan:
    c1) Kiểm tra ý kiến đề xuất của công chức Hải quan, của Lãnh đạo Đội thủ tục tàu.
    c2) Kiểm tra các căn cứ, dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan.
    c3) Lập Phiếu trên hệ thống và in, ký, đóng dấu Chi cục, trình Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố để xin ý kiến chỉ đạo.
    c4) Ra quyết định khám xét tàu; phối hợp với Chi cục Hải quan nơi tàu neo đậu và Đội kiểm soát chống buôn lậu tổ chức thực hiện việc kiểm tra khám xét tàu theo chỉ đạo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Việc giao Chi cục Hải quan nơi tàu neo đậu hoặc đơn vị khác chủ trì tổ chức khám xét tàu do Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ định.
    4. Bước 4: Xác nhận thời gian tàu đến cảng
    4.1. Người khai hải quan gửi thông tin Thông báo tàu đến cảng theo Mẫu số 2 Phụ lục I Thông tư số 64/2011/TT-BTC tới Hệ thống.
    4.2. Hệ thống tự động cập nhật thời gian tàu đến cảng vào thông tin trên manifest do người khai hải quan đã gửi trong hệ thống.
    Điều 9. Tàu xuất cảnh
    1. Bước 1: Tạo lập thông tin và khai hải quan
    1.1. Người khai hải quan tạo lập thông tin hồ sơ hải quan điện tử, gửi đến hệ thống theo hướng dẫn tại Điều 4 bản Hướng dẫn này.
    1.2. Công chức hải quan đội thủ tục tàu kiểm tra trên hệ thống và hướng dẫn người khai hải quan những vấn đề cần thiết khi có yêu cầu.
    2. Bước 2: Tiếp nhận và phản hồi thông tin khai hải quan
    2.1. Hệ thống:
    Tự động tiếp nhận thông tin 24/7 từ người khai hải quan gửi đến. Nếu thông tin gửi đúng khuôn dạng và đầy đủ các tiêu chí thì hệ thống tự động chấp nhận thông tin khai, gửi thông báo cho người khai biết. Trường hợp không chấp nhận thông tin khai thì hệ thống gửi thông báo đến người khai, nêu lý do không chấp nhận, hướng dẫn người khai hải quan khai lại.
    Bộ phận quản lý hệ thống thông tin của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, bộ phận thường trực tại Tổng cục Hải quan có trách nhiệm trực hệ thống, đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt 24/7. Trường hợp bất khả kháng, công chức hải quan thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn tại Điều 7 Hướng dẫn này.
    2.2. Công chức Hải quan được phân công tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tàu có trách nhiệm:
    Kiểm tra trên hệ thống thông tin điện tử do người khai hải quan gửi đến. Trường hợp hệ thống có thông tin cảnh báo có lỗi hoặc có sự cố thì xử lý theo hướng dẫn tại Điều 7 Hướng dẫn này.
    3. Bước 3: Thông quan tàu:
    3.1. Trường hợp tàu xuất cảnh luồng xanh:
    Thực hiện tương tự như tàu nhập cảnh nêu tại Điểm 3.1, Bước 3, Điều 8 kể trên.
    3.2. Trường hợp tàu xuất cảnh luồng đỏ:
    Thực hiện tương tự như tàu nhập cảnh nêu tại Điểm 3.2, Bước 3 , Điều 8 kể trên.
    4. Bước 4: Xác nhận thời gian tàu rời cảng:
    4.1. Người khai hải quan gửi thông tin Thông báo tàu rời cảng theo Mẫu số 2 Phụ lục I Thông tư số 64/2011/TT-BTC tới Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan.
    4.2. Hệ thống tự động cập nhật thời gian tàu rời cảng vào thông tin trên manifest do người khai hải quan gửi trong hệ thống.
    Điều 10. Tàu quá cảnh
    1. Tàu nhập cảnh (tại cửa khẩu nhập đầu tiên):
    1.1. Thực hiện thủ tục thông quan tàu nhập cảnh theo Điều 8 Hướng dẫn này.
    1.2. Gửi thông tin tàu quá cảnh đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất cảnh:
    a) Trường hợp Chi cục Hải quan nơi tàu xuất cảnh đã thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử:
    a1) Công chức Hải quan đội thủ tục tàu thực hiện:
    - Lập Phiếu chuyển hồ sơ quá cảnh (theo Mẫu số 02/PQC/2011 Phụ lục II ban hành kèm Bản hướng dẫn này), ký xác nhận bằng chữ ký số, gửi vào Hệ thống.
    - Niêm phong kho dự trữ và hầm hàng (nếu có điều kiện và khi cần thiết).
    - Kiểm tra trên hệ thống kết quả làm thủ tục hải quan đối với tàu xuất cảnh do Chi cục Hải quan nơi tàu xuất cảnh thực hiện.
    a2) Hệ thống:
    - Tự động truyền thông tin về bản lược khai hàng hóa quá cảnh (nếu có), thông tin thông quan tàu, thông tin tàu đến/rời cảng… đến Chi cục Hải quan nơi tàu xuất cảnh.
    - Tự động tiếp nhận thông tin phản hồi từ chi cục hải quan tàu xuất cảnh thực hiện gửi đến.
    a3) Người khai hải quan: Tiếp nhận và thực hiện theo hướng dẫn tại thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan.
    b) Trường hợp Chi cục Hải quan nơi tàu xuất cảnh chưa thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử:
    b1) Công chức Hải quan đội thủ tục tàu thực hiện:
    - Lập Phiếu chuyển hồ sơ tàu quá cảnh (bản giấy); niêm phong bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau (bản sao, có đóng dấu giáp lai): 01 bản khai hàng hóa, 01 bản khai chung, 01 bản danh sách thuyền viên, hành khách (nếu có), 01 bản khai dự trữ của tàu, 01 bản khai hàng hóa, hành lý thuyền viên, 01 phiếu chuyển hồ sơ tàu quá cảnh.
    - Giao hồ sơ đã niêm phong cho thuyền trưởng để chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng nơi tàu xuất cảnh.
    - Niêm phong kho dự trữ và hầm hàng (nếu có điều kiện và khi cần thiết).
    - Kiểm tra, xử lý kết quả hồi báo của chi cục hải quan cửa khẩu xuất cảnh.
    b.2) Người khai hải quan: Tiếp nhận hồ sơ đã niêm phong chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng nơi tàu xuất cảnh để làm thủ tục xuất cảnh theo hướng dẫn tại mục II Phần I quy trình thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng ban hành kèm theo Quyết định số 2425/QĐ-TCHQ ngày 14/12/2009 của Tổng cục Hải quan.
    2. Tàu xuất cảnh (tại cửa khẩu xuất cuối cùng):
    2.1. Đối với Chi cục Hải quan nơi tàu xuất cảnh đã thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử:
    a) Khai thác trên Hệ thống thông tin về bản lược khai hàng hóa quá cảnh, thông tin thông quan tàu, thông tin tàu đến/rời cảng…
    b) Công chức Hải quan ký xác nhận bằng chữ ký số, gửi vào Hệ thống thông báo về việc đã tiếp nhận thông tin về tàu, hàng hóa và các vi phạm liên quan đến phương tiện vận tải, hàng hóa, thuyền viên và hành khách (nếu có).
    c) Thực hiện thủ tục thông quan tàu xuất cảnh theo Điều 9 Bản hướng dẫn này.
    d) Xác nhận trên Phiếu chuyển hồ sơ tàu quá cảnh theo mẫu số 02/PQC/2011, hệ thống tự động hồi báo cho Chi cục Hải quan nơi tàu nhập cảnh.
    2.2. Đối với Chi cục Hải quan nơi tàu xuất cảnh chưa thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử:
    a) Thực hiện thông quan tàu biển xuất cảnh theo hướng dẫn tại bước 3, Mục III, Phần I Quy trình ban hành kèm Quyết định số 2425/QĐ-TCHQ ngày 14/12/2009 của Tổng cục Hải quan.
    b) Hồi báo thông tin cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập cảnh theo quy định tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 2425/QĐ-TCHQ dẫn trên.
    Điều 11. Tàu chuyển cảng:
    1. Chi cục Hải quan cảng đi:
    1.1. Thực hiện thủ tục thông quan tàu nhập cảnh theo Điều 8 Hướng dẫn này.
    1.2. Gửi thông tin tàu chuyển cảng đến cảng tiếp theo (cảng đến):
    a) Trường hợp Chi cục Hải quan cảng đến đã thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử:
    a1) Công chức Hải quan đội thủ tục tàu thực hiện các công việc sau:
    - Lập Phiếu chuyển hồ sơ tàu chuyển cảng (theo Mẫu số 03/PCC/2011 Phụ lục II ban hành kèm theo Bản hướng dẫn này), ký bằng chữ ký số, gửi vào Hệ thống.
    - Kiểm tra trên hệ thống kết quả làm thủ tục hải quan đối với tàu chuyển cảng do Chi cục Hải quan cảng đến thực hiện và phản hồi.
    a2) Hệ thống:
    - Tự động truyền thông tin về bản lược khai hàng hóa chuyển cảng (nếu có vận chuyển hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng sẽ được dỡ xuống cảng đến), thông tin về bản lược khai hàng hóa xuất khẩu (nếu trên tàu có vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sẽ được dỡ xuống cảng đến), thông tin thông quan tàu, thông tin tàu đến/rời cảng… đến Chi cục Hải quan cảng đến.
    - Tự động tiếp nhận thông tin phản hồi về tàu chuyển cảng từ Chi cục Hải quan cảng đến thực hiện.
    b) Trường hợp Chi cục Hải quan cảng đến chưa thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử:
    Công chức Hải quan đội thủ tục tàu thực hiện các công việc sau:
    - Lập 02 Phiếu chuyển hồ sơ tàu chuyển cảng (bản giấy), trong đó, 01 bản gửi kèm hồ sơ tàu chuyển cảng, 01 bản lưu hồ sơ; niêm phong bộ hồ sơ gồm tàu chuyển cảng gồm các giấy tờ sau: Phiếu chuyển hồ sơ tàu chuyển cảng, bản khai hàng hóa chuyển cảng, các bản sao có đóng dấu giáp lai gồm: bản khai dự trữ của tàu, bản khai hành lý thuyền viên, danh sách thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có).
    - Giao hồ sơ tàu chuyển cảng cho thuyền trưởng để chuyển cho Chi cục Hải quan cảng đến.
    - Kiểm tra, xử lý kết quả phản hồi thông tin bằng hồ sơ giấy của Chi cục Hải quan cảng đến.
    2. Chi cục Hải quan cảng đến:
    2.1. Đối với Chi cục Hải quan cảng đến đã thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử:
    a) Kiểm tra trên Hệ thống thông tin về hồ sơ tàu chuyển cảng do chi cục hải quan cảng đi gửi.
    b) Công chức Hải quan ký xác nhận bằng chữ ký số, gửi vào Hệ thống thông báo về việc đã tiếp nhận hồ sơ tàu chuyển cảng đến.
    c) Thực hiện thủ tục thông quan đối với tàu chuyển cảng tiếp theo (nếu có) hoặc tàu xuất cảnh (nếu có) theo quy định.
    2.2. Đối với Chi cục Hải quan nơi tàu xuất cảnh chưa thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử:
    a) Thực hiện thủ tục đối với tàu chuyển cảng đến theo Bước 3 Mục IV Phần I Quyết định số 2425/QĐ-TCHQ ngày 14/12/2009 của Tổng cục Hải quan.
    b) Phản hồi thông tin bằng hồ sơ giấy đến Chi cục Hải quan cảng đi.
    Điều 12. Chia sẻ thông tin
    Trên cơ sở phân cấp quản lý và quan hệ phối hợp, Tổng cục Hải quan sẽ cấp mật khẩu cho các đơn vị trong và ngoài ngành khai thác thông tin trên Hệ thống, bao gồm Thông tin khai hải quan, Thông tin thông quan tàu, Thông tin tàu đến/rời cảng. Các đơn vị trong và ngoài ngành có trách nhiệm bảo mật thông tin được chia sẻ, cụ thể như sau:
    1. Đối với các đơn vị trong ngành hải quan:
    a) Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, gồm Cục Giám sát Quản lý về Hải quan, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Ban Quản lý rủi ro, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục thuế XNK, Cục Kiểm tra sau thông quan và các đơn vị khác khi được Tổng cục Hải quan phân quyền.
    b) Các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố (kể cả nơi không thực hiện thí điểm thủ tục hải quan tàu điện tử), gồm:
    Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tàu, Chi cục Hải quan nơi dỡ hàng/xếp hàng, Đội Quản lý rủi ro, Đội Kiểm soát Hải quan, Phòng Giám sát quản lý, Trung tâm dữ liệu và các đơn vị khác khi được Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố phân quyền.
    c) Các đơn vị thuộc Chi cục Hải quan nơi dỡ hàng/xếp hàng, nơi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa chuyển chở trên con tàu đó, gồm:
    Đội/Tổ Giám sát, Đội/Tổ Kiểm soát, Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu và các đơn vị khác do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phân quyền.
    2. Đối với các đơn vị ngoài ngành:
    a) Đối với Cảng vụ hàng hải:
    a.1) Thông tin bản khai chung;
    a.2) Thông tin danh sách thuyền viên;
    a.3) Thông tin bản khai hàng hóa nguy hiểm;
    a.4) Thông tin thông quan tàu, thông tin tàu đến/rời cảng.
    b) Đối với Biên phòng cửa khẩu:
    b.1) Thông tin bản khai chung;
    b.2) Thông tin danh sách thuyền viên;
    b.3) Thông tin danh sách hành khách;
    b.4) Thông tin thông quan tàu, thông tin tàu đến/rời cảng.
    c) Đối với cơ quan kiểm dịch:
    c.1) Thông tin thông quan tàu;
    c.2) Thông tin tàu đến/rời cảng.
    d) Đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng:
    d.1) Thông tin bản khai chung;
    d.2) Thông tin bản khai hàng hóa;
    d.3) Thông tin thông quan tàu, thông tin tàu đến/rời cảng.
    Điều 13. Lưu trữ và bảo mật thông tin
    Thông tin khai hải quan, thông tin thông quan tàu, thông tin tàu đến/rời cảng được lưu trữ trong hệ thống và bảo mật theo chế độ quy định. Trường hợp cần thiết các thông tin khai được in ra theo các Mẫu chứng từ giấy quy định tại Thông tư số 64/2011/TT-BTC dẫn trên.
     
    Phần 3.
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN
     
    Điều 14. Nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan:
    1. Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan:
    1.1. Đảm bảo Cổng thông tin điện tử của cơ quan Hải quan hoạt động 24/24 giờ; Bố trí công chức trực hệ thống để xử lý các trường hợp có vướng mắc phát sinh hoặc sự cố hệ thống.
    1.2. Hỗ trợ người khai Hải quan trong kết nối, xử lý thông tin khai bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh.
    2. Cục Giám sát quản lý về Hải quan và Ban Quản lý rủi ro:
    2.1. Bố trí công chức trực để xử lý các vướng mắc phát sinh khi Hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp có yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ thông quan tàu.
    2.2. Xây dựng, duy trì vận hành Bộ tiêu chí quản lý rủi ro cấp Tổng cục đối với tàu biển, hàng hóa, hành khách.
    2.3. Hướng dẫn, kiểm tra các Cục Hải quan tỉnh, thành phố cập nhật bộ tiêu chí quản lý rủi ro cấp Cục đối với tàu biển, hàng hóa, hành khách.
    Điều 15. Nhiệm vụ của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi làm thí điểm
    1. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế để xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí rủi ro cấp Cục Hải quan.
    2. Bố trí công chức trực hệ thống, trực nghiệp vụ giám sát quản lý và quản lý rủi ro để kịp thời xử lý vướng mắc phát sinh hoặc xử lý các yêu cầu, chỉ đạo của Tổng cục Hải quan.
    3. Đảm bảo kết nối mạng đến các bộ phận giám sát tàu nhập cảnh, xuất cảnh. Kịp thời thông báo và có biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố kết nối mạng trong phạm vi quản lý;
    4. Chỉ đạo các Chi cục Hải quan tổ chức phối hợp trong nội bộ và các đơn vị liên quan tại khu vực cửa khẩu cảng để thực hiện thông quan tàu, thông quan hàng hóa./.
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 1870/QĐ-TCHQ Bản hướng dẫn thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa, chứng từ với tàu biển xuất nhập cảnh

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Tổng cục Hải quan
    Số hiệu:1870/QĐ-TCHQ
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:28/09/2011
    Hiệu lực:28/09/2011
    Lĩnh vực:Hải quan, Xuất nhập cảnh
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Vũ Ngọc Anh
    Ngày hết hiệu lực:03/01/2017
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X