hieuluat

Thông tư hướng dẫn thi hành Quyết định số 157-HĐBT ngày 16/5/1991

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Tổng cục Hải quanSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:479-TCHQ-PCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thanh
    Ngày ban hành:13/06/1991Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Chưa xác định
    Lĩnh vực:Hải quan
  • THÔNG TƯ

    CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 479/TCHQ-PC
    NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN THI HÀNH
    QUYẾT ĐỊNH SỐ 157-HĐBT NGÀY 16-5-1991
    CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

     

    Ngày 16-5-1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 157/HĐBT "Về chế độ đối với hàng hoá, ngoại tệ của Việt kiều mang theo khi về nước thăm gia đình, của người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi về nước giúp đỡ người thân".

    Thi hành Điều 7 của Quyết định số 157-HĐBT, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành những điều liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước về hải quan như sau:

     

    I- ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA QUYẾT ĐỊNH
    SỐ 157-HĐBT LÀ:

     

    - Hàng hoá và ngoại tệ của Việt kiều mang theo hoặc gửi chậm khi về nước thăm gia đình;

    - Hàng hoá và ngoại tệ của người Việt Nam định cư ở bất kỳ nước ngoài nào gửi về nước giúp đỡ người thân.

    Hàng hoá và ngoại tệ của Việt kiều về nước thăm gia đình mang theo khi xuất cảnh và của người trong nước gửi cho người thân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định 157-HĐBT, mà vẫn thực hiện như hiện nay.

     

    II- VỀ CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG:

     

    A. Những mặt hàng mà Nhà nước đã cấm nhập khẩu thì tuyệt đối không được mang theo và gửi về nước (theo danh mục do Liên Bộ Bộ Thương nghiệp - Tổng cục Hải quan công bố từng thời gian).

    Cụ thể là những mặt hàng sau:

    1) Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, chất nổ, pháo.

    2) Các loại ma tuý, hoá chất độc.

    3) Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động.

    4) Thuốc lá điếu.

    B. Những mặt hàng tạm ngừng nhập khẩu thì tuyệt đối không được mang theo và gửi về nước (theo danh mục do Liên Bộ Bộ Thương nghiệp- Tổng cục Hải quan công bố từng thời gian):

    1) Xe ô tô du lịch từ 15 chỗ ngồi trở xuống.

    2) Xe hai bánh gắn máy.

    (Hai mặt hàng này đã tạm ngừng nhập khẩu theo Chỉ thị số 231/CT ngày 7-9-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).

    C. Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu (theo danh mục do Liên Bộ Bộ Thương nghiệp - Tổng cục Hải quan công bố từng thời gian):

    1) Xe đạp và phục tùng xe đạp.

    2) Quạt điện.

    3) Ti vi, radio, radio catxet, dầu "dex", dầu video nguyên chiếc và ở dạng SKD.

    4) Linh kiện điện tử các loại (tivi, radio, radio catxet, dầu "dex", đầu video dạng CKD).

    5) Vải.

    6) Nguyên, phụ liệu thuốc lá.

    7) Bia, rượu.

    8) Hàng thực phẩm chế biến và tươi sống, hàng bách hoá, văn phòng phẩm và các hàng tiêu dùng khác.

    Đối với hàng hạn chế nhập khẩu mỗi lần mang theo hoặc gửi về nước giúp đỡ người thân chỉ được mang theo hoặc gửi về mỗi mặt hàng trị giá không quá 100 USD, tổng giá trị tám mặt hàng này không quá 500 USD, và phải nộp thuế nhập khẩu phi mậu dịch.

    Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày 21-5-1991 đến ngày 20-7-1991 nếu mang theo hoặc gửi về nước 8 mặt hàng trên về đến cửa khẩu thì chủ hàng hoặc người nhận hàng được nộp thuế nhập khẩu phi mậu dịch và nhận hàng về sử dụng. Kể từ ngày 21-7 -1991trở đi, nếu mang theo hoặc gửi về nước bị coi là hàng nhập khẩu trái phép và bị xử lý theo các quy định hiện hành.

    D. Những mặt hàng Nhà nước khuyến khích nhập khẩu :

    1) Thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ sản xuất.

    2) Vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.

    3) Những mặt hàng khuyến khích nhập khẩu khác (không nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu, hàng tạm ngừng nhập khẩu và hàng hạn chế nhập khẩu bằng đường phi mậu dịch do Liên Bộ Bộ Thương nghiệp - Tổng cục Hải quan công bố từng thời gian) thì được mang theo hoặc gửi về nước không hạn chế số lần, số lượng và trị giá. Đối với những mặt hàng có thuế nhập khẩu phi mậu dịch thì phải nộp thuế theo luật định.

     

    III- THỦ TỤC HẢI QUAN

     

    1. Hàng hoá, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý... của các đối tượng trên mang theo hoặc gửi về nước bằng đường biển, đường hàng không, đường bưu điện quốc tế... khi tới cửa khẩu, người có hàng hoá phải làm thủ tục hải quan. Hàng hoá, ngoại hối nhập khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.

    Thủ tục hải quan được tiến hành như hiện nay.

    Nhân viên hải quan phải có thái độ văn minh, lịch sự và có trách nhiệm hướng dẫn chủ hàng hoặc người nhận hàng làm đầy đủ thủ tục hải quan.

    2. Hải quan cấp tỉnh chỉ đạo hải quan cửa khẩu đến đúng 17 giờ ngày 20-7-1991 cùng với các tổ chức vận tải, các tổ chức nhập khẩu tiến hành kiểm kê và lập biên bản xác nhận những mặt hàng hạn chế nhập khâủ của các đối tượng 157 còn tồn động tại kho hàng hoặc trên phương tiện vận tải đã làm thủ tục nhập cảnh nhưng chưa bốc lên kho hàng. Biên bản này phải gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Giám quản) để báo cáo. Đối với số hàng tồn đọng này phải tiến hành làm thủ tục hải quan để giải phóng cho hết trong thời hạn không quá 3 tháng.

     

     

    IV. XỬ LÝ VI PHẠM:

     

    Những hành vi vi phạm các quy định của Quyết định số 157/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư này cũng như những hành vi lợi dụng các quy định trên để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái phép thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Quyết định số 157/HĐBT ngày 16-5-1991 của Hội đồng Bộ trưởng có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 20-5-1991.

    Trong quá trình thực hiện Quyết định trên và Thông tư này, Hải quan cấp tỉnh báo cáo kịp thời tình hình mới phát sinh để Tổng cục Hải quan nghiên cứu và chỉ đạo trực tiếp.

     

     

    DANH MỤC MẶT HÀNG CẤM XUẤT KHẨU,
    CẤM NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 641/TN-TCHQ ngày 11-6-1991 của
    Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan )

     

    I- MẶT HÀNG CẤM XUẤT KHẨU

     

    1-Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, chất nổ.

    2- Đồ cổ và các loại văn hoá phẩm thuộc độc quyền sở hữu của Nhà nước

    3-Các loại đồ gỗ và động vật quý hiếm ( theo phụ lục số 1 và số 2 )

    4- Thuốc phiện, ma tuý, dưới dạng nguyên liệu và thành phẩm, hoá chất độc.

    II-MẶT HÀNG CẤM NHẬP KHẨU

     

    1- Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, chất nổ, pháo.

    2- Các loại ma tuý, hoá chất độc.

    3-Các loại văn hoá phẩm đồi trụy, phản động.

    4- Thốc lá điếu (trừ các đối tượng được hưởng chế độ theo Nghị định số 131/HĐBT ngày 27-8-1987)

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X