QUỐC HỘI -------- Nghị quyết số: 102/2015/QH13 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015 |
NGHỊ QUYẾT
---------------------------------
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Tờ trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
2. Nghị quyết số 07/2002/QH11 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.
3. Các đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Sinh Hùng |
NỘI QUY
KỲ HỌP QUỐC HỘI
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015)
Chương I
Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Trước khi khai mạc kỳ họp, Quốc hội họp trù bị để xem xét, thông qua chương trình kỳ họp và tiến hành một số nội dung khác.
Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp trù bị. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước điều hành phiên họp trù bị.
1. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Kỳ họp giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóaQuốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trướcquyết định chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ngày khai mạc kỳ họp cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp.
3. Trước khi Chủ tịch Quốc hội khai mạc và sau khi Chủ tịch Quốc hội bế mạc kỳ họp, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định tại Điều 47 của Luật tổ chức Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, thảo luận vàbiểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Trường hợp không thể tham dự phiên họp, đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo cho Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội. Trường hợp đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt từ 03 ngày làm việc liên tục trở lên tại mỗi kỳ họp thì gửi văn bản và nêu rõ lý do đến Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời gửi văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định.Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội được ghi vào Biên bản kỳ họp Quốc hội; danh sách đại biểu Quốc hội vắng mặt phiên họp được ghi vào Biên bản phiên họp.
2. Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin về kỳ họp Quốc hội phải bảo đảm chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung các phiên họp kín của Quốc hội.
3. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài liệu của kỳ họp Quốc hội theo quy định của pháp luật; trả lại tài liệu cần thu hồi khi được yêu cầu; sử dụng, bảo quản huy hiệu đại biểu Quốc hội, thẻ đại biểu Quốc hội theo đúng quy định.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác về kỳ họp Quốc hội; tổ chức và điều hành hoạt động của Đoàn; giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội.
Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội giúp Trưởng đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn. Khi Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó Trưởng đoàn được Trưởng đoàn ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng đoàn.
1. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
2. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
3. Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội;
b) Quốc hội xem xét, thông qua chương trình kỳ họp Quốc hội.
4. Trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội;
b) Quốc hội xem xét, thông qua việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội.
5. Chương trình kỳ họp Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
6. Trường hợp cần thiết điều chỉnh thời gian thực hiện nội dung trong Chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội.
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội đồng ý hoặc phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội.
2. Khách mời danh dự trong nước, quốc tế do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội về khách mời danh dự quốc tế trước khi báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
3. Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Căn cứ chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội quyết định danh sách người được mời quy định tại khoản này.
4. Chế độ sử dụng tài liệu và vị trí chỗ ngồi của người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này do Tổng thư ký Quốc hội quyết định.
5. Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.
1. Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội bao gồm:
a) Tài liệu chính thức được sử dụng tại kỳ họp, gồm tài liệu thuộc hồ sơ của các dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề án theo quy định của pháp luật và các tờ trình, báo cáo khác thuộc nội dung của kỳ họp, do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội;
b) Tài liệu tham khảo gồm các ấn phẩm và chuyên đề nghiên cứu được cung cấp cho đại biểu Quốc hội để cung cấp thêm thông tin về nội dung Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp, do Tổng thư ký Quốc hội quyết định. Khi cần thiết, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội phối hợp với Tổng thư ký Quốc hội cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ đại biểu Quốc hội tại kỳ họp.
2. Hình thức lưu hành tài liệu phục vụ tại kỳ họp Quốc hội là bản điện tử và bản giấy được quy định như sau:
a) Tài liệu chính thức được lưu hành bằng hình thức bản điện tử, trừ trường hợp thuộc bí mật nhà nước. Tài liệu chính thức được lưu hành bằng hình thức bản giấy bao gồm tài liệu thuộc bí mật nhà nước, tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 73 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu khác do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội;
b) Hình thức lưu hành tài liệu tham khảo do Tổng thư ký Quốc hội quyết định.
3. Tài liệu phục vụ kỳ họp được gửi đến Văn phòng Quốc hội để gửi đại biểu Quốc hội.
4. Căn cứ quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội ban hành văn bản danh mục tài liệu thu hồi tại kỳ họp.
Tài liệu chính thức được sử dụng tại kỳ họp, luật, nghị quyết của Quốc hội, biên bản, tài liệu ảnh, tài liệu ghi âm của các phiên họp tại kỳ họp được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương trình, nội dung của kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Quốc hội tại kỳ họptheo quy định của pháp luật.
2. Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo về kỳ họp trước phiên khai mạc và sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội. Trường hợp cần thiết, Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thức về sự kiện diễn ra tại kỳ họp Quốc hội.
3. Phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Các phiên họp khác của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
4. Tổng thư ký Quốc hội quyết định thông tin, tài liệu kỳ họp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
5. Văn kiện chủ yếu của mỗi kỳ họp Quốc hội được đăng trong kỷ yếu của kỳ họp Quốc hội do Văn phòng Quốc hội ấn hành.
6. Đại diện cơ quan báo chí, thông tấn được tạo điều kiện thuận lợi tại khu vực dành riêng để tham dự, đưa tin về các phiên họp công khai tại kỳ họp Quốc hội và bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí. Tổng thư ký Quốc hội quy định cụ thể về việc hoạt động của đại diện cơ quan báo chí, thông tấn tại khu vực diễn ra kỳ họp Quốc hội.
1. Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội về các nội dung của kỳ họp Quốc hội bằng hình thức phiếu xin ý kiến.
2. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thể hiện ý kiến vào phiếu xin ý kiến và gửi lại phiếu xin ý kiến đến Tổng thư ký Quốc hội đúng thời hạn.
3. Tổng thư ký Quốc hội phối hợp với Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, cơ quan hữu quan tổ chức gửi, thu phiếu xin ý kiến; tập hợp, tổng hợp kết quả phiếu xin ý kiến và báo cáo Quốc hội.
1. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức việc thảo luận, đánh giá kết quả kỳ họp tại Đoàn; gửi báo cáo tổng hợp ý kiến của Đoàn đến Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi bế mạc kỳ họp Quốc hội.
2. Sau khi bế mạc kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp gần nhất, căn cứ ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức tổng kết kỳ họp Quốc hội với sự tham gia của Chủ tịch nước, đại diện Chính phủ, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Kiểm toán nhà nước, đại diện cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
3. Báo cáo tổng kết kỳ họp Quốc hội được gửi đến đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
Chương II
1. Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội được Quốc hội quyết định và ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội bao gồm:
a) Phiên họp toàn thể của Quốc hội;
b) Phiên họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp;
c) Phiên họp do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp thuộc lĩnh vực phụ trách;
d) Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội;
đ) Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội.
2. Trường hợp cần thiết,Chủ tịch Quốc hội họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội khác có liên quan trao đổi về những vấn đề trình Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành công khai, trừ trường hợp Quốc hội quyết định họp kín.
4. Thời gian tiến hành các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội do Quốc hội quyết định và được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
5. Chủ tọa các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm điều hành phiên họp theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan; bảo đảm thực hiện đúng chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua.
1. Quốc hội nghe thuyết trình về dự án, đề án, trình bày báo cáo; thảo luận và quyết định các vấn đề trong chương trình kỳ họp tại phiên họp toàn thể.
2. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội chủ tọaphiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới.
3. Thời gian thuyết trình về dự án, đề án, trình bày báo cáo không quá 15 phút, trừ trường hợp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
4. Tổng thư ký Quốc hội bố trí vị trí ngồi của đại biểu Quốc hội, phân công thư ký tại phiên họp toàn thể.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội.
2. Trình tự phiên họp thảo luận về nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;
b) Đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu qua hệ thống điện tử khi Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên họp về nội dung đó;
c) Chủ tọa mời từng đại biểu Quốc hội phát biểu theo thứ tự đăng ký. Căn cứ nội dung và tình hình thảo luận thực tế, Chủ tọa có thểmời đại biểu phát biểu không theo thứ tự đăng ký;
d) Đại biểu Quốc hội phát biểu tập trung về nội dung của phiên thảo luận; không phát biểu quá hai lần về cùng một nội dung. Thời gian phát biểu lần thứ nhất không quá 07 phút, lần thứ hai không quá 03 phút.
Trường hợp đại biểu Quốc hội đã đăng ký mà chưa được phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do thời gian phát biểu đã hết thì gửi ý kiến bằng văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội để tập hợp, tổng hợp;
đ) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
1. Phiên họp chất vấn được tiến hành theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
2. Mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu chất vấnkhông quá 02 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấncủa một đại biểu không quá 05 phút. Trường hợp cần thiết, Chủ tọa quyết định việc kéo dài thời gian trả lời chất vấn.
Chủ tọa có quyền nhắc trong trường hợp đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không đúng nội dung phiên chất vấn hoặc quá thời gian quy định, người bị chất vấn trả lời không đúng trọng tâm chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc quá thời gian quy định.
1. Quốc hội quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
a) Biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử;
b) Biểu quyết bằng bỏ phiếu kín;
c) Biểu quyết bằng giơ tay.
Hình thức biểu quyết do Quốc hội quyết định được ghi trong Chương trình kỳ họp Quốc hội.
2. Trình tự biểu quyết tại phiên họp toàn thể được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa phiên họp nêu rõ nội dung vấn đề Quốc hội cần biểu quyết;
b) Quốc hội biểu quyết;
c) Chủ tọa phiên họp báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay. TrưởngBan kiểm phiếu báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.
3. Việc tiến hành biểu quyết được thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp, đại biểu Quốc hội không biểu quyết thay đại biểu Quốc hội khác. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
4. Trường hợp cần biểu quyết lại một vấn đề đã được Quốc hội biểu quyết thông qua nhưng chưa có hiệu lực thi hành thì Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân trình dự án, đề án, báo cáo, cơ quan thẩm tra trình Quốc hội xem xét, quyết định việc biểu quyết lại theo trình tự như sau:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc biểu quyết lại;
b) Quốc hội xem xét, thông qua việc biểu quyết lại.
Việc biểu quyết lại được tiến hành khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
5. Trình tự Quốc hội xem xét, quyết định vấn đề đã được Quốc hội quyết định biểu quyết lại như sau:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội nội dung vấn đề cần biểu quyết lại;
b) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nội dung vấn đề cần biểu quyết lại.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp để thảo luận, xem xét về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp.
2. Đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan được mời tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Trình tự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu các nội dung cần tập trung thảo luận;
b) Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
c) Đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phát biểu ý kiến;
d) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
1. Tại mỗi kỳ họp Quốc hội,Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Tổ đại biểu Quốc hội, chỉ định Tổ trưởng, PhóTổ trưởngTổ đại biểu Quốc hội.
2. Tổ trưởng Tổ đại biểu Quốc hội chủ tọa phiên họp Tổ. Trường hợp Tổ trưởng vắng mặt thì Phó Tổ trưởngđược phân côngchủ tọa phiên họp.
3. Thư ký phiên họp Tổ do Chủ tọa phiên họp quyết định.
4. Trình tự phiên họp thảo luận ở Tổ về từng nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu những nội dungđề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;
b) Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến;
c) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
1. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chủ tọa phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội. Trường hợp Trưởng đoàn vắng mặt thì Phó trưởng đoàn được phân công chủ tọa phiên họp.
2. Thư ký phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tọa phiên họp quyết định.
3. Trình tự phiên họp thảo luận ở Đoàn về từng nội dung của kỳ họp Quốc hội được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu những nội dung đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;
b) Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến;
c) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
1. Các đại biểu Quốc hội không phải là thành viên của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có thể đăng ký hoặc được mờitham gia phiên họp.
2. Trình tự phiên họp do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức tại kỳ họp được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu những nội dungđề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận;
b) Khi cần thiết, Chủ tọa đề nghị đại diện cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị trình bày báo cáo về nội dung thảo luận;
c) Đại biểu Quốc hội thảo luận;
d) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
1. Trường hợp cần thiết,theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về đề nghị họp kín theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo về đề nghị Quốc hội họp kín;
b) Quốc hội thảo luận, biểu quyết về việc họp kín.
2. Thành phần được mời dự; việc ghi âm, lập biên bản phiên họp kín của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội. Trình tự, thủ tục của phiên họp kín như các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội.
1. Kỳ họp Quốc hội và các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội phải được ghi âm, ghi biên bản.
2. Biên bản kỳ họp Quốc hội gồm biên bản tổng hợp, biên bản các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội. Biên bản tổng hợp do Chủ tịch Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội ký xác thực.
3. Biên bản phiên họp toàn thể của Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết của Quốc hội tại phiên họp, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, Thư ký phiên họp ký xác thực.
4. Biên bản các phiên họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội ký xác thực.
5. Biên bản các phiên họp do Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, Thư ký phiên họp ký xác thực.
6. Biên bản các phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội và do Chủ tọa phiên họp, Thư ký phiên họp ký xác thực.
7. Biên bản và bản ghi âm các phiên họp phải được chuyển đến Tổng thư ký Quốc hội để xây dựng Biên bản kỳ họp Quốc hội.
8. Mẫu biên bản tổng hợp, biên bản các phiên họp do Tổng thư ký Quốc hội quy định.
1. Ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu Quốc hội tại các phiên họp có giá trị như nhau và phải được tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình và báo cáo đầy đủ, trung thực với Quốc hội.
2. Tổng thư ký Quốc hội chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, cơ quan hữu quan tập hợp, tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội.
3. Báo cáo tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về từng nội dung của kỳ họp Quốc hội được gửi tới đại biểu Quốc hội chậm nhất 02 ngày trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể về nội dung đó. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội tại phiên biểu quyết thông qua phải được gửi tới đại biểu Quốc hội chậm nhất 01 ngày trước phiên biểu quyết thông qua nội dung đó.
4. Mẫu báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội do Tổng thư ký Quốc hội quy định.
Điều 26. Bảo đảm trật tự tại kỳ họp Quốc hội
1. Các đại biểu Quốc hội, các cá nhân khác được mời tham gia phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm giữ trật tự phiên họp; tuân thủ các quy định của Nội quy này về trình tự, thủ tục tiến hành các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ lịch sự; tôn trọng các đại biểu Quốc hội, các cá nhân khác, các cơ quan, tổ chức tại phiên họp.
2. Trường hợp đại biểu Quốc hội hoặc cá nhân khác được mời tham dự phiên họp có hành vi không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Chủ tọa phiên họp nhắc đại biểu Quốc hội, cá nhân đó trước phiên họp.
Chương III
1. Ban kiểm phiếu gồm Trưởng ban và các thành viên là đại biểu Quốc hội được Quốc hội bầu ra theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội; tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, thành viên Ban kiểm phiếu do Chủ tịch Quốc hội khoá trước đề nghị. Thành viên Ban kiểm phiếu không là người trong danh sách để Quốc hội bầu, phê chuẩn; miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ; phê chuẩn miễn nhiệm, cách chức; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ hướng dẫn, điều hành việc biểu quyết bằng bỏ phiếu kín; xác định kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết; lập biên bản và báo cáo Quốc hội kết quả kiểm phiếu, biểu quyết; niêm phong phiếu biểu quyết; giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về việc kiểm phiếu.
3. Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kíntheo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
b) Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;
c) Việc miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ; phê chuẩn miễn nhiệm, cách chức phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
4. Ban kiểm phiếu hết nhiệm vụ sau khi công bố kết quả kiểm phiếu hoặc kết quả biểu quyết. Trường hợp một kỳ họp tiến hành nhiều lần bỏ phiếu kín, Quốc hội có thể quyết định việc Ban kiểm phiếu đã được thành lập trong lần bỏ phiếu trước tiếp tục làm việc trong các lần bỏ phiếu tiếp theo.
5. Sau khi Ban kiểm phiếu hết nhiệm vụ, nếu có khiếu nại, tố cáo của đại biểu Quốc hội về việc kiểm phiếu, Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét, giải quyết và báo cáo kết quả với Quốc hội.
6. Thể lệ bỏ phiếu, mẫu phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, biên bản niêm phong phiếu biểu quyết do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
1. Hồ sơ trình Quốc hội về người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình;
b) Báo cáo thẩm tra trong trường hợp pháp luật quy định;
c) Hồ sơ về người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và các tài liệu khác theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ về người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định và phải được gửi tới Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 02 ngày trước phiên họp bầu chức danh đó.
3. Hồ sơ trình Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm; cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình;
b) Các tài liệu khác theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao. Người tuyên thệ phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ. Thời gian tuyên thệ không quá 03 phút.
1. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, Quốc hội quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước trình Quốc hội số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khoá trước có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội;
d) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử;
c) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khoá trước có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử;
đ) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
e) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
g) Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín;
h) Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết;
i) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
k) Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.
4. Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
2. Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.
6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
7. Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
10. Chủ tịch nước tuyên thệ.
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm:
a) Tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ;
b) Dự thảo nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ;
c) Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật về cơ cấu tổ chức của Chính phủ;
d) Tài liệu khác (nếu có).
2. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo trình tự sau đây:
a) Chính phủ khóa trước trình Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa mới và dự thảo nghị quyết;
b) Ủy ban pháp luật của Quốc hội trình báo cáo thẩm tra;
c) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời đại diện Chính phủ khóa trước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
đ) Chính phủ khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội;
e) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa mới.
1. Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch nước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
5. Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.
6. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
7. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
9. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.
10. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
11. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
12. Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hộitrình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.
2. Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
5 Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.
6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
7. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.
1. Quốc hội quyết định cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ theo trình tự sau đây:
a) Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ;
b) Ủy ban pháp luật của Quốc hội trình báo cáo thẩm tra;
c) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời Thủ tướng Chính phủ tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
đ) Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội;
e) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ.
2. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ theo trình tự sau đây:
a) Thủ tướng Chính phủ trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
b) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời Thủ tướng Chính phủ tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
d) Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội;
đ) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
e) Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín;
g) Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết;
h) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
1. Chủ tịch nước trình Quốc hội danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.
2. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
3. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh bằng hình thức bỏ phiếu kín.
4. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn đề nghịbổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Ủy ban tư pháp của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
5. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.
6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
7. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.
8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
1. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia trình Quốc hội danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
4. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.
5. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
6. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia bằng hình thức bỏ phiếu kín.
7. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
8. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia.
1. Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội hoặc một Phó Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội;
d) Trước khi Quốc hội thảo luận, người bị đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm có quyền phát biểu ý kiến tại phiên họp toàn thể;
đ) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
e) Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín;
g) Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết;
h) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật tổ chức Quốc hội theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền trình Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm người giữ chức vụ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật tổ chức Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức;
b) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
c) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
d) Đại diện cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội;
đ) Trước khi Quốc hội thảo luận, người đượcđề nghị miễn nhiệm, người bị đề nghị bãi nhiệm, cách chức có quyền phát biểu ý kiến tại phiên họp toàn thể;
e) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
g) Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức bằng hình thức bỏ phiếu kín;
h) Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết;
i) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
2. Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội có quyền phát biểu ý kiến tại phiên họp toàn thể.
3. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
4. Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
5. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
6. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.
2. Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.
4. Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội bị đề nghị bãi nhiệm có quyềnphát biểu ý kiến tại phiên họp toàn thể, trừ trường hợp bị tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và các trường hợp khác do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
5. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
6. Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
7. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
8. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội.
2. Ủy ban tư pháp của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra.
3. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời.
2. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập Ủy ban lâm thời. Nghị quyết quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu và số lượng thành viên, phương thức hoạt động, thời điểm kết thúc nhiệm vụ của Ủy ban lâm thời.
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan bao gồm:
a) Tờ trình về thành lập, bãi bỏ cơ quan;
b) Đề án thành lập, bãi bỏ cơ quan;
c) Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, bãi bỏ cơ quan;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Dự thảo nghị quyết thành lập, bãi bỏ cơ quan;
e) Báo cáo thẩm tra về việc thành lập, bãi bỏ cơ quan.
2. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 133 của Luật tổ chức chính quyền địa phương và báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật hoặc Ủy ban lâm thời về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt.
3. Quốc hội thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo trình tự sau đây:
a) Chính phủ trình Quốc hội thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và dự thảo nghị quyết;
b) Ủy ban pháp luật của Quốc hội hoặc Ủy ban lâm thời do Quốc hội thành lậptrình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
d) Trong quá trình thảo luận, Chính phủ giải trình về những vấn đề liên quan đến việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt mà đại biểu Quốc hội nêu;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban pháp luật của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
g) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Trường hợp Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết thành lập, giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại nhiều kỳ họp Quốc hội thì áp dụng trình tự quy định tại Điều 75 và Điều 76 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Quốc hội thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan có thẩm quyền trình Quốc hội việc thành lập, bãi bỏ cơ quan và dự thảo nghị quyết;
b) Ủy ban pháp luật của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
d) Trong quá trình thảo luận, cơ quan có thẩm quyền trình giải trình về những vấn đề liên quan đến việc thành lập, bãi bỏ cơ quan mà đại biểu Quốc hội nêu;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban pháp luật của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
g) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập, bãi bỏ cơ quan.
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm bao gồm:
a) Báo cáo của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tiếp theo, năm tiếp theo;
b) Dự thảo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm;
c) Báo cáo của Ủy ban kinh tế của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
d) Báo cáo của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội tham gia thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác phụ trách (nếu có);
đ) Các báo cáo của cơ quan, tổ chức hữu quan có liên quan.
2. Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm tại kỳ họp cuối năm trước.
3. Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm theo trình tự sau đây:
a) Chính phủ báo cáo về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm và dự thảo nghị quyết;
b) Trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan báo cáo về lĩnh vực có liên quan;
c) Ủy ban kinh tế của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
d) Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội, tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội;
đ) Trong quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ giải trình về những vấn đề liên quan đến các báo cáo, dự thảo nghị quyết mà đại biểu Quốc hội nêu;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban kinh tế của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
g) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
h) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm.
4. Tại kỳ họp giữa năm, trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội quyết định điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm theo trình tự quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định kế hoạch tài chính 5 năm bao gồm:
a) Báo cáo của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm hiện hành và dự kiến kế hoạch tài chính 5 năm tiếp theo;
b) Dự thảo nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm;
c) Báo cáo của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
d) Báo cáo của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết về nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách (nếu có).
2. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương hằng năm bao gồm:
a) Báo cáo của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm tiếp theo và các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật ngân sách nhà nước;
b) Dự thảo nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, dự thảo nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương;
c) Báo cáo của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
d) Báo cáo của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác phụ trách (nếu có).
3. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước bao gồm:
a) Báo cáo của Chính phủ về quyết toán ngân sách nhà nước;
b) Dự thảo nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
c) Báo cáo của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
d) Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán nhà nước.
4. Quốc hội quyết định kế hoạch tài chính 5 năm; dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước theo trình tự sau đây:
a) Chính phủ báo cáo về dự kiến kế hoạch tài chính 5 năm; dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; dự thảo nghị quyết;
b) Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
d) Trong quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ giải trình về những vấn đề liên quan đến các báo cáo, dự thảo nghị quyết mà đại biểu Quốc hội nêu;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
g) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm; dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
5. Trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định theo trình tự quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm bao gồm:
a) Báo cáo của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tiếp theo, năm tiếp theo;
b) Dự thảo nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm;
c) Báo cáo của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
d) Các báo cáo của cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm theo trình tự sau đây:
a) Chính phủ báo cáo về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm và dự thảo nghị quyết;
b) Ủy ban tài chính, ngân sáchcủa Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
d) Trong quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ giải trình về những vấn đề liên quan đến các báo cáo, dự thảo nghị quyết mà đại biểu Quốc hội nêu;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban tài chính, ngân sáchcủa Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
g) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm.
3. Trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật đầu tư công, theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội quyết định điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:
a) Báo cáo của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn hiện hành và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia giai đoạn tiếp theo;
b) Dự thảo nghị quyết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
c) Báo cáo của Ủy ban kinh tế của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ và dự thảo nghị quyết.
2. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia theo trình tự sau đây:
a) Chính phủ báo cáo về dự kiến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
b) Ủy ban kinh tế của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
d) Trong quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ giải trình về vấn đề liên quan đến các báo cáo, dự thảo nghị quyết mà đại biểu Quốc hội nêu;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban kinh tế của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
g) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định đại xá bao gồm:
a) Tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội quyết định đại xá;
b) Dự thảo nghị quyết về đại xá;
c) Báo cáo của Ủy ban tư pháp của Quốc hội thẩm tra Tờ trình của Chủ tịch nước và dự thảo nghị quyết;
d) Tài liệu liên quan khác.
2. Quốc hội quyết địnhđại xá theo trình tự sau đây:
a) Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định đại xá;
b) Ủy ban tư pháp của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ, Đoàn đại biểu Quốc hội;
d) Trong quá trình thảo luận, Chủ tịch nước giải trình về những vấn đề liên quan đến việc đại xá và dự thảo nghị quyết mà đại biểu Quốc hội nêu;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Chủ tịch nước chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết;
e) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
g) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về đại xá.
1. Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh hoặc bãi bỏ tình trạng chiến tranh.
2. Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội trình Quốc hội báo cáo thẩm tra.
3. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về tình trạng chiến tranh hoặc bãi bỏ tình trạng chiến tranh.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ Quốc hội.
2. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ Quốc hội.
1. Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự kiến ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
b) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
2. Việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 02 năm và thiếu trên mười phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ. Quốc hội quyết định việc bầu cử đại biểu Quốc hội bổ sung theo trình tự sau đây:
a) Quốc hội thành lập Hội đồng bầu cử bổ sung theo trình tự quy định tại Điều 34 và Điều 38 của Nội quy này;
b) Quốc hội quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội bổ sung theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Căn cứ vào nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia và theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.
2. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia bao gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
b) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Dự thảo nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
đ) Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ và dự thảo nghị quyết;
e) Tài liệu khác có liên quan.
1. Chính phủ trình Tờ trình về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
2. Cơ quan chủ trì thẩm tra trình Quốc hội báo cáo thẩm tra.
3. Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, Chính phủ giải trình về vấn đề liên quan mà đại biểu Quốc hội nêu.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
5. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
6. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
1. Tại kỳ họp thứ nhất:
a) Chính phủ trình Tờ trình về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
b) Cơ quan chủ trì thẩm tra trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
c) Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
Trong quá trình thảo luận, Chính phủ giải trình về những vấn đề liên quan đến chương trình, dự án mà đại biểu Quốc hội nêu.
2. Trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu về chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
3. Tại kỳ họp thứ hai:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
b) Chính phủ báo cáo, giải trình về vấn đề đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban nêu;
c) Quốc hội thảo luận;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
4. Trường hợp dự thảo nghị quyết chưa được thông qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo.
1. Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết theo quy trình, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2.Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế theo quy trình, thủ tục quy định tại Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
3. Quốc hội giám sát tối cao tại kỳ họp Quốc hội theo quy trình, thủ tục quy định tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm theo quy trình, thủ tục quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
4. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân theo quy trình, thủ tục quy định tại Luật trưng cầu ý dân.
5. Việc tiếp công dân và tiếp nhận kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian tiến hành kỳ họp Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Luật tiếp công dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo.
Nội quy này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.