Số: 1646/QĐ-BCT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2014
-------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 25/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công thương và Thông tư số 35/2013/TT-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2011/TT-BCT;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2014 của Bộ Công Thương (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Lãnh đạo Bộ; - Bộ Tư pháp; - Các Sở Công Thương; - Website Bộ Công Thương; - Lưu: VT, PC (05b). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Thắng Hải |
KẾ HOẠCH
THEO DÕI THI HÀNH PHÁP
Thực hiện quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Thông tư số 25/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công thương và Thông tư số 35/2013/TT-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2011/TT-BCT, Bộ Công Thương xây dựng Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2014 với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH
Xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh vực công thương, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật về công nghiệp và thương mại.
II. NỘI DUNG
Các Vụ, Cục, Tổng cục và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các hoạt động: Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật; Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật và xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ và đúng tiến độ của Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2014 theo từng lĩnh vực được phân công (tại Phụ lục kèm theo Quyết định) với các nội dung sau:
1. Đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật trên các tiêu chí:
- Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết;
- Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản;
- Tính khả thi của văn bản.
2. Đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật trên các tiêu chí:
- Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật;
- Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật;
- Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.
3. Đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật trên các tiêu chí:
- Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; - Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;
- Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
- Mỗi một chuyên đề, các đơn vị liên quan có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả đánh giá theo dõi thi hành pháp luật theo các nội dung tại Mục II và các đề xuất kiến nghị các phương án sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện cơ chế hỗ trợ điều kiện bảo đảm thi hành pháp luật.
- Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp kết quả báo cáo theo dõi thi hành pháp luật của Bộ.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của các đơn vị. Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm dự toán kinh phí thực hiện theo dõi thi hành pháp luật trong dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của đơn vị mình.
a) Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện theo dõi thi hành pháp luật theo chuyên đề có trách nhiệm:
- Phối hợp với Vụ Pháp chế xây dựng kế hoạch chi tiết theo dõi thi hành pháp luật cho từng chuyên đề.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đảm bảo đúng tiến độ đề ra của Kế hoạch.
b) Vụ Pháp chế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch./.