Cơ quan ban hành: | Thanh tra Chính phủ | Số công báo: | 702&703 - 10/2007 |
Số hiệu: | 2016/2007/QĐ-TTCP | Ngày đăng công báo: | 06/10/2007 |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Văn Truyền |
Ngày ban hành: | 26/09/2007 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 21/10/2007 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Hành chính |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ SỐ 2016/2007/QĐ-TTCP
NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2007 BAN HÀNH QUY CHẾ PHÁT NGÔN
VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ
TỔNG THANH TRA
Căn cứ Luật thanh tra năm 2004;
Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005;
Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005;
Căn cứ Luật báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí;
Căn cứ vào Quy chế về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/5/2007.
Xét đề nghị của Chánh văn phòng Thanh tra Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
TỔNG THANH TRA
Trần Văn Truyền
QUY CHẾ
Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2016/2007/QĐ-TTCP
ngày 26 tháng 9 năm 2007 của Tổng thanh tra)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi phát ngôn và cung cấp thông tin
Quy chế này quy định về chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ theo các quy định của pháp luật về báo chí và pháp luật hiện hành.
Điều 2. Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ
1. Tổng Thanh tra có trách nhiệm phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí hoặc cử người phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí (sau đây gọi tắt là Người phát ngôn).
2. Chánh Văn phòng Chính phủ là Người phát ngôn, cung cấp thông tin chính thức của Tổng Thanh tra.
3. Trong trường hợp cần thiết, Tổng thanh tra ủy quyền cho người khác, thay mặt Tổng thanh tra phát ngôn và cung cấp tông tin cho báo chí.
4. Tiêu chuẩn Người phát ngôn thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 2, Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Chỉ Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ được nhân danh cơ quan Thanh tra Chính phủ trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
6. Những thông tin do Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ cung cấp được coi là thông tin chính thức của Thanh tra Chính phủ.
7. Cán bộ, công chức cơ quan thanh tra Chính phủ không được giao nhiệm vụ phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí thì không được nhân danh Thanh tra Chính phủ để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí.
8. Trường hợp cán bộ, công chức được báo chí đề nghị trả lời phỏng vấn thì người được đề nghị phỏng vấn phải báo cáo, xin phép Tổng thanh tra (bằng văn bản) ghi rõ nội dung phỏng vấn và chỉ được trả lời phỏng vấn sau khi được Tổng thanh tra đồng ý.
CHƯƠNG II.
PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN
Điều 3. Phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ
1. Định kỳ 1 tháng 01 lần, Thanh tra Chính phủ tổ chức cung cấp cho báo chí thông tin về hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
2. Việc cung cấp thông tin định kỳ được thực hiện bằng các hình thức Họp báo và đăng tải trên trang thông tin điện tử (Website) của Thanh tra Chính phủ “địa chỉ: http://thanhtra.gov.vn”.
Điều 4. Họp báo và trả lời phỏng vấn
1. Thanh tra Chính phủ tổ chức họp báo định kỳ vào sáng thứ năm, tuần cuối cùng của tháng.
2. Trong buổi họp báo, Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ cung cấp cho báo chí những thông tin sau:
a. Về những hoạt động chủ yếu của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ;
b. Về tình hình, kết quả hoạt động của Thanh tra Chính phủ và của ngành Thanh tra (hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc cả năm), bao gồm:
- Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
- Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Hoạt động thanh tra; kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra của đối tượng thanh tra và các cơ quan liên quan;
- Kết quả tổng hợp báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng;
- Một số nội dung khác khi Thanh tra Chính phủ thấy cần thiết.
3. Trong buổi họp báo, Nguời phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm trả lời các câu hỏi, phỏng vấn của báo chí. Trường hợp Người phát ngôn thấy nội dung câu hỏi, phỏng vấn vượt quá thẩm quyền trả lời hoặc chưa rõ, cần phải tham khảo thêm thì được phép không trả lời trực tiếp tại buổi họp báo mà sẽ trả lời sau vào thời gian thích hợp.
4. Nội dung thông tin cung cấp tại buổi họp báo được đăng tải đầy đủ trên trang thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ.
Điều 5. Phát ngôn, cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất
1. Trong thời gian giữa hai kỳ họp báo, khi thấy có những thông tin cần thiết được đăng tải trên báo chí, Thanh tra Chính phủ sẽ tổ chức họp báo đột xuất hoặc gửi văn bản, cung cấp thông tin cho báo chí.
2. Trong trường hợp xảy ra những vụ việc cần có ngay ý kiến ban đầu của Thanh tra Chính phủ, Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các sự kiện, vấn đề liên quan đến vụ việc cho báo chí, chậm nhất là 02 ngày, kể từ khi xảy ra vụ việc.
3. Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí có yêu cầu Thanh tra Chính phủ phát ngôn, cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề có liên quan đến cơ quan Thanh tra Chính phủ hoặc thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan Thanh tra Chính phủ.
Điều 6. Các trường hợp Người phát ngôn từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Những vấn đề thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật của ngành Thanh tra và những vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia.
2. Các kết luận thanh tra, kết luận xem xét đơn tố cáo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của Thủ tướng Chính phủ.
3. Những thông tin, tài liệu không thuộc thẩm quyền và chức năng của Thanh tra Chính phủ.
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Chuẩn bị nội dung và tổ chức cung cấp thông tin
1. Chánh Văn phòng, Người phát ngôn chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng, thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ chuẩn bị nội dung họp báo, nội dung trả lời những vấn đề báo chí yêu cầu và các nội dung khác theo chỉ đạo của Tổng Thanh tra;
2. Các Vụ, đơn vị có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các nội dung thông tin phục vụ họp báo và cung cấp thông tin theo đề nghị của Chánh Văn phòng, Người phát ngôn.
3. Nội dung phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí phải trình Tổng Thanh tra duyệt trước khi công bố.
Điều 8. Thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Người phát ngôn
1. Có quyền yêu cầu các vụ, đơn vị trong cơ quan thanh tra Chính phủ cung cấp thông tin, tiếp nhận thông tin, tập hợp thông tin và tổ chức cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất theo Quy định tại các Điều 3 và 5 Quy chế này.
2. Có quyền từ chối, không phát ngôn, không cung cấp thông tin về những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng và những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn.
3. Khi nhận được những ý kiến, kiến nghị về những vấn đề đã đăng, phát trên báo chí liên quan đến hoạt động của Thanh tra Chính phủ, Người phát ngôn có quyền yêu cầu các vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ cung cấp thông tin để trả lời cho báo chí, theo quy định của Luật báo chí.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng thanh tra về nội dung phát ngôn, thông tin cung cấp cho báo chí.
5. Yêu cầu các cơ quan báo chí cải chính đối với những tin, bài đã đăng, tải có nội dung sai sự thật liên quan đến hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Điều khoản thi hành
1. Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo Tổng Thanh tra việc thực hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Quy chế phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế.
2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thanh tra Chính phủ vi phạm các quy định tại Quy chế này, thì tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Quy chế này, xây dựng Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của đơn vị mình.
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
05 | Văn bản căn cứ |
06 | Văn bản căn cứ |
07 | Văn bản căn cứ |
08 | Văn bản căn cứ |
09 | Văn bản căn cứ |
Quyết định 2016/2007/QĐ-TTCP Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ
In lược đồCơ quan ban hành: | Thanh tra Chính phủ |
Số hiệu: | 2016/2007/QĐ-TTCP |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 26/09/2007 |
Hiệu lực: | 21/10/2007 |
Lĩnh vực: | Hành chính |
Ngày công báo: | 06/10/2007 |
Số công báo: | 702&703 - 10/2007 |
Người ký: | Trần Văn Truyền |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!