Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3727/QĐ-BKHCN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 06/12/2018 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 06/12/2018 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực một phần |
Lĩnh vực: | Hành chính, Khoa học-Công nghệ |
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------- Số: 3727/QĐ-BKHCN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính
được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiêuchuẩn
đo lường chất lượng và thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý
của Bộ Khoa học và Công nghệ
--------------
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượngvà thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thủ tục hành chính được công bố theo Quyết định này được ban hành tại Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2018.
Bãi bỏ 03 thủ tục hành chính cấp Trung ương: Thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm; Thủ tục điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm; Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm đã được công bố tại Quyết định số 2688/QĐ-BKHCN ngày 20 tháng 9 năm 2016.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Văn Phòng Chính phủ (Cục KSTTHC); - Trung tâm Công nghệ thông tin (để cập nhật); - Lưu: VT, PC, TĐC. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
đã ký
Trần Văn Tùng
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/SỬA ĐỔI, BỔ SUNG/BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VICHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3727 /QĐ-BKHCN
Ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
PHẦN I.DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương | |||
Thủ tục chỉ định tạm thời tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
| |
Thủ tục miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh | |||
Thủ tục miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | - Cơ quan kiểm tra chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sản phẩm, hàng hóa hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, trừ xăng, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), Dầu nhờn động cơ đốt trong và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền). |
2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương | |||||
B-BKC-282360-TT | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018[1] | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | |
B-BKC-282361-TT | Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | |
B-BKC-282363-TT | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B-BKC-282364-TT | Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B-BKC-282365-TT | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B-BKC-282369-TT | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B-BKC-282371-TT | Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B-BKC-282372-TT | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B-BKC-282375-TT | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B-BKC-282376-TT | Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B-BKC-282378-TT | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B-BKC-282379-TT | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B-BKC-282380-TT | Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B-BKC-282381-TT | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
BKHVCN-282553 | Thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
| |
BKHVCN-282554 | Thủ tục thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Bộ quản lý ngành, lĩnh vực | |
B-BKC-282391-TT | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | |
B-BKC-282394-TT | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trường hợp giấy chứng nhận đăng ký bị mất hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục được sử dụng | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | |
B-BKC-282393-TT | Thủ tục điều chỉnh nội dung củaGiấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmđã được cấp | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | |
B-BKC-282171-TT | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệmđã bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định 105/2016/NĐ-CPkhi tổ chức cung cấp dịch vụ đã hoàn thành các biện pháp khắc phục | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | |
B-BKC-282395-TT | Thủ tục đề nghị chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | |
BKHVCN-282560 | Thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | - Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; - Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (xăng, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), Dầu nhờn động cơ đốt trong và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền). | |
B | Thủ tục hành chính cấp tỉnh | ||||
BKHVCN-282561 | Thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận | Nghị định số 154/2018/NĐ ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | |
BKHVCN-282562 | Thủ tục thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định | Nghị định số 154/2018/NĐ ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | |
BKHVCN-282565 | Thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu | Nghị định số 154/2018/NĐ ngày 09 tháng 11 năm 2018 | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | - Cơ quan kiểm tra chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sản phẩm, hàng hóa hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, trừ xăng, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) vàDầu nhờn động cơ đốt trong |
3. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
B-BKC-282385-TT | Thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Thủ tướng Chính Phủ | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | |
B-BKC-282386-TT | Thủ tục điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Thủ tướng Chính Phủ | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | |
B-BKC-282387-TT | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm | Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Thủ tướng Chính Phủ | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. Thủ tục hành chính mới ban hành
I. Thủ tục hành chính cấp trung ương
1. Thủ tục chỉ định tạm thời tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức đánh giá sự phù hợp khi có nhu cầu đăng ký hoạt động thử nghiệm tạm thời phục vụ quản lý nhà nước nộp hồ sơ đăng ký chỉ định hoạt độngthử nghiệm tạm thời:
- Đối với sản phẩm, hàng hóa mới, sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các phép thử chưa quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, hồ sơ đăng ký chỉ định gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng- Cơ quan chỉ định).
- Đối với sản phẩm, hàng hóa mới, sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các phép thử chưa quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực, hồ sơ đăng ký chỉ định gửi về Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định- Cơ quan chỉ định).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Cơ quan chỉ định thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợpsửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chỉ định cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá và phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp về việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, chuyên gia hoặc đoàn đánh giáphải hoàn thành việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp và ký biên bản đánh giá thực tế.
Trường hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải khắc phục các nội dung quy định trong biên bản đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký biên bản đánh giá thực tế, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải gửi báo cáo kết quả hành động khắc phục về Cơ quan chỉ định; trường hợp phải kéo dài thêm thời hạn thì phải nêu rõ thời hạn chính thức hoàn thành việc khắc phục các nội dung còn lại.
Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định bảo đảm.
Bước 3: Ban hành Quyết định chỉ định tổ chức thử nghiệm
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế, nếu tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định, Cơ quan chỉ địnhban hành quyết định chỉ định tạm thời trong thời hạn 06 tháng cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan chỉ địnhphải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Bước 4: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan chỉ địnhhoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu theo quy định tại Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu;
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, tổ chức đánh giá sự phù hợp phảinộpbảnsao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức) các chứng chỉ, tài liệu theo quy định tại Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP;
- Bản sao Quyết định chỉ định tổ chức thử nghiệm.
- Hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử nghiệm và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d.Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký:Cơ quan chỉ địnhthông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ:Cơ quan chỉ địnhđánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế:Cơ quan chỉ địnhban hành Quyết định chỉ định.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan chỉ định phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức đánh giá sự phù hợp
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan đầu mốido Bộ quản lý ngành, lĩnh vựcchỉ định.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉ định tạm thời tổ chức đánh giá sự phù hợp.
h. Lệ phí: không.
i.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp (mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định tạm thời:
+ Đã được chỉ định;
+ Hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử nghiệm và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 04
74/2018/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……………., ngày …….. tháng……..năm ……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
Kính gửi: ……… (tên cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực)
1. Tên tổ chức: ..................................................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: .............................................................................................................
Điện thoại: …………… Fax: ………………..E-mail: ....................................................
3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng đầu tư số: ……… cơ quan cấp: …. …...cấp ngày ……………. tại.........................
4. Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/giám định/ kiểmđịnh/ chứng nhận số ……….. cơ quan cấp: ………….. cấp ngày.............................................
5. Hồ sơ kèm theo:
- ........................................................................................................................................
- .........................................................................................................................................
6. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để được chỉ định thực hiện hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận trong các lĩnh vực sản phẩm, hàng hoá, quá trình, môi trường (nêu cụ thể tên sản phẩm, hàng hóa, quá trình, môi trường, quy chuẩn kỹ thuật, tên phép thử, phương pháp thử) [2].
Đề nghị (tên cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định) xem xét để chỉ định ….(tên tổ chức) được hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận đối với các lĩnh vực, đối tượng tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định và chịu trách nhiệm về các khai báo nêu trên./.
| LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC |
2. Thủ tục miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Người nhập khẩu khi có nhu cầu miễn giảm kiểm tra lập 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra, gửi về cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sởcơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.Các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, người nhập khẩu phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, người nhập khẩu phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tiếp nhận hồ sơ, xem xét, kiểm tra theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vựcthông báo bằng văn bản yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.
Trong trường hợp từ chối việc xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng, cơ quan kiểm tra phải thông báo lý do bằng văn bản cho người nhập khẩu.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc theo đường bưu điện hoặc Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan kiểm tra theo quy định.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa Cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.
- Bản sao kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, cơ quan kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vựcthông báo bằng văn bản yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm trathuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.
Trong trường hợp từ chối việc xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng, cơ quan kiểm trathuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phải thông báo lý do bằng văn bản cho người nhập khẩu.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu hàng hóa nhóm 2.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan kiểm trathuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng;
- Văn bản từ chối việc xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:Không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đối với hàng hóa nhập khẩu có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 02 năm.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
II. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
1. Thủ tục miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Người nhập khẩu khi có nhu cầu miễn giảm kiểm tra lập 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra, gửi về:
- Cơ quan kiểm tra chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sản phẩm, hàng hóa hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, trừ xăng, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu sinh học, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), Dầu nhờn động cơ đốt trong và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền).
(Sau đây gọi tắt là Cơ quan kiểm tra)
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sởcơ quan kiểm tra, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, người nhập khẩu phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, người nhập khẩu phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan kiểm tra, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan kiểm tratiếp nhận hồ sơ, xem xét, kiểm tra theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cơ quan kiểm trathông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan kiểm traxác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.
Trong trường hợp từ chối việc xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng, cơ quan kiểm tra phải thông báo lý do bằng văn bản cho người nhập khẩu.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan kiểm trahoặc theo đường bưu điện hoặc Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan kiểm tra theo quy định.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa Cơ quan kiểm tra.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.
- Bản sao kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, cơ quan kiểm tra thông báo bằng văn bản yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm tracó văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.
Trong trường hợp từ chối việc xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng, cơ quan kiểm traphải thông báo lý do bằng văn bản cho người nhập khẩu.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu hàng hóa nhóm 2.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan kiểm tra
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng;
- Văn bản thông báo lý do cho người nhập khẩu trong trường hợp từ chối việc xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:Không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đối với hàng hóa nhập khẩu có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 02 năm.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
B. Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung
I. Thủ tục hành chính cấp trung ương
1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động công nhậnchuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngtiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm tổ chức đoàn đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức công nhận.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượnghoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động công nhận;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
- Hệ thống tài liệu (tài liệu, quy trình đánh giá và các tài liệu khác liên quan) đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Điều 21Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
- Thuyết minh về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của từng vị trí trong cơ cấu tổ chức;
- Bản kế hoạch thực hiện hoặc kết quả thực hiện chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng; danh sách các tổ chức thử nghiệm thành thạo được tổ chức công nhận thừa nhận đối với chương trình công nhận đăng ký;
- Bằng chứng chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế:
+ Trường hợp tổ chức công nhận là thành viên ký kết thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, tổ chức công nhận nộp tài liệu chứng minh việc ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau này kèm theo chương trình công nhận;
+ Trường hợp tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, tổ chức công nhậnnộp bản cam kết xây dựng năng lực đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế để trở thành thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của các tổ chức này trong vòng 04 (bốn) năm kể từ khi thành lập[3].
- Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật và kèm theo các tài liệu gồm: bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo (chuyên môn, hệ thống quản lý) tương ứng và tài liệu chứng minh kinh nghiệm đánh giá thực tế đối với từng chuyên gia[4];
- Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận và dấu (logo) công nhận của tổ chức;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức đoàn đánh giá và cấp Giấy chứng nhận.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động công nhận(Mẫu kèm theo).
- Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật(Mẫu kèm theo)[5].
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký là đơn vị sự nghiệp khoa học, được thành lập theo hình thức của tổ chức khoa học và công nghệvà đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
- Người thành lập, quản lý, điều hành tổ chức công nhận không được thành lập, quản lý, tham gia quản lý, điều hành hoặc làm đại diện theo pháp luật của tổ chức đánh giá sự phù hợp;
- Có cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17011:2004;
- Đáp ứng yêu cầu và điều kiện của một trong các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế quy định về hoạt động công nhận tương ứng với chương trình công nhận đăng ký;
Trong vòng 04 năm kể từ ngày thành lập, tổ chức công nhận phải xây dựng năng lực đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này để trở thành thành viên ký kết tham gia thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế đối với các chương trình công nhận tương ứng[6].
- Có ít nhất 03 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), gồm 01 chuyên giá đánh giá trưởng trong mỗi chương trình công nhận và phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên trong đó đối với chuyên gia đánh giá trưởng, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng; đối với chuyên gia đánh giá, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng[7];
+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn phiên bản hiện hành (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác) phù hợp với chương trình công nhận đăng ký;
+ Có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 05 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận phiên bản hiện hành (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt;
+ Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 11
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……….., ngày …… tháng ……. năm 20…. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ
HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
(qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
1. Tên tổ chức:............... .……......................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………….…….......……....
Điện thoại: …………...Fax: ………………. E-mail:..................…......
3. Quyết định thành lập số:................. .........................................................
4. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số:...............
Cơ quan cấp: .......................................................Ngày cấp ......................
5. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện cung cấp dịch vụ công nhận đối với các chương trình công nhận sau:
TT | Tên chương trình công nhận | Lĩnh vực công nhận |
|
| |
|
| |
|
|
6. Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận, dấu (logo) công nhận được gửi kèm theo.
7. Các tài liệu kèm theo:
-
-
Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận nêu trên.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động công nhận, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 12
154/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH
CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG, CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ,
CHUYÊN GIA KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG NHẬN
_______________________
1. Danh sách chuyên gia:
STT | Họ và tên chuyên gia | Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lý đượcđào tạo | Trình độ chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/kỹ thuật) | Kinh nghiệm đánh giá(ghi tổng số ngày công) | Loại hợp đồng lao động đã ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
2. Kinh nghiệm đánh giá thực tế của từng chuyên gia:
STT | Họ và tên chuyên gia | Tiêu chuẩn đánh giá | Lĩnh vực công nhận | Thời gian đánh giá | Tên, địa chỉ tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đánh giá | Người giám sát |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức)cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
2. Thủ tục cấpbổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức công nhận có nhu cầu đăng ký bổ sung, sửa đổiGiấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhậnchuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến tại địa phương.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức đoàn đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức công nhận.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động công nhận;
- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp;
- Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức công nhận.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp trên lãnh thổ Việt Nam.;
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động công nhận(Mẫu kèm theo).
- Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật(Mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức công nhận đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận còn hiệu lực.
- Có ít nhất 02 chuyên gia chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với mỗi lĩnh vực hoạt động công nhận đăng ký bổ sung đáp ứng các điều kiện quy định:
+ Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên trong đó đối với chuyên gia đánh giá trưởng, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng; đối với chuyên gia đánh giá, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng[8];
+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn phiên bản hiện hành (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác) phù hợp với chương trình công nhận đăng ký;
+ Có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 05 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận phiên bản hiện hành (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt;
+ Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 14
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……….., ngày …… tháng ……. năm 20…. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI
HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
(qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
1. Tên tổ chức:...............………....................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………….….........……..
Điện thoại: ……………...Fax: ………………. E-mail:...................…....
3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận số......... ngày ...tháng ... năm 20..... củaTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
4. Hoạt động công nhận đề nghị bổ sung, sửa đổi:
TT | Tên chương trình công nhận | Lĩnh vực công nhận |
|
| |
|
| |
|
|
5. Các tài liệu kèm theo:
-........
-........
Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận với nội dung bổ sung, sửa đổi chương trình, lĩnh vực công nhận nêu trên.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động công nhận, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 12
154/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH
CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG, CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ,
CHUYÊN GIA KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG NHẬN
_______________________
1. Danh sách chuyên gia:
STT | Họ và tên chuyên gia | Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lý đượcđào tạo | Trình độ chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/kỹ thuật) | Kinh nghiệm đánh giá(ghi tổng số ngày công) | Loại hợp đồng lao động đã ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
2. Kinh nghiệm đánh giá thực tế của từng chuyên gia:
STT | Họ và tên chuyên gia | Tiêu chuẩn đánh giá | Lĩnh vực công nhận | Thời gian đánh giá | Tên, địa chỉ tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đánh giá | Người giám sát |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức)cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
3. Thủ tục cấpGiấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động thử nghiệm:
- Đối vớichất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên, hồ sơ đăng kýgửi vềBộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ)
-Đối vớichất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, hồ sơ đăng ký gửi về Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công)
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan tiếp nhận hồ sơhoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm;
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Danh sách thử nghiệm viên và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi thử nghiệm viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
- Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành:
+ Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
+ Trường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định này hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP công nhận hoạt động thử nghiệm, nhưng đăng ký hoạt động thử nghiệm rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức thử nghiệm nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình thử nghiệm, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP đối với phạm vi chưa được công nhận[9].
- Mẫu phiếu kết quả thử nghiệm;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan tiếp nhận hồ sơdo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm (Mẫu kèm theo)[10].
- Danh sách thử nghiệm viên(Mẫu kèm theo)[11].
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.;
- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành;
- Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành;
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 01
154/2018/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM
Kính gửi: .......................................................................................
1. Tên tổ chức:...........................….............................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………….........……..........
Điện thoại: …………...Fax: ………………. E-mail:.............................
3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số..........Cơ quan cấp:........cấp ngày......... tại...........................
4. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện đăng ký hoạt độngthử nghiệm đối với lĩnh vực.....(tên lĩnh vực chuyên ngành)[12].
5. Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm.
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độngthử nghiệmnêu trên.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luậtvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
154/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH THỬ NGHIỆM VIÊN CỦA TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM
STT | Họ và tên | Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lýđược đào tạo | Kinh nghiệm công tác (ghi số năm) | Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của thử nghiệm viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngànhvà cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
4. Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức thử nghiệm có nhu cầu bổ sung, thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
- Đối vớichất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên, hồ sơ đăng kýgửi vềBộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ)
-Đối vớichất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, hồ sơ đăng ký gửi về Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công)
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan tiếp nhận hồ sơhoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động thử nghiệm;
- Danh sách thử nghiệm viên và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi thử nghiệm viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
- Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm bổ sung, sửa đổi đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành:
+ Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
+ Trường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định này hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP công nhận hoạt động thử nghiệm, nhưng đăng ký hoạt động thử nghiệm rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức thử nghiệm nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình thử nghiệm, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP đối với phạm vi chưa được công nhận[13].
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan tiếp nhận hồ sơdo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động thử nghiệm (Mẫu kèm theo).
- Danh sách thử nghiệm viên(Mẫu kèm theo)[14].
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm còn hiệu lực;
- Có ít nhất 02 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành;
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành
Mẫu số 05
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI HOẠT ĐỘNGTHỬ NGHIỆM
Kính gửi: ............................................................................
1. Tên tổ chức: ..............................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………......................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. E-mail: …………...............
3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độngthử nghiệm số:........... ngày...../...../.20.... của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
4. Hoạt độngthử nghiệm đề nghị bổ sung, sửa đổi(nêu cụ thể lĩnh vực đề nghị bổ sung).
5. Hồ sơ kèm theo:
-......................................................................................................................
-......................................................................................................................
Đề nghị(tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét để (tên tổ chức) được bổ sung, sửa đổi điều kiện hoạt độngthử nghiệm đối với các lĩnh vực tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luậtvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
154/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH THỬ NGHIỆM VIÊN CỦA TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM
STT | Họ và tên | Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lýđược đào tạo | Kinh nghiệm công tác (ghi số năm) | Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của thử nghiệm viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngànhvà cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
5. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức thử nghiệm được Bộ, quản lý ngành lĩnh vựcnào cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cơ quan tiếp nhận hồ sơ của Bộ, quản lý ngành lĩnh vực đó.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan tiếp nhận hồ sơhoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơnđề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
- Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ,quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan tiếp nhận hồ sơdo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơnđề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu kèm theo)[15].
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng, hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 06
154/2018/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM
Kính gửi: ...................................................................................
1. Tên tổ chức: ..............................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………........................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. E-mail: …………...............
3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độngthử nghiệm số:.......... ngày..../..../.20..... của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
4. Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độngthử nghiệm:......................................................
5. Hồ sơ kèm theo:
- .....
- .....
Đềnghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận)xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độngthử nghiệm cho.... (tên tổ chức).
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luậtvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
6. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động kiểm định:
- Đối vớichất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên, hồ sơ đăng kýgửi vềBộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ)
-Đối vớichất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, hồ sơ đăng ký gửi về Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ, quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan tiếp nhận hồ sơhoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động kiểm định;
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Danh sách kiểm định viên và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi kiểm định viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
- Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kiểm định;
- Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động kiểm định đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với kiểm định chuyên ngành:
+ Bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 hoặc bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhậntrong trường hợp tổ chức kiểm định đã được tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 hoặc đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CPcông nhận hoạt động kiểm định phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với lĩnh vực chuyên ngành, tổ chức kiểm định.
+ Trường hợp tổ chức kiểm định đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008hoặc ISO 9001:2008 nhưng có phạm vi đăng ký hoạt động rộng hơn phạm vi đã được chứng nhận, tổ chức kiểm định nộp bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 và các tài liệu, quy trình kiểm định, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này đối với phạm vi chưa được chứng nhận[16].
- Mẫu Giấy chứng nhận kiểm định;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan tiếp nhận hồ sơdo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động kiểm định (Mẫu kèm theo)[17].
- Danh sách kiểm định viên(Mẫu kèm theo)[18].
- Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kiểm định đối với lĩnh vực kiểm định đăng ký (Mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.;
- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với kiểm định chuyên ngành;
- Có ít nhất 04 kiểm định viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng yêu cầu chuyên môn đối với lĩnh vực kiểm định tương ứng, được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008;
- Có máy móc, thiết bị, dụng cụtheo yêu cầu tại quy trình kiểm định;
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 01
154/2018/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
Kính gửi: .......................................................................................
1. Tên tổ chức:...........................….............................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………….........……..........
Điện thoại: …………...Fax: ………………. E-mail:.............................
3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số..........Cơ quan cấp:........cấp ngày......... tại...........................
4. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện đăng ký hoạt độngkiểm định đối với lĩnh vực.....(tên lĩnh vực chuyên ngành)[19].
5. Mẫu Giấy chứng nhận kiểm định.
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độngkiểm địnhnêu trên.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luậtvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
154/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH KIỂM ĐỊNH VIÊNCỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
STT | Họ và tên | Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lýđược đào tạo | Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp (ghi số năm) | Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của thử nghiệm viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủvà Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngànhvà cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 04
107/2016/NĐ-CP
DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
1. Trang thiết bị cần kiểm định/hiệu chuẩn
TT | Tên máy móc, thiết bị, dụng cụ, kiểu loại, thông số kỹ thuật chính | Năm sản xuất, nước sản xuất | Năm đưa vào sử dụng và tình trạng thiết bị | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
2. Trang thiết bị khác
TT | Tên thiết bị | Đặc trưng kỹ thuật | Ngày đưa vào sử dụng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Tên tổ chức) cam kết các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
7. Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chứckiểm địnhcó nhu cầu bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng:
- Đối vớichất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên, hồ sơ đăng kýgửi vềBộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ)
-Đối vớichất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, hồ sơ đăng ký gửi về Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động kiểm định;
- Danh sách kiểm định viên bổ sung, sửa đổi và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi kiểm định viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
- Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kiểm định đối với lĩnh vực kiểm định đăng ký bổ sung, sửa đổi;
- Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động kiểm định bổ sung, sửa đổi đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với kiểm định chuyên ngành:
+ Bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 hoặc bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhậntrong trường hợp tổ chức kiểm định đã được tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 hoặc đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CPcông nhận hoạt động kiểm định phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với lĩnh vực chuyên ngành, tổ chức kiểm định.
+ Trường hợp tổ chức kiểm định đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 nhưng có phạm vi đăng ký hoạt động rộng hơn phạm vi đã được chứng nhận, tổ chức kiểm định nộp bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 và các tài liệu, quy trình kiểm định, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này đối với phạm vi chưa được chứng nhận[20].
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan tiếp nhận hồ sơdo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động kiểm định (Mẫu kèm theo).
- Danh sách kiểm định viên(Mẫu kèm theo)[21].
- Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kiểm định đối với lĩnh vực kiểm định đăng ký (Mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức kiểm định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động kiểm định còn hiệu lực;
- Có ít nhất 02 kiểm định viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực kiểm định đăng ký bổ sung, được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008;
- Có máy móc, thiết bị, dụng cụphục vụ hoạt động kiểm định đối với lĩnh vực kiểm định đăng ký bổ sung;
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 05
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
Kính gửi: ............................................................................
1. Tên tổ chức: ..............................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………......................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. E-mail: …………...............
3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định số:........... ngày...../...../.20.... của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
4. Hoạt động kiểm định đề nghị bổ sung, sửa đổi(nêu cụ thể lĩnh vực đề nghị bổ sung).
5. Hồ sơ kèm theo:
-......................................................................................................................
-......................................................................................................................
Đề nghị(tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét để (tên tổ chức) được bổ sung, sửa đổi điều kiện hoạt động kiểm định đối với các lĩnh vực tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luậtvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
154/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH KIỂM ĐỊNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
STT | Họ và tên | Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lýđược đào tạo | Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp (ghi số cuộc) | Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của thử nghiệm viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngànhvà cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 04
107/2016/NĐ-CP
DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM
1. Trang thiết bị cần kiểm định/hiệu chuẩn
TT | Tên máy móc, thiết bị, dụng cụ, kiểu loại, thông số kỹ thuật chính | Năm sản xuất, nước sản xuất | Năm đưa vào sử dụng và tình trạng thiết bị | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
2. Trang thiết bị khác
TT | Tên thiết bị | Đặc trưng kỹ thuật | Ngày đưa vào sử dụng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Tên tổ chức) cam kết các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
8. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chứckiểm địnhđược Bộ, quản lý ngành lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm địnhcó nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thuộc Bộ, quản lý ngành lĩnh vực.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơnđề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
- Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan tiếp nhận hồ sơdo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơnđề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức kiểm định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động kiểm định còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng, hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 06
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
Kính gửi: ...................................................................................
1. Tên tổ chức: ..............................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………........................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. E-mail: …………...............
3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định số:.......... ngày..../..../.20..... của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
4. Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định:......................................................
5. Hồ sơ kèm theo:
- .....
- .....
Đềnghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận)xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm địnhcho.... (tên tổ chức).
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luậtvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
9. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động giám định:
- Đối vớichất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên, hồ sơ đăng kýgửi vềBộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ)
-Đối vớichất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, hồ sơ đăng ký gửi về Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức giám định sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động giám định;
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Danh sách giám định viên và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi kiểm định viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 107/2016/NĐ-CP và tài liệu chứng minh kinh nghiệm giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa của giám định viên[22];
- Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động giám định đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành:
+ Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức giám định đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
+ Trường hợp tổ chức giám định đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP công nhận nhưng có phạm vi đăng ký hoạt động rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức giám định nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình giám định, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 107/2016/NĐ-CP đối với phạm vi chưa được công nhận[23].
- Mẫu Chứng thư giám định;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức giám định sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan tiếp nhận hồ sơdo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động giám định (Mẫu kèm theo)[24].
- Danh sách giám định định viên(Mẫu kèm theo)[25].
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.;
- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành;
- Có ít nhất 04 giám định viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng điều kiện:
+ Có trình độ tốt nghiệp cao đẳng trở lên và chuyên môn phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa giám định;
+ Được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành;
+ Có kinh nghiệm ít nhất 02 năm làm công tác giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa[26].
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 01
154/2018/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH
Kính gửi: .......................................................................................
1. Tên tổ chức:...........................….............................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………….........……..........
Điện thoại: …………...Fax: ………………. E-mail:.............................
3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số..........Cơ quan cấp:........cấp ngày......... tại...........................
4. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành., chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện đăng ký hoạt độnggiám định đối với lĩnh vực.....(tên lĩnh vực chuyên ngành)[27].
5. Mẫu Chứng thư giám định.
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độnggiám địnhnêu trên.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luậtvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
154/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH GIÁM ĐỊNH VIÊNCỦA TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH ĐỊNH
STT | Họ và tên | Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lýđược đào tạo | Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp (ghi số năm) | Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của giám định viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
10. Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chứckiểm địnhcó nhu cầu bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định:
- Đối vớichất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên, hồ sơ đăng kýgửi vềBộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ).
-Đối vớichất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, hồ sơ đăng ký gửi về Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức giám định sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động giám định;
- Danh sách giám định viên bổ sung, sửa đổi và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi giám định viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 107/2016/NĐ-CPvà tài liệu chứng minh kinh nghiệm giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa của giám định viên bổ sung, thay đổi[28];
- Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động giám định sửa đổi, bổ sung đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành:
+ Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức giám định đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
+ Trường hợp tổ chức giám định đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP công nhận nhưng có phạm vi đăng ký hoạt động rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức giám định nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình giám định, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp vớicác yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 107/2016/NĐ-CP đối với phạm vi chưa được công nhận[29].
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức giám định sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan tiếp nhận hồ sơdo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động giám định (Mẫu kèm theo).
- Danh sách giám định viên(Mẫu kèm theo)[30].
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức giám định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định còn hiệu lực;
- Có ít nhất 02 giám định viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực giám định đăng ký bổ sung, đáp ứng điều kiện[31]:
+ Có trình độ tốt nghiệp cao đẳng trở lên và chuyên môn phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa giám định;
+ Được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành;
+ Có kinh nghiệm ít nhất 02 năm làm công tác giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 05
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI HOẠT ĐỘNGGIÁM ĐỊNH
Kính gửi: ............................................................................
1. Tên tổ chức: ..............................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………......................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. E-mail: …………...............
3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độnggiám định số:........... ngày...../...../.20.... của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
4. Hoạt độnggiám định đề nghị bổ sung, sửa đổi(nêu cụ thể lĩnh vực đề nghị bổ sung).
5. Hồ sơ kèm theo:
-......................................................................................................................
-......................................................................................................................
Đề nghị(tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét để (tên tổ chức) được bổ sung, sửa đổi điều kiện hoạt độnggiám định đối với các lĩnh vực tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luậtvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
154/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH GIÁM ĐỊNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH
STT | Họ và tên | Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lýđược đào tạo | Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp (ghi số năm) | Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của giám định viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
11. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chứcgiám địnhđược Bộ, quản lý ngành lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám địnhcó nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thuộc Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Bộ, quản lý ngành lĩnh vực hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơnđề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
- Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ, quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan tiếp nhận hồ sơdo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơnđề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức giám định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng, hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 06
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH
Kính gửi: ...................................................................................
1. Tên tổ chức: ..............................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………........................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. E-mail: …………...............
3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định số:.......... ngày..../..../.20..... của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
4. Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định:......................................................
5. Hồ sơ kèm theo:
- .....
- .....
Đềnghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận)xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độnggiám địnhcho.... (tên tổ chức).
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luậtvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
12. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động chứng nhận:
- Hệ thống quản lý hoặc sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc chứng nhậnsản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên, hồ sơ đăng kýgửi vềBộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ).
-Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, hồ sơ đăng ký gửi về Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động chứng nhận;
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Danh sách chuyên gia đánh giá và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi chuyên gia gồm: bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 107/2016/NĐ-CPvà tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động đánh giá của chuyên gia đánh giá[32];
- Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng các yêu cầu quy địnhtrong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận sản phẩm:
+ Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
+ Trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP công nhận nhưng có phạm vi đăng ký hoạt động rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức chứng nhận nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình chứng nhận, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 107/2016/NĐ-CP đối với phạm vi chưa được công nhận[33].
- Mẫu Giấy chứng nhận;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan tiếp nhận hồ sơdo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động chứng nhận (Mẫu kèm theo)[34].
- Danh sách chuyên gia đánh giá(Mẫu kèm theo)[35].
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.;
- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với chứng nhận chuyên ngànhvà các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá;
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021-1:2015 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.
- Có ít nhất 04 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên[36];
+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận tương ứng tại cơ sở đào tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật;
Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trường hợp có quy định;
+ Có kinh nghiệm đánh giá ít nhất 20 ngày công đánh giá đối với chương trình chứng nhận tương ứng[37].
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 01
154/2018/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN
Kính gửi: .......................................................................................
1. Tên tổ chức:...........................….............................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………….........……..........
Điện thoại: …………...Fax: ………………. E-mail:.............................
3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số..........Cơ quan cấp:........cấp ngày......... tại...........................
4. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện đăng ký hoạt động chứng nhận đối với lĩnh vực.....(tên lĩnh vực chuyên ngành)[38].
5. Mẫu Giấy chứng nhận.
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độngchứng nhậnnêu trên.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luậtvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
154/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁCỦA TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
STT | Họ và tên | Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lýđược đào tạo | Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp (ghi tổng số ngày công) | Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của chuyên gia đánh giá đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
13. Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chứcchứng nhậncó nhu cầu bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận:
- Hệ thống quản lý hoặc sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc chứng nhậnsản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên, hồ sơ đăng kýgửi vềBộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Cơ quan tiếp nhận hồ sơ).
-Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, hồ sơ đăng ký gửi về Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơxem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động chứng nhận;
- Danh sách chuyên gia đánh giá bổ sung, sửa đổi và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi chuyên gia gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 107/2016/NĐ-CP và tài liệu chứng minh kinh nghiệm đánh giá của chuyên gia đánh giá bổ sung, thay đổi[39];
- Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng các yêu cầu quy địnhtrong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận sản phẩm bổ sung, sửa đổi:
+ Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
+ Trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP công nhận nhưng có phạm vi đăng ký hoạt động rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức chứng nhận nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình chứng nhận, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 107/2016/NĐ-CP đối với phạm vi chưa được công nhận[40].
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan tiếp nhận hồ sơdo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động chứng nhận (Mẫu kèm theo).
- Danh sách chuyên gia đánh giá(Mẫu kèm theo)[41].
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức chứng nhận đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận còn hiệu lực;
- Có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với mỗi lĩnh vực chứng nhận đăng ký bổ sung, đáp ứng điều kiện[42]:
+ Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên[43];
+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận tương ứng tại cơ sở đào tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật;
Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trường hợp có quy định;
+ Có kinh nghiệm làm việc 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu quy định của chương trình chứng nhận tương ứng;
+ Có kinh nghiệm đánh giá ít nhất 20 ngày công đánh giá đối với chương trình chứng nhận tương ứng[44].
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 05
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI HOẠT ĐỘNGCHỨNG NHẬN
Kính gửi: ............................................................................
1. Tên tổ chức: ..............................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………......................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. E-mail: …………...............
3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độngchứng nhận số:........... ngày...../...../.20.... của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
4. Hoạt độngchứng nhận đề nghị bổ sung, sửa đổi(nêu cụ thể lĩnh vực đề nghị bổ sung).
5. Hồ sơ kèm theo:
-......................................................................................................................
-......................................................................................................................
Đề nghị(tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét để (tên tổ chức) được bổ sung, sửa đổi điều kiện hoạt độngchứng nhận đối với các lĩnh vực tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luậtvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
154/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁCỦA TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
STT | Họ và tên
| Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lýđược đào tạo | Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp (ghi tổng số ngày công) | Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của chuyên gia đánh giá đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
14. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chứcchứng nhậnđược Bộ, quản lý ngành lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhậncó nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thuộc Bộ quản lý ngành lĩnh vực
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điệnhoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyếncủa Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơnđề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
- Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ quản lý ngành lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan tiếp nhận hồ sơdo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận.
h. Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơnđề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức chứng nhận đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng, hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 06
107/2012/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ
HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN
Kính gửi: ...................................................................................
1. Tên tổ chức: ..............................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………........................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. E-mail: …………...............
3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận số:.......... ngày..../..../.20..... của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
4. Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận:......................................................
5. Hồ sơ kèm theo:
- .....
- .....
Đềnghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận)xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhậncho.... (tên tổ chức).
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luậtvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
15. Thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức đánh giá sự phù hợp khi có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận phục vụ quản lý nhà nước nộp hồ sơ đăng ký chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp:
- Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, hồ sơ đăng ký chỉ định gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng- Cơ quan chỉ định).
- Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực, hồ sơ đăng ký chỉ định gửi về Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phân công, giao trách nhiệm - Cơ quan chỉ định).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Cơ quan chỉ định thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợpsửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chỉ định cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá và phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp về việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, chuyên gia hoặc đoàn đánh giáphải hoàn thành việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp và ký biên bản đánh giá thực tế.
Trường hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải khắc phục các nội dung quy định trong biên bản đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký biên bản đánh giá thực tế, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải gửi báo cáo kết quả hành động khắc phục về Cơ quan chỉ định; trường hợp phải kéo dài thêm thời hạn thì phải nêu rõ thời hạn chính thức hoàn thành việc khắc phục các nội dung còn lại.
Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định bảo đảm.
Bước 3: Ban hành Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế, nếu tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định, Cơ quan chỉ địnhban hành quyết định chỉ định cho tổ chức đánh giá sự phù hợp. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định không quá 05 năm kể từ ngày ký ban hành.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan chỉ địnhphải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Bước 4: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan chỉ địnhhoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu theo quy định tại Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu;
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, tổ chức đánh giá sự phù hợp phảinộpbảnsao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức) các chứng chỉ, tài liệu theo quy định tại Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận;
- Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP có bản sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ;
- Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, có bản sao Quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng với sản phẩm, hàng hóa, quá trình, môi trường đăng ký chỉ định kèm theo;
- Danh mục máy móc, thiết bị thử nghiệm đối với lĩnh vực đăng ký chỉ định (đối với tổ chức thử nghiệm, kiểm định) theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, có bản sao Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn còn hiệu lực kèm theo;
- Bản sao Chứng chỉ công nhận năng lực thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận do tổ chức công nhận hợp pháp cấp (nếu có);
- Bản sao kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký chỉ định (đối với tổ chức thử nghiệm).
Đối với các phép thử không có đơn vị tổ chức thử nghiệm thành thạo hoặc không thể thực hiện so sánh liên phòng do không có phòng thử nghiệm nào trong nước phân tích thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.[45]
Trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp đồng thời nộp hồ sơ đăng ký hoạt động (theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp) và hồ sơ đăng ký chỉ định thì tổ chức đánh giá sự phù hợp không phải nộp kèm theo các thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, c, d, đ, e của khoản 1 Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d.Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký:Cơ quản chỉ địnhthông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ:Cơ quản chỉ địnhđánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế:Cơ quản chỉ địnhban hành Quyết định chỉ định.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan chỉ định phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức đánh giá sự phù hợp
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;Cơ quan đầu mốido Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.
h. Lệ phí: không.
i.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp (mẫu kèm theo)[46].
- Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá (mẫu kèm theo).
- Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận (mẫu kèm theo).
- Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thử nghiệm/kiểm định (mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định:
+ Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, trong đó có lĩnh vực thử nghiệm đăng ký chỉ định;
+ Phải thực hiện việc thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký chỉ định.
Đối với các phép thử không có đơn vị tổ chức thử nghiệm thành thạo hoặc không thể thực hiện so sánh liên phòng do không có phòng thử nghiệm nào trong nước phân tích thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm[47].
- Điều kiện đối với tổ chức kiểm định, giám định, chứng nhận được chỉ định: Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định, giám định, chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, trong đó có lĩnh vực kiểm định, giám định, chứng nhận đăng ký chỉ định.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 04
154/2018/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
Kính gửi: ..............(tên cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định)
1. Tên tổ chức:.........………..........................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. E-mail: …………..............
3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng đầu tưsố: .............. cơ quan cấp: .................... cấp ngày ......…....................…. tại ...............................................................................
4. Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận số .............. cơ quan cấp: .................... cấp ngày ......…....................
5. Hồ sơ kèm theo:
- ............................................................................................................
- .............................................................................................................
6. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để được chỉ định thực hiện hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận trong các lĩnh vực sản phẩm, hàng hoá, quá trình, môi trường (nêu cụ thể tên sản phẩm, hàng hoá, quá trình, môi trường, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tên phép thử, phương pháp thử)[48].
Đề nghị (tên cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định) xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận đối với các lĩnh vực, đối tượng tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định và chịu trách nhiệm về các khai báo nêu trên./.
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 05
74/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH THỬ NGHIỆM VIÊN/GIÁM ĐỊNH VIÊN/
KIỂM ĐỊNH VIÊN/CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ[49]
STT | Họ và tên
| Chứng chỉ đào tạo chuyên môn | Chứng chỉ đào tạo hệ thống quản lý | Kinh nghiệm công tác (ghi số năm) | Kinh nghiệm ĐGSPH (ghi số cuộc) | Loại hợp đồng lao động đã ký | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức).... gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của thử nghiệm viên/giám định viên/kiểm định viên/chuyên gia đánh giá đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 06
74/2018/NĐ-CP
DANH MỤC TÀI LIỆU KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH,
THỦ TỤC THỬ NGHIỆM/GIÁM ĐỊNH/KIỂM ĐỊNH/CHỨNG NHẬN[50]
TT | Tên tài liệu | Mã số | Hiệu lực từ | Cơ quan ban hành | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
(tên tổ chức).... gửi kèm theo quy trình, thủ tục thử nghiệm/giám định /kiểm định/chứng nhận đã được phê duyệt và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.
........., ngày........tháng......năm.....
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 07
74/2018/NĐ-CP
DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ
PHỤC VỤ THỬ NGHIỆM/KIỂM ĐỊNH[51]
1. Trang thiết bị cần kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm
TT | Tên máy móc, thiết bị, kiểu loại, thông số kỹ thuật chính | Năm sản xuất, nước sản xuất | Năm đưa vào sử dụng và tình trạng thiết bị | Ngày kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm | Đơn vị kiểm định/hiệu chuẩn/ thử nghiệm | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
2. Trang thiết bị khác
TT | Tên thiết bị | Đặc trưng kỹ thuật | Ngày đưa vào sử dụng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..........(tên tổ chức thử nghiệm/kiểm định).... gửi kèm theo giấy chứng nhận kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm của thiết bị và cam kết các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.
........., ngày........tháng......năm.....
(Ký tên, đóng dấu)
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức đánh giá sự phù hợp khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định nộp hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2:
- Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, hồ sơ đăng ký chỉ định gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Cơ quan chỉ định).
- Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực, hồ sơ đăng ký chỉ định gửi về Bộ, quản lý ngành, lĩnh vực (Cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định - Cơ quan chỉ định).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Cơ quan chỉ định thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợpsửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ:
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ,Cơ quan chỉ địnhtiến hành thẩm xét hồ sơ, không tổ chức đánh giá năng lực thực tế.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ nhưng có nội dung không phù hợp hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ thì cơ quan chỉ định tổ chức đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp.Cơ quan chỉ địnhcử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá và phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp về việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp. Chuyên gia hoặc đoàn đánh giáphải hoàn thành việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp và ký biên bản đánh giá thực tế.
Trường hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải khắc phục các nội dung quy định trong biên bản đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký biên bản đánh giá thực tế, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải gửi báo cáo kết quả hành động khắc phục về Cơ quan chỉ định; trường hợp phải kéo dài thêm thời hạn thì phải nêu rõ thời hạn chính thức hoàn thành việc khắc phục các nội dung còn lại.
Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định bảo đảm.
Bước 3: Ban hành Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp
Nếu tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định,Cơ quan chỉ địnhban hành quyết định chỉ định cho tổ chức đánh giá sự phù hợp. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định không quá 05 năm kể từ ngày ký ban hành.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan chỉ địnhphải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Bước 4: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan chỉ địnhhoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cơ quan chỉ định hoặc qua đường bưu điện.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu theo quy định tại Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu;
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, tổ chức đánh giá sự phù hợp phảinộpbảnsao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức) các chứng chỉ, tài liệu theo quy định tại Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận; bản sao Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp;
- Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, có bản sao Chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ kèm theo;
- Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP có bản sao Quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng kèm theo;
- Danh mục máy móc, thiết bị thử nghiệm đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung (đối với tổ chức thử nghiệm, kiểm định) theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, có bản sao Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm còn hiệu lực kèm theo;
- Bản sao Chứng chỉ công nhận năng lực thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận do tổ chức công nhận hợp pháp cấp (nếu có) đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung;
- Bản sao kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký thay đổi, bổ sung (đối với tổ chức thử nghiệm).
Đối với các phép thử không có đơn vị tổ chức thử nghiệm thành thạo hoặc không thể thực hiện so sánh liên phòng do không có phòng thử nghiệm nào trong nước phân tích thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.[52]
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d.Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký: Cơ quan chỉ định thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ: Cơ quan chỉ định đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế: Cơ quan chỉ định ban hành Quyết định chỉ định.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan chỉ định phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được chỉ định
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; Cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp (sửa đổi, bổ sung)
h. Lệ phí: không.
i.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định (mẫu kèm theo).
- Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá (mẫu kèm theo).
- Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận (mẫu kèm theo).
- Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thử nghiệm/kiểm định (mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định
+ Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, trong đó có lĩnh vực thử nghiệm đăng ký chỉ định;
+ Phải thực hiện việc thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký chỉ định.
Đối với các phép thử không có đơn vị tổ chức thử nghiệm thành thạo hoặc không thể thực hiện so sánh liên phòng do không có phòng thử nghiệm nào trong nước phân tích thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.[53]
- Điều kiện đối với tổ chức kiểm định, giám định, chứng nhận được chỉ định:
Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định, giám định, chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, trong đó có lĩnh vực kiểm định, giám định, chứng nhận đăng ký chỉ định.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 09
74/2018/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI/BỔ SUNG
PHẠM VI/LĨNH VỰC ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
Kính gửi: .....(tên cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực/UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định)
1. Tên tổ chức: ............................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………….......................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. E-mail: …………..............
3. Đã được chỉ định thực hiện việc thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận theo Quyết định số:......... ngày..../..../.20.. của ...(tên cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực/ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định).
4. Hoạt động chỉ định thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận đề nghị thay đổi/bổ sung (nêu cụ thể tên sản phẩm, hàng hoá, quá trình, môi trường, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng).
5. Hồ sơ kèm theo:
- ...........................................................................................................
- ............................................................................................................
Đề nghị(tên cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực/ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định) xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được thay đổi/bổ sung hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận đối với các lĩnh vực, đối tượng tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 05
74/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH THỬ NGHIỆM VIÊN/GIÁM ĐỊNH VIÊN/
KIỂM ĐỊNH VIÊN/CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ[54]
STT | Họ và tên
| Chứng chỉ đào tạo chuyên môn | Chứng chỉ đào tạo hệ thống quản lý | Kinh nghiệm công tác (ghi số năm) | Kinh nghiệm ĐGSPH (ghi số cuộc) | Loại hợp đồng lao động đã ký | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức).... gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của thử nghiệm viên/giám định viên/kiểm định viên/chuyên gia đánh giá đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 06
74/2018/NĐ-CP
DANH MỤC TÀI LIỆU KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH,
THỦ TỤC THỬ NGHIỆM/GIÁM ĐỊNH/KIỂM ĐỊNH/CHỨNG NHẬN[55]
TT | Tên tài liệu | Mã số | Hiệu lực từ | Cơ quan ban hành | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
(tên tổ chức).... gửi kèm theo quy trình, thủ tục thử nghiệm/giám định /kiểm định/chứng nhận đã được phê duyệt và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai..
........., ngày........tháng......năm.....
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 07
74/2018/NĐ-CP
DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ
PHỤC VỤ THỬ NGHIỆM/KIỂM ĐỊNH[56]
1. Trang thiết bị cần kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm
TT | Tên máy móc, thiết bị, kiểu loại, thông số kỹ thuật chính | Năm sản xuất, nước sản xuất | Năm đưa vào sử dụng và tình trạng thiết bị | Ngày kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm | Đơn vị kiểm định/hiệu chuẩn/ thử nghiệm | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
2. Trang thiết bị khác
TT | Tên thiết bị | Đặc trưng kỹ thuật | Ngày đưa vào sử dụng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..........(tên tổ chức thử nghiệm/kiểm định).... gửi kèm theo giấy chứng nhận kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm của thiết bị và cam kết các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
17. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (gọi tắt là tổ chức đăng ký) chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, doanh nghiệp phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, doanh nghiệp phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo (bằng văn bản hoặc qua điện thoại/fax/email) yêu cầu tổ chức đăng ký sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đăng ký. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng có thông tin, phản ảnh hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra phát hiện một hoặc các điều kiện hoạt động của tổ chức đăng ký là không phù hợp quy định hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức đánh giá tại cơ sở.
+ Kết quả đánh giá đạt yêu cầu hoặc tổ chức đăng ký khắc phục kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Bộ khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đăng ký.
+ Kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực;
- Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đã thiết lập và duy trì đối với lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đăng ký thực hiện;
- Văn bản quy định về quản lý chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm gồm các nội dung chính sau: Nội dung, hình thức của chứng chỉ; việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ; kích thước và vị trí thể hiện số đăng ký trên chứng chỉ để bảo đảm nhận biết dễ dàng bằng mắt thường; văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra và thông báo nếu hồ sơ chưa đầy đủ: 05 ngày làm việc.
- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ và không phải đánh giá tại cơ sở: 07 ngày làm việc.
- Thời hạn giải quyết khi phải đánh giá tại cơ sở:
+ Thời hạn tổ chức đánh giá (bao gồm cả thời gian thành lập đoàn đánh giá):30 ngày.
+ Thời hạn giải quyết khi nhận được kết quả đánh giá đạt yêu cầu hoặc kết quả khắc phục kết luận của đoàn đánh giá đạt yêu cầu: 07 ngày
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
h. Lệ phí: không.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường(Mẫu kèm theo);
- Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực(Mẫu kèm theo);
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:
*Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
*Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có đủ chuẩn đo lường, phương tiện, điều kiện môi trường thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng. Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải phù hợp với hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khuyến nghị quốc tế của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế, tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế, tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, tài liệu của nhà sản xuất có liên quan. Các chuẩn đo lường và phương tiện đo này phải được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định của người đứng đầu tổ chức; giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải còn thời hạn có giá trị[57].
- Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực đăng ký hoạt động[58].
- Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động. Các nhân viên kỹ thuật này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây[59]:
+ Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
+ Đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực hoạt động và theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Có văn bản của người đứng đầu tổ chức quy định việc quản lý chứng chỉ (tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm[60].
- Điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định phải có các điều kiện sau:
+ Chuẩn công tác và chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 thuộc lĩnh vực hoạt động được chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam tương ứng, phải được hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức hiệu chuẩn, thử nghiệm tại Việt Nam có lĩnh vực hoạt động phù hợp được chỉ định hoặc tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm ở nước ngoài có lĩnh vực hoạt động phù hợp được công nhận hoặc chỉ định và phải được chứng nhận theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật đo lường.”[61]
+ Có ít nhất 01 nhân viên kiểm định được chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được chỉ định.[62]
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
- Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 01
105/2016/NĐ-CP
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………….. | ………, ngày …. tháng …. năm 20.... |
ĐƠN ĐĂNG KÝ CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG
Kính gửi: ……………………….(1)………………………..
1. Tổ chức đăng ký:…………..…………(tên tổ chức)...........................................
Địa chỉ trụ sở chính (2):...........................................................................................
Điện thoại:…………….; Fax:…………………..; Email:......................................
2. Đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động sau đây:
TT | Tên phương tiện đo, chuẩn đo lường | Phạm vi đo | Cấp/độ chính xác | Tên dịch vụ (3) | Ghi chú (4) |
|
|
|
|
|
|
3. Địa điểm thực hiện (5):.......................................................................................
Điện thoại:………….….….; Fax:……….…………..; Email:...............................
4. (Tên tổ chức đăng ký) xin cam kết tuân thủ đúng trách nhiệm quy định tại Điều 11 Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Kính đề nghị ……………….(1)……………….. xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường./.
| NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ |
(1): Ghi tên cơ quan cấp giấy chứng nhận.
(2): Ghi rõ theo quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
(3): Ghi rõ tên dịch vụ (kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm) đăng ký.
(4): Trường hợp đăng ký điều chỉnh lĩnh vực hoạt động: Ghi rõ “Bổ sung” hoặc “Thu hẹp” .
(5): Trường hợp thực hiện dịch vụ tại địa điểm (các địa điểm) cố định thì ghi địa chỉ, điện thoại, fax, email của địa điểm (của từng địa điểm); trường hợp thực hiện dịch vụ tại địa điểm không cố định thì ghi “tại hiện trường”; trường hợp thực hiện dịch vụ tại địa điểm cố định và không cố định thì kết hợp ghi cả hai.
Mẫu số 02
154/2018/NĐ-CP
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………….. | ………, ngày …. tháng …. năm 20.... |
BÁO CÁO VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT, NHÂN LỰC
1. Danh mục quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng
TT | Tên quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm | Số, ký hiệu | Năm ban hành | Cơ quan, tổ chức ban hành (1) | Lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm |
|
|
|
|
|
|
(1): Trường hợp tổ chức đăng ký tự xây dựng, ban hành quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: Khi đăng ký lần đầu hoặc bổ sung lĩnh vực hoạt động, phải nộp bản sao quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng.
2. Danh sách chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
TT | Tên chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm | Nước sản xuất | Số sản xuất | Phạm vi đo | Cấp/độ chính xác | Nơi kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm | Thời hạn giá trị đến | Sử dụng tại quy trình (2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(2) Ghi rõ số, ký hiệu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã công bố áp dụng tại Mục 1.
3. Điều kiện môi trường
- Điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất...
- Điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, về chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường...
4. Danh sách nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Tên bộ phận trực tiếp kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: .................................
- Điện thoại: ……………………………; Fax:.......................................................
TT | Họ và tên | Năm sinh | Trình độ học vấn | Viên chức/Lao động hợp đồng | Khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã hoàn thành | Tổ chức đào tạo | Lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồ sơ kèm theo:
1. Bản sao giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
2. Tài liệu chứng minh đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
| NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC |
18. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm nghiệm trường hợp giấy chứng nhận đăng ký bị mất hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục được sử dụng
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (gọi tắt là tổ chức đăng ký) chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, doanh nghiệp phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, doanh nghiệp phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo (bằng văn bản hoặc qua điện thoại/fax/email) yêu cầu tổ chức đăng ký sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đăng ký. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Công văn của tổ chức cung cấp dịch vụ nêu rõ lý do đề nghị cấp lại;
- Giấy chứng nhận đăng ký đã được cấp (đối với trường hợp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị hư hỏng).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra và thông báo nếu hồ sơ chưa đầy đủ: 05 ngày làm việc.
- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ: 07 ngày làm việc.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
h. Lệ phí: không.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai: không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
- Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
19. Thủ tục điều chỉnh nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã được cấp
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (gọi tắt là tổ chức đăng ký) có nhu cầu điều chỉnh nội dung của Giấy chứngnhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã được cấp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, doanh nghiệp phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, doanh nghiệp phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo (bằng văn bản hoặc qua điện thoại/fax/email) yêu cầu tổ chức đăng ký sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đăng ký. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng có thông tin, phản ảnh hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra phát hiện một hoặc các điều kiện hoạt động của tổ chức đăng ký là không phù hợp quy định hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức đánh giá tại cơ sở.
+ Kết quả đánh giá đạt yêu cầu hoặc tổ chức đăng ký khắc phục kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Bộ khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đăng ký.
+ Kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
- Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực (đối với trường hợp điều chỉnh lĩnh vực hoạt động);
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (đối với trường hợp điều chỉnh tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức đăng ký);
- Tài liệu, giấy tờ có liên quan đến nội dung điều chỉnh (đối với các trường hợp khác).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra và thông báo nếu hồ sơ chưa đầy đủ: 05 ngày làm việc.
- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ và không phải đánh giá tại cơ sở: 07 ngày làm việc.
- Thời hạn giải quyết khi phải đánh giá tại cơ sở:
+ Thời hạn tổ chức đánh giá (bao gồm cả thời gian thành lập đoàn đánh giá):30 ngày.
+ Thời hạn giải quyết khi nhận được kết quả đánh giá đạt yêu cầu hoặc kết quả khắc phục kết luận của đoàn đánh giá đạt yêu cầu: 07 ngày làm việc.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
h. Lệ phí: không.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai:
Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường(Mẫu kèm theo)
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
- Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 01
105/2016/NĐ-CP
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………….. | ………, ngày …. tháng …. năm 20.... |
ĐƠN ĐĂNG KÝ CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG
Kính gửi: ……………………….(1)………………………..
1. Tổ chức đăng ký:…………..…………(tên tổ chức)...........................................
Địa chỉ trụ sở chính (2):...........................................................................................
Điện thoại:…………….; Fax:…………………..; Email:......................................
2. Đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động sau đây:
TT | Tên phương tiện đo, chuẩn đo lường | Phạm vi đo | Cấp/độ chính xác | Tên dịch vụ (3) | Ghi chú (4) |
|
|
|
|
|
|
3. Địa điểm thực hiện (5):.......................................................................................
Điện thoại:………….….….; Fax:……….…………..; Email:...............................
4. (Tên tổ chức đăng ký) xin cam kết tuân thủ đúng trách nhiệm quy định tại Điều 11 Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Kính đề nghị ……………….(1)……………….. xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường./.
| NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ |
(1): Ghi tên cơ quan cấp giấy chứng nhận.
(2): Ghi rõ theo quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
(3): Ghi rõ tên dịch vụ (kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm) đăng ký.
(4): Trường hợp đăng ký điều chỉnh lĩnh vực hoạt động: Ghi rõ “Bổ sung” hoặc “Thu hẹp” .
(5): Trường hợp thực hiện dịch vụ tại địa điểm (các địa điểm) cố định thì ghi địa chỉ, điện thoại, fax, email của địa điểm (của từng địa điểm); trường hợp thực hiện dịch vụ tại địa điểm không cố định thì ghi “tại hiện trường”; trường hợp thực hiện dịch vụ tại địa điểm cố định và không cố định thì kết hợp ghi cả hai.
Mẫu số 02
154/2018/NĐ-CP
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………….. | ………, ngày …. tháng …. năm 20.... |
BÁO CÁO VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT, NHÂN LỰC
1. Danh mục quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng
TT | Tên quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm | Số, ký hiệu | Năm ban hành | Cơ quan, tổ chức ban hành (1) | Lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm |
|
|
|
|
|
|
(1): Trường hợp tổ chức đăng ký tự xây dựng, ban hành quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: Khi đăng ký lần đầu hoặc bổ sung lĩnh vực hoạt động, phải nộp bản sao quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng.
2. Danh sách chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
TT | Tên chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm | Nước sản xuất | Số sản xuất | Phạm vi đo | Cấp/độ chính xác | Nơi kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm | Thời hạn giá trị đến | Sử dụng tại quy trình (2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(2) Ghi rõ số, ký hiệu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã công bố áp dụng tại Mục 1.
3. Điều kiện môi trường
- Điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất...
- Điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, về chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường...
4. Danh sách nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Tên bộ phận trực tiếp kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: .................................
- Điện thoại: ……………………………; Fax:.......................................................
TT | Họ và tên | Năm sinh | Trình độ học vấn | Viên chức/Lao động hợp đồng | Khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã hoàn thành | Tổ chức đào tạo | Lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồ sơ kèm theo:
1. Bản sao giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
2. Tài liệu chứng minh đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
| NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC |
20. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định 105/2016/NĐ-CP khi tổ chức cung cấp dịch vụ đã hoàn thành các biện pháp khắc phục
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (gọi tắt là tổ chức đăng ký) bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định 105/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đã hoàn thành các biện pháp khắc phục chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, doanh nghiệp phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, doanh nghiệp phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo (bằng văn bản hoặc qua điện thoại/fax/email) yêu cầu tổ chức đăng ký sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đăng ký. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng có thông tin, phản ảnh hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra phát hiện một hoặc các điều kiện hoạt động của tổ chức đăng ký là không phù hợp quy định hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức đánh giá tại cơ sở.
+ Kết quả đánh giá đạt yêu cầu hoặc tổ chức đăng ký khắc phục kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Bộ khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đăng ký.
+ Kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Công văn đề nghị được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp (bản sao);
- Tài liệu, giấy tờ chứng minh đã hoàn thành các biện pháp khắc phục.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn kiểm tra và thông báo nếu hồ sơ chưa đầy đủ: 05 ngày làm việc.
- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ và không phải đánh giá tại cơ sở: 07 ngày làm việc.
- Thời hạn giải quyết khi phải đánh giá tại cơ sở:
+ Thời hạn tổ chức đánh giá (bao gồm cả thời gian thành lập đoàn đánh giá):30 ngày.
+ Thời hạn giải quyết khi nhận được kết quả đánh giá đạt yêu cầu hoặc kết quả khắc phục kết luận của đoàn đánh giá đạt yêu cầu: 07 ngày
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
h. Lệ phí: không.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai: không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
- Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
21. Thủ tục đề nghị chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng kýcung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (gọi tắt là tổ chức đăng ký) chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, doanh nghiệp phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, doanh nghiệp phảinộpbảnsao đã được chứng thực từ bản chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định và ra quyết định chấm dứt hiệu lực chứng nhận đăng ký
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp (bản chính);
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trên lãnh thổ Việt Nam.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấm dứt hiệu lực chứng nhận đăng ký.
h. Lệ phí: không.
i. Tên mẫu đơn, tờ khai: không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
- Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
22. Thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2nhập khẩu
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đến cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa:hồ sơ được gửi đếnBộ Khoa học và Công nghệ (Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - Cơ quan kiểm tra).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
(1) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân
- Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra kết quả tự đánh giá sự phù hợp theo quy định.
Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.
(2) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật
- Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng (Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận hoặc Chứng thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức giám định).
Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan kiểm tra. Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.
(3) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật
- b1) Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP và xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu.
- b2) Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các nội dung kiểm tra quy định tại điểm c khoản 2c Điều 7 sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi tới người nhập khẩu để làm thủ tục thông quan cho lô hàng;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng không phù hợp, cơ quan kiểm tra xử lý như sau:
+ Trường hợp hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới người nhập khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu khắc phục về nhãn hàng hóa trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc. Cơ quan kiểm tra chỉ cấp thông báo lô hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng khi người nhập khẩu có bằng chứng khắc phục;
+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có chứng chỉ chất lượng không phù hợp với hồ sơ của lô hàng nhập khẩu hoặc chứng chỉ chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong thông báo nêu rõ các nội dung khôngđạt yêu cầu gửi tới cơ quan hải quan và người nhập khẩu. Đồng thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền để xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong phiếu tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc, nếu quá thời hạn mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì người nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi người nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.
Trường hợp người nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời hạn quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn bổ sung hồ sơ, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trong thông báo nêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới người nhập khẩu và cơ quan hải quan. Đồng thời chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm tra có thẩm quyền tiến hành kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa tại cơ sở của người nhập khẩu.
- Trường hợp, người nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì thực hiện đăng ký kiểm tra và trả kết quả kiểm tra chất lượng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đang được áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2a hoặc khoản 2b Điều 7 sửa đổi tại tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP, nếu phát hiện chất lượng không bảo đảm, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất hoặc nhập khẩu thì áp dụng biện pháp kiểm tra ở mức độ chặt chẽ hơn đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan kiểm tra hoặc theo đường bưu điện hoặc trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định.
b. Cách thức thực hiện:
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan kiểm tra hoặc trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP tại cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra) và kèm theo các tài liệu sau:
- Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có);
- Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có);
- Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có);
- Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định) (nếu có);
- Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).
Người nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu.[63]
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
(1) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;theo kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật
- Xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu:Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
(2) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật
- Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng; Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đầy đủ và hợp lệ.
Trường hợp người nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời hạn quy định,nội dung Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩunêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ”: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn bổ sung hồ sơ.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Trung ương.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
* Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo: kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân; kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
- Xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu.
* Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật:
- Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
h. Lệ phí kiểm tra: Không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (Mẫu kèm theo).[64]
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 9/11/2018 về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành
Mẫu số 01
154/2018/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Kính gửi : ....................... (Tên Cơ quan kiểm tra)...................................................
Người nhập khẩu: ...................................................................................................
Địa chỉ: ....................................................................................................................
Điện thoại:.............................................................. Fax:..........................................
Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa sau:
Số TT | Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại | Đặc tính kỹ thuật | Xuất xứ, Nhà sản xuất | Khối lượng/ số lượng | Cửa khẩu nhập | Thời gian nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Địa chỉ tập kết hàng hóa:
Hồ sơnhập khẩu gồm:
Hợp đồng (Contract) số : .......................................................................................................
- Danh mục hàng hóa (Packing list): ....................................................................................
- Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu:………. do Tổ chức …….cấp ngày: ……/….. / …….tại: ………………………………………………
-Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý (nếu có) số : ..............................................................
do Tổ chức chứng nhận :…………………. cấp ngày:……… /…… / ……..tại: ………..
-Hóa đơn (Invoice) số: ..................................................................................................
- Vận đơn (Bill of Lading) số: .........................................................................................
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số : ................................................................................
-Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số: .................................................................
- Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có):............................................................
- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).
Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của các nội dung đã khai báo nêu trên về hồ sơ của lô hàng hóa nhập khẩu, đồng thời cam kết chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật ……………………….. và tiêu chuẩn công bố áp dụng………................................................................................................
(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA) | …….ngày…..tháng……..năm 20... |
Mẫu số 02
74/2018/NĐ-CP
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /(CQKT) | …., ngày tháng năm 20… |
PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
STT | HẠNG MỤC KIỂM TRA | Có/Không | Ghi chú | |
Có | Không | |||
1 | Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. | £ | £ |
|
2 | Hợp đồng (Contract) (bản sao). | £ | £ |
|
3 | Danh mục hàng hóa (Packing list) kèm theo hợp đồng (bản sao). | £ | £ |
|
4 | Bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng | £ | £ |
|
| 4.1. Giấy chứng nhận hợp quy | £ | £ |
|
| 4.2. Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng | £ | £ |
|
| 4.3. Giấy giám định chất lượng lô hàng | £ | £ |
|
| 4.4. Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng | £ | £ |
|
5 | Hóa đơn (Invoice) | £ | £ |
|
6 | Vận đơn (Bill of Lading) | £ | £ |
|
7 | Tờ khai hàng hóa nhập khẩu | £ | £ |
|
8 | Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) | £ | £ |
|
9 | Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa | £ | £ |
|
10 | Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS | £ | £ |
|
11 | Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy | £ | £ |
|
12 | Nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định). | £ | £ |
|
KẾT LUẬN
£ Hồ sơ đầy đủ về số lượng: Tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.
£ Hồ sơ không đầy đủ về số lượng: tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các mục:…………. trong thời gian 15 ngày. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định.
NGƯỜI NỘP HỒ SƠ | NGƯỜI KIỂM TRA HỒ SƠ |
II. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
1. Thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức đánh giá sự phù hợp khi có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận đối với các sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành thì gửi hồ sơ đăng ký chỉ định đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngđó (Cơ quan chỉ định).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Cơ quan chỉ định thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợpsửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chỉ định cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá và phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp về việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, chuyên gia hoặc đoàn đánh giáphải hoàn thành việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp và ký biên bản đánh giá thực tế.
Trường hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải khắc phục các nội dung quy định trong biên bản đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký biên bản đánh giá thực tế, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải gửi báo cáo kết quả hành động khắc phục về Cơ quan chỉ định; trường hợp phải kéo dài thêm thời hạn thì phải nêu rõ thời hạn chính thức hoàn thành việc khắc phục các nội dung còn lại.
Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định bảo đảm.
Bước 3: Ban hành Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế, nếu tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định, Cơ quan chỉ địnhban hành quyết định chỉ định cho tổ chức đánh giá sự phù hợp. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định không quá 05 năm kể từ ngày ký ban hành.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan chỉ định phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Bước 4: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan chỉ địnhhoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cơ quan chỉ địnhhoặc qua đường bưu điện.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu theo quy định tại Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu;
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, tổ chức đánh giá sự phù hợp phảinộpbảnsao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức) các chứng chỉ, tài liệu theo quy định tại Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận;
- Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP có bản sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ;
- Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, có bản sao Quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng với sản phẩm, hàng hóa, quá trình, môi trường đăng ký chỉ định kèm theo;
- Danh mục máy móc, thiết bị thử nghiệm đối với lĩnh vực đăng ký chỉ định (đối với tổ chức thử nghiệm, kiểm định) theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, có bản sao Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn còn hiệu lực kèm theo;
- Bản sao Chứng chỉ công nhận năng lực thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận do tổ chức công nhận hợp pháp cấp (nếu có);
- Bản sao kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký chỉ định (đối với tổ chức thử nghiệm).
Đối với các phép thử không có đơn vị tổ chức thử nghiệm thành thạo hoặc không thể thực hiện so sánh liên phòng do không có phòng thử nghiệm nào trong nước phân tích thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.[65]
Trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp đồng thời nộp hồ sơ đăng ký hoạt động (theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp) và hồ sơ đăng ký chỉ định thì tổ chức đánh giá sự phù hợp không phải nộp kèm theo các thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, c, d, đ, e của khoản 1 Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký: Cơ quan chỉ địnhthông báo yêu cầusửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ: Cơ quan chỉ định đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp và ký biên bản đánh giá thực tế.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế:Cơ quan chỉ địnhban hành quyết định chỉ định
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan chỉ định phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức đánh giá sự phù hợp
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đầu mối do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.
h. Lệ phí: không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp (mẫu kèm theo)[66].
- Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá (mẫu kèm theo).
- Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận (mẫu kèm theo).
- Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thử nghiệm/kiểm định (mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định
+ Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, trong đó có lĩnh vực thử nghiệm đăng ký chỉ định;
+ Phải thực hiện việc thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký chỉ định.
Đối với các phép thử không có đơn vị tổ chức thử nghiệm thành thạo hoặc không thể thực hiện so sánh liên phòng do không có phòng thử nghiệm nào trong nước phân tích thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm[67].
- Điều kiện đối với tổ chức kiểm định, giám định, chứng nhận được chỉ định: Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định, giám định, chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, trong đó có lĩnh vực kiểm định, giám định, chứng nhận đăng ký chỉ định.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 04
154/2018/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
Kính gửi: ..............(tên cơ quan đầu mối do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định)
1. Tên tổ chức:.........………..........................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. E-mail: …………..............
3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng đầu tưsố: .............. cơ quan cấp: .................... cấp ngày ......…....................…. tại ...............................................................................
4. Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận số .............. cơ quan cấp: .................... cấp ngày ......…....................
5. Hồ sơ kèm theo:
- ............................................................................................................
- .............................................................................................................
6. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để được chỉ định thực hiện hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận trong các lĩnh vực sản phẩm, hàng hoá, quá trình, môi trường (nêu cụ thể tên sản phẩm, hàng hoá, quá trình, môi trường, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng)[68].
Đề nghị (tên cơ quan đầu mối do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định) xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận đối với các lĩnh vực, đối tượng tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định và chịu trách nhiệm về các khai báo nêu trên./.
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 05
74/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH THỬ NGHIỆM VIÊN/GIÁM ĐỊNH VIÊN/
KIỂM ĐỊNH VIÊN/CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ[69]
STT | Họ và tên
| Chứng chỉ đào tạo chuyên môn | Chứng chỉ đào tạo hệ thống quản lý | Kinh nghiệm công tác (ghi số năm) | Kinh nghiệm ĐGSPH (ghi số cuộc) | Loại hợp đồng lao động đã ký | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức).... gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của thử nghiệm viên/giám định viên/kiểm định viên/chuyên gia đánh giá đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 06
74/2018/NĐ-CP
DANH MỤC TÀI LIỆU KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH,
THỦ TỤC THỬ NGHIỆM/GIÁM ĐỊNH/KIỂM ĐỊNH/CHỨNG NHẬN[70]
TT | Tên tài liệu | Mã số | Hiệu lực từ | Cơ quan ban hành | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
(tên tổ chức).... gửi kèm theo quy trình, thủ tục thử nghiệm/giám định /kiểm định/chứng nhận đã được phê duyệt và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai..
........., ngày........tháng......năm.....
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 07
74/2018/NĐ-CP
DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ
PHỤC VỤ THỬ NGHIỆM/KIỂM ĐỊNH[71]
1. Trang thiết bị cần kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm
TT | Tên máy móc, thiết bị, kiểu loại, thông số kỹ thuật chính | Năm sản xuất, nước sản xuất | Năm đưa vào sử dụng và tình trạng thiết bị | Ngày kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm | Đơn vị kiểm định/hiệu chuẩn/ thử nghiệm | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
2. Trang thiết bị khác
TT | Tên thiết bị | Đặc trưng kỹ thuật | Ngày đưa vào sử dụng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..........(tên tổ chức thử nghiệm/kiểm định).... gửi kèm theo giấy chứng nhận kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm của thiết bị và cam kết các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.
........., ngày........tháng......năm.....
(Ký tên, đóng dấu)
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức đánh giá sự phù hợp khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định nộp hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi, bổ sung chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành thì gửi hồ sơ đăng ký chỉ định đến Cơ quan đầu mối do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngchỉ định (Cơ quan chỉ định).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Cơ quan chỉ định thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợpsửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ:
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ,Cơ quan chỉ địnhtiến hành thẩm xét hồ sơ, không tổ chức đánh giá năng lực thực tế.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ nhưng có nội dung không phù hợp hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ thì cơ quan chỉ định tổ chức đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp.Cơ quan chỉ địnhcử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá và phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp về việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp. Chuyên gia hoặc đoàn đánh giáphải hoàn thành việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp và ký biên bản đánh giá thực tế.
Trường hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải khắc phục các nội dung quy định trong biên bản đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký biên bản đánh giá thực tế, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải gửi báo cáo kết quả hành động khắc phục về Cơ quan chỉ định; trường hợp phải kéo dài thêm thời hạn thì phải nêu rõ thời hạn chính thức hoàn thành việc khắc phục các nội dung còn lại.
Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định bảo đảm.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế, nếu tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định,Cơ quan chỉ địnhban hành quyết định chỉ định cho tổ chức đánh giá sự phù hợp. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định không quá 05 năm kể từ ngày ký ban hành.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan chỉ định phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Bước 3: Ban hành Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp
Nếu tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định,Cơ quan chỉ địnhban hành quyết định chỉ định cho tổ chức đánh giá sự phù hợp. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định không quá 05 năm kể từ ngày ký ban hành.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan chỉ địnhphải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Bước 4: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan chỉ định hoặc theo đường bưu điện.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cơ quan chỉ định hoặc qua đường bưu điện.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu theo quy định tại Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu;
- Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điện, tổ chức đánh giá sự phù hợp phảinộpbảnsao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức) các chứng chỉ, tài liệu theo quy định tại Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận; bản sao Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp;
- Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, có bản sao Chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ kèm theo;
- Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP có bản sao Quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng kèm theo;
- Danh mục máy móc, thiết bị thử nghiệm đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung (đối với tổ chức thử nghiệm, kiểm định) theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, có bản sao Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm còn hiệu lực kèm theo;
- Bản sao Chứng chỉ công nhận năng lực thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận do tổ chức công nhận hợp pháp cấp (nếu có) đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung;
- Bản sao kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký thay đổi, bổ sung (đối với tổ chức thử nghiệm).
Đối với các phép thử không có đơn vị tổ chức thử nghiệm thành thạo hoặc không thể thực hiện so sánh liên phòng do không có phòng thử nghiệm nào trong nước phân tích thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm[72].
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d.Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký: Cơ quan chỉ định thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợpsửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ: Cơ quan chỉ định đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp và ký biên bản đánh giá thực tế.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế:Cơ quan chỉ địnhban hành quyết định chỉ định
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cơ quan chỉ định phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được chỉ định
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đầu mối do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp (sửa đổi, bổ sung)
h. Lệ phí: không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định (mẫu kèm theo).
- Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá (mẫu kèm theo).
- Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận (mẫu kèm theo).
- Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thử nghiệm/kiểm định (mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định
+ Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, trong đó có lĩnh vực thử nghiệm đăng ký chỉ định;
+ Phải thực hiện việc thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký chỉ định.
Đối với các phép thử không có đơn vị tổ chức thử nghiệm thành thạo hoặc không thể thực hiện so sánh liên phòng do không có phòng thử nghiệm nào trong nước phân tích thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm[73].
- Điều kiện đối với tổ chức kiểm định, giám định, chứng nhận được chỉ định:
Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định, giám định, chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, trong đó có lĩnh vực kiểm định, giám định, chứng nhận đăng ký chỉ định.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 09
74/2018/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày..........tháng...........năm.........
ĐƠN ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI/BỔ SUNG
PHẠM VI/LĨNH VỰC ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
Kính gửi: .....(tên cơ quan đầu mối do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định)
1. Tên tổ chức: ............................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………….......................
Điện thoại:…………..... Fax: ………………. E-mail: …………..............
3. Đã được chỉ định thực hiện việc thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận theo Quyết định số:......... ngày..../..../.20.. của ...(tên cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực/ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định).
4. Hoạt động chỉ định thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận đề nghị thay đổi/bổ sung (nêu cụ thể tên sản phẩm, hàng hoá, quá trình, môi trường, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng).
5. Hồ sơ kèm theo:
- ...........................................................................................................
- ............................................................................................................
Đề nghị(tên cơ quan đầu mối do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định) xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được thay đổi/bổ sung hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận đối với các lĩnh vực, đối tượng tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên./.LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 05
74/2018/NĐ-CP
DANH SÁCH THỬ NGHIỆM VIÊN/GIÁM ĐỊNH VIÊN/
KIỂM ĐỊNH VIÊN/CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ[74]
STT | Họ và tên
| Chứng chỉ đào tạo chuyên môn | Chứng chỉ đào tạo hệ thống quản lý | Kinh nghiệm công tác (ghi số năm) | Kinh nghiệm ĐGSPH (ghi số cuộc) | Loại hợp đồng lao động đã ký | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
(tên tổ chức).... gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của thử nghiệm viên/giám định viên/kiểm định viên/chuyên gia đánh giá đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 06
74/2018/NĐ-CP
DANH MỤC TÀI LIỆU KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH,
THỦ TỤC THỬ NGHIỆM/GIÁM ĐỊNH/KIỂM ĐỊNH/CHỨNG NHẬN[75]
TT | Tên tài liệu | Mã số | Hiệu lực từ | Cơ quan ban hành | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
(tên tổ chức).... gửi kèm theo quy trình, thủ tục thử nghiệm/giám định /kiểm định/chứng nhận đã được phê duyệt và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai..
........., ngày........tháng......năm.....
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 07
74/2018/NĐ-CP
DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ
PHỤC VỤ THỬ NGHIỆM/KIỂM ĐỊNH[76]
1. Trang thiết bị cần kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm
TT | Tên máy móc, thiết bị, kiểu loại, thông số kỹ thuật chính | Năm sản xuất, nước sản xuất | Năm đưa vào sử dụng và tình trạng thiết bị | Ngày kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm | Đơn vị kiểm định/hiệu chuẩn/ thử nghiệm | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
2. Trang thiết bị khác
TT | Tên thiết bị | Đặc trưng kỹ thuật | Ngày đưa vào sử dụng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..........(tên tổ chức thử nghiệm/kiểm định).... gửi kèm theo giấy chứng nhận kiểm định/hiệu chuẩn/thử nghiệm của thiết bị và cam kết các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.
........., ngày........tháng......năm.....
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
3. Thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Gửi đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
(1) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân
- Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra kết quả tự đánh giá sự phù hợp theo quy định.
Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.
(2) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật
- Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng (Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận hoặc Chứng thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức giám định).
Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan kiểm tra. Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan kiểm tra hoặc theo đường bưu điện hoặc trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định.
b. Cách thức thực hiện:
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan kiểm tra hoặc trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP tại cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra) và kèm theo các tài liệu sau:
- Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có);
- Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có);
- Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có);
- Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định) (nếu có);
- Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).
Người nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu.[77]
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;theo kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật
- Xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
* Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân; kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật:
Bản đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩucó xác nhận của cơ cơ quan kiểm tra.
h. Lệ phí kiểm tra: Không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (Mẫu kèm theo)[78].
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 9/11/2018 về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Mẫu số 01
154/2018/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Kính gửi : ....................... (Tên Cơ quan kiểm tra)...................................................
Người nhập khẩu: ...................................................................................................
Địa chỉ: ....................................................................................................................
Điện thoại:.............................................................. Fax:..........................................
Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa sau:
Số TT | Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại | Đặc tính kỹ thuật | Xuất xứ, Nhà sản xuất | Khối lượng/ số lượng | Cửa khẩu nhập | Thời gian nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Địa chỉ tập kết hàng hóa:
Hồ sơnhập khẩu gồm:
Hợp đồng (Contract) số : .......................................................................................................
- Danh mục hàng hóa (Packing list): ....................................................................................
- Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu:………. do Tổ chức …….cấp ngày: ……/….. / …….tại: ………………………………………………
-Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý (nếu có) số : ..............................................................
do Tổ chức chứng nhận :…………………. cấp ngày:……… /…… / ……..tại: ………..
-Hóa đơn (Invoice) số: ..................................................................................................
- Vận đơn (Bill of Lading) số: .........................................................................................
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số : ................................................................................
-Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số: .................................................................
- Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có):............................................................
- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).
Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của các nội dung đã khai báo nêu trên về hồ sơ của lô hàng hóa nhập khẩu, đồng thời cam kết chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật ……………………….. và tiêu chuẩn công bố áp dụng………................................................................................................
(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA) | …….ngày…..tháng……..năm 20... |
Mẫu số 02
74/2018/NĐ-CP
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /(CQKT) | …., ngày tháng năm 20… |
PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
STT | HẠNG MỤC KIỂM TRA | Có/Không | Ghi chú | |
Có | Không | |||
1 | Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. | £ | £ |
|
2 | Hợp đồng (Contract) (bản sao). | £ | £ |
|
3 | Danh mục hàng hóa (Packing list) kèm theo hợp đồng (bản sao). | £ | £ |
|
4 | Bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng | £ | £ |
|
| 4.1. Giấy chứng nhận hợp quy | £ | £ |
|
| 4.2. Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng | £ | £ |
|
| 4.3. Giấy giám định chất lượng lô hàng | £ | £ |
|
| 4.4. Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng | £ | £ |
|
5 | Hóa đơn (Invoice) | £ | £ |
|
6 | Vận đơn (Bill of Lading) | £ | £ |
|
7 | Tờ khai hàng hóa nhập khẩu | £ | £ |
|
8 | Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) | £ | £ |
|
9 | Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa | £ | £ |
|
10 | Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS | £ | £ |
|
11 | Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy | £ | £ |
|
12 | Nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định). | £ | £ |
|
KẾT LUẬN
£ Hồ sơ đầy đủ về số lượng: Tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.
£ Hồ sơ không đầy đủ về số lượng: tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các mục:…………. trong thời gian 15 ngày. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định.
NGƯỜI NỘP HỒ SƠ | NGƯỜI KIỂM TRA HỒ SƠ |
[1]Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
[2]Đăng ký chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp nào thì ghi hoạt động đó (ví dụ: Đăng ký chỉ định chứng nhận thì ghi chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận). Trường hợp số liệu nhiều thì lập thành Phụ lục kèm theo. Trường hợp đăng ký chỉ định thử nghiệm tạm thời thì ghi rõ chỉ định thử nghiệm tạm thời.
[3]Sửa đổi theo khoản 11 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[4]Bãi bỏ nội dung kê khai về kinh nghiệm công tác theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[5]Thay thế bởi Mẫu số 12 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[6]Sửa đổi theo khoản 9 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[7]Sửa đổi theo khoản 10 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[8]Sửa đổi theo khoản 10 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[9]Sửa đổi, bổ sung theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
[10]Thay thế bởi Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
[11]Thay thế bởi Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
[12]Cách ghi như sau:
- Lĩnh vực thử nghiệm (ghi tên lĩnh vực thử nghiệm: Hóa học/Sinh học/Cơ lý/Dược phẩm/Điện-điện tử/Vật liệu xây dựng/Không phá hủy/An toàn sinh học...., kèm theo tên sản phẩm, tên phép thử, phương pháp thử tương ứng). Trường hợp số liệu nhiều thì lập thành Phụ lục kèm theo.
[13]Sửa đổi, bổ sung theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
[14]Thay thế bởi Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[15]Thay thế bởi Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
[16]Sửa đổi, bổ sung theo khoản 3 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[17]Thay thế bởi Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[18]Thay thế bởi Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[19]Cách ghi như sau:
- Lĩnh vực kiểm định chất lượng (ghi tên sản phẩm và quy trình kiểm định/tiêu chuẩn của sản phẩm/quy trình kỹ thuật). Trường hợp số liệu nhiều thì lập thành Phụ lục kèm theo.
[20]Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[21]Thay thế bởi Mẫu số 02 Phụ lục II Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[22]Bãi bỏ nội kê khai về quá trình công tác, kinh nghiệm công tác của giám định viên theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[23]Sửa đổi, bổ sung theo khoản 5 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[24]Thay thế bởi Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[25]Thay thế bởi Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[26]Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[27]Cách ghi như sau:
- Lĩnh vực giám định chất lượng (ghi tên sản phẩm và tiêu chuẩn của sản phẩm/quy chuẩn kỹ thuật/quy trình giám định). Trường hợp số liệu nhiều thì lập thành phụ lục kèm theo
[28]Bãi bỏ nội dung kê khai về quá trình công tác, kinh nghiệm công tác của giám định viên theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 154/2018/ND-CP
[29]Sửa đổi, bổ sung theo khoản 5 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[30]Thay thế bởi Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[31]Sửa đổi theo quy định khoản 4 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[32]Bãi bỏ nội dung kê khai về quá trình công tác, kinh nghiệm công tác của chuyên đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 154/2018/ND-CP
[33]Sửa đổi, bổ sung theo quy định khoản 8 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[34]Thay thế bởi Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[35]Thay thế bởi Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[36]Sửa đổi theo khoản 6 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[37]Sửa đổi theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[38]Cách ghi như sau:
- Lĩnh vực chứng nhận: Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn (ghi tên sản phẩm và tiêu chuẩn của sản phẩm/quy chuẩn kỹ thuật (nếu có)/hệ thống quản lý (ghi tên hệ thống quản lý: TCVN ISO 9001/ISO 9001, TCVN ISO 14001/ISO 14001...). Trường hợp số liệu nhiều thì lập thành Phụ lục kèm theo
[39]Bãi bỏ nội dung kê khai về quá trình công tác, kinh nghiệm công tác của chuyên đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 154/2018/ND-CP
[40]Sửa đổi, bổ sung theo khoản 8 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[41]Thay thế bởi Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[42]Sửa đổi theo khoản 6, 7 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[43]Sửa đổi theo khoản 6 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[44]Sửa đổi theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[45]Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[46]Thay thế bởi Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[47]Sửa đổi, bổ sung theo khoản 4 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[48]Đăng ký chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp nào thì ghi hoạt động đó (ví dụ: Đăng ký chỉ định chứng nhận thì ghi chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận)
[49]Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó
[50]Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó
[51]Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó
[52]Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[53]Sửa đổi, bổ sung theo khoản 4 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[54]Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó
[55]Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó
[56]Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó
[57]Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[58]Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[59]Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[60]Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[61]Theo khoản 7 Điều 2 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[62]Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[63]Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[64]Theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[65]Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[66]Thay thế bởi Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[67]Sửa đổi, bổ sung theo khoản 4 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[68]Đăng ký chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp nào thì ghi hoạt động đó (ví dụ: Đăng ký chỉ định chứng nhận thì ghi chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận)
[69]Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó
[70]Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó
[71]Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó
[72]Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[73]Sửa đổi, bổ sung theo khoản 4 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[74]Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó
[75]Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó
[76]Đăng ký chỉ định lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực hoạt động đó
[77]Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
[78]Theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
05 | Văn bản căn cứ |
06 | Văn bản hết hiệu lực |
07 | Văn bản dẫn chiếu |
08 | Văn bản dẫn chiếu |
09 | Văn bản dẫn chiếu |
Quyết định 3727/QĐ-BKHCN thủ tục hành chính lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu: | 3727/QĐ-BKHCN |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 06/12/2018 |
Hiệu lực: | 06/12/2018 |
Lĩnh vực: | Hành chính, Khoa học-Công nghệ |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Trần Văn Tùng |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực một phần |