Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4307/QĐ-BNN-BVTV | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Quốc Doanh |
Ngày ban hành: | 24/10/2016 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 24/10/2016 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực một phần |
Lĩnh vực: | Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 4307/QĐ-BNN-BVTV | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
-----------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 63/QĐ-BNN-PC ngày 11/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 28 thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực bảo vệ thực vật gồm:
- Thủ tục hành chính cấp Trung ương: 22;
- Thủ tục hành chính cấp tỉnh: 05;
- Thủ tục hành chính cấp xã: 01.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC, NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4307 /QĐ-BNN-BVTV ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP TRUNG ƯƠNG
TT | Tên TTHC | Căn cứ pháp lý | Cơ quan thực hiện | Ghi chú |
1. | Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký chính thức | - Điều 56 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 9, 10 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
2. | Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung | - Điều 56 Luật Bảo vệ và kiểm dịchthực vật - Điều 9, 10, 11 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
3. | Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật | - Điều 57 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 12 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
4. | Công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật | - Điều 59 Luật Bảo vệ và kiểm dịchthực vật - Điều 6 Nghị định 66/2016/NĐ-CP - Điều 21 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
5. | Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật | - Điều 51 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 13 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
6. | Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. | - Điều 52 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 14 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
7. | Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp mất, sai sót, hư hỏng | - Điều 53 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 15 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
8. | Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký | - Điều 53 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 16 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
9. | Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất. | - Điều 53 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 17 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
10. | Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật | -Điều 61, 65, 66 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 3Nghị định số66/2016/NĐ-CP - Điều 25, 30 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
11. | Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật | - Điều 61, 65, 66 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 3 Nghị định 66/2016/NĐ-CP - Điều 31 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
12. | Cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật | - Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 40 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT - Điều 24 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật | Nhập 02 TTHC số 02 và 14 trongQuyết định số 63/QĐ-BNN-PC |
13. | Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu | - Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 44 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
14. | Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (thuộc thẩm quyền Trung ương) | - Điều 70 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 61, 62 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT - Điều 10, 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP | Cục Bảo vệ thực vật |
|
15. | Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu | - Điều 33 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 6, 7 Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT | Các cơ quan kiểm dịch thực vật (bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX; các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu) |
|
16. | Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu | - Điều 33 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 9, 10 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT | Các cơ quan kiểm dịch thực vật (bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX; các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu) |
|
17. | Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh | - Điều 33 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 11, 12 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT | Các cơ quan kiểm dịch thực vật (bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX; các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu) |
|
18. | Cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật | - Điều 38 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 5Nghị định số66/2016/NĐ-CP - Điều 5 Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
19. | Cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật | - Điều 39 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 6 Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
20. | Cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật | -Điều 37 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 5 Nghị định 66/2016/NĐ-CP - Điều 8 Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
21. | Cấp lại Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật | - Điều 37 Luật bảo vệ và kiểm dịch TV; - Điều 9 Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
22. | Cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu | - Điều 28 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 24 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT | Cục Bảo vệ thực vật |
|
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP TỈNH
TT | Tên TTHC | Căn cứ pháp lý | Cơ quan thực hiện | Ghi chú |
1. | Cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật | - Điều 68 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 23, 35, 36 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP - Điều 5, 18, 19 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP - Điều 54, 55 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT | Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật |
|
2. | Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh) | - Điều 70 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 10, 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP - Điều 61, 62 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT | Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật |
|
3. | Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật | - Điều 63, 65, 66 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 4Nghị định số66/2016/NĐ-CP - Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. |
|
4. | Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật | - Điều 63, 65, 66 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 36 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT | Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. |
|
5. | Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật | - Điều 43 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 7, 8 Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT | Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. |
|
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP XÃ
TT | Tên TTHC | Căn cứ pháp lý | Cơ quan thực hiện | Ghi chú |
1. | Xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật | - Điều 23 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Điều 4, 5 Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT | Ủy ban nhân dân cấp xã | Bổ sung so với Quyết định số 63/QĐ-BNN-PC |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP TRUNG ƯƠNG
I.TTHC Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vậtđểđăng kýchính thức
Lĩnh vực:Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
-Bước1:Tổ chức,cánhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
-Bước2:Tiếp nhận,kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:Trong thời hạn02ngày làm việc.
Hồ sơkhông hợp lệ thìtrả lại vàyêu cầu bổ sung,hoàn thiện hồ sơ.
-Bước3:Thẩmđịnh hồ sơ
+Cục Bảo vệ thực vật thẩmđịnh hồ sơtrong thời hạn10ngày làm việc.
+Hồ sơ đề nghị cấp trên03cây trồng hoặc03 đối tượng sinh vật gây hại,thời hạn thẩmđịnh hồ sơkhông quá 15ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơchưađáp ứng yêu cầu,Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức,cánhân bổ sung,hoàn thiện hồ sơ.
-Bước4:Thẩm tra hồ sơ
Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn(Vụ Khoa học Công nghệ vàMôi trường)thẩm tra hồ sơtrong thời hạn05ngày làm việc.
-Bước5:Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật(theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT):Trong thời hạn02ngày làm việc kể từ ngày nhậnđượcýkiến chấp thuận của Bộ trưởng.
Trường hợp không cấp,Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức,cánhân bằng văn bản vànêu rõlýdo.
2.Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
-Trực tiếp
-Bưuđiện
-Trực tuyến
3.Thành phần,số lượng hồ sơ:
- Đơnđề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật(theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
-Giấy tờ chứng minh tổ chức,cánhânđượcđăng kýthuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam:
+Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản xác nhận lànhàsản xuất trongđócóthuốc bảo vệ thực vậtđề nghị cấp giấy phép khảo nghiệm do cơquan cóthẩm quyền của nước sở tại cấp(đối với nhàsản xuất nước ngoài).
+Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp(mang theo bản chínhđểđối chiếu)
giấy phép thành lập công ty,chi nhánh công ty hoặc văn phòngđại diện tại Việt Nam(đối với nhàsản xuất nước ngoàiđăng kýlầnđầu).
+Bản chính giấy ủy quyền của nhàsản xuất cho tổ chức,cánhânđăng ký (trường hợp ủy quyềnđứng tênđăng ký).Giấy ủy quyền của nhàsản xuất nước ngoài phảiđược hợp pháp hóa lãnh sự theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam,trừ trường hợpđược miễn hợp pháp hóa theo cácđiềuước quốc tế màViệt Nam làthành viên.
+Bản sao chụp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật(đối với tổ chức,cánhân trong nướcđược ủy quyềnđứng tênđăng kýlầnđầu);
-Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật(theo quyđịnh tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
Số lượng hồ sơ:01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF.
4. Thời hạn giải quyết:
- 19 ngày làm việc không kể thời gianbổ sung,hoàn thiện hồ sơ.
- 24 ngày làm việc không kể thời gianbổ sung,hoàn thiện hồ sơđối với trường hợp hồ sơ đề nghị cấp trên 03 cây trồng hoặc 03 đối tượng sinh vật gây hại.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
- Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉPKHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
APPLICATION FOR PESTICIDE FIELD TRIALPERMIT
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
To Plant Protection Department
TÊN, ĐỊA CHỈ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ/ Name and address of applicant:
…..........................................................………………………………………………………….
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TẠI VIỆT NAM/Contact address in Vietnam:
…………………………………………………………………………………………………...
TEL:…………………...………FAX:……………………………EMAIL: …………………......
ĐỀ NGHỊ/ apply for
CẤP / pesticide field trial permit
CẤP LẠI / re-issuance of pesticide field trial permit
Số giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật/PermitNo.: ……………....…………………..
TÊN THƯƠNG PHẨM/ Trade name:
…………………………...............................................................................................................
HOẠT CHẤT/ Active ingredient:
...................................................................................................................................................... ....
HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT/ Active ingredient content:
...................................................................................................................................................... ....
DẠNG THÀNH PHẨM/ Type of formulation:
...................................................................................................................................................... ....
TÊN NHÀ SẢN XUẤT THÀNH PHẨM/ Name of manufacturer:
…………………………...............................................................................................................
ĐỊA CHỈ NƠI SẢN XUẤT/ Addresswhere manufactured:
…......................................................................................................................................….……
Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật/ Certificate of pesticide manufacturer
No.: ………………………..Ngày cấp/ issuing date….……............................................……...
(Đơn vị sản xuất trong nước/for domestic manufacturer only)
Tình trạng bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ/ Status of intellectual property rights protection (Ghi cụ thể tên giấy, tổ chức cấp, số hiệu, ngày cấp, thời hạn hiệu lực/ write in detail: name of IP certificate, issuing organization, number, issuing date, validity peiod):
…………………………...............................................................................................................
MỤC ĐÍCH KHẢO NGHIỆM/ Trial purpose:
Để đăng ký chính thức/ for full registration | - Thuốc BVTV đã đượcđăng ký sử dụng tại nước ngoài/ Pesticide registered abroad (Ghi cụ thể tổ chức cấp, số đăng ký, ngày cấp, thời hạn hiệu lực/write in detailgrantingorganization,registrationnumber, issuing date, validity period) - Thuốc BVTV sáng chế trong nước/ Pesticide invented in Vietnam (Ghi cụ thể tổ chức cấp, số đăng ký, ngày cấp, thời hạn hiệu lực/write in detailgrantingorganization,registrationnumber, issuing date, validity period) | |
Để đăng ký bổ sung/ for supplementary registration |
| - Phạm vi sử dụng/scope of application - Dạng/formulation - Thay đổi hàm lượng hoạt chất/content of a.i. - Cách sử dụng/ method of application - Liều lượng/dose - Tên thương phẩm/generic registration |
ĐỐI TƯỢNG KHẢO NGHIỆM/Trial subjects
Cây trồng/ Crop | Sinh vật gâyhại/ Pest (ghi cả tên tiếng Việt và tên khoa học/ Vietnamese and systematic name) |
|
|
|
|
TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI/Re-issuing case:
Thay đổi tên thương phẩm/change of trade name;
Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhânđăng ký/change of applicant’s informations;
Các trường hợp khác/other cases.
NỘI DUNG CẤP LẠI/ Re-issuing contents:
...................................................................................................................................................... ....
TÀI LIỆU KÈM THEO/ Accompanying documents
1..........................................................................................................…………………………...
2..........................................................................................................…………………………...
3..........................................................................................................…………………………...
Tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu cũng như mẫu vật kèm theo là đúng sự thật/ I declare that all the information contained in this application and accompanying documents aretrue and correct.
Tại/at .....………....., ngày/ondate .……......................
Ký tên, đóng dấu/Signatureand seal
Lưu ý: Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm do thay đổi tổ chức, cá nhân được uỷ quyền đăng ký thì trong đơn phải có xác nhận của nhà sản xuất ghi trong Giấy phép khảo nghiệm về việc thay đổi uỷ quyền. Trường hợp thay đổi thông tin tổ chức, cá nhânđăng kýcó văn bản chứng minh sự thay đổi.
Note: In case of application for reissuing a Field Trial Permit due to changes in the organization/individual authorized to register the pesticide, the application form must be accompanied with a written document certified by the manufacturer named in the present FTP for the change in authorization. In case of changes in registration organization/individual there must be written document certifying such changes.
Phụ lục III
TÀI LIỆU KỸ THUẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mục 1
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TÀI LIỆU KỸ THUẬT
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC TÀI LIỆU KỸ THUẬT
1. Tài liệu kỹ thuật đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gồm 01 bản tóm tắt và các báo cáo, phụ lục chi tiết liên quan đến nghiên cứu kèm theo.
2. Bản tóm tắt in trên giấy khổ A4, đóng thành quyển, có trang bìa, đánh số trang từ trang mục lục ngay sau trang bìa.
Cỡ chữ phần nội dung là 12 đến 14 point, font chữ Times New Roman.
Trang bìa ghi các thông tin sau:
“BẢN TÓM TẮT TÀI LIỆU KỸ THUẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT - SUMMARIZED TECHNICAL DETAILS OF PESTICIDE ”
Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhânđăng ký/ Name and address of applicant
Tên thương phẩm/ Trade name:
Dạng thành phẩm/ Formulation type:
Hoạt chất/ Active ingredient (a.i):
Nhà sản xuấtthành phẩm/ Manufacturer:
3.Tài liệu kỹ thuật đăng ký thuốc bảo vệ thực vậttrình bàybằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
II. NHỮNG YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT
1. Nội dung tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp và trình bày đầy đủ các mục quy định tại Mục 2 của Phụ lục này. Trường hợp mục nào không có nghiên cứu phù hợp, ghi“không phù hợp” ví dụ: chất rắn không bay hơi nên không có áp suất hóa hơi. Mụckhông có thông tin, ghi “chưa có thông tin”.
2. Tóm tắt các nghiên cứu độc học, độc môi trường thể hiện đầy đủ các nội dung: Loài sinh vật, đường dùng, thời gian dùng, nêu ngắn gọn về phương pháp nghiên cứu, nhấn mạnh các kết quả quan trọng như bản chất, liều gây độc, các liều không ghi nhận tác dụng gây hại, mức độ nguy hiểm của chất nghiên cứu.
3.Phương pháp và quy trình phân tích chất lượng:nêu chi tiết phương pháp phân tích hàm lượng hoạt chất, tạp chất độc hại, bao gồm: nguyên tắc, dụng cụ, thuốc thử, các bước tiến hành, điều kiện thiết bị, tính toán kết quả.
4. Phương pháp và quy trình phân tích dư lượng phải nêu chi tiết phương pháp phân tích dư lượng bao gồm: nguyên tắc, dụng cụ, thuốc thử, các bước tiến hành, điều kiện thiết bị, tính toán kết quả, giới hạn xác định (LOQ), hiệu suất thu hồi (R).
5. Chỉ tiêu chất lượng: phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam hoặc hướng dẫn của FAO nếu các tiêu chuẩn của Việt Nam chưa được xây dựng.
6. Độc tính của thuốc thành phẩm do phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP hoặc ISO 17025:2005 thực hiện, có báo cáo thử nghiệm kèm theođược tổ chức thực hiện xác nhận. Trong báo cáo phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email của phòng thí nghiệm; họ tên, chức vụ người phụ trách thực hiện các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm đó.
7.Đối với thuốc bảo vệ thực vật hóa học (đăng ký chính thức, đặt tên thương phẩm) phải nộp 02 (hai) gam (g) chất chuẩn cho mỗi hoạt chất của thuốc đăng ký cho Cục Bảo vệ thực vật khi nhận Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. Chất chuẩn phải có giấy chứng nhận phân tích của phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO hoặc tương đương và có thời hạn sử dụng từ 02 (hai) năm trở lên.
Mục 2
NỘI DUNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
I. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HOÁ HỌC ( Chemical pesticide)
Phần 1/Part 1 HOẠT CHẤT, THUỐC KỸ THUẬT / activeingredient, technicalgrade | ||
A | DỮ LIỆU LÝ - HOÁ/Physico - chemical data | |
A.1. | Nhận diện hóa chất/chemicalidentity | |
1.1 | Số CAS/ chemical abstract service number | |
1.2 | Tênthông thường/common name | |
1.3 | Tên hóachất theo IUPAC/ chemical name | |
1.4 | Công thức cấu tạo/structural formula | |
1.5 | Công thức phân tử/empiricalformula | |
1.6 | Khối lượng phân tử/molecular mass | |
1.7 | Họ hóa chất/ chemical family | |
A.2 | Đặc tính lý hóa của hoạt chất/ physical and chemical properties of pure a.i | |
2.1 | Ngoại dạng/appearance | |
2.2 | Điểm nóng chảy, sôi, phân huỷ/ melting point,boiling point, decomposition | |
2.3 | Áp suất hơi/ vapor pressure | |
2.4 | Tỷ trọng(với chất lỏng)/ density(for liquid only) | |
2.5 | Khả nănghoà tan trong nước và dung môi hữu cơ/solubility in water and organic solvents | |
2.6 | Hệ số phân tán giữa nước và dung môi không trộn lẫn/ partition coefficient between water and non-miscible solvent (Kow) | |
2.7 | Thuỷ phân/hydrolysis | |
2.8 | Quangphân/photolysis | |
A.3 | Thuốc kỹ thuật/ technicalgradeactiveingredient | |
3.1 | Nguồn cung cấp; tên và địa chỉ nhà sản xuất; địa chỉ nơi sản xuất/ source; name and address of manufacturer and address where manufactured. | |
3.2 | Ngoại dạng /appearance | |
3.3 | Hàm lượng tối thiểu và tối đa của hoạt chất trong thuốc kỹ thuật/ the minimum and maximuma.icontent | |
3.4 | Nhận diện và hàm lượng các đồng phân, tạp chất/ identity and amount of isomers, impurities, … | |
3.5 | Chỉ tiêu chất lượng của 5 mẻ/analytical test report of specifications (5 batches) Lưu ý: Chỉ yêu cầu đối với trường hợp thay đổi nhà sản xuất. (quy định rõ do đơn vị nào kiểm tra, hay chỉ đơn vị thứ ba) | |
3.6 | Quy trình sản xuất/ manufacturingprocess | |
3.7 | Thời hạn sử dụng/ shelf life | |
3.8 | Phương pháp và quy trình phân tíchxác định hàm lượng hoạt chất/ analytical method for a.i | |
B | DỮ LIỆU ĐỘC HỌC/ Toxicological data | |
B.1 | Độc cấp tính/ acute toxicity | |
1.1 | Độc cấp tínhquamiệng(LD50)/acute oral toxicity | |
1.2 | Độc cấp tính qua da(LD50)/acute dermal toxicity | |
1.3 | Độc cấp tính qua hô hấp (LC50)/ acute inhalation | |
1.4 | Khả năng kích thích mắt/eye irritation | |
1.5 | Khả năng kích thích da/skin irritation | |
1.6 | Khả năng gây dị ứng/allergy/ sensitization test | |
B.2 | Độc cận mãn tính (tên gọi khác: độc bán trường, độc bán mãn tính)/ subchronic toxicity | |
B.3 | Độc mãn tính/ chronic toxicity | |
B.4 | Khả năng gây ung thư/ carcinogenicity | |
B.5 | Khả năng gây đột biến gen/ mutagenicity | |
B.6 | Độc tính với sinh sản và sự phát triển (bao gồm cả khả năng sinh quái thai)/ reproductive and developmental toxicity | |
B.7 | Độc thần kinh đối với các chất nhóm lân hữu cơ/ neurotoxicity (fororganophosphorus) | |
B.8 | Các nghiên cứu độc tính khác, nếu có/ other toxicity studies, if any | |
B.9 | Dữ liệu y khoa, triệu chứng ngộ độc, thuốc giải độc nếu có/ medical data, poisoning symptom,antidote,if any | |
B.10 | Mức hấp thụ hàng ngày cho phép/acceptable daily intake (ADI) | |
C | DỮ LIỆU DƯ LƯỢNG/ Residue data | |
C.1 | Chuyển hóa trong thực vật/ metabolism in plant (identity and quantity of metabolites and distribution,use of radio labelled material,dosage rate,identification & characterization of residues) | |
C.2 | Chuyển hóa trong vậtnuôi/metabolisminfarm animal | |
C.3 | Mức dư lượng tối đa cho phép/maximum residue levels (MRLs) | |
C.4 | Phương pháp phân tích dư lượng trong cây trồng / analytical methodfor residue on crops | |
C.5 | Dữ liệunghiên cứu dư lượng từ các nước khác/residue data fromlocal or foreigncountries | |
D | CHUYỂN HOÁ VÀ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG/Environmental fate and effects | |
D.1 | Chuyển hóa trong môi trường/environmentalfate | |
1.1 | Trong đất/ in soil | |
1.2 | Trong nước/ in water | |
1.3 | Trong không khí/ in air | |
D.2 | Độc tính sinh thái/ ecotoxicity | |
1.1 | Độc tính với chim/ bird | |
1.2 | Độc tính với cá và các loài thủy sinh/ fishandaquaticorganisms | |
1.3 | Độc tính với ong/honey bee | |
1.4 | Độc tính với các sinh vật không phải đối tượng phòng trừ/non-target organisms | |
E | PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT CỦA THUỐC KỸ THUẬT NHẬP KHẨU/ Material safety data sheet for technical grade active ingredient import (MSDS) | |
Phần 2/Part 2 THÀNH PHẨM /finished product | ||
A | DỮ LIỆU LÝ - HOÁ/Physico - chemical data | |
A.1 | Nhận diện thành phẩm/finished product identity | |
1.1 | Tên và địa chỉ nhà sản xuất thành phẩm/ name and address of manufacturer/formulator | |
1.2 | Tên thương phẩm/ trade name | |
1.3 | Loại thuốc/ use category | |
1.4 | Dạng thuốc/type of formulation | |
A.2 | Thành phần/ composition | |
1.1 | Hàm lượng hoạt chất thuốc kỹ thuật/ content of technical gradea.i | |
1.2 | Hàm lượng các chất phụ gia/ content ofadjuvant | |
1.3 | Dung môi, chất mang/ solvent, carrier content | |
A.3 | Đặc tính lý hoá thuốc thành phẩm/ physical, chemical properties of the product | |
3.1 | Ngoại dạng/appearance | |
3.2 | Tỷ trọngvới chất lỏng/density(for liquid only) | |
3.3 | Khả năng bắt lửa, điểm chớp/flammability, flash point | |
3.4 | Khả năng ăn mòn(nếu có)/corrosiveness, if any | |
3.5 | Độ bền bảo quản/ storage stability | |
3.6 | Độ acid, kiềm hoặc pH/ acidity/alkalinity/pH | |
A.4 | Thuộc tính vật lý của thành phẩm tương ứng dạng sử dụng/ physical properties of product related to use (where relevant) | |
4.1 | Độ thấm nước với dạng bột phân tán/ wettability (for dispersible powders) | |
4.2 | Độ bền của bọt đối với dạng dùng trong nước/ persistent foam (for formulation applied in water) | |
4.3 | Độ lơ lửng đối với dạng bột phân tán và SC/ suspensibility (for dispersible powders and SC) | |
4.4 | Thử rây ướt/ wet sieve test (for DP, SC) | |
4.5 | Thử rây khô/ dry sieve test (for G, D) | |
4.6 | Độ bền nhũ/ emulsion stability ( for EC) | |
4.7 | Khả năng hỗn hợp với thuốcbảo vệ thực vật, phân bón/compatibility with other pesticidesfertilizers | |
A.5 | Thời hạnsử dụng/shelf life | |
A.6 | Phương pháp và quy trình phân tích/ analytical method for A.I in formulation | |
A.7 | Quy trình sản xuất thuốc thành phẩm/ process of formulation | |
B | ĐỘC TÍNH/ Toxicity | |
B.1 | Độc cấp tínhquamiệng(LD50) /acute oral toxicity | |
B.2 | Độc cấp tính qua da(LD50)/acute dermal toxicity | |
B.3 | Độc cấp tính qua hô hấp(LC50)/ acute inhalation | |
B.4 | Khả năng kích thích mắt/eye irritation | |
B.5 | Khả năng kích thích da/skin irritation | |
B.6 | Khả năng gây dị ứng/allergy/ sensitization test | |
C | ẢNH HƯỞNG SỨC KHOẺ CON NGƯỜI/ Human Health Exposure | |
C.1 | Dữ liệu về phơi nhiễm đối với người sử dụng (qua da, hít, giám sát sinh học) khi sử dụng trên đồng ruộng/ operator exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application. | |
C.2 | Phơi nhiễm đối với người ở gần (qua da/hít), giám sát sinh học), khi sử dụng trên đồng ruộng/ bystander exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application | |
D | ĐỘC TÍNH SINH THÁI/ Ecotoxicity | |
D.1 | Độc tính với chim/ bird | |
D.2 | Độc tính với cá và các loài thủy sinh/ fishandaquaticorganisms | |
D.3 | Độc tính với ong/honey bee | |
D.4 | Độc tính với các sinh vật không phải đối tượng phòng trừ/non-target organisms | |
E | HIỆU LỰC SINH HỌC/ Bio-efficacy | |
E.1 | Cơ chếtác độngcủa thuốc bảo vệ thực vật/mode of action | |
E.2 | Sử dụng ở nước ngoài/ application in foreign countries | |
E.3 | Thông tin về sinh vật gây hại và cây trồng/ pest and crop information | |
3.1 | Sinh vật gây hại/ pest | |
3.2 | Cây trồng/ crop | |
3.3 | Liều lượng/ dosage | |
3.4 | Số lần áp dụng/ number of application | |
3.5 | Thời điểm áp dụng/ timing of application | |
3.6 | Phương pháp sử dụng(phun, rải…)/ application method | |
3.7 | Thời gian cách ly/ pre- harvest interval | |
F | PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT/ Material safety data sheet (MSDS) | |
II. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SINH HỌC ( biological pesticide)
1. Thành phần hữu hiệu là vi sinh vật
Phần 1/Part 1 VI SINH VẬT/Microorganism | |
A | DỮ LIỆU SINH HỌC/ Biological data |
A.1 | Nhận diện vi sinh vật /identity ofmicroorganism |
1.1 | Tên thông thường/ common name |
1.2 | Tên khoa học/ scientific name |
1.3 | Tên đồng nghĩa/ synonyms |
1.4 | Vị trí phân loại/ taxonomical position (class/order/family/sub-family) |
1.5 | Chủng/kiểu huyết thanh/kiểu sinh học/ strain/serotype/biotype |
A.2 | Đặc điểm nhận diện của vi sinh vật/identification characteristics ofmicroorganism |
2.1 | Đặc điểm hình thái/ morphological characteristics |
2.2 | Đặc điểm nuôi cấy/ cultural characteristics |
2.3 | Đặc điểm hóa sinh/ biochemical properties |
2.4 | Nhận diện huyết thanh (nếu phù hợp)/ serological identification (where appropriate) |
2.5 | Chẩn đoán phân tử (nếu phù hợp) / molecular diagnosis (where appropriate) |
2.6 | Các phương pháp phân tích/ phép thử để nhận diện và xác định đặc điểm của vi sinh vật/ analytical methods/biological assayfor identificationandcharacterization ofmicroorganism |
2.7 | Nhận diệnplasmid hoặc vật liệu di truyềnnằm ngoàinhiễm sắc thểkhác có khả năngtrừdịch hại hoặc gây bệnh hoặc gây độc …(nếu phù hợp)/ identification of plasmids or other extra chromosomal genetic material responsible for pesticide activity or pathogenicity or toxicity, etc.,(where appropriate) |
2.8 | Làm rõ vi sinh vật biến đổi gen hay tự nhiên/ Whether wild type or genetically alteredmicroorganism? |
2.9 | Vi sinh vật trong tự nhiên và mối liên hệ của nó với các loài liên quan/ natural occurrence ofmicroorganism and its relation to other related species |
A.3. | Đặc tính sinh học của vi sinh vật/biological properties ofmicroorganism |
3.1 | Đặc tính sinh học của vi sinh vật (đối tượng phòng trừ, ký chủ của vi sinh vật có ích, vòng đời, cơ chế tác động của vi sinh vật có ích, khả năng gây hại (như lây nhiễm) tới động vật có vú (bao gồm cả người), môi trường và các loài không là mục tiêu/ biological properties of active agent (target pest, microbial agent host range, life cycle, and mode of action of microbial agent, potential hazards (such as infectivity) to mammals (including human beings), environment and other non-targeted species, if any |
3.2 | Mô tả cáckiểuhình thái của vi sinh vật và bất kỳđặc điểm bất thường vềhình thái, sinh hóa, tính kháng củavi sinh vật sokhácvớimô tảthông thường/ description of morphological types ofmicroorganismand any unusual morphological, biochemical, resistance characteristics of the organism that is different from classic description of organism |
3.3 | Xácđịnh hàm lượng độc tố và hiệu lực của độc tố bằng phương pháp xét nghiệm sinhhọc/ determination of toxin contentandpotency of toxin by bioassay method |
3.4 | Nếuvisinh vật được biến đổi gen,phải trình bàyphương pháp DNAfinger print,xác định các điểm thêm vào hoặc xóa, xác định các khu vực kiểm soát gen, xác định các dấu hiệu di truyền(nếu phù hợp)/ If the organism in question is genetically altered one, method of DNA finger printing and identification of inserted or deleted transcripts, identification of gene control regions, dentification of genetic markers, etc.), where appropriate |
A.4 | Các chỉ tiêu kỹ thuật / specifications |
A.5 | Thời hạn sử dụng/ shelf life |
A.6 | Xuất xứ (nguồn gốc)/ source or origin Tên, địa chỉ nhà cung cấp/ nameandaddress of supplier |
A.7 | Phương pháp nuôi cấy/ manufacturing practice |
A.8 | Tạp chất và chất lây nhiễm (vi sinh vật khác khôngđượclớn hơn 104/g)/ impurities andcontaminants(other microorganisms,not more than 104) |
B | KHẢ NĂNG TRUYỀN NHIỄM VÀ GÂY BỆNH HOẶC ĐỘC TÍNH TỚI SINH VẬT KHÔNG PHẢI ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ/Infectivityand pathogenicity ortoxicity tonon-targetorganisms |
B.1 | Độctính hoặckhả năngtruyền nhiễm vàgây bệnh qua đường miệng/oral toxicity/infectivity andpathogenicity |
B.2 | Độctính hoặckhả năngtruyền nhiễm vàgây bệnh quada/dermaltoxicity/infectivity andpathogenicity |
B.3 | Độctính hoặckhả năngtruyền nhiễm vàgây bệnh qua đườngthở/inhalationtoxicity/infectivity andpathogenicity |
B.4 | Gây kích thích da sơ cấp/primary skin irritation |
B.5 | Ngứa màng nhầy/ mucous membrane irritation |
B.6 | Dị ứng/ mẫn cảm/ ngăn cản miễn dịch/allergy/sensitization/immuno supression |
C | PHƠI NHIẾM Ở NGƯỜI, DỮ LIỆU ẢNH HƯỞNG VÀ CHUYỂN HOÁ MÔI TRƯỜNG /Humanhealthexposure/environmentalfate andeffectsdata Lưu ý: chỉ yêu cầu nếu các dữ liệu mục B cho thấy cần tiếp tục đánh giá thêm/ If any results fromsection Bsuggest further risk assessment |
C.1 | Ảnh hưởng phơi nhiễm tới sức khỏe của người/ human health exposure effects |
1.1 | Dữ liệu về phơi nhiễm đối với người sử dụng (qua da, hít, giám sát sinh học) khi sử dụng trên đồng ruộng/ operators exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application. |
1.2 | Phơi nhiễm đối với người ở gần (qua da/hít), giám sát sinh học), khi sử dụng trên đồng ruộng/ bystander exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application |
C.2 | Ảnh hưởng và chuyển hóa môi trường/ environmental fate & effects |
2.1 | Dữ liệu sơ cấp về mối nguy tiềm năng (khả năng lây nhiễm) tới đông vật có vú (gồm cẩ người)/ primary data on potential hazards (infectivity) to mammals (including humans) |
2.2 | Dữ liệu sơ cấp về độc tính đối với sinh vật không phải đối tượng phòng trừ (chim, ong …)/ primary data on toxicity to non-targeted organisms (bees, birds, pollinators, etc.) |
2.3 | Dữ liệu thực nghiệm lây nhiễm đối với các loại cây trồng (ví dụ: vi sinh vật dùng để phòng trừ cỏ dại)/experimental data oninfectivity to crop plant species (e.g. microbial agents used for control of weed species)
|
Phần 2/Part 2 THÀNH PHẨM /finished product | |
A | ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HÓA HỌC/ Biological characteristics and chemistry |
A.1 | Nhận diện thành phẩm/product identity |
1.1 | Tên và địa chỉ nhà sản xuất thành phẩm/ formulator’s name and address |
1.2 | Tên thương phẩm/ trade name |
1.3 | Loại thuốc/ use category |
1.4 | Dạng thuốc/type of formulation |
A.2 | Tiêu chuẩn kỹ thuật/ specifications |
2.1 | Ngoại dạng và hình thức/ form and appearance |
2.2 | pH, kích thước hạt, tính huyền phù, khả năng trộn lẫn…/pH, particle size, suspensibility, miscibility, etc. |
A.3 | Thành phần của thuốc thành phẩm/ composition of the product |
3.1 | Hoạt chất/ active ingredients |
3.2 | Các thành phần khác như chất bám dính, chất trải…/ other ingredients, e.g. stickers, spreaders, etc. |
3.3 | Tạp chất và chất lây nhiễm (vi sinh vật khác khôngđượclớn hơn 104/g)/ impurities andcontaminants(other microorganisms,not more than 104/g) |
A.4 | Quy trình thử nghiệm và các tiêu chí xác định/ test procedures and criteria for identification(including method(s) of analysis/biological assay) |
A.5 | Thời hạn sử dụng/ shelf life claim Không dưới 6 tháng(kèm theo dữ liệu để khẳng định về thời hạn sử dụng)/not less than 6 months(withdata in support of shelf life claim) |
B | KHẢ NĂNG TRUYỀN NHIỄM VÀ GÂY BỆNH HOẶC ĐỘC TÍNH TỚI SINH VẬT KHÔNG PHẢI ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ/Infectivityand pathogenicity ortoxicity tonon-targetorganisms Lưu ý:chỉ yêu cầu nếu liên quan đến lây nhiễm hoặc độc tính của thành phần khác trong thuốc thành phẩm/If reasons for concern (e.g. contaminants, toxic properties of formulating compound, etc.) |
B.1 | Độctính hoặckhả năngtruyền nhiễm vàgây bệnh qua đường miệng/oral toxicity/infectivity andpathogenicity |
B.2 | Độctính hoặckhả năngtruyền nhiễm vàgây bệnh quada/dermaltoxicity/infectivity andpathogenicity |
B.3 | Độctính hoặckhả năngtruyền nhiễm vàgây bệnh qua đườngthở/inhalationtoxicity/infectivity andpathogenicity |
B.4 | Gây kích thích da sơ cấp/primary skin irritation |
B.5 | Gây kích thích niêm mạc/ mucous membrane irritation |
B.6 | Dị ứng/ mẫn cảm/ ngăn cản miễn dịch/allergy/sensitization/immuno supression |
C | PHƠI NHIẾM Ở NGƯỜI, DỮ LIỆU ẢNH HƯỞNG VÀ CHUYỂN HOÁ MÔI TRƯỜNG /Humanhealthexposure/environmentalfate andeffectsdata Lưu ý: chỉ yêu cầu nếu các dữ liệu mục B cho thấy cần tiếp tục đánh giá thêm/ If any results fromsection Bsuggest further risk assessment |
C.1 | Ảnh hưởng phơi nhiễm tới sức khỏe của người/ human health exposure effects |
1.1 | Dữ liệu về phơi nhiễm đối với người sử dụng (qua da, hít, giám sát sinh học) khi sử dụng trên đồng ruộng/ operators exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application. |
1.2 | Phơi nhiễm đối với người ở gần (qua da/hít), giám sát sinh học), khi sử dụng trên đồng ruộng/ bystander exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application |
C.2 | Ảnh hưởng và chuyển hóa môi trường/ environmental fate & effects |
2.1 | Dữ liệu sơ cấp về mối nguy tiềm năng (khả năng lây nhiễm) tới đông vật có vú (gồm cả người)/ primary data on potential hazards (infectivity) to mammals (including humans) |
2.2 | Dữ liệu sơ cấp về độc tính đối với sinh vật không là đối tượng phòng trừ (chim, ong …)/ primary data on toxicity to non-targeted organisms (bees, birds, pollinators, etc.) |
2.3 | Dữ liệu thực nghiệm lây nhiễm đối với các loại cây trồng (ví dụ: vi sinh vật dùng để phòng trừ cỏ dại)/experimental data oninfectivity to crop plant species (e.g. microbial agents used for control of weed species) |
D | HIỆU LỰC SINH HỌC/ Bio-efficacy |
D.1 | Sử dụng ở nước ngoài/ application in foreign countries |
D.2 | Thông tin về sinh vật gây hại và cây trồng/ pest and crop information |
2.1 | Sinh vật gây hại/ pest |
2.2 | Cây trồng/ crop |
2.3 | Liều lượng/ dosage |
2.4 | Số lần áp dụng/ number of application |
2.5 | Thời điểm áp dụng/ timing of application |
2.6 | Phương pháp sử dụng(phun, rải…)/ application method |
E | QUY TRÌNH SẢN XUẤT, ĐÓNG GÓI, GHI NHÃN/Processing,packaging, andlabelling |
E.1 | Quy trình sản xuất thành phẩm/ process of formulation |
E.2 | Sử dụng và bảo quản/ usage and storage information |
E.3 | Nhãn/ label |
2. Thành phần hữu hiệu là chất có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật.
a) Chất có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật (như abamectin, pyrethrins, spinosad, validamycin, gibberellic, azadirachtin …): Thực hiện theo Nội dung tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật hoá học quy định tại phần I của Mục này.
b) Thảo mộc (dùng trực tiếp hoặc chiết bằng nước hoặc ethanol)
Phần 1/Part 1 THẢO MỘC/Botanical product | |
A | NHẬN DIỆN THẢO MỘC/ Botanical Identity |
A.1 | Tên khoa học (giống và loài)/ systematic name (genus and species of plant) |
A.2 | Tên thông thường/ common name |
A.3 | Xuất xứ (nguồn gốc)/ source or origin (locality and conditions of growth) |
Phần 2/Part 2 THÀNH PHẨM /finished product | |
A | ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HÓA HỌC/ Biological characteristics and chemistry |
A.1 | Nhận diện thành phẩm/product identity |
1.1 | Tên và địa chỉ nhà sản xuất thành phẩm/ name and address of manufacturer/formulator |
1.2 | Tên thương phẩm/ trade name |
1.3 | Loại thuốc/ use category |
1.4 | Dạng thuốc/type formulation |
A.2 | Tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốcthành phẩm/ specification of product |
A.3 | Thành phần của thuốcthành phẩm/ composition of the product |
3.1 | Hoạt chất/ active ingredient(s) |
3.2 | Các chất đánh dấu sinh học liên quan hoặc không liên quan đến hoạt tính/ biomarker linked or unlinked to activity |
3.3 | Thành phần tổng/ gross constituents |
A.4 | Quy trình sản xuất/ manufacturing process |
A.5 | Phương pháp phân tích/ thí nghiệm sinh học/ method of analysis/biological assay |
A.6 | Thờihạnsử dụng / shelf life claim |
B | ĐÁNH GIÁ ĐỘC HỌC/ Toxicological evaluation |
B.1 | Kiểm tra nguy cơ tối thiểu/ minimum risk check |
1.1 | Nguy cơ tối thiểu của thuốc bảo vệ thực vật/ minimumrisk pesticide |
1.2 | Liên quan đến dược học/ part of pharmacopoeia |
1.3 | Liên quan đến thực phẩm/ food grade |
1.4 | Lịch sử sử dụng/ history of safe use |
B.2 | Thử nghiệm độc học/ toxicological testing (method based on degree of characterization of active compounds) |
2.1 | Độc học đối với hoạt chất/toxicology for active ingredient(s) |
2.2 | Độc học đối với các chất đánh dấu sinh học có hoạt tính/‘tox’ of bio-marked active fraction (actives unknown) |
2.3 | Độc học đối với thành phẩn tổng/ toxicological testing of whole extract |
B.3 | Thử nghiệm an toàn với môi trường/ environmental safety testing (ecotoxicology) |
C | HIỆU LỰC SINH HỌC/ Bio-efficacy |
C.1 | Sử dụng ở nước ngoài/ application in foreign countries |
C.2 | Thông tin về sinh vật gây hại và cây trồng/ pest and crop information |
2.1 | Sinh vật gây hại/ pest |
2.2 | Cây trồng/ crop |
2.3 | Liều lượng/ dosage |
2.4 | Số lần áp dụng/ number of application |
2.5 | Thời điểm áp dụng/ timing of application |
2.6 | Phương pháp sử dụng(phun, rải…)/ application method |
D | QUY TRÌNH ĐÓNG GÓI VÀ GHI NHÃN/Packaging andlabelling |
D.1 | Quy trình đóng gói và thông tin bảo quản/ packaging process and storage information |
D.2 | Nhãn/ label |
E | PHƠI NHIẾM Ở NGƯỜI, DỮ LIỆU ẢNH HƯỞNG VÀ CHUYỂN HOÁ MÔI TRƯỜNG/Humanhealthexposure/ Environmentalfate andeffectsdata (If any results from tier 1 suggest further risk assessment) |
MẤU GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐCBẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PERMIT FOR PESTICIDE TRIAL
Giấy phép số: ……………../GPKNT-BVTV Permit No : Có giá trị từ :……………… đến…………………………………………………… Valid from: to Cấp cho Grant for
Tổ chức, cá nhân khảo nghiệm:…………………………………………………… Applicant: Địa chỉ:………………………………………….…………………………………… Address: Loại thuốc:…………………………………………………………………………… Type of pesticide Tên thương phẩm và dạng thuốc:………………………………………………… Pesticide’s trade name andtype offormulation: Hoạt chất:………………………………………….………..……………….............. Active ingredient: Hàm lượng hoạt chất:…………………………………………….………………… Content of active ingredient: Nhà sản xuất thuốc BVTV thành phẩm……………………………………….…. Manufacturer:
1/2 | ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PERMIT FOR PESTICIDE TRIAL
Loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây được phép khảo nghiệm tại Việt Nam: The followingpesticide is hereby granted the Permit forpesticide trial inVietnam:
Mục đích khảo nghiệm …………………………………………………... Trial purpose:
Phạm vi khảo nghiệm: Scope of trial:
Ghi chú:………….…………………………………………………………………… Note:
Hà Nội, ngày ……. tháng…….năm ……. Date……………………… CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT GENERAL DIRECTOR OF PLANT PROTECTION DEPARTMENT
2/2 |
II. TTHC Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký bổ sung
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ
+ Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc
+ Hồ sơ đề nghị cấp trên 03 cây trồng hoặc 03 đối tượng sinh vật gây hại, thời hạn thẩm định hồ sơ không quá 15 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 4: Thẩm tra hồ sơ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường) thẩm tra hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc.
- Bước 5: Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT): Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng.
Trường hợp không cấp, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Trường hợpbổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp
b) Trường hợpthay đổi dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp
- Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm (theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
c) Trường hợpbổ sung tên thương phẩm khác:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Giấy tờ chứng minh tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam:
+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản xác nhận là nhà sản xuất trong đó có thuốc bảo vệ thực vật đề nghị cấp giấy phép khảo nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp (đối với nhà sản xuất nước ngoài).
+ Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) giấy phép thành lập công ty, chi nhánh công ty hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với nhà sản xuất nước ngoài đăng ký lần đầu).
+ Bản chính giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký (trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký). Giấy ủy quyền của nhà sản xuất nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
+ Bản sao chụpGiấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật(đối với tổ chức, cá nhân trong nước được ủy quyền đứng tên đăng ký lần đầu).
- Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
Số lượng hồ sơ:01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF.
4. Thời hạn giải quyết:
- 19 ngày làm việc không kể thời gianbổ sung,hoàn thiện hồ sơ.
- 24 ngày làm việc không kể thời gianbổ sung,hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đề nghị cấp trên 03 cây trồng hoặc 03 đối tượng sinh vật gây hại.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
- Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉPKHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
APPLICATION FOR PESTICIDE FIELD TRIALPERMIT
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
To Plant Protection Department
TÊN, ĐỊA CHỈ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ/ Name and address of applicant:
…..........................................................………………………………………………………….
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TẠI VIỆT NAM/Contact address in Vietnam:
…………………………………………………………………………………………………...
TEL:…………………...………FAX:……………………………EMAIL: …………………......
ĐỀ NGHỊ/ apply for
CẤP / pesticide field trial permit
CẤP LẠI / re-issuance of pesticide field trial permit
Số giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật/PermitNo.: ………………………………..
TÊN THƯƠNG PHẨM/ Trade name:
…………………………...............................................................................................................
HOẠT CHẤT/ Active ingredient:
......................................................................................................................................................
HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT/ Active ingredient content:
......................................................................................................................................................
DẠNG THÀNH PHẨM/ Type of formulation:
......................................................................................................................................................
TÊN NHÀ SẢN XUẤT THÀNH PHẨM/ Name of manufacturer:
…………………………...............................................................................................................
ĐỊA CHỈ NƠI SẢN XUẤT/ Addresswhere manufactured:
…......................................................................................................................................….……
Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật/ Certificate of pesticide manufacturer
No.: ………………………..Ngày cấp/ issuing date….……............................................……...
(Đơn vị sản xuất trong nước/for domestic manufacturer only)
Tình trạng bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ/ Status of intellectual property rights protection (Ghi cụ thể tên giấy, tổ chức cấp, số hiệu, ngày cấp, thời hạn hiệu lực/ write in detail: name of IP certificate, issuing organization, number, issuing date, validity peiod):
…………………………...............................................................................................................
MỤC ĐÍCH KHẢO NGHIỆM/ Trial purpose:
Để đăng ký chính thức/ for full registration | - Thuốc BVTV đã đượcđăng ký sử dụng tại nước ngoài/ Pesticide registered abroad (Ghi cụ thể tổ chức cấp, số đăng ký, ngày cấp, thời hạn hiệu lực/write in detailgrantingorganization,registrationnumber, issuing date, validity period) - Thuốc BVTV sáng chế trong nước/ Pesticide invented in Vietnam (Ghi cụ thể tổ chức cấp, số đăng ký, ngày cấp, thời hạn hiệu lực/write in detailgrantingorganization,registrationnumber, issuing date, validity period) | |
Để đăng ký bổ sung/ for supplementary registration |
| - Phạm vi sử dụng/scope of application - Dạng/formulation - Thay đổi hàm lượng hoạt chất/content of a.i. - Cách sử dụng/ method of application - Liều lượng/dose - Tên thương phẩm/generic registration |
ĐỐI TƯỢNG KHẢO NGHIỆM/Trial subjects
Cây trồng/ Crop | Sinh vật gâyhại/ Pest (ghi cả tên tiếng Việt và tên khoa học/ Vietnamese and systematic name) |
|
|
|
|
TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI/Re-issuing case:
Thay đổi tên thương phẩm/change of trade name;
Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhânđăng ký/change of applicant’s informations;
Các trường hợp khác/other cases.
NỘI DUNG CẤP LẠI/ Re-issuing contents:
......................................................................................................................................................
TÀI LIỆU KÈM THEO/ Accompanying documents
1..........................................................................................................…………………………...
2..........................................................................................................…………………………...
3..........................................................................................................…………………………...
Tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu cũng như mẫu vật kèm theo là đúng sự thật/ I declare that all the information contained in this application and accompanying documents aretrue and correct.
Tại/at .....………....., ngày/ondate .…….....................
Ký tên, đóng dấu/Signatureand seal
Lưu ý: Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm do thay đổi tổ chức, cá nhân được uỷ quyền đăng ký thì trong đơn phải có xác nhận của nhà sản xuất ghi trong Giấy phép khảo nghiệm về việc thay đổi uỷ quyền. Trường hợp thay đổi thông tin tổ chức, cá nhânđăng kýcó văn bản chứng minh sự thay đổi.
Note: In case of application for reissuing a Field Trial Permit due to changes in the organization/individual authorized to register the pesticide, the application form must be accompanied with a written document certified by the manufacturer named in the present FTP for the change in authorization. In case of changes in registration organization/individual there must be written document certifying such changes.
TÀI LIỆU KỸ THUẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mục 1
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TÀI LIỆU KỸ THUẬT
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC TÀI LIỆU KỸ THUẬT
1. Tài liệu kỹ thuật đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gồm 01 bản tóm tắt và các báo cáo, phụ lục chi tiết liên quan đến nghiên cứu kèm theo.
2. Bản tóm tắt in trên giấy khổ A4, đóng thành quyển, có trang bìa, đánh số trang từ trang mục lục ngay sau trang bìa.
Cỡ chữ phần nội dung là 12 đến 14 point, font chữ Times New Roman.
Trang bìa ghi các thông tin sau:
“BẢN TÓM TẮT TÀI LIỆU KỸ THUẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT - SUMMARIZED TECHNICAL DETAILS OF PESTICIDE ”
Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhânđăng ký/ Name and address of applicant
Tên thương phẩm/ Trade name:
Dạng thành phẩm/ Formulation type:
Hoạt chất/ Active ingredient (a.i):
Nhà sản xuấtthành phẩm/ Manufacturer:
3.Tài liệu kỹ thuật đăng ký thuốc bảo vệ thực vậttrình bàybằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
II. NHỮNG YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT
1. Nội dung tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp và trình bày đầy đủ các mục quy định tại Mục 2 của Phụ lục này. Trường hợp mục nào không có nghiên cứu phù hợp, ghi“không phù hợp” ví dụ: chất rắn không bay hơi nên không có áp suất hóa hơi. Mụckhông có thông tin, ghi “chưa có thông tin”.
2. Tóm tắt các nghiên cứu độc học, độc môi trường thể hiện đầy đủ các nội dung: Loài sinh vật, đường dùng, thời gian dùng, nêu ngắn gọn về phương pháp nghiên cứu, nhấn mạnh các kết quả quan trọng như bản chất, liều gây độc, các liều không ghi nhận tác dụng gây hại, mức độ nguy hiểm của chất nghiên cứu.
3.Phương pháp và quy trình phân tích chất lượng:nêu chi tiết phương pháp phân tích hàm lượng hoạt chất, tạp chất độc hại, bao gồm: nguyên tắc, dụng cụ, thuốc thử, các bước tiến hành, điều kiện thiết bị, tính toán kết quả.
4. Phương pháp và quy trình phân tích dư lượng phải nêu chi tiết phương pháp phân tích dư lượng bao gồm: nguyên tắc, dụng cụ, thuốc thử, các bước tiến hành, điều kiện thiết bị, tính toán kết quả, giới hạn xác định (LOQ), hiệu suất thu hồi (R).
5. Chỉ tiêu chất lượng: phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam hoặc hướng dẫn của FAO nếu các tiêu chuẩn của Việt Nam chưa được xây dựng.
6. Độc tính của thuốc thành phẩm do phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP hoặc ISO 17025:2005 thực hiện, có báo cáo thử nghiệm kèm theođược tổ chức thực hiện xác nhận. Trong báo cáo phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email của phòng thí nghiệm; họ tên, chức vụ người phụ trách thực hiện các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm đó.
7.Đối với thuốc bảo vệ thực vật hóa học (đăng ký chính thức, đặt tên thương phẩm) phải nộp 02 (hai) gam (g) chất chuẩn cho mỗi hoạt chất của thuốc đăng ký cho Cục Bảo vệ thực vật khi nhận Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. Chất chuẩn phải có giấy chứng nhận phân tích của phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO hoặc tương đương và có thời hạn sử dụng từ 02 (hai) năm trở lên.
Mục 2
NỘI DUNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
I. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HOÁ HỌC ( Chemical pesticide)
Phần 1/Part 1 HOẠT CHẤT, THUỐC KỸ THUẬT / activeingredient, technicalgrade | ||
A | DỮ LIỆU LÝ - HOÁ/Physico - chemical data | |
A.1. | Nhận diện hóa chất/chemicalidentity | |
1.1 | Số CAS/ chemical abstract service number | |
1.2 | Tênthông thường/common name | |
1.3 | Tên hóachất theo IUPAC/ chemical name | |
1.4 | Công thức cấu tạo/structural formula | |
1.5 | Công thức phân tử/empiricalformula | |
1.6 | Khối lượng phân tử/molecular mass | |
1.7 | Họ hóa chất/ chemical family | |
A.2 | Đặc tính lý hóa của hoạt chất/ physical and chemical properties of pure a.i | |
2.1 | Ngoại dạng/appearance | |
2.2 | Điểm nóng chảy, sôi, phân huỷ/ melting point,boiling point, decomposition | |
2.3 | Áp suất hơi/ vapor pressure | |
2.4 | Tỷ trọng(với chất lỏng)/ density(for liquid only) | |
2.5 | Khả nănghoà tan trong nước và dung môi hữu cơ/solubility in water and organic solvents | |
2.6 | Hệ số phân tán giữa nước và dung môi không trộn lẫn/ partition coefficient between water and non-miscible solvent (Kow) | |
2.7 | Thuỷ phân/hydrolysis | |
2.8 | Quangphân/photolysis | |
A.3 | Thuốc kỹ thuật/ technicalgradeactiveingredient | |
3.1 | Nguồn cung cấp; tên và địa chỉ nhà sản xuất; địa chỉ nơi sản xuất/ source; name and address of manufacturer and address where manufactured. | |
3.2 | Ngoại dạng /appearance | |
3.3 | Hàm lượng tối thiểu và tối đa của hoạt chất trong thuốc kỹ thuật/ the minimum and maximuma.icontent | |
3.4 | Nhận diện và hàm lượng các đồng phân, tạp chất/ identity and amount of isomers, impurities, … | |
3.5 | Chỉ tiêu chất lượng của 5 mẻ/analytical test report of specifications (5 batches) Lưu ý: Chỉ yêu cầu đối với trường hợp thay đổi nhà sản xuất. (quy định rõ do đơn vị nào kiểm tra, hay chỉ đơn vị thứ ba) | |
3.6 | Quy trình sản xuất/ manufacturingprocess | |
3.7 | Thời hạn sử dụng/ shelf life | |
3.8 | Phương pháp và quy trình phân tíchxác định hàm lượng hoạt chất/ analytical method for a.i | |
B | DỮ LIỆU ĐỘC HỌC/ Toxicological data | |
B.1 | Độc cấp tính/ acute toxicity | |
1.1 | Độc cấp tínhquamiệng(LD50)/acute oral toxicity | |
1.2 | Độc cấp tính qua da(LD50)/acute dermal toxicity | |
1.3 | Độc cấp tính qua hô hấp (LC50)/ acute inhalation | |
1.4 | Khả năng kích thích mắt/eye irritation | |
1.5 | Khả năng kích thích da/skin irritation | |
1.6 | Khả năng gây dị ứng/allergy/ sensitization test | |
B.2 | Độc cận mãn tính (tên gọi khác: độc bán trường, độc bán mãn tính)/ subchronic toxicity | |
B.3 | Độc mãn tính/ chronic toxicity | |
B.4 | Khả năng gây ung thư/ carcinogenicity | |
B.5 | Khả năng gây đột biến gen/ mutagenicity | |
B.6 | Độc tính với sinh sản và sự phát triển (bao gồm cả khả năng sinh quái thai)/ reproductive and developmental toxicity | |
B.7 | Độc thần kinh đối với các chất nhóm lân hữu cơ/ neurotoxicity (fororganophosphorus) | |
B.8 | Các nghiên cứu độc tính khác, nếu có/ other toxicity studies, if any | |
B.9 | Dữ liệu y khoa, triệu chứng ngộ độc, thuốc giải độc nếu có/ medical data, poisoning symptom,antidote,if any | |
B.10 | Mức hấp thụ hàng ngày cho phép/acceptable daily intake (ADI) | |
C | DỮ LIỆU DƯ LƯỢNG/ Residue data | |
C.1 | Chuyển hóa trong thực vật/ metabolism in plant (identity and quantity of metabolites and distribution,use of radio labelled material,dosage rate,identification & characterization of residues) | |
C.2 | Chuyển hóa trong vậtnuôi/metabolisminfarm animal | |
C.3 | Mức dư lượng tối đa cho phép/maximum residue levels (MRLs) | |
C.4 | Phương pháp phân tích dư lượng trong cây trồng / analytical methodfor residue on crops | |
C.5 | Dữ liệunghiên cứu dư lượng từ các nước khác/residue data fromlocal or foreigncountries | |
D | CHUYỂN HOÁ VÀ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG/Environmental fate and effects | |
D.1 | Chuyển hóa trong môi trường/environmentalfate | |
1.1 | Trong đất/ in soil | |
1.2 | Trong nước/ in water | |
1.3 | Trong không khí/ in air | |
D.2 | Độc tính sinh thái/ ecotoxicity | |
1.1 | Độc tính với chim/ bird | |
1.2 | Độc tính với cá và các loài thủy sinh/ fishandaquaticorganisms | |
1.3 | Độc tính với ong/honey bee | |
1.4 | Độc tính với các sinh vật không phải đối tượng phòng trừ/non-target organisms | |
E | PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT CỦA THUỐC KỸ THUẬT NHẬP KHẨU/ Material safety data sheet for technical grade active ingredient import (MSDS) | |
Phần 2/Part 2 THÀNH PHẨM /finished product | ||
A | DỮ LIỆU LÝ - HOÁ/Physico - chemical data | |
A.1 | Nhận diện thành phẩm/finished product identity | |
1.1 | Tên và địa chỉ nhà sản xuất thành phẩm/ name and address of manufacturer/formulator | |
1.2 | Tên thương phẩm/ trade name | |
1.3 | Loại thuốc/ use category | |
1.4 | Dạng thuốc/type of formulation | |
A.2 | Thành phần/ composition | |
1.1 | Hàm lượng hoạt chất thuốc kỹ thuật/ content of technical gradea.i | |
1.2 | Hàm lượng các chất phụ gia/ content ofadjuvant | |
1.3 | Dung môi, chất mang/ solvent, carrier content | |
A.3 | Đặc tính lý hoá thuốc thành phẩm/ physical, chemical properties of the product | |
3.1 | Ngoại dạng/appearance | |
3.2 | Tỷ trọngvới chất lỏng/density(for liquid only) | |
3.3 | Khả năng bắt lửa, điểm chớp/flammability, flash point | |
3.4 | Khả năng ăn mòn(nếu có)/corrosiveness, if any | |
3.5 | Độ bền bảo quản/ storage stability | |
3.6 | Độ acid, kiềm hoặc pH/ acidity/alkalinity/pH | |
A.4 | Thuộc tính vật lý của thành phẩm tương ứng dạng sử dụng/ physical properties of product related to use (where relevant) | |
4.1 | Độ thấm nước với dạng bột phân tán/ wettability (for dispersible powders) | |
4.2 | Độ bền của bọt đối với dạng dùng trong nước/ persistent foam (for formulation applied in water) | |
4.3 | Độ lơ lửng đối với dạng bột phân tán và SC/ suspensibility (for dispersible powders and SC) | |
4.4 | Thử rây ướt/ wet sieve test (for DP, SC) | |
4.5 | Thử rây khô/ dry sieve test (for G, D) | |
4.6 | Độ bền nhũ/ emulsion stability ( for EC) | |
4.7 | Khả năng hỗn hợp với thuốcbảo vệ thực vật, phân bón/compatibility with other pesticidesfertilizers | |
A.5 | Thời hạnsử dụng/shelf life | |
A.6 | Phương pháp và quy trình phân tích/ analytical method for A.I in formulation | |
A.7 | Quy trình sản xuất thuốc thành phẩm/ process of formulation | |
B | ĐỘC TÍNH/ Toxicity | |
B.1 | Độc cấp tínhquamiệng(LD50) /acute oral toxicity | |
B.2 | Độc cấp tính qua da(LD50)/acute dermal toxicity | |
B.3 | Độc cấp tính qua hô hấp(LC50)/ acute inhalation | |
B.4 | Khả năng kích thích mắt/eye irritation | |
B.5 | Khả năng kích thích da/skin irritation | |
B.6 | Khả năng gây dị ứng/allergy/ sensitization test | |
C | ẢNH HƯỞNG SỨC KHOẺ CON NGƯỜI/ Human Health Exposure | |
C.1 | Dữ liệu về phơi nhiễm đối với người sử dụng (qua da, hít, giám sát sinh học) khi sử dụng trên đồng ruộng/ operator exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application. | |
C.2 | Phơi nhiễm đối với người ở gần (qua da/hít), giám sát sinh học), khi sử dụng trên đồng ruộng/ bystander exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application | |
D | ĐỘC TÍNH SINH THÁI/ Ecotoxicity | |
D.1 | Độc tính với chim/ bird | |
D.2 | Độc tính với cá và các loài thủy sinh/ fishandaquaticorganisms | |
D.3 | Độc tính với ong/honey bee | |
D.4 | Độc tính với các sinh vật không phải đối tượng phòng trừ/non-target organisms | |
E | HIỆU LỰC SINH HỌC/ Bio-efficacy | |
E.1 | Cơ chếtác độngcủa thuốc bảo vệ thực vật/mode of action | |
E.2 | Sử dụng ở nước ngoài/ application in foreign countries | |
E.3 | Thông tin về sinh vật gây hại và cây trồng/ pest and crop information | |
3.1 | Sinh vật gây hại/ pest | |
3.2 | Cây trồng/ crop | |
3.3 | Liều lượng/ dosage | |
3.4 | Số lần áp dụng/ number of application | |
3.5 | Thời điểm áp dụng/ timing of application | |
3.6 | Phương pháp sử dụng(phun, rải…)/ application method | |
3.7 | Thời gian cách ly/ pre- harvest interval | |
F | PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT/ Material safety data sheet (MSDS) | |
II. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SINH HỌC ( biological pesticide)
2. Thành phần hữu hiệu là vi sinh vật
Phần 1/Part 1 VI SINH VẬT/Microorganism | |
A | DỮ LIỆU SINH HỌC/ Biological data |
A.1 | Nhận diện vi sinh vật /identity ofmicroorganism |
1.1 | Tên thông thường/ common name |
1.2 | Tên khoa học/ scientific name |
1.3 | Tên đồng nghĩa/ synonyms |
1.4 | Vị trí phân loại/ taxonomical position (class/order/family/sub-family) |
1.5 | Chủng/kiểu huyết thanh/kiểu sinh học/ strain/serotype/biotype |
A.2 | Đặc điểm nhận diện của vi sinh vật/identification characteristics ofmicroorganism |
2.1 | Đặc điểm hình thái/ morphological characteristics |
2.2 | Đặc điểm nuôi cấy/ cultural characteristics |
2.3 | Đặc điểm hóa sinh/ biochemical properties |
2.4 | Nhận diện huyết thanh (nếu phù hợp)/ serological identification (where appropriate) |
2.5 | Chẩn đoán phân tử (nếu phù hợp) / molecular diagnosis (where appropriate) |
2.6 | Các phương pháp phân tích/ phép thử để nhận diện và xác định đặc điểm của vi sinh vật/ analytical methods/biological assayfor identificationandcharacterization ofmicroorganism |
2.7 | Nhận diệnplasmid hoặc vật liệu di truyềnnằm ngoàinhiễm sắc thểkhác có khả năngtrừdịch hại hoặc gây bệnh hoặc gây độc …(nếu phù hợp)/ identification of plasmids or other extra chromosomal genetic material responsible for pesticide activity or pathogenicity or toxicity, etc.,(where appropriate) |
2.8 | Làm rõ vi sinh vật biến đổi gen hay tự nhiên/ Whether wild type or genetically alteredmicroorganism? |
2.9 | Vi sinh vật trong tự nhiên và mối liên hệ của nó với các loài liên quan/ natural occurrence ofmicroorganism and its relation to other related species |
A.3. | Đặc tính sinh học của vi sinh vật/biological properties ofmicroorganism |
3.1 | Đặc tính sinh học của vi sinh vật (đối tượng phòng trừ, ký chủ của vi sinh vật có ích, vòng đời, cơ chế tác động của vi sinh vật có ích, khả năng gây hại (như lây nhiễm) tới động vật có vú (bao gồm cả người), môi trường và các loài không là mục tiêu/ biological properties of active agent (target pest, microbial agent host range, life cycle, and mode of action of microbial agent, potential hazards (such as infectivity) to mammals (including human beings), environment and other non-targeted species, if any |
3.2 | Mô tả cáckiểuhình thái của vi sinh vật và bất kỳđặc điểm bất thường vềhình thái, sinh hóa, tính kháng củavi sinh vật sokhácvớimô tảthông thường/ description of morphological types ofmicroorganismand any unusual morphological, biochemical, resistance characteristics of the organism that is different from classic description of organism |
3.3 | Xácđịnh hàm lượng độc tố và hiệu lực của độc tố bằng phương pháp xét nghiệm sinhhọc/ determination of toxin contentandpotency of toxin by bioassay method |
3.4 | Nếuvisinh vật được biến đổi gen,phải trình bàyphương pháp DNAfinger print,xác định các điểm thêm vào hoặc xóa, xác định các khu vực kiểm soát gen, xác định các dấu hiệu di truyền(nếu phù hợp)/ If the organism in question is genetically altered one, method of DNA finger printing and identification of inserted or deleted transcripts, identification of gene control regions, dentification of genetic markers, etc.), where appropriate |
A.4 | Các chỉ tiêu kỹ thuật / specifications |
A.5 | Thời hạn sử dụng/ shelf life |
A.6 | Xuất xứ (nguồn gốc)/ source or origin Tên, địa chỉ nhà cung cấp/ nameandaddress of supplier |
A.7 | Phương pháp nuôi cấy/ manufacturing practice |
A.8 | Tạp chất và chất lây nhiễm (vi sinh vật khác khôngđượclớn hơn 104/g)/ impurities andcontaminants(other microorganisms,not more than 104) |
B | KHẢ NĂNG TRUYỀN NHIỄM VÀ GÂY BỆNH HOẶC ĐỘC TÍNH TỚI SINH VẬT KHÔNG PHẢI ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ/Infectivityand pathogenicity ortoxicity tonon-targetorganisms |
B.1 | Độctính hoặckhả năngtruyền nhiễm vàgây bệnh qua đường miệng/oral toxicity/infectivity andpathogenicity |
B.2 | Độctính hoặckhả năngtruyền nhiễm vàgây bệnh quada/dermaltoxicity/infectivity andpathogenicity |
B.3 | Độctính hoặckhả năngtruyền nhiễm vàgây bệnh qua đườngthở/inhalationtoxicity/infectivity andpathogenicity |
B.4 | Gây kích thích da sơ cấp/primary skin irritation |
B.5 | Ngứa màng nhầy/ mucous membrane irritation |
B.6 | Dị ứng/ mẫn cảm/ ngăn cản miễn dịch/allergy/sensitization/immuno supression |
C | PHƠI NHIẾM Ở NGƯỜI, DỮ LIỆU ẢNH HƯỞNG VÀ CHUYỂN HOÁ MÔI TRƯỜNG /Humanhealthexposure/environmentalfate andeffectsdata Lưu ý: chỉ yêu cầu nếu các dữ liệu mục B cho thấy cần tiếp tục đánh giá thêm/ If any results fromsection Bsuggest further risk assessment |
C.1 | Ảnh hưởng phơi nhiễm tới sức khỏe của người/ human health exposure effects |
1.1 | Dữ liệu về phơi nhiễm đối với người sử dụng (qua da, hít, giám sát sinh học) khi sử dụng trên đồng ruộng/ operators exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application. |
1.2 | Phơi nhiễm đối với người ở gần (qua da/hít), giám sát sinh học), khi sử dụng trên đồng ruộng/ bystander exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application |
C.2 | Ảnh hưởng và chuyển hóa môi trường/ environmental fate & effects |
2.1 | Dữ liệu sơ cấp về mối nguy tiềm năng (khả năng lây nhiễm) tới đông vật có vú (gồm cẩ người)/ primary data on potential hazards (infectivity) to mammals (including humans) |
2.2 | Dữ liệu sơ cấp về độc tính đối với sinh vật không phải đối tượng phòng trừ (chim, ong …)/ primary data on toxicity to non-targeted organisms (bees, birds, pollinators, etc.) |
2.3 | Dữ liệu thực nghiệm lây nhiễm đối với các loại cây trồng (ví dụ: vi sinh vật dùng để phòng trừ cỏ dại)/experimental data oninfectivity to crop plant species (e.g. microbial agents used for control of weed species)
|
Phần 2/Part 2 THÀNH PHẨM /finished product | |
A | ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HÓA HỌC/ Biological characteristics and chemistry |
A.1 | Nhận diện thành phẩm/product identity |
1.1 | Tên và địa chỉ nhà sản xuất thành phẩm/ formulator’s name and address |
1.2 | Tên thương phẩm/ trade name |
1.3 | Loại thuốc/ use category |
1.4 | Dạng thuốc/type of formulation |
A.2 | Tiêu chuẩn kỹ thuật/ specifications |
2.1 | Ngoại dạng và hình thức/ form and appearance |
2.2 | pH, kích thước hạt, tính huyền phù, khả năng trộn lẫn…/pH, particle size, suspensibility, miscibility, etc. |
A.3 | Thành phần của thuốc thành phẩm/ composition of the product |
3.1 | Hoạt chất/ active ingredients |
3.2 | Các thành phần khác như chất bám dính, chất trải…/ other ingredients, e.g. stickers, spreaders, etc. |
3.3 | Tạp chất và chất lây nhiễm (vi sinh vật khác khôngđượclớn hơn 104/g)/ impurities andcontaminants(other microorganisms,not more than 104/g) |
A.4 | Quy trình thử nghiệm và các tiêu chí xác định/ test procedures and criteria for identification(including method(s) of analysis/biological assay) |
A.5 | Thời hạn sử dụng/ shelf life claim Không dưới 6 tháng(kèm theo dữ liệu để khẳng định về thời hạn sử dụng)/not less than 6 months(withdata in support of shelf life claim) |
B | KHẢ NĂNG TRUYỀN NHIỄM VÀ GÂY BỆNH HOẶC ĐỘC TÍNH TỚI SINH VẬT KHÔNG PHẢI ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ/Infectivityand pathogenicity ortoxicity tonon-targetorganisms Lưu ý:chỉ yêu cầu nếu liên quan đến lây nhiễm hoặc độc tính của thành phần khác trong thuốc thành phẩm/If reasons for concern (e.g. contaminants, toxic properties of formulating compound, etc.) |
B.1 | Độctính hoặckhả năngtruyền nhiễm vàgây bệnh qua đường miệng/oral toxicity/infectivity andpathogenicity |
B.2 | Độctính hoặckhả năngtruyền nhiễm vàgây bệnh quada/dermaltoxicity/infectivity andpathogenicity |
B.3 | Độctính hoặckhả năngtruyền nhiễm vàgây bệnh qua đườngthở/inhalationtoxicity/infectivity andpathogenicity |
B.4 | Gây kích thích da sơ cấp/primary skin irritation |
B.5 | Gây kích thích niêm mạc/ mucous membrane irritation |
B.6 | Dị ứng/ mẫn cảm/ ngăn cản miễn dịch/allergy/sensitization/immuno supression |
C | PHƠI NHIẾM Ở NGƯỜI, DỮ LIỆU ẢNH HƯỞNG VÀ CHUYỂN HOÁ MÔI TRƯỜNG /Humanhealthexposure/environmentalfate andeffectsdata Lưu ý: chỉ yêu cầu nếu các dữ liệu mục B cho thấy cần tiếp tục đánh giá thêm/ If any results fromsection Bsuggest further risk assessment |
C.1 | Ảnh hưởng phơi nhiễm tới sức khỏe của người/ human health exposure effects |
1.1 | Dữ liệu về phơi nhiễm đối với người sử dụng (qua da, hít, giám sát sinh học) khi sử dụng trên đồng ruộng/ operators exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application. |
1.2 | Phơi nhiễm đối với người ở gần (qua da/hít), giám sát sinh học), khi sử dụng trên đồng ruộng/ bystander exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application |
C.2 | Ảnh hưởng và chuyển hóa môi trường/ environmental fate & effects |
2.1 | Dữ liệu sơ cấp về mối nguy tiềm năng (khả năng lây nhiễm) tới đông vật có vú (gồm cả người)/ primary data on potential hazards (infectivity) to mammals (including humans) |
2.2 | Dữ liệu sơ cấp về độc tính đối với sinh vật không là đối tượng phòng trừ (chim, ong …)/ primary data on toxicity to non-targeted organisms (bees, birds, pollinators, etc.) |
2.3 | Dữ liệu thực nghiệm lây nhiễm đối với các loại cây trồng (ví dụ: vi sinh vật dùng để phòng trừ cỏ dại)/experimental data oninfectivity to crop plant species (e.g. microbial agents used for control of weed species) |
D | HIỆU LỰC SINH HỌC/ Bio-efficacy |
D.1 | Sử dụng ở nước ngoài/ application in foreign countries |
D.2 | Thông tin về sinh vật gây hại và cây trồng/ pest and crop information |
2.1 | Sinh vật gây hại/ pest |
2.2 | Cây trồng/ crop |
2.3 | Liều lượng/ dosage |
2.4 | Số lần áp dụng/ number of application |
2.5 | Thời điểm áp dụng/ timing of application |
2.6 | Phương pháp sử dụng(phun, rải…)/ application method |
E | QUY TRÌNH SẢN XUẤT, ĐÓNG GÓI, GHI NHÃN/Processing,packaging, andlabelling |
E.1 | Quy trình sản xuất thành phẩm/ process of formulation |
E.2 | Sử dụng và bảo quản/ usage and storage information |
E.3 | Nhãn/ label |
2. Thành phần hữu hiệu là chất có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật.
a) Chất có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật (như abamectin, pyrethrins, spinosad, validamycin, gibberellic, azadirachtin …): Thực hiện theo Nội dung tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật hoá học quy định tại phần I của Mục này.
b) Thảo mộc (dùng trực tiếp hoặc chiết bằng nước hoặc ethanol)
Phần 1/Part 1 THẢO MỘC/Botanical product | |
A | NHẬN DIỆN THẢO MỘC/ Botanical Identity |
A.1 | Tên khoa học (giống và loài)/ systematic name (genus and species of plant) |
A.2 | Tên thông thường/ common name |
A.3 | Xuất xứ (nguồn gốc)/ source or origin (locality and conditions of growth) |
Phần 2/Part 2 THÀNH PHẨM /finished product | |
A | ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HÓA HỌC/ Biological characteristics and chemistry |
A.1 | Nhận diện thành phẩm/product identity |
1.1 | Tên và địa chỉ nhà sản xuất thành phẩm/ name and address of manufacturer/formulator |
1.2 | Tên thương phẩm/ trade name |
1.3 | Loại thuốc/ use category |
1.4 | Dạng thuốc/type formulation |
A.2 | Tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốcthành phẩm/ specification of product |
A.3 | Thành phần của thuốcthành phẩm/ composition of the product |
3.1 | Hoạt chất/ active ingredient(s) |
3.2 | Các chất đánh dấu sinh học liên quan hoặc không liên quan đến hoạt tính/ biomarker linked or unlinked to activity |
3.3 | Thành phần tổng/ gross constituents |
A.4 | Quy trình sản xuất/ manufacturing process |
A.5 | Phương pháp phân tích/ thí nghiệm sinh học/ method of analysis/biological assay |
A.6 | Thờihạnsử dụng / shelf life claim |
B | ĐÁNH GIÁ ĐỘC HỌC/ Toxicological evaluation |
B.1 | Kiểm tra nguy cơ tối thiểu/ minimum risk check |
1.1 | Nguy cơ tối thiểu của thuốc bảo vệ thực vật/ minimumrisk pesticide |
1.2 | Liên quan đến dược học/ part of pharmacopoeia |
1.3 | Liên quan đến thực phẩm/ food grade |
1.4 | Lịch sử sử dụng/ history of safe use |
B.2 | Thử nghiệm độc học/ toxicological testing (method based on degree of characterization of active compounds) |
2.1 | Độc học đối với hoạt chất/toxicology for active ingredient(s) |
2.2 | Độc học đối với các chất đánh dấu sinh học có hoạt tính/‘tox’ of bio-marked active fraction (actives unknown) |
2.3 | Độc học đối với thành phẩn tổng/ toxicological testing of whole extract |
B.3 | Thử nghiệm an toàn với môi trường/ environmental safety testing (ecotoxicology) |
C | HIỆU LỰC SINH HỌC/ Bio-efficacy |
C.1 | Sử dụng ở nước ngoài/ application in foreign countries |
C.2 | Thông tin về sinh vật gây hại và cây trồng/ pest and crop information |
2.1 | Sinh vật gây hại/ pest |
2.2 | Cây trồng/ crop |
2.3 | Liều lượng/ dosage |
2.4 | Số lần áp dụng/ number of application |
2.5 | Thời điểm áp dụng/ timing of application |
2.6 | Phương pháp sử dụng(phun, rải…)/ application method |
D | QUY TRÌNH ĐÓNG GÓI VÀ GHI NHÃN/Packaging andlabelling |
D.1 | Quy trình đóng gói và thông tin bảo quản/ packaging process and storage information |
D.2 | Nhãn/ label |
E | PHƠI NHIẾM Ở NGƯỜI, DỮ LIỆU ẢNH HƯỞNG VÀ CHUYỂN HOÁ MÔI TRƯỜNG/Humanhealthexposure/ Environmentalfate andeffectsdata (If any results from tier 1 suggest further risk assessment) |
MẤU GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐCBẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PERMIT FOR PESTICIDE TRIAL
Giấy phép số: ……………../GPKNT-BVTV Permit No : Có giá trị từ :……………… đến…………………………………………………… Valid from: to Cấp cho Grant for
Tổ chức, cá nhân khảo nghiệm:…………………………………………………… Applicant: Địa chỉ:………………………………………….…………………………………… Address: Loại thuốc:…………………………………………………………………………… Type of pesticide Tên thương phẩm và dạng thuốc:………………………………………………… Pesticide’s trade name andtype offormulation: Hoạt chất:………………………………………….………..……………….............. Active ingredient: Hàm lượng hoạt chất:…………………………………………….………………… Content of active ingredient: Nhà sản xuất thuốc BVTV thành phẩm……………………………………….…. Manufacturer:
1/2 | ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PERMIT FOR PESTICIDE TRIAL
Loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây được phép khảo nghiệm tại Việt Nam: The followingpesticide is hereby granted the Permit forpesticide trial inVietnam:
Mục đích khảo nghiệm …………………………………………………... Trial purpose:
Phạm vi khảo nghiệm: Scope of trial:
Ghi chú:………….…………………………………………………………………… Note:
Hà Nội, ngày ……. tháng…….năm ……. Date……………………… CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT GENERAL DIRECTOR OF PLANT PROTECTION DEPARTMENT
2/2 |
III. TTHC Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT):
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc.
+ Hồ sơ chưa hợp lệ, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp không cấp, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT;
- Bản chính Giấy phép khảo nghiệm đã được cấp (trừ trường hợp bị mất).
Số lượng hồ sơ:01 bản giấy
4. Thời hạn giải quyết:
07 ngày làm việc không kể thời gianbổ sung,hoàn thiện hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (giữ nguyên thời hạn của Giấy phép đã cấp).
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉPKHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
APPLICATION FOR PESTICIDE FIELD TRIALPERMIT
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
To Plant Protection Department
TÊN, ĐỊA CHỈ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ/ Name and address of applicant:
…..........................................................………………………………………………………….
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TẠI VIỆT NAM/Contact address in Vietnam:
…………………………………………………………………………………………………...
TEL:…………………...………FAX:……………………………EMAIL: …………………......
ĐỀ NGHỊ/ apply for
CẤP / pesticide field trial permit
CẤP LẠI / re-issuance of pesticide field trial permit
Số giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật / Permit No.: ………………………………..
TÊN THƯƠNG PHẨM/ Trade name:
…………………………...............................................................................................................
HOẠT CHẤT/ Active ingredient:
......................................................................................................................................................
HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT/ Active ingredient content:
......................................................................................................................................................
DẠNG THÀNH PHẨM/ Type of formulation:
......................................................................................................................................................
TÊN NHÀ SẢN XUẤT THÀNH PHẨM/ Name of manufacturer:
…………………………...............................................................................................................
ĐỊA CHỈ NƠI SẢN XUẤT/ Addresswhere manufactured:
…......................................................................................................................................….……
Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật/ Certificate of pesticide manufacturer
No.: ………………………..Ngày cấp/ issuing date….……............................................……...
(Đơn vị sản xuất trong nước/for domestic manufacturer only)
Tình trạng bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ/ Status of intellectual property rights protection (Ghi cụ thể tên giấy, tổ chức cấp, số hiệu, ngày cấp, thời hạn hiệu lực/ write in detail: name of IP certificate, issuing organization, number, issuing date, validity peiod):
…………………………...............................................................................................................
MỤC ĐÍCH KHẢO NGHIỆM/ Trial purpose:
Để đăng ký chính thức/ for full registration | - Thuốc BVTV đã đượcđăng ký sử dụng tại nước ngoài/ Pesticide registered abroad (Ghi cụ thể tổ chức cấp, số đăng ký, ngày cấp, thời hạn hiệu lực/write in detailgrantingorganization,registrationnumber, issuing date, validity period) - Thuốc BVTV sáng chế trong nước/ Pesticide invented in Vietnam (Ghi cụ thể tổ chức cấp, số đăng ký, ngày cấp, thời hạn hiệu lực/write in detailgrantingorganization,registrationnumber, issuing date, validity period) | |
Để đăng ký bổ sung/ for supplementary registration | - Phạm vi sử dụng/scope of application - Dạng/formulation - Thay đổi hàm lượng hoạt chất/content of a.i. - Cách sử dụng/ method of application - Liều lượng/dose - Tên thương phẩm/generic registration |
ĐỐI TƯỢNG KHẢO NGHIỆM/Trial subjects
Cây trồng/ Crop | Sinh vật gâyhại/ Pest (ghi cả tên tiếng Việt và tên khoa học/ Vietnamese and systematic name) |
|
|
|
|
TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI/ Re-issuing case:
Thay đổi tên thương phẩm/ change of trade name;
Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký/ change of applicant’s informations;
Các trường hợp khác/ other cases.
NỘI DUNG CẤP LẠI/ Re-issuing contents:
......................................................................................................................................................
TÀI LIỆU KÈM THEO/ Accompanying documents
1..........................................................................................................…………………………...
2..........................................................................................................…………………………...
3..........................................................................................................…………………………...
Tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu cũng như mẫu vật kèm theo là đúng sự thật/ I declare that all the information contained in this application and accompanying documents aretrue and correct.
Tại/at .....………....., ngày/ondate .…….....................
Ký tên, đóng dấu/Signatureand seal
Lưu ý: Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm do thay đổi tổ chức, cá nhân được uỷ quyền đăng ký thì trong đơn phải có xác nhận của nhà sản xuất ghi trong Giấy phép khảo nghiệm về việc thay đổi uỷ quyền. Trường hợp thay đổi thông tin tổ chức, cá nhânđăng kýcó văn bản chứng minh sự thay đổi.
Note: In case of application for reissuing a Field Trial Permit due to changes in the organization/individual authorized to register the pesticide, the application form must be accompanied with a written document certified by the manufacturer named in the present FTP for the change in authorization. In case of changes in registration organization/individual there must be written document certifying such changes.
MẤU GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐCBẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PERMIT FOR PESTICIDE TRIAL
Giấy phép số: ……………../GPKNT-BVTV Permit No : Có giá trị từ :……………… đến…………………………………………………… Valid from: to Cấp cho Grant for
Tổ chức, cá nhân khảo nghiệm:…………………………………………………… Applicant: Địa chỉ:………………………………………….…………………………………… Address: Loại thuốc:…………………………………………………………………………… Type of pesticide Tên thương phẩm và dạng thuốc:………………………………………………… Pesticide’s trade name andtype offormulation: Hoạt chất:………………………………………….………..……………….............. Active ingredient: Hàm lượng hoạt chất:…………………………………………….………………… Content of active ingredient: Nhà sản xuất thuốc BVTV thành phẩm……………………………………….…. Manufacturer:
1/2 | ||||||||||||||||
GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PERMIT FOR PESTICIDE TRIAL
Loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây được phép khảo nghiệm tại Việt Nam: The followingpesticide is hereby granted the Permit forpesticide trial inVietnam:
Mục đích khảo nghiệm …………………………………………………... Trial purpose:
Phạm vi khảo nghiệm: Scope of trial:
Ghi chú:………….…………………………………………………………………… Note:
Hà Nội, ngày ……. tháng…….năm ……. Date……………………… CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT GENERAL DIRECTOR OF PLANT PROTECTION DEPARTMENT
2/2 |
IV. TTHC Công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
+ Ngay sau khi nhận hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
+ Trong 02 ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện.
Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định, đánh giá hồ sơ:
+ Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường) thẩm tra hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ từ Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 4: Ban hành Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng.
Trường hợp không đủ điều kiện, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị công nhận Tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) quyết định thành lập hoặc quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật, trồng trọt, nông học, sinh học, hóa học và Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của người đứng đầu tổ chức thực hiện khảo nghiệm và người tham gia thực hiện;
- Bản thuyết minh bảo đảm điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm và đơn vị phối hợp thực hiện (theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- 28 ngày làm việc không kể thời gianbổ sung,hoàn thiện hồ sơđối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.
- 30ngày làm việc không kể thời gianbổ sung,hoàn thiện hồ sơđối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
- Đơn đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
-Người quản lý, điều hành hoặc cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, lâm sinh, hóa học; có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
- Có ít nhất 05 lao động thường xuyên có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, lâm sinh, hóa học và được tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
- Về cơ sở vật chất - kỹ thuật
+ Có phương tiện, thiết bị quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theoNghị định số66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016;
+ Đối với tổ chức khảo nghiệm xác định thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật phải có phòng thử nghiệm được chỉ định phân tích dư lượng với phép thử tương ứng.
- Không trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc được ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Nghị định số66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
Phụ lụcII
KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Kèm theo Nghị địnhsố66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
1. Bình phun thuốc bảo vệ thực vật đang vận hành tốt:
- Bình phun tay đeo vai (dùng cần gạt bằng tay), số lượng tối thiểu 02 chiếc;
- Bình phun tay hoạt động nạp điện bằng bình sạc (không cần sử dụng tay đẩy, chỉ cần ấn công tắc), số lượng tối thiểu 02 chiếc;
- Bình phun thuốc động cơ sử dụng cho cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả lâu năm, số lượng tối thiểu 02 chiếc.
2. Cân phân tích có độ chính xác ít nhất đạt 10-2, số lượng tối thiểu 02 chiếc.
3. Ống đong các loại dung tích 50, 100, 200, 500 ml, số lượng tối thiểu mỗi loại 02 chiếc.
4. Pipet các loại dung tích 1, 5, 10, 20 ml, số lượng tối thiểu mỗi loại 2 chiếc.
5. Vật dụng để thiết kế thí nghiệm: Thước dài, cọc, bảng, dây, kính lúp cầm tay (sử dụng cho các loài sinh vật gây hại không quan sát rõ được bằng mắt thường) phải đủ để tiến hành theo yêu cầu về quy mô khảo nghiệm.
6. Thiết bị thí nghiệm trong phòng cần thiết để xác định mật độ các loài sâu hại không đo đếm được bằng mắt thường (như nhện gié, tuyến trùng).
7. Thiết bị phục vụ cho việc xử lý số liệu, tổng hợp báo cáo kết quả khảo nghiệm: Máy vi tính, phần mềm xử lý số liệu.
8. Phương tiện bảo hộ lao động như quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ mắt đảm bảo an toàn về lao động đối với thuốc bảo vệ thực vật./.
Phụ lục IX
MẪUĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆMTHUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊCÔNG NHẬN TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi:Cục Bảo vệ thực vật
1. Tên tổ chức đề nghị công nhận:.........………......................................................
2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………....
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………...
3. Quyết định thành lập/ (nếu có), Giấy đăng ký doanh nghiệp số................../................
Cơ quan cấp: ....................................................cấp ngày ………….......….tại...............
Đề nghị Quí cơ quan
CÔNG NHẬN TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM
4. Hồ sơ kèm theo:
...........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật vàtuân thủ các quy định của pháp luật về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
……, ngày….. tháng…..năm……
| ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục X
MẪU BẢN THUYẾT MINH
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN THUYẾT MINH
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC
1. Tên tổ chức:............................................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................................................
Điện thoại: .........................Fax:........................E-mail: ...............................................................
2. Tên người đại diện: .................................................................................................................
3. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp phép thành lập/đăng ký doanhnghiệp.....................
4. Loại hình hoạt động:...............................................................................................................
II. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM
1. Nhân lực
Danh sách nhân viên (bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đếnkhảo nghiệm):
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nam/Nữ | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Chức vụ, chức danh | Chứng nhận tập huấn | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
2. Phương tiện, thiết bị phục vụ khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
a) Bình phun thuốc bảo vệ thực vật đang vận hành tốt:
- Bình phun tay đeo vai (dùng cần gạt bằng tay), số lượng tối thiểu 02 chiếc;
- Bình phun tay hoạt động nạp điện bằng bình sạc (không cần sử dụng tay đẩy, chỉ cần ấn công tắc), số lượng tối thiểu 02 chiếc;
- Bình phun thuốc động cơ sử dụng cho cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả lâu năm, số lượng tối thiểu 02 chiếc.
b) Cân phân tích có độ chính xác ít nhất đạt 10-2, số lượng tối thiểu 02 chiếc
c) Ống đong các loại dung tích 50, 100, 200, 500 ml, số lượng tối thiểu mỗi loại 02 chiếc.
d) Pipet các loại dung tích 1, 5, 10, 20 ml, số lượng tối thiểu mỗi loại 02 chiếc.
đ) Các vật dụng để thiết kế thí nghiệm: thước dài, cọc, bảng, dây, kính lúp cầm tay (sử dụng cho các loài sinh vật gây hại không quan sát rõ được bằng mắt thường) phải đủ để tiến hành theo yêu cầu về quy mô khảo nghiệm.
e) Các trang thiết bị thí nghiệm trong phòng cần thiết để xác định mật độ các loài sâu hại không đo đếm được bằng mắt thường (như nhện gié, tuyến trùng) phải đầy đủ và vận hành tốt để thực hiện khảo nghiệm trên các đối tượng dịch hại này.
g) Các trang thiết bị phục vụ cho việc xử lý số liệu, tổng hợp báo cáo kết quả khảo nghiệm: máy vi tính, phần mềm xử lý số liệu.
h) Các phương tiện bảo hộ lao động như quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ mắt đảm bảo an toàn về lao động đối với thuốc bảo vệ thực vật.
3. Diện tích, cơ cấu, mùa vụ các loại cây trồng phổ biến trên địa bàn do tổ chức quản lý hoặc ký hợp đồng được sử dụng
STT | Cơ cấu các loại cây trồng chính | Diện tích (ha) | Mùa vụ | Sự xuất hiện các loài dịch hại |
1 | Cây lúa |
|
|
|
2 | Cây ăn quả (vải, cam, xoài ...) |
|
|
|
3 | Cây rau (cải bắp, dưa chuột, bầu bí...) |
|
|
|
4 | Cây trồng màu (đậu, lạc...) |
|
|
|
5 | Cây công nghiệp (chè, cà phê, điều, cao su…) |
|
|
|
6 | Cây trồng đặc thù |
|
|
|
| … |
|
|
|
4. Phòng thí nghiệm phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
a) Hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn: ....................................................................................................................................
b) Thiết bị phân tích
Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Tổng công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c) Chỉ tiêu phân tích đã được công nhận:
STT | Chỉ tiêu | Phương pháp | Ghi chú |
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
(Đánh dấu * đối với các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/ chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
d) Nhân lực
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nam/Nữ | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Chức vụ, chức danh | Những khóa đào tạo đã tham gia | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
5. Các đơn vị phối hợp thực hiện khảo nghiệm:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
6. Những thông tin khác
.......................................................................................................................................................
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM
(Ký tên, đóng dấu)
V. TTHC Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
+ Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa thuốc bảo vệ thực vật vào Danh mục; cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 06 tháng.
+ Hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trường hợp không cấp, Cục Bảo vệ thực vật trả lời cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản sao chụp Giấy phép khảo nghiệm đã được cấp.
- Mẫu nhãn thuốc.
- Bản chính kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly và báo cáo tổng hợp kết quả khảo nghiệm (theo mẫu quy định tại Phụ lục VI, Phụ lục VII và Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
Số lượng hồ sơ:01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng word hoặc excel hoặc power point đối với mẫu nhãn.
4. Thời hạn giải quyết:06 tháng kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Báo cáo khảo nghiệm hiệu lực sinh học thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Báo cáo khảo nghiệm xác định thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Báo cáo tổng hợp kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lục II
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
APPLICATION FORCERTIFICATE OFPESTICIDE REGISTRATION
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
To Plant Protection Department
TÊN, ĐỊA CHỈ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ/ Name and address of applicant:
…..........................................................………………………………………………………….
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TẠI VIỆT NAM/Contact address in Vietnam:
…………………………………………………………………………………………………...
TEL:…………………...………FAX:……………………………EMAIL: …………………......
ĐỀ NGHỊ/ apply for
CẤP/ certificate of pesticide registration
CẤP LẠI/ re-issuance of certificate of pesticide registration
GIA HẠN/renewal of certificate of pesticide registration
Số giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật/ Certificate No.: ………………………….
TÊN THƯƠNG PHẨM/ Trade name:
…………………………...............................................................................................................
HOẠT CHẤT/ Active ingredient:
......................................................................................................................................................
HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT/ Active ingredient content:
......................................................................................................................................................
DẠNG THÀNH PHẨM/ Type of formulation:
......................................................................................................................................................
TÊN NHÀ SẢN XUẤT THÀNH PHẨM/ Name of manufacturer:
…………………………...............................................................................................................
ĐỊA CHỈ NƠI SẢN XUẤT/ Addresswhere manufactured:
…......................................................................................................................................….……
HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ/ Type of registration
Đăng ký chính thức/ full registration |
| |
Đăng ký bổ sung/ supplementary registration |
| - Phạm vi sử dụng/scope of application - Dạng/formulation - Thay đổi hàm lượng hoạt chất/content of a.i. - Cách sử dụng/method of application - Liều lượng/dose - Tên thương phẩm/generic registration |
ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG/registration subject for use:
Cây trồng/ Crop | Sinh vật gâyhại/ Pest (ghi cả tên tiếng Việt và tên khoa học/ Vietnamese and systematic name) |
|
|
|
|
|
|
TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI/ Re-issuing case:
Thay đổi tên thương phẩm/ change of trade name;
Thay đổi nhà sản xuất /change of manufacturer;
Thay đổi tổ chức, cá nhân đăng ký/change of applicant;
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký thay đổi/ change of applicant’s name;
Các trường hợp khác/ other cases.
NỘI DUNG CẤP LẠI/ Re-issuing contents:
......................................................................................................................................................
TÀI LIỆU KÈM THEO/ Accompanying documents
1..........................................................................................................…………………………...
2..........................................................................................................…………………………...
3..........................................................................................................…………………………...
Tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu cũng như mẫu vật kèm theo là đúng sự thật/ I declare that all the information contained in this application and accompanying documents aretrue and correct.
Tại/at .....………....., ngày/ondate .…….....................
Ký tên, đóng dấu/Signatureand seal
Phụ lục VI
MẪU BÁO CÁO KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC SINH HỌC
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC SINH HỌCCỦA
THUỐC......................ĐỐI VỚI............................
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên thương phẩm: ...................................... Tên hoạt chất.............................................................
2. Đối tượng khảo nghiệm (ghi rõ tên khoa học)……………………………………….................................
3. Cây trồng ................................................................................................................................
4. Tên đơn vị phối hợp/ tổ chức thực hiện khảo nghiệm:.....................................................................
........................................................................................................................................................
II. CĂN CỨ VÀ YÊU CẦU CỦA KHẢO NGHIỆM
1. Căn cứ để tiến hành khảo nghiệm (QCVN/TCVN/TC):…………
2. Yêu cầu của khảo nghiệm
- Đánh giá hiệu lực sinh học của thuốc
- Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng
- Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến môi trường và sinh vật có ích (nếu có)
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM
1. Địa điểm thực hiện khảo nghiệm:....................................................................................................
2. Thời gian thực hiện khảo nghiệm:...................................................................................................
3. Cây trồng:
- Giống:............................................................................................................................................
- Giai đoạn sinh trưởng của cây:........................................................................................................
4. Các điều kiện về đất đai và chế độ canh tác:
- Loại đất:.........................................................................................................................................
- Phân bón:.......................................................................................................................................
- Chế độ canh tác:.............................................................................................................................
5. Điều kiện về thời tiết:.....................................................................................................................
6. Tình hình phát sinh, phát triển của đối tượng khảo nghiệm trong khu thí nghiệm................................
........................................................................................................................................................
7. Tình hình phát sinh của sinh vật gây hại khác trong khu thí nghiệm (nếu có)......................................
........................................................................................................................................................
IV. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
1. Các công thức khảo nghiệm:
- Công thức khảo nghiệm..................................................................................................................
- Công thức so sánh..........................................................................................................................
- Công thức đối chứng......................................................................................................................
2. Quy mô và phương pháp bố trí:
- Quy mô:.........................................................................................................................................
- Diện tích ô khảo nghiệm..................................................................................................................
- Số lần nhắc lại (đối với khảo nghiệm diện hẹp) ................................................................................
- Phương pháp bố trí.........................................................................................................................
3. Phương pháp xử lý thuốc:
- Lượng thuốc: .................................................................................................................................
-Lượng nước thuốc (Đối với thuốc phun):.........................................................................................
- Số lần xử lý:..................................................................................................................................
- Thời điểm xử lý:.............................................................................................................................
- Ngày xử lý:....................................................................................................................................
- Phương pháp xử lý:.......................................................................................................................
- Dụng cụ xử lý:...............................................................................................................................
- Sử dụng thuốc khác trong quá trình khảo nghiệm (nếu có)...............................................................
4. Chỉ tiêu và phương pháp điều tra:
- Chỉ tiêu điều tra:..............................................................................................................................
- Phương pháp điều tra (cụ thể cho từng chỉ tiêu)..............................................................................
- Thời điểm điều tra (cụ thể cho từng chỉ tiêu).....................................................................................
5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................................
6. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến cây trồng ...............................................................................
- Phương pháp đánh giá:..................................................................................................................
- Chỉ tiêu đánh giá.............................................................................................................................
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM
1. Kết quả khảo nghiệm:
- Các bảng số liệu phù hợp với các chỉ tiêu theo dõi
2. Kết quả ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng ở các ngày sau xử lý:
- Bảng số liệu phù hợp với chỉ tiêu theo dõi
3. Nhận xét ảnh hưởng của thuốc đối với môi trường và sinh vật có ích (nếu có):
VI. NHẬN XÉT KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM
- Nhận xét về hiệu lực của thuốc khảo nghiệm ở các liều lượng đã khảo nghiệm:.......................
- Nhận xét về ảnh hưởng của thuốc đến cây trồng:......................................................................
- Nhận xét về ảnh hưởng của thuốc đến môi trường và sinh vật có ích (nếu có).
................, ngày........... tháng.........năm.........
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM | XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ PHỐI HỢP KHẢO NGHIỆM | NGƯỜI THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM |
Phụ lục VII
MẪU BÁO CÁO KHẢO NGHIỆM XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CÁCH LY
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CÁCH LY
CỦA THUỐC.................................. ĐỐI VỚI ...........................
Tên tổ chức thực hiện khảo nghiệm:........................................................................................
- Đơn vị thực hiện khảo nghiệm ngoài đồng ruộng: ...................................................................
- Đơn vị thực hiện kiểm định mẫu khảo nghiệm: .......................................................................
I. CĂN CỨ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA KHẢO NGHIỆM
1. Khảo nghiệm tiến hành nhằm xác định thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật ........................................................đối với ....................................... ở điều kiện Việt Nam.
2. Căn cứ để tiến hành khảo nghiệm (QCVN/TCVN/TC):..................……....……………………
……………………………………………………………………………………………………...
II. ĐIỀU KIỆN KHẢO NGHIỆM
1. Thuốc bảo vệ thực vật khảo nghiệm:
- Tên thương phẩm: ......................................................................................................................
- Hoạt chất: ...................................................................................................................................
2. Đối tượng cây trồng: ...............................................................................................................
3. Đối tượng dịch hại: ..................................................................................................................
4. Địa điểm khảo nghiệm: ............................................................................................................
5. Thời gian tiến hành khảo nghiệm: ...........................................................................................
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
1. Phương pháp tiến hành khảo nghiệm ngoài đồng ruộng
1.1. Điều kiện khảo nghiệm
1.2. Phương pháp bố trí khảo nghiệm
1.3. Tiến hành xử lý thuốc
1.4. Phương pháp lấy mẫu phân tích
2. Phương pháp phân tích mẫu khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm
- Phương pháp phân tích
- Hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật
- Giới hạn xác định: mg/kg
- Hiệu suất thu hồi: %
3. Kết quả kiểm định mẫu khảo nghiệm
Mức dư lượng tối đa cho phép (MRLs) của hoạt chất:
- ............................................ là: ..................mg/kg theo tiêu chuẩn........................................
- ............................................ là: ..................mg/kg theo tiêu chuẩn........................................
IV. NHẬN XÉT
Kết quả khảo nghiệm cho thấy thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật................................
.......................................................... đối với cây............................................... là.......... ngày.
................, ngày........... tháng........năm............
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC NGƯỜI THỰC HIỆN
THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM
Phụ lục XI
MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM Số …../BC-
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆMTHUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật:......................................................................................
Tên hoạt chất:................................................................................................................................
Tên cây trồng: ...............................................................................................................................
Tên sinh vật gây hại(ghi rõ cảtên khoa học):...................................................................................
Tổ chức, cá nhân có thuốc khảo nghiệm:......................................................................................
I. CĂN CỨ KHẢO NGHIỆM
1. QCVN, TCVN, TCCS:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
2. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật số:.......................................................................
3. Hợp đồng khảo nghiệm giữa Tổ chức thực hiệnkhảo nghiệmvới tổ chức, cá nhân có thuốc khảo nghiệmsố:
II. PHẠM VI KHẢO NGHIỆM
Loại khảo nghiệm | Quy mô khảo nghiệm | Số lượng khảo nghiệm |
Khảo nghiệm hiệu lực sinh học | Diện rộng |
|
Diện hẹp |
| |
Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly | Diện rộng |
|
Trường hợp khảo nghiệm đặc thù, không bố trí theo quy mô thông thường thì ghi cụ thể quy mô và số lượng
III. KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC SINH HỌC
TT | Quy mô KN | Diện tích (m2, cây) | Đơn vị phối hợp | Địa điểm KN | Thời gian KN | Chỉ tiêu đánh giá | Phương pháp bố trí | Liều lượng | Phương pháp xử lý | Ảnh hưởng cây trồng | Kết quả | Nhận xét |
I | Diện hẹp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. | … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. | Diện rộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. | … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. KHẢO NGHIỆM XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CÁCH LY
TT | Đơn vị phối hợp | Địa điểm KN | Thời gian KN | Phương pháp tiến hành khảo nghiệm ngoài đồng ruộng | Phương pháp phân tích mẫu khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm | Kết quả MRL | Thời gian cách ly | |||||
Điều kiện KN | Phương pháp bố trí KN
| Phương pháp lấy mẫu | Phương pháp phân tích | Hoạt chất thuốc BVTV | Hiệu suất thu hồi (%) | Giới hạn xác định (mg/kg) | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. NHẬN XÉT CHUNG:
- Về hiệu lực của thuốc khảo nghiệm: ......................................................................................... …
- Về thời gian cách ly:.....................................................................................................................
- Các vấn đề khác có liên quan:.......................................................................................................
| ……………ngày...... tháng.......năm..... ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM (Ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục V
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CERTIFICATEOFPESTICIDE REGISTRATION
Sốđăng ký: ………….…/CNĐKT-BVTV Registration No. Có giá trị từ :……………… đến…………………………………………………. Valid from: to Cấp cho Grant for
Tổ chức, cá nhânđăng ký:……………………………………………………….. Applicant: Địa chỉ:………………………………………….……….………………………… Address: Loại thuốc:…………………………………………………………………………. Type of pesticide Tên thương phẩm và dạng thuốc:……………………………………………….. Pesticide’s trade name andtype offormulation: Hoạt chất:………………………………………….…..…………………................ Active ingredient: Hàm lượng hoạt chất:…………………………………………….………………. Content of active ingredient: Loại độc cấp tính theo GHS của thuốc thành phẩm:……………………………….. GHS acute toxicity hazard category:
1/2 |
| ||||||||||||||||||||
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CERTIFICATEOFPESTICIDE REGISTRATION
Nhà sản xuấtthuốc BVTV thành phẩm………………………….……….…….. Manufacturer:
Loại thuốc bảo vệ thực vật dưới đây được đăng ký ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. The following pesticide is hereby granted theCertificate forRegistration in theSocialist Republic of Vietnam.
Phạm vi và phương pháp sử dụng: Scope and method of application :
Ghi chú:………….…………………………………………………………………… Note:
Hà Nội, ngày …….tháng…….năm ……. Date……………………… CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT GENERAL DIRECTOR OF PLANT PROTECTION DEPARTMENT
2/2 |
VI. TTHC Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật (trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật hết hạn).
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ, Gia hạn (cấp) Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 10 ngày làm việc.
+ Hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
+ Trường hợp không Gia hạn (cấp) Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp.
Số lượng hồ sơ:01 bản giấy
4. Thời hạn giải quyết:
12 ngày làm việc không kể thời gianbổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lụcII
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊCẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
APPLICATION FORCERTIFICATE OFPESTICIDE REGISTRATION
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
To Plant Protection Department
TÊN, ĐỊA CHỈ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ/ Name and address of applicant:
…..........................................................………………………………………………………….
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TẠI VIỆT NAM/Contact address in Vietnam:
…………………………………………………………………………………………………...
TEL:…………………...………FAX:……………………………EMAIL: …………………......
ĐỀ NGHỊ/ apply for
CẤP/ certificate of pesticide registration
CẤP LẠI/ re-issuance of certificate of pesticide registration
GIA HẠN/renewal of certificate of pesticide registration
Số giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật/Certificate No.: ………………………….
TÊN THƯƠNG PHẨM/ Trade name:
…………………………...............................................................................................................
HOẠT CHẤT/ Active ingredient:
......................................................................................................................................................
HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT/ Active ingredient content:
......................................................................................................................................................
DẠNG THÀNH PHẨM/ Type of formulation:
......................................................................................................................................................
TÊN NHÀ SẢN XUẤT THÀNH PHẨM/ Name of manufacturer:
…………………………...............................................................................................................
ĐỊA CHỈ NƠI SẢN XUẤT/ Addresswhere manufactured:
…......................................................................................................................................….……
HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ/ Type of registration
Đăng ký chính thức/ full registration |
| |
Đăng ký bổ sung/ supplementary registration |
| - Phạm vi sử dụng/scope of application - Dạng/formulation - Thay đổi hàm lượng hoạt chất/content of a.i. - Cách sử dụng/method of application - Liều lượng/dose - Tên thương phẩm/generic registration |
ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG/registration subject for use:
Cây trồng/ Crop | Sinh vật gâyhại/ Pest (ghi cả tên tiếng Việt và tên khoa học/ Vietnamese and systematic name) |
|
|
|
|
|
|
TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI/Re-issuing case:
Thay đổi tên thương phẩm/change of trade name;
Thay đổi nhà sản xuất/change of manufacturer;
Thay đổi tổ chức, cá nhânđăng ký/change of applicant;
Tên tổ chức, cá nhânđăng kýthay đổi/change of applicant’s name;
Các trường hợp khác/other cases.
NỘI DUNG CẤP LẠI/ Re-issuing contents:
......................................................................................................................................................
TÀI LIỆU KÈM THEO/ Accompanying documents
1..........................................................................................................…………………………...
2..........................................................................................................…………………………...
3..........................................................................................................…………………………...
Tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu cũng như mẫu vật kèm theo là đúng sự thật/ I declare that all the information contained in this application and accompanying documents aretrue and correct.
Tại/at .....………....., ngày/ondate .…….....................
Ký tên, đóng dấu/Signatureand seal
Phụ lục V
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CERTIFICATEOFPESTICIDE REGISTRATION
Sốđăng ký: ………….…/CNĐKT-BVTV Registration No. Có giá trị từ :……………… đến…………………………………………………. Valid from: to Cấp cho Grant for
Tổ chức, cá nhânđăng ký:……………………………………………………….. Applicant: Địa chỉ:………………………………………….……….………………………… Address: Loại thuốc:…………………………………………………………………………. Type of pesticide Tên thương phẩm và dạng thuốc:……………………………………………….. Pesticide’s trade name andtype offormulation: Hoạt chất:………………………………………….…..…………………................ Active ingredient: Hàm lượng hoạt chất:…………………………………………….………………. Content of active ingredient: Loại độc cấp tính theo GHS của thuốc thành phẩm:……………………………….. GHS acute toxicity hazard category:
1/2 | ||||||||||||||||||||
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CERTIFICATEOFPESTICIDE REGISTRATION
Nhà sản xuấtthuốc BVTV thành phẩm………………………….……….…….. Manufacturer:
Loại thuốc bảo vệ thực vật dưới đây được đăng ký ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. The following pesticide is hereby granted theCertificate forRegistration in theSocialist Republic of Vietnam.
Phạm vi và phương pháp sử dụng: Scope and method of application :
Ghi chú:………….…………………………………………………………………… Note:
Hà Nội, ngày …….tháng…….năm ……. Date……………………… CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT GENERAL DIRECTOR OF PLANT PROTECTION DEPARTMENT
2/2 |
VII. TTHC Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp mất, sai sót, hư hỏng
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 10 ngày làm việc.
+ Hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trường hợp không cấp, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.
Số lượng hồ sơ:01 bản giấy
4. Thời hạn giải quyết:
12 ngày làm việc không kể thời gianbổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (giữ nguyên thời hạn của giấy đã cấp).
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lụcII
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊCẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
APPLICATION FORCERTIFICATE OFPESTICIDE REGISTRATION
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
To Plant Protection Department
TÊN, ĐỊA CHỈ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ/ Name and address of applicant:
…..........................................................………………………………………………………….
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TẠI VIỆT NAM/Contact address in Vietnam:
…………………………………………………………………………………………………...
TEL:…………………...………FAX:……………………………EMAIL: …………………......
ĐỀ NGHỊ/ apply for
CẤP/ certificate of pesticide registration
CẤP LẠI/ re-issuance of certificate of pesticide registration
GIA HẠN/renewal of certificate of pesticide registration
Số giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật/Certificate No.: ………………………….
TÊN THƯƠNG PHẨM/ Trade name:
…………………………...............................................................................................................
HOẠT CHẤT/ Active ingredient:
......................................................................................................................................................
HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT/ Active ingredient content:
......................................................................................................................................................
DẠNG THÀNH PHẨM/ Type of formulation:
......................................................................................................................................................
TÊN NHÀ SẢN XUẤT THÀNH PHẨM/ Name of manufacturer:
…………………………...............................................................................................................
ĐỊA CHỈ NƠI SẢN XUẤT/ Addresswhere manufactured:
…......................................................................................................................................….……
HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ/ Type of registration
Đăng ký chính thức/ full registration |
| |
Đăng ký bổ sung/ supplementary registration |
| - Phạm vi sử dụng/scope of application - Dạng/formulation - Thay đổi hàm lượng hoạt chất/content of a.i. - Cách sử dụng/method of application - Liều lượng/dose - Tên thương phẩm/generic registration |
ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG/registration subject for use:
Cây trồng/ Crop | Sinh vật gâyhại/ Pest (ghi cả tên tiếng Việt và tên khoa học/ Vietnamese and systematic name) |
|
|
|
|
|
|
TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI/Re-issuing case:
Thay đổi tên thương phẩm/change of trade name;
Thay đổi nhà sản xuất/change of manufacturer;
Thay đổi tổ chức, cá nhânđăng ký/change of applicant;
Tên tổ chức, cá nhânđăng kýthay đổi/change of applicant’s name;
Các trường hợp khác/other cases.
NỘI DUNG CẤP LẠI/ Re-issuing contents:
......................................................................................................................................................
TÀI LIỆU KÈM THEO/ Accompanying documents
1..........................................................................................................…………………………...
2..........................................................................................................…………………………...
3..........................................................................................................…………………………...
Tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu cũng như mẫu vật kèm theo là đúng sự thật/ I declare that all the information contained in this application and accompanying documents aretrue and correct.
Tại/at .....………....., ngày/ondate .…….....................
Ký tên, đóng dấu/Signatureand seal
Phụ lục V
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CERTIFICATEOFPESTICIDE REGISTRATION
Sốđăng ký: ………….…/CNĐKT-BVTV Registration No. Có giá trị từ :……………… đến…………………………………………………. Valid from: to Cấp cho Grant for
Tổ chức, cá nhânđăng ký:……………………………………………………….. Applicant: Địa chỉ:………………………………………….……….………………………… Address: Loại thuốc:…………………………………………………………………………. Type of pesticide Tên thương phẩm và dạng thuốc:……………………………………………….. Pesticide’s trade name andtype offormulation: Hoạt chất:………………………………………….…..…………………................ Active ingredient: Hàm lượng hoạt chất:…………………………………………….………………. Content of active ingredient: Loại độc cấp tính theo GHS của thuốc thành phẩm:……………………………….. GHS acute toxicity hazard category:
1/2 | ||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CERTIFICATEOFPESTICIDE REGISTRATION
Nhà sản xuấtthuốc BVTV thành phẩm………………………….……….…….. Manufacturer:
Loại thuốc bảo vệ thực vật dưới đây được đăng ký ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. The following pesticide is hereby granted theCertificate forRegistration in theSocialist Republic of Vietnam.
Phạm vi và phương pháp sử dụng: Scope and method of application :
Ghi chú:………….…………………………………………………………………… Note:
Hà Nội, ngày …….tháng…….năm ……. Date……………………… CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT GENERAL DIRECTOR OF PLANT PROTECTION DEPARTMENT
2/2 |
VIII. TTHC Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
+ Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa thuốc bảo vệ thực vật vào Danh mục; cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 06 tháng.
+ Hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp không cấp, Cục Bảo vệ thực vật trả lời cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp.
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa (trường hợp đổi tên thương phẩm).
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (trường hợp tên tổ chức, cá nhân đăng ký thay đổi).
- Trường hợp chuyển nhượng tên thương phẩm: Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng thuốc bảo vệ thực vật; Bản chính giấy ủy quyền đăng ký của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng (trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký).
Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy
4. Thời hạn giải quyết:06 thángkể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (giữ nguyên thời hạn của giấy đã cấp).
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lụcII
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊCẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
APPLICATION FORCERTIFICATE OFPESTICIDE REGISTRATION
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
To Plant Protection Department
TÊN, ĐỊA CHỈ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ/ Name and address of applicant:
…..........................................................………………………………………………………….
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TẠI VIỆT NAM/Contact address in Vietnam:
…………………………………………………………………………………………………...
TEL:…………………...………FAX:……………………………EMAIL: …………………......
ĐỀ NGHỊ/ apply for
CẤP/ certificate of pesticide registration
CẤP LẠI/ re-issuance of certificate of pesticide registration
GIA HẠN/renewal of certificate of pesticide registration
Số giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật/Certificate No.: ………………………….
TÊN THƯƠNG PHẨM/ Trade name:
…………………………...............................................................................................................
HOẠT CHẤT/ Active ingredient:
......................................................................................................................................................
HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT/ Active ingredient content:
......................................................................................................................................................
DẠNG THÀNH PHẨM/ Type of formulation:
......................................................................................................................................................
TÊN NHÀ SẢN XUẤT THÀNH PHẨM/ Name of manufacturer:
…………………………...............................................................................................................
ĐỊA CHỈ NƠI SẢN XUẤT/ Addresswhere manufactured:
…......................................................................................................................................….……
HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ/ Type of registration
Đăng ký chính thức/ full registration |
| |
Đăng ký bổ sung/ supplementary registration |
| - Phạm vi sử dụng/scope of application - Dạng/formulation - Thay đổi hàm lượng hoạt chất/content of a.i. - Cách sử dụng/method of application - Liều lượng/dose - Tên thương phẩm/generic registration |
ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG/registration subject for use:
Cây trồng/ Crop | Sinh vật gâyhại/ Pest (ghi cả tên tiếng Việt và tên khoa học/ Vietnamese and systematic name) |
|
|
|
|
|
|
TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI/Re-issuing case:
Thay đổi tên thương phẩm/change of trade name;
Thay đổi nhà sản xuất/change of manufacturer;
Thay đổi tổ chức, cá nhânđăng ký/change of applicant;
Tên tổ chức, cá nhânđăng kýthay đổi/change of applicant’s name;
Các trường hợp khác/other cases.
NỘI DUNG CẤP LẠI/ Re-issuing contents:
......................................................................................................................................................
TÀI LIỆU KÈM THEO/ Accompanying documents
1..........................................................................................................…………………………...
2..........................................................................................................…………………………...
3..........................................................................................................…………………………...
Tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu cũng như mẫu vật kèm theo là đúng sự thật/ I declare that all the information contained in this application and accompanying documents aretrue and correct.
Tại/at .....………....., ngày/ondate .…….....................
Ký tên, đóng dấu/Signatureand seal
Phụ lục V
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CERTIFICATEOFPESTICIDE REGISTRATION
Sốđăng ký: ………….…/CNĐKT-BVTV Registration No. Có giá trị từ :……………… đến…………………………………………………. Valid from: to Cấp cho Grant for
Tổ chức, cá nhânđăng ký:……………………………………………………….. Applicant: Địa chỉ:………………………………………….……….………………………… Address: Loại thuốc:…………………………………………………………………………. Type of pesticide Tên thương phẩm và dạng thuốc:……………………………………………….. Pesticide’s trade name andtype offormulation: Hoạt chất:………………………………………….…..…………………................ Active ingredient: Hàm lượng hoạt chất:…………………………………………….………………. Content of active ingredient: Loại độc cấp tính theo GHS của thuốc thành phẩm:……………………………….. GHS acute toxicity hazard category:
1/2 | ||||||||||||||||||||
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CERTIFICATEOFPESTICIDE REGISTRATION
Nhà sản xuấtthuốc BVTV thành phẩm………………………….……….…….. Manufacturer:
Loại thuốc bảo vệ thực vật dưới đây được đăng ký ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. The following pesticide is hereby granted theCertificate forRegistration in theSocialist Republic of Vietnam.
Phạm vi và phương pháp sử dụng: Scope and method of application :
Ghi chú:………….…………………………………………………………………… Note:
Hà Nội, ngày …….tháng…….năm ……. Date……………………… CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT GENERAL DIRECTOR OF PLANT PROTECTION DEPARTMENT
2/2 |
IX. TTHC Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trường hợp thay đổi nhà sản xuất
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 10 ngày làm việc.
+ Trường hợp chưa đáp ứng được quy định, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp không cấp, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy tờ thỏa thuận chấm dứt uỷ quyền giữa nhà sản xuất được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức, cá nhân được ủy quyền đăng ký.
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản xác nhận là nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của nhà sản xuất mới do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp (đối với nhà sản xuất nước ngoài).
- Bản chính giấy ủy quyền đăng ký của nhà sản xuất mới cho tổ chức, cá nhân đăng ký (trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký). Giấy ủy quyền của nhà sản xuất nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã cấp.
Số lượng hồsơ:01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF.
4. Thời hạn giải quyết:
12 ngày làm việc không kể thời gianbổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (giữ nguyên thời hạn của giấy đã cấp).
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lụcII
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊCẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
APPLICATION FORCERTIFICATE OFPESTICIDE REGISTRATION
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
To Plant Protection Department
TÊN, ĐỊA CHỈ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ/ Name and address of applicant:
…..........................................................………………………………………………………….
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TẠI VIỆT NAM/Contact address in Vietnam:
…………………………………………………………………………………………………...
TEL:…………………...………FAX:……………………………EMAIL: …………………......
ĐỀ NGHỊ/ apply for
CẤP/ certificate of pesticide registration
CẤP LẠI/ re-issuance of certificate of pesticide registration
GIA HẠN/renewal of certificate of pesticide registration
Số giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật/Certificate No.: ………………………….
TÊN THƯƠNG PHẨM/ Trade name:
…………………………...............................................................................................................
HOẠT CHẤT/ Active ingredient:
......................................................................................................................................................
HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT/ Active ingredient content:
......................................................................................................................................................
DẠNG THÀNH PHẨM/ Type of formulation:
......................................................................................................................................................
TÊN NHÀ SẢN XUẤT THÀNH PHẨM/ Name of manufacturer:
…………………………...............................................................................................................
ĐỊA CHỈ NƠI SẢN XUẤT/ Addresswhere manufactured:
…......................................................................................................................................….……
HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ/ Type of registration
Đăng ký chính thức/ full registration |
| |
Đăng ký bổ sung/ supplementary registration |
| - Phạm vi sử dụng/scope of application - Dạng/formulation - Thay đổi hàm lượng hoạt chất/content of a.i. - Cách sử dụng/method of application - Liều lượng/dose - Tên thương phẩm/generic registration |
ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG/registration subject for use:
Cây trồng/ Crop | Sinh vật gâyhại/ Pest (ghi cả tên tiếng Việt và tên khoa học/ Vietnamese and systematic name) |
|
|
|
|
|
|
TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI/Re-issuing case:
Thay đổi tên thương phẩm/change of trade name;
Thay đổi nhà sản xuất/change of manufacturer;
Thay đổi tổ chức, cá nhânđăng ký/change of applicant;
Tên tổ chức, cá nhânđăng kýthay đổi/change of applicant’s name;
Các trường hợp khác/other cases.
NỘI DUNG CẤP LẠI/ Re-issuing contents:
......................................................................................................................................................
TÀI LIỆU KÈM THEO/ Accompanying documents
1..........................................................................................................…………………………...
2..........................................................................................................…………………………...
3..........................................................................................................…………………………...
Tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu cũng như mẫu vật kèm theo là đúng sự thật/ I declare that all the information contained in this application and accompanying documents aretrue and correct.
Tại/at .....………....., ngày/ondate .…….....................
Ký tên, đóng dấu/Signatureand seal
Phụ lục V
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CERTIFICATEOFPESTICIDE REGISTRATION
Sốđăng ký: ………….…/CNĐKT-BVTV Registration No. Có giá trị từ :……………… đến…………………………………………………. Valid from: to Cấp cho Grant for
Tổ chức, cá nhânđăng ký:……………………………………………………….. Applicant: Địa chỉ:………………………………………….……….………………………… Address: Loại thuốc:…………………………………………………………………………. Type of pesticide Tên thương phẩm và dạng thuốc:……………………………………………….. Pesticide’s trade name andtype offormulation: Hoạt chất:………………………………………….…..…………………................ Active ingredient: Hàm lượng hoạt chất:…………………………………………….………………. Content of active ingredient: Loại độc cấp tính theo GHS của thuốc thành phẩm:……………………………….. GHS acute toxicity hazard category:
1/2 | ||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CERTIFICATEOFPESTICIDE REGISTRATION
Nhà sản xuấtthuốc BVTV thành phẩm………………………….……….…….. Manufacturer:
Loại thuốc bảo vệ thực vật dưới đây được đăng ký ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. The following pesticide is hereby granted theCertificate forRegistration in theSocialist Republic of Vietnam.
Phạm vi và phương pháp sử dụng: Scope and method of application :
Ghi chú:………….…………………………………………………………………… Note:
Hà Nội, ngày …….tháng…….năm ……. Date……………………… CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT GENERAL DIRECTOR OF PLANT PROTECTION DEPARTMENT
2/2 |
X. TTHC Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.
+ Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ và thành lập Đoàn đánh giá thực tế tại cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 4: Đánh giá thực tế tại cơ sở
Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở trước thời điểm đánh giá 07 ngày làm việc, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
- Bước 5:Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 15 ngày làm việc.
+ Trường hợp kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt yêu cầu và thời hạn khắc phục. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.
+ Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản thuyết minh điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT; Bản sao chụp giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền về môi trường cấp.
- Trường hợp có phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp Giấy chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025:2005 hoặc tương đương.
- Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp hợp đồng với phòng thử nghiệm đã được công nhận ISO 17025:2005 hoặc tương đương.
- Trường hợp cơ sở đã hoạt động từ 02 năm trở lên, bổ sung bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương đương.
Số lượng hồsơ:01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF.
4. Thời hạn giải quyết:
- 30 ngày làm việc không kể thời gianbổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- 35 ngày làm việckhi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt yêu cầu hoặc kết quả kiểm tra lại khôngkể thời gianbổ sung, hoàn thiện hồ sơvàthời hạn khắc phục.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản thuyết minh điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Về nhân lực
-Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất (giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách sản xuất của nhà máy hoặc quản đốc phân xưởng sản xuất) có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật,sinh học,lâm sinh.
-Người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được bồi dưỡng kiến thức về an toàn hóa chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật và có Giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hóa chất hoặc bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp.
b)Về nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
- Cơ sở sản xuất thuốc có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định, phù hợp với quy mô sản xuất.
-Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được bố trí trong khu công nghiệp đáp ứng quy định của khu công nghiệp. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật ngoài khu công nghiệp khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 m.
- Đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
- Thiết bị sản xuất
+ Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với loại thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất
+ Có thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thành phẩm thuốc từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật;
+ Có thiết bị đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
- Về phương tiện vận chuyển và bốc dỡ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với hàng nguy hiểm; phương tiện vận chuyển có hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm.
- Về hệ thống xử lý chất thải
+ Hệ thống xử lý khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
+ Hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp;
+ Hệ thống xử lý chất thải rắn đáp ứng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
d) Về hệ thống quản lý chất lượng
- Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương.
- Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm áp dụng theo ISO 17025:2005 hoặc tương đương.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Nghị định số66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
-Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lụcXIV
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi:Cục Bảo vệ thực vật hoặc
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
1. Đơn vị chủ quản:………………………………………… ……………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ……………………………..
2. Tên cơ sở: …………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...……….
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ……………………………...
Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
Đề nghị Quí cơ quan
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Sản xuất hoạt chất
- Sản xuất thuốc kỹ thuật
- Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật
- Đóng gói
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Cơ sở có cửa hàng
- Cơ sở không có cửa hàng
Cấp mới Cấp lại lần thứ ………..
Hồ sơ gửi kèm:.................................................................................................................
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
……, ngày….. tháng…..năm……
| Đại diện cơ sở (Ký và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục XV
MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN THUYẾT MINH
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Đơn vị chủ quản:..............................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................................
Điện thoại: .........................Fax:........................E-mail: ........................................................
2. Tên cơ sở:..........................................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Điện thoại: .........................Fax:........................E-mail: ........................................................
3. Tên người đại diện(người trực tiếp quản lý sản xuất): ....................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Điện thoại: ....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail: ...............................
4. Trạm cấp cứu gần nhất:...................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:........................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ..................................................................................................
5. Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km):........................................................................................
Địa chỉ: ....................................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:.........................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): .................................................................................................
6. Đồn cảnh sát gần nhất:....................................................................................................
Địa chỉ: ....................................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:........................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): .................................................................................................
7. Tên khu dân cư gần nhất:................................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): .................................................................................................
8. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư về hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:...................................
9. Loại hình hoạt động
- DN nhà nước - DN liên doanh với nước ngoài - DN tư nhân |
| - DN 100% vốn nước ngoài - DN cổ phần - Khác: (ghi rõ loại hình) .................................................... |
10. Loại hình sản xuất
- Sản xuất hoạt chất
- Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật
- Sản xuất thuốc kỹ thuật
- Đóng gói
11. Công suất thiết kế:.........................................................................................................
II. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT
1. Nhà xưởng, trang thiết bị:
- Sơ đồ tổng thể mặt bằng sản xuất (bản vẽ kèm theo)
- Sơ đồ bố trí các thiết bị sản xuất chính (bản vẽ kèm theo)
- Sơ đồ bố trí kho thuốc (bản vẽ kèm theo)
- Diện tích khu vực sản xuất (m2): .......................................................................................
+ Khu vực sản xuất: chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ..................................
+ Khu vực kho: chiều dài (m): ............... chiều rộng (m): ..........chiều cao: ..........
+ Khu vực kiểm tra chất lượng: chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ...................
* trường hợp có nhiều khu vực sản xuất, kho thì liệt kê.
2. Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
STT | Dạng thành phẩm | Tên thương phẩm (nếu có) | Hoạt chất (ghi rõ thành phần,hàm lượng) | Mã số quy trình | Ghi chú |
I. Sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật | |||||
1 |
|
|
|
| Quy trình kèm theo |
2 |
|
|
|
|
|
… | … |
|
|
|
|
II. Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật | |||||
1 |
|
|
|
| Quy trình kèm theo |
2 |
|
|
|
|
|
… | … |
|
|
|
|
III. Đóng gói | |||||
1 | EC |
|
|
|
|
2 | SC |
|
|
|
|
… | … |
|
|
|
|
Quy trình sản xuất được xây dựng cho mỗi sản phẩm, mỗi cỡ lô sản xuất và được phê duyệt bởi người có thẩm quyền của cơ sở. Quy trình cần có các thông tin: tên sản phẩm, mã số của quy trình, mục đích, định mức sản xuất (danh mục nguyên liệu và phụ gia, định lượng của từng loại, lượng thành phẩm dự kiến và giới hạn cho phép, hao hụt), địa điểm, thiết bị sử dụng chủ yếu, các bước tiến hành (ví dụ: kiểm tra nguyên liệu, trình tự thêm các nguyên vật liệu, thời gian, tốc độ nhiệt độ trộn...), kiểm tra chất lượng và các giới hạn tương ứng, ghi chép nhật ký, nhập kho, bảo quản, bao bì, nhãn mác, vệ sinh, các điểm phải lưu ý.
3. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung
.......................................................................................................................................................
4. Dây chuyền, thiết bị sản xuất chính
Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Tổng công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Hệ thống phụ trợ
Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Tổng công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Nhân lực
- Sơ đồ tổ chức bộ máy liên quan trực tiếp đến sản xuất:(bản vẽ kèm theo)
- Danh sách nhân sự (bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển, hóa chất nguy hiểm):
TT | Họ và tên | Năm sinh | Nam/Nữ | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Chức vụ, chức danh | Những khóa đào tạo đã tham gia
| Điều kiện sức khỏe | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
- Người trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở sản xuấtphải có trình độ đại học chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học;
- Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vậtphải cóGiấy chứng nhận sức khỏe của theo quy định của Bộ Y tế;
- Người trực tiếp sản xuất phải có Giấy chứng nhận tập huấn an toàn hoá chất bảo vệ thực vậtcủatheo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Nguồn nước
- Nước công cộng
- Nước giếng khoan
8. Hệ thống xử lý chất thải
- Nước thải: Có Không
- Khí thải: Có Không
- Chất thải rắn: (bao gồm cả cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý) …………………………...
9. Trang thiết bị bảo hộ lao động
....................................................................................................................................................
10. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ
…………………………………………....................................................................................
11. Phòng thử nghiệm
Có (tiếp tục khai báo mục 11.1)
Không (tiếp tục khai báo mục 11.2)
11.1. Nếu có, khai tiếp các thông tin sau:
a) Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025-2005 hoặc tương đương:
Được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận ................................................................
Cơ sở tự áp dụng
b) Thiết bị thử nghiệm
Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Tổng công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
c) Chỉ tiêu thử nghiệm:
STT | Chỉ tiêu | Phương pháp | Ghi chú |
III. Hàm lượng hoạt chất | |||
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
IV. Tạp chất | |||
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
V. Tính chất hóa lý | |||
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
(Đánh dấu * đối với các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/ chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
d) Nhân lực
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nam/Nữ | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Chức vụ, chức danh | Những khóa đào tạo đã tham gia | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
11.2. Nếu không có,khai báo tên những đơn vị phân tích cơ sở có hợp đồng kiểm tra chất lượng thành phẩm
......................................................................................................................................................
12. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương đương
Được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận ...........................................................................
Cơ sở tự áp dụng.
13. Hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001:2010 hoặc tương đương
Được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận ...........................................................................
Cơ sở tự áp dụng.
14. Những thông tin khác
......................................................................................................................................................
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu )
Phụ lục XXI
MẪU KẾ HOẠCH HOẶC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA,
ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN TÊN ĐƠN VỊ |
|
KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỤ CỐ HÓA CHẤT
CỦA …………………
I. Mở đầu
1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.
2. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch.
3. Các căn cứ pháp lý lập Kế hoạch.
II. Phần thứ nhất
THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN, CƠ SỞ HÓA CHẤT
1. Thông tin về quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
2. Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác, danh mục thiết bị sản xuất chính.
3. Công nghệ sản xuất.
4. Bản kê khai tên hoá chất, khối lượng, đặc tính lý hoá học, độc tính của mỗi loại hoá chất nguy hiểm là nguyên liệu, hoá chất trung gian và hoá chất thành phẩm. Trường hợp các loại hoá chất trong dự án, cơ sở hóa chất đã có phiếu an toàn hoá chất hoặc đã được chứng nhận hoàn thành khai báo theo quy định, tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở hoá chất có thể sử dụng phiếu an toàn hoá chất hoặc chứng nhận hoàn thành khai báo thay cho bản kê khai đặc tính hoá chất.
5. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hoá chất nguy hiểm, bao gồm:
- Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hoá chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;
- Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;
- Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện;
- Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.
6. Mô tả điều kiện địa lý, địa hình, đặc điểm khí tượng thuỷ văn khu vực thực hiện dự án, cơ sở hóa chất.
7. Bản danh sách các công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao quanh vị trí dự án, cơ sở hóa chất.
III. Phần thứ hai
DỰ BÁO NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TRA,
GIÁM SÁT CÁC NGUỒN NGUY CƠ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Lập bản danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hoá chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hoá chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Liệt kê các sự cố rò rỉ, tràn đổ hoặc cháy nổ hóa chất nguy hiểm có thể xảy ra tại từng điểm nguy cơ, phân tích nguyên nhân, điều kiện xảy ra sự cố.
2. Xây dựng các giải pháp phòng ngừa sự cố và lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; quy định thành phần kiểm tra, trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát; quy định lưu giữ hồ sơ kiểm tra.
IV. Phần thứ ba
DỰ BÁO TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT
VÀ PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ
1. Dự kiến diễn biến tình huống sự cố, ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác động đến người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn chặn. Việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của thiết bị hoặc khu vực lưu trữ hoá chất nguy hiểm.
2. Phương án ứng phó đối với các sự cố đã dự báo. Kế hoạch phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài ứng phó sự cố. Kế hoạch sơ tán người, tài sản.
V. Phần thứ tư
NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Bản nhân lực ứng phó sự cố hóa chất: Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.
2. Bản liệt kê trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hoá chất: Tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố.
3. Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.
4. Kế hoạch huấn luyện và diễn tập theo định kỳ.
VI. Phần thứ năm
PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT
Phương án khắc phục hậu quả sự cố hoá chất được lập theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung của phương án khắc phục hậu quả sự cố hoá chất bao gồm các vấn đề sau:
1. Biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng.
2. Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
3. Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất.
VII. Phần thứ sáu
KẾT LUẬN
1. Đánh giá của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
3. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
(Kiến nghị về những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành dự án, cơ sở hóa chất).
Phụ lục
CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất.
2. Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hoá chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất).
3. Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hoá chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.
Phụ lục XIX
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT Số: ……/CNSXT-BVTV | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | ||||
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT CHỨNG NHẬN: Tên cơ sở: …………………………………………………………………………………… Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………… Điện thoại: ………………… Fax: ………………... E-mail: ………………….. Tên đơn vị chủ quản: ………………………………………………………………………. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………… Điện thoại: ………………… Fax: ………………... E-mail: ………………….. ĐỦ ĐIỀU KIỆN: 1. Sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật (chi tiết tại Phụ lục 1) 2. Sản xuất thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật từ thuốc kỹ thuật các dạng (chi tiết tại Phụ lục 2) 3. Đóng gói thuốc bảo vệ thực vật các dạng (chi tiết tại Phụ lục 3) ….., ngày …. tháng …. năm 20… Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG
|
XI. TTHC Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật (trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hết hạn).
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ và thành lập Đoàn đánh giá thực tế tại cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trường hợp cơ sở đã được kiểm tra, đánh giá và xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và không mở rộng phạm vi sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, các dạng thuốc thành phẩm thì không thành lập Đoàn đánh giá.
- Bước 4: Đánh giá thực tế tại cơ sở
+ Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở trước thời điểm đánh giá 07 ngày làm việc, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
- Bước 5:Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc đối với trường hợp phải thành lập đoàn đánh giá.
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc đối với trường hợp cơ sở xếp loại A.
+ Trường hợp kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt yêu cầu và thời hạn khắc phục. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.
+ Trường hợp không cấp, Cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản thuyết minh điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT; Bản sao chụp giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền về môi trường cấp.
- Trường hợp có phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp Giấy chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025:2005 hoặc tương đương.
- Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp hợp đồng với phòng thử nghiệm đã được công nhận ISO 17025:2005 hoặc tương đương.
- Trường hợp cơ sở đã hoạt động từ 02 năm trở lên, bổ sung bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương đương.
Số lượng hồsơ:01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF.
4. Thời hạn giải quyết:
- 30 ngày làm việc không kể thời gianbổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- 35 ngày làm việckhi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt yêu cầu hoặc kết quả kiểm tra lại khôngkể thời gianbổ sung, hoàn thiện hồ sơvàthời hạn khắc phục.
- 07 ngày làm việc đối với trường hợp cơ sở xếp Loại A.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản thuyết minh điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Về nhân lực
-Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất (giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách sản xuất của nhà máy hoặc quản đốc phân xưởng sản xuất) có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật,sinh học,lâm sinh.
-Người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được bồi dưỡng kiến thức về an toàn hóa chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật và có Giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hóa chất hoặc bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp.
b)Về nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
- Cơ sở sản xuất thuốc có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định, phù hợp với quy mô sản xuất.
-Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được bố trí trong khu công nghiệp đáp ứng quy định của khu công nghiệp. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật ngoài khu công nghiệp khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 m.
- Đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
c) Về thiết bị
- Về thiết bị sản xuất
+ Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với loại thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất
+ Có thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thành phẩm thuốc từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật;
+ Có thiết bị đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
- Về phương tiện vận chuyển và bốc dỡ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với hàng nguy hiểm; phương tiện vận chuyển có hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm.
- Về hệ thống xử lý chất thải
+ Hệ thống xử lý khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
+ Hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp;
+ Hệ thống xử lý chất thải rắn đáp ứng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
d) Về hệ thống quản lý chất lượng
- Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương.
- Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm áp dụng theo ISO 17025:2005 hoặc tương đương.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Nghị định số66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
-Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lụcXIV
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi:Cục Bảo vệ thực vật hoặc
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
1. Đơn vị chủ quản:………………………………………… ……………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ……………………………..
2. Tên cơ sở: …………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...……….
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ……………………………...
Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
Đề nghị Quí cơ quan
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Sản xuất hoạt chất
- Sản xuất thuốc kỹ thuật
- Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật
- Đóng gói
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Cơ sở có cửa hàng
- Cơ sở không có cửa hàng
Cấp mới Cấp lại lần thứ ………..
Hồ sơ gửi kèm:.................................................................................................................
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
……, ngày….. tháng…..năm……
| Đại diện cơ sở (Ký và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục XV
MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
BẨN THUYẾT MINH
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Đơn vị chủ quản:.........................................................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................................................
Điện thoại: .........................Fax:........................E-mail: ..................................................................
2. Tên cơ sở:...................................................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................................
Điện thoại: .........................Fax:........................E-mail: ...................................................................
3. Tên người đại diện(người trực tiếp quản lý sản xuất): ..............................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................................
Điện thoại: ....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail: ..........................................
4. Trạm cấp cứu gần nhất:......................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:.................................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ....................................................................................................
5. Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km):...........................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:.................................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ....................................................................................................
6. Đồn cảnh sát gần nhất:........................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:.................................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ....................................................................................................
7. Tên khu dân cư gần nhất:...................................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ....................................................................................................
8. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư về hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:............................................
9. Loại hình hoạt động
- DN nhà nước - DN liên doanh với nước ngoài - DN tư nhân |
| - DN 100% vốn nước ngoài - DN cổ phần - Khác: (ghi rõ loại hình) .................................................... |
10. Loại hình sản xuất
- Sản xuất hoạt chất
- Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật
- Sản xuất thuốc kỹ thuật
- Đóng gói
11. Công suất thiết kế:...........................................................................................................
II. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT
1. Nhà xưởng, trang thiết bị:
- Sơ đồ tổng thể mặt bằng sản xuất (bản vẽ kèm theo)
- Sơ đồ bố trí các thiết bị sản xuất chính (bản vẽ kèm theo)
- Sơ đồ bố trí kho thuốc (bản vẽ kèm theo)
- Diện tích khu vực sản xuất (m2): .............................................................................................
+ Khu vực sản xuất: chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ........................................
+ Khu vực kho: chiều dài (m): ............... chiều rộng (m): ..........chiều cao: ...........
+ Khu vực kiểm tra chất lượng: chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): .........................
* trường hợp có nhiều khu vực sản xuất, kho thì liệt kê.
2. Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
STT | Dạng thành phẩm | Tên thương phẩm (nếu có) | Hoạt chất (ghi rõ thành phần,hàm lượng) | Mã số quy trình | Ghi chú |
VI. Sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật | |||||
1 |
|
|
|
| Quy trình kèm theo |
2 |
|
|
|
|
|
… | … |
|
|
|
|
VII. Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật | |||||
1 |
|
|
|
| Quy trình kèm theo |
2 |
|
|
|
|
|
… | … |
|
|
|
|
III. Đóng gói | |||||
1 | EC |
|
|
|
|
2 | SC |
|
|
|
|
… | … |
|
|
|
|
Quy trình sản xuất được xây dựng cho mỗi sản phẩm, mỗi cỡ lô sản xuất và được phê duyệt bởi người có thẩm quyền của cơ sở. Quy trình cần có các thông tin: tên sản phẩm, mã số của quy trình, mục đích, định mức sản xuất (danh mục nguyên liệu và phụ gia, định lượng của từng loại, lượng thành phẩm dự kiến và giới hạn cho phép, hao hụt), địa điểm, thiết bị sử dụng chủ yếu, các bước tiến hành (ví dụ: kiểm tra nguyên liệu, trình tự thêm các nguyên vật liệu, thời gian, tốc độ nhiệt độ trộn...), kiểm tra chất lượng và các giới hạn tương ứng, ghi chép nhật ký, nhập kho, bảo quản, bao bì, nhãn mác, vệ sinh, các điểm phải lưu ý.
3. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung
.......................................................................................................................................................
4. Dây chuyền, thiết bị sản xuất chính
Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Tổng công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Hệ thống phụ trợ
Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Tổng công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Nhân lực
- Sơ đồ tổ chức bộ máy liên quan trực tiếp đến sản xuất:(bản vẽ kèm theo)
- Danh sách nhân sự (bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển, hóa chất nguy hiểm):
TT | Họ và tên | Năm sinh | Nam/Nữ | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Chức vụ, chức danh | Những khóa đào tạo đã tham gia
| Điều kiện sức khỏe | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
- Người trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở sản xuấtphải có trình độ đại học chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học;
- Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vậtphải cóGiấy chứng nhận sức khỏe của theo quy định của Bộ Y tế;
- Người trực tiếp sản xuất phải có Giấy chứng nhận tập huấn an toàn hoá chất bảo vệ thực vậtcủatheo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Nguồn nước
- Nước công cộng
- Nước giếng khoan
8. Hệ thống xử lý chất thải
- Nước thải: Có Không
- Khí thải: Có Không
- Chất thải rắn: (bao gồm cả cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý) ……………………………...
9. Trang thiết bị bảo hộ lao động
....................................................................................................................................................
10. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ
…………………………………………......................................................................................
11. Phòng thử nghiệm
Có (tiếp tục khai báo mục 11.1)
Không (tiếp tục khai báo mục 11.2)
11.1. Nếu có, khai tiếp các thông tin sau:
a) Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025-2005 hoặc tương đương:
Được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận ................................................................
Cơ sở tự áp dụng
b) Thiết bị thử nghiệm
Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Tổng công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
c) Chỉ tiêu thử nghiệm:
STT | Chỉ tiêu | Phương pháp | Ghi chú |
VIII. Hàm lượng hoạt chất | |||
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
IX. Tạp chất | |||
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
X. Tính chất hóa lý | |||
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
(Đánh dấu * đối với các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/ chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
d) Nhân lực
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nam/Nữ | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Chức vụ, chức danh | Những khóa đào tạo đã tham gia | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
11.2. Nếu không có,khai báo tên những đơn vị phân tích cơ sở có hợp đồng kiểm tra chất lượng thành phẩm
......................................................................................................................................................
12. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương đương
Được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận ...........................................................................
Cơ sở tự áp dụng.
13. Hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001:2010 hoặc tương đương
Được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận ...........................................................................
Cơ sở tự áp dụng.
14. Những thông tin khác
......................................................................................................................................................
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu )
Phụ lục XXI
MẪU KẾ HOẠCH HOẶC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA,
ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN TÊN ĐƠN VỊ |
|
KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỤ CỐ HÓA CHẤT
CỦA …………………
I. Mở đầu
1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.
2. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch.
3. Các căn cứ pháp lý lập Kế hoạch.
II. Phần thứ nhất
THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN, CƠ SỞ HÓA CHẤT
1. Thông tin về quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
2. Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác, danh mục thiết bị sản xuất chính.
3. Công nghệ sản xuất.
4. Bản kê khai tên hoá chất, khối lượng, đặc tính lý hoá học, độc tính của mỗi loại hoá chất nguy hiểm là nguyên liệu, hoá chất trung gian và hoá chất thành phẩm. Trường hợp các loại hoá chất trong dự án, cơ sở hóa chất đã có phiếu an toàn hoá chất hoặc đã được chứng nhận hoàn thành khai báo theo quy định, tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở hoá chất có thể sử dụng phiếu an toàn hoá chất hoặc chứng nhận hoàn thành khai báo thay cho bản kê khai đặc tính hoá chất.
5. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hoá chất nguy hiểm, bao gồm:
- Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hoá chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;
- Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;
- Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện;
- Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.
6. Mô tả điều kiện địa lý, địa hình, đặc điểm khí tượng thuỷ văn khu vực thực hiện dự án, cơ sở hóa chất.
7. Bản danh sách các công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao quanh vị trí dự án, cơ sở hóa chất.
III. Phần thứ hai
DỰ BÁO NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TRA,
GIÁM SÁT CÁC NGUỒN NGUY CƠ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Lập bản danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hoá chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hoá chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Liệt kê các sự cố rò rỉ, tràn đổ hoặc cháy nổ hóa chất nguy hiểm có thể xảy ra tại từng điểm nguy cơ, phân tích nguyên nhân, điều kiện xảy ra sự cố.
2. Xây dựng các giải pháp phòng ngừa sự cố và lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; quy định thành phần kiểm tra, trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát; quy định lưu giữ hồ sơ kiểm tra.
IV. Phần thứ ba
DỰ BÁO TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT
VÀ PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ
1. Dự kiến diễn biến tình huống sự cố, ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác động đến người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn chặn. Việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của thiết bị hoặc khu vực lưu trữ hoá chất nguy hiểm.
2. Phương án ứng phó đối với các sự cố đã dự báo. Kế hoạch phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài ứng phó sự cố. Kế hoạch sơ tán người, tài sản.
V. Phần thứ tư
NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Bản nhân lực ứng phó sự cố hóa chất: Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.
2. Bản liệt kê trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hoá chất: Tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố.
3. Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.
5. Kế hoạch huấn luyện và diễn tập theo định kỳ.
VI. Phần thứ năm
PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT
Phương án khắc phục hậu quả sự cố hoá chất được lập theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung của phương án khắc phục hậu quả sự cố hoá chất bao gồm các vấn đề sau:
1. Biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng.
2. Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
3. Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất.
VII. Phần thứ sáu
KẾT LUẬN
1. Đánh giá của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
3. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
(Kiến nghị về những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành dự án, cơ sở hóa chất).
Phụ lục
CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất.
2. Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hoá chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất).
3. Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hoá chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.
Phụ lục XIX
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
Số: ……/CNSXT-BVTV | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
| |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT CHỨNG NHẬN: Tên cơ sở: …………………………………………………………………………………… Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………… Điện thoại: ………………… Fax: ………………... E-mail: ………………….. Tên đơn vị chủ quản: ………………………………………………………………………. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………… Điện thoại: ………………… Fax: ………………... E-mail: ………………….. ĐỦ ĐIỀU KIỆN: 1. Sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật (chi tiết tại Phụ lục 1) 2. Sản xuất thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật từ thuốc kỹ thuật các dạng (chi tiết tại Phụ lục 2) 3. Đóng gói thuốc bảo vệ thực vật các dạng (chi tiết tại Phụ lục 3) ….., ngày …. tháng …. năm 20… Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG
|
XII. TTHCCấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
Lĩnh vực:Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
Bước1:Tổ chức,cánhân(thương nhân)nộp hồ sơtrực tiếp tại Cục Bảo vệ thực vật hoặc gửi quađường bưuđiện.
Bước2:Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơvàxem xét,hướng dẫn tổ chức,cánhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưađúng quyđịnh trong trường hợp tổ chức,cánhân nộp hồ sơtrực tiếp hoặc trong vòng03 (ba)ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược hồ sơtrong trường hợp tiếp nhận hồ sơthông quađường bưuđiện.
Bước3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
- Trường hợp hồ sơ đầyđủ,hợp lệ theo quyđịnh,trong thời hạn05 (năm)ngày làm việc,Cục Bảo vệ thực vật phải cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vậttheomẫu02/BVTV ban hành kèm theo Thông tưsố04 /2015/TT-BNNPTNT.
- Trường hợphồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp không cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
-Trực tiếp
-Bưuđiện
3.Thành phần,số lượng hồ sơ:
a)Nhập khẩu thuốc mẫu khảo nghiệm,thử nghiệm vànghiên cứu
- Đơnđề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số04 /2015/TT-BNNPTNT.
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp(mang theo bản chínhđểđối chiếu)Giấy chứng nhậnđăng kýdoanh nghiệp(chỉ nộp lầnđầu)hoặc Giấy tờ khác chứng minh tưcách pháp nhân.
- Bản sao chụp Giấy phép khảo nghiệm của thuốc mẫu khảo nghiệm,thử nghiệm hoặc Phiếu an toàn hóa chất của thuốc mẫu khảo nghiệm,thử nghiệm.
- Đề cương nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vậtđề nghị nhập khẩu(đối với trường hợp nhập khẩuđể nghiên cứu).
b)Nhập khẩu chất chuẩn
- Đơnđề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu01/BVTV ban hành kèm theo Thông tưsố04 /2015/TT-BNNPTNT.
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp(mang theo bản chínhđểđối chiếu)Giấy chứng nhậnđăng kýdoanh nghiệp(chỉ nộp lầnđầu)hoặc Giấy tờ khác chứng minh tưcách pháp nhân của tổ chức,cánhânđề nghị nhập khẩu chất chuẩn.
c)Nhập khẩu thuốcđể sử dụng cho dựánđầu tưnước ngoài tại Việt Nam,thuốc làm hàng mẫu,hàng phục vụ triển lãm,hội chợ vàsử dụng trong một số trường hợpđặc biệt theo quyếtđịnh của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn.
- Đơnđề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu01/BVTV ban hành kèm theo Thông tưsố04 /2015/TT-BNNPTNT.
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp(mang theo bản chínhđểđối chiếu) Giấy chứng nhậnđăng kýdoanh nghiệp hoặc Giấy phépđầu tư (chỉ nộp lầnđầu)hoặc Giấy tờ khác chứng minh tưcách pháp nhân của tổ chức,cánhânđề nghị nhập khẩu.
- Bản sao chứng thực hợpđồng nhập khẩu.
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do(CFS)tại nước xuất khẩu trong trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cóhoạt chất chưa cótrong Danh mục thuốc bảo vệ thực vậtđược phép sử dụng ở Việt Nam.
d)Nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng,hoạt chất có độđộc cấp tính nhóm I,II theo phân loại GHS
- Đơnđề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu01/BVTV ban hành kèm theo Thông tưsố04 /2015/TT-BNNPTNT.
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp(mang theo bản chínhđểđối chiếu)Giấy chứng nhậnđăng kýdoanh nghiệp hoặc Giấy phépđầu tư (chỉ nộp lầnđầu).
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận hành nghề xử lývật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng do Cục Bảo vệ thực vật cấp(chỉ nộp lầnđầu) đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng.
đ) Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu
- Đơnđề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu01/BVTV ban hành kèm theo Thông tưsố04/2015/TT-BNNPTNT.
-Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp(mang theo bản chínhđểđối chiếu)Giấy chứng nhậnđăng kýdoanh nghiệp hoặc Giấy phépđầu tư (chỉ nộp lầnđầu).
-Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợpđồng nhập khẩu,hợpđồng xuất khẩu hoặc hợpđồng gia công vớiđối tác nước ngoài trong trường hợp tạm nhập,tái xuất hoặc nhập khẩuđể sản xuất nhằm mụcđích xuất khẩu.
Số lượng hồ sơ:01bộ
4.Thời hạn giải quyết:
- 05ngày làm việc kể từ ngày nhậnđầyđủ hồ sơhợp lệ.
- 08ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược hồ sơtrong trường hợp tiếp nhận hồ sơthông quađường bưuđiện.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức,cánhân(thương nhân)
6.Cơquan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
- Thời hạn cóhiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật:cógiátrị cho toàn bộ lôhàng ghi trong giấy phép vàhiệu lựcđược ghi trong giấy phép theo từng loại thuốc,mặt hàng nhưng không quá 01năm kể từ ngày cấp.Giấy phép nhập khẩu methyl bromide chỉ cóhiệu lực trong năm cấp phép.
8.Phívàlệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9.Tên mẫuđơn,mẫu tờ khai:
- Đơnđề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật(mẫusố 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tưsố04 /2015/TT-BNNPTNT).
-Báo cáo tình hình nhập khẩu/sử dụng Methyl Bromide (mẫusố 03/BVTV ban hành kèm theo Thông tưsố04 /2015/TT-BNNPTNT).
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ thuật trong Danh mục và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
- Thuốc thành phẩm có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất thuốc thành phẩm đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và phải còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi đến Việt Nam;
- Thuốc thành phẩm phải đáp ứng được tính chất lý hóa về tỷ suất lơ lửng, độ bền nhũ tương đối với từng dạng thành phẩm tương ứng.
- Thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm phải đáp ứng quy định về tạp chất độc hại tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
b) Đối với tổ chức nhập khẩu methyl bromide
- Chỉđược nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cóchứa hoạt chất methyl bromide từ các nước tham gia Nghịđịnh thưMontreal.
- Chỉđược nhập khẩu vàsử dụng methyl bromide với mụcđích kiểm dịch thực vật,khử trùng xuất khẩu(QPS)vàcác trường hợp theo quyđịnh của Nghịđịnh thưMontreal.
- Doanh nghiệp nhập khẩu phải cóGiấy chứng nhận hành nghề xử lývật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.
- Chỉđược phép sử dụng methyl bromide theođúngđăng kývới Cục Bảo vệ thực vật vàphải chịu sự thanh tra,kiểm tra của cơquan quản lýnhànước trong việc sử dụng methyl bromide;
-Chỉđược bán các thuốc chứa hoạt chất methyl bromide cho các tổ chức cóGiấy chứng nhận hành nghề xử lývật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng;
- Báo cáo Cục Bảo vệ thực vật về tình hình nhập khẩu,sử dụng vàmua bán methyl bromide theo mẫu03/BVTV ban hành kèm theo Thông tưsố04 /2015/TT-BNNPTNT.Thời hạn nộp báo cáo06thángđầu năm trước ngày15tháng7vàbáo cáo năm trước ngày15tháng01năm sau.
- Các tổ chức khôngđược nhập khẩu methyl bromide nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:Không tuân thủ chếđộ báo cáo theo quyđịnh hoặc báo cáo không trung thực về tình hình nhập khẩu,sử dụng,mua bán methyl bromide;Sử dụng sai mụcđíchđược cấp phép;tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lývật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.
11.Căn cứ pháp lýcủa thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Mẫu số01/BVTV:ĐƠNĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tưsố 04 /2015/TT-BNNPTNT
ngày 12 tháng 02 năm2015của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPTNT)
ĐƠNĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆTHỰC VẬT
Số: .........................
Kính gửi:Cục Bảo vệthực vật
Tên tổ chức,cánhân: .....................................................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................................................
Điện thoại: ..................................................... Fax: ...................................E-mail: .............................
Giấy phép kinh doanh số: .................................................................................................................
Đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho chúng tôi như sau:
Số TT | Tên thuốc BVTV | Khối lượng | Đơn vị tính | Công dụng thuốc | Xuất xứ |
I. | Thuốc BVTV kỹ thuật |
|
|
|
|
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
II. | Thuốc BVTV thành phẩm |
|
|
|
|
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
III. | Methyl bromide |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
Tổng cộng (viết bằng chữ) ……………………………………………………………. |
Mục đích nhập khẩu:
oKhảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký; oSản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với nước ngoài; oLàm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ; o Trường hợp khác (ghi cụ thể)........ | oThử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam; oXông hơi khử trùng; oTạm nhập tái xuất; oChất chuẩn; |
Hồ sơ kèm theo gồm: |
|
o Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh o Phiếu an toàn hóa chất o Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CSF) Hợp đồng: nhập khẩu o xuất khẩu o gia công o | oGiấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi, khử trùng o Báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng methyl bromide o Các giấy tờ liên quan khác (nếu có) |
Thời gian nhập khẩu: ......................................................................................................................
Địa điểm nhập khẩu: .......................................................................................................................
Địa điểm, thời gian, đối tượng sử dụng (với thuốc có độ độc cấp tính nhóm I, II)
......................................................................................................................................................
Địa điểm, thời gian,mục đích, đối tượng nghiên cứu, thí nghiệm, khảo nghiệm...................................
......................................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan các loại thuốc nhập khẩu được sử dụng đúng mục đích nêu trên.
|
| ..........., ngày........ tháng......năm..... Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu số 02/BVTV:GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số04 /2015/TT-BNNPTNT
ngày12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
Số: ………. /GPNKT-VTV | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày……… tháng…….. năm …… |
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Căn cứ Quyết định số 664/QĐ-BNN-TCCB ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật
Căn cứ Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật số…….. ngày….... tháng……..năm………của ……………………….........................................................................................................................
Cục Bảo vệ thực vật đồng ý để ……................................................................... …nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật với khối lượng sau đây:
Số TT | Tên thuốc BVTV | Khối lượng | Đơn vị tính | Công dụng thuốc | Xuất xứ |
I. | Thuốc BVTV kỹ thuật |
|
|
|
|
1. |
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
II. | Thuốc BVTV thành phẩm |
|
|
|
|
1. |
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
III. | Methyl bromide |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
Tổng cộng (viết bằng chữ) ……………………………………………………………. |
Mục đích nhập khẩu : ......................................................................................................................
Thời gian nhập khẩu: từ ngày ký đến………...……………………………………………............................
Địa điểm nhập khẩu:………………………………………………………………………................................
Ghi chú:……………………………………………………………………………………..................................
CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
Chú ý: Trường hợp nhập khẩu methyl bromide, nội dung ghi trong giấy phép như sau:
Mục đích nhập khẩu: Sử dụng cho mục đích kiểm dịch thực vật và xuất khẩu (hoặc sử dụng miễn trừ thiết yếu) theo quy định của Nghị định thư Montreal.
Ghi chú: Lượng methyl bromide trên phải được sử dụng đúng mục đích theo giấy phép này và chỉ được bán cho các tổ chức không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.
Mẫu số 03/BVTV:BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU/SỬ DỤNG METHYL BROMIDE
(Ban hành kèm theo Thông tư số04 /2015/TT-BNNPTNT
ngày12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Tổ chức khử trùng:..............................
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU/SỬ DỤNG METHYL BROMIDE
(6 tháng đầu năm 20…./hoặc năm 20….)
I. Tổng quát tình hình nhập khẩu/sử dụng methyl bromide.
1. Lượng methyl bromide tồn đầu của kỳ báo cáo: ……………………kg
2. Lượng methyl bromide nhập khẩu trong kỳ báo cáo
STT | MB được cấp phép NK | Lượng MB nhập khẩu thực tế (kg) | Lượng MB sử dụng (kg) | Lượng MB đã bán (kg) | Ghi chú | ||
Số GP | Lượng MB (kg) | Tên tổ chức mua MB | Lượng MB đã bán (kg) |
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng | Tổng | Tổng |
| Tổng |
|
3. Lượng methyl bromide tồn cuối của kỳ báo cáo: ……………………kg
II. Chi tiết sử dụng methyl bromide
Khử trùng nông sản xuất khẩu | Thực hiện TCQT số 15 | Khử trùng hàng nhập khẩu | Các ứng dụng khác | ||||||||
Loại nông sản | Khối lượng nông sản (tấn) | Khối lượng MB (kg) | Thể tích (m3) | Khối lượng MB (kg) | Loại hàng hóa | Khối lượng hàng được xử lý (tấn) | Lý do xử lý | Khối lượng MB (kg) | Tên ứng dụng | Khối lượng được xử lý (tấn) | Khối lượng MB (kg) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng | Tổng | Tổng | Tổng |
| Tổng |
| Tổng |
| Tổng | Tổng |
Tổng lượng MB sử dụng (kg) |
|
XIII. TTHC Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đếnCục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu trong 01 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Kiểm tra và lấy mẫu kiểm tra trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu xuất trình tờ khai hàng hoá nhập khẩu, thông báo địa điểm và thời gian lấy mẫu.
+ Trường hợp lô thuốc bảo vệ thực vật không còn nguyên trạng và không phù hợp với hồ sơ đã đăng ký kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp không lấy mẫu kiểm tra và lập biên bản.
- Bước 4: Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra
+ Trường hợp phải kéo dài thời gian thì tổ chức đánh giá sự phù hợp phải thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu để thống nhất giải quyết.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT). Số lượng 02 bản.
- Bản sao chụp các giấy tờ sau:
+ Hợp đồng mua bán
+ Giấy phép nhập khẩu (đối với thuốc bảo vệ thực vật quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật);
+ Danh mục hàng hoá kèm theo (packing list): Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng (batch No.)
+ Hoá đơn hàng hoá
+ Vận đơn (đối với trường hợp hàng hoá nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt)
+ Giấy chứng nhận chất lượng đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng.
Số lượng hồ sơ:01 bản giấy hoặc bản điện tử;
4. Thời hạn giải quyết
06 ngày làm việc không kể thời gianbổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục III, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu (Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ thuật trong Danh mục và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
- Thuốc thành phẩm có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất thuốc thành phẩm đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và phải còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi đến Việt Nam;
- Thuốc thành phẩm phải đáp ứng được tính chất lý hóa về tỷ suất lơ lửng, độ bền nhũ tương đối với từng dạng thành phẩm tương ứng.
- Thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm phải đáp ứng quy định về tạp chất độc hại tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lục XXIV
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẨU
(Có giá trị đến ngày ...... tháng .......năm ......)
Kính gửi: Tổ chức đánh giá sự phù hợp
Địa chỉ:……………………………………………………………………………......................
Điện thoại:……………………………………. Fax:…………………………………………..
Tổ chức, cá nhân:........................................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Điện thoại:............................................................Fax:..................................................................
Đăng ký kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật sau:
STT | TÊN HÀNG | MÃ SỐ | XUẤT XỨ | LƯỢNG HÀNG | ĐƠN VỊ TÍNH | GHI CHÚ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đăng ký kiểm tra lô hàng nói trên tại địa điểm (địa điểm, sơ đồ kho lưu chứa thuốc bảo vệ thực vật để kiểm tra):
Hồ sơ kèm theo gồm có:
- Hợp đồng số:………………………… - Hóa đơn số:………………………….. - Vận đơn số:…………………………. - Lược khai hàng hóa số:……………... | - Giấy CNCL/ATVS số:…………………….. - Giấy chứng nhận xuất xứ:…………............. - Giấy phép nhập khẩu (đối với loại thuốc bảo vệ thực vật yêu cầu giấy phép):……… |
Chúng tôi xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật:
1. Giữ nguyên trạng hàng hóa tại địa điểm đăng ký trên và xuất trình hàng hóa cùng hồ sơ Hải quan để .....(Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) thực hiện việc kiểm tra chất lượng lô hàng này.
2. Chỉ đưa hàng hóa vào gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán, sử dụng khi được … (Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) cấp thông báo chứng nhận lô hàng đạt yêu cầu chất lượng.
TÊN TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP Vào sổ đăng ký số: ........., ngày ....... tháng ....... năm ......... (Ký tên, đóng dấu) | ........., ngày ....... tháng ....... năm ......... TỔ CHỨC NHẬP KHẨU (Đại diện tổ chức ) (Ký tên, đóng dấu) |
Phụ lục XXVI
MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN, LOGO TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP Số:........... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…., ngày…….tháng…….năm……… |
THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẢU
CERTIFICATE OF QUALITY CONTROL FOR IMPORT PESTICIDE
Tên hàng/Name of goods:………………………………………………………………………
Mã số hàng hóa/Code of goods:…………………………………………………………………
Ký/Nhãn hiệu hàng hóa/Goods marking:……………………………………………………….
Ngày sản xuất.........................................., Thời hạn sử dụng ......................................................
Số lượng, trọng lượng/ Quantity/ volume:………………………………………………………
Thuộc tờ khai hải quan số/ Goods declaration number:………………………………………...
ngày/date:………………………………………………………………………………………..
Đã làm thủ tục hải quan tại hải quan/Customs office:…………………………………………..
Hợp đồng số/Contract number:…………………………………………………………………
Phiếu đóng gói số/ Packing list number:………………………………………………………..
Hóa đơn số/ Invoice number:……………………………………………………………………
Vận đơn số/ B.L number:………………………………………………………………………..
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu/ Importer:………………………………………………………..
Địa chỉ, số điện thoại/Address,phonenumber:…………………………………………...........
Giấy đăng ký kiểm tra số/ Registration number of quality control:…………………………….
Ngày lấy mẫu kiểm tra/ Date of control:………………………………………………………..
Địa điểmlấy mẫu kiểm tra/ Location of control:……………………………………………….
Căn cứ kiểm tra/ Specification for control:……………………………………………………..
KẾT QUẢ KIỂM TRA/CONTROL RESULT
¨Lô hàng đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu/ the goods are found to be comformity with quality requirement for import.
¨Lô hàng không đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu (nêu cụ thể lý do không đạt theo chỉ tiêu kiểm tra hàm lượng, vật lý, kết quả kiểm tra chi tiết…)/ the goods are not found to be comformity with quality requirement for import.
* Hồ sơ kiểm tra được gửi kèm theo Thông báo này.
Nơi nhận/sent to: - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu; - Hải quan cửa khẩu; - Lưu Tổ chức đánh giá. | TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP (Ký tên, đóng dấu)
|
XIV. TTHC Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (thuộc thẩm quyền Trung ương)
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
-Bước1:Tổ chức,cánhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
-Bước2:Tiếp nhận,thẩmđịnh vàcấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật(theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục XXXV ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT)trong thời hạn10ngày làm việc kể từ khi nhậnđầyđủ hồ sơhợp lệ.
+Trường hợp không cấp,Cục Bảo vệ thực vật phải trả lời bằng văn bản vànêu rõlýdo.
2.Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ:
-Trực tiếp
-Bưuđiện
-Trực tuyến
3.Thành phần,số lượng hồ sơ:
- Đơnđề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật(theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
-Bản sao chụp Giấy chứng nhậnđăng kýthuốc bảo vệ thực vật.
-Sản phẩm quảng cáo(nội dung,hình thức quảng cáođược thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh,tiếng nói,chữ viết,biểu tượng,màu sắc, ánh sáng vàcác hình thức tương tự).
-Danh sách báo cáo viên ghiđầyđủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên(đối với trường hợp hội chợ,hội thảo,hội nghị,tổ chức sự kiện,triển lãm,chương trình văn hoá,thể thao).
Số lượng hồ sơ:01bản giấy hoặc bảnđiện tử.
4. Thời hạn giải quyết:
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
(Đối với báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của Trung ương, phát hành toàn quốc)
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT)
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Căn cứ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lục XXXIV
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên công ty, doanh nghiệp Số: ......
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày ..... tháng ...... năm ..... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Tên cơ quan có thẩm quyền
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: .......................................................
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..............
Số điện thoại:....................................Fax:..........................E-mail:………………………….......
Số giấy phép hoạt động :………………………………………………………………………...
Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:...................................................
Kính đề nghị ... (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thuốc bảo vệ thực vật sau:
STT | Tên thuốc BVTV | Giấy chứng nhận đăng ký | Phương tiện quảng cáo |
1. |
|
|
|
… |
|
|
|
Các tài liệu gửi kèm:
1.....................................................................................................................................................
2.....................................................................................................................................................
3………………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục XXXV
GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên cơ quan chủ quản Tên cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……., ngày………tháng…….năm 20….
|
GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Số: /20... /XNQC-ký hiệu viết tắt của cơ quan có thẩm quyền
(Tên cơ quan có thẩm quyền)..........xác nhận:
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: .......................................................
…...................................................................................................................................................
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..............
Số điện thoại:.............................Fax:..........................E-mail:…………………………..............
có nội dung quảng cáo (1) các thuốc bảo vệ thực vật trong bảng dưới đây phù hợp với quy định hiện hành.
STT | Tên thuốc BVTV | Giấy chứng nhận đăng ký | Phương tiện quảng cáo |
1. |
|
|
|
2 |
|
|
|
… |
|
|
|
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đúng nội dung đã được xác nhận.
| THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên,đóng dấu)
|
1. Nội dung quảng cáo được đính kèm Giấy xác nhận này .
XV. TTHCCấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Lĩnh vực:Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
-Bước1:Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.
- Bước 2:Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
- Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể biết.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu qui định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).
b) Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu .
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp qui định phải có Giấy phép).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:24 giờ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Các cơ quan kiểm dịch thực vật (bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX; các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục VI, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT)
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định trình tự thủ tục KDTV nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
-Thông tư 223/2012/TT-BTC quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vậ
Phụ lục I
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33 /2014 /TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kính gửi:............................................... (**)………………….
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại:.................................................Fax/E-mail:
Sô Giấy CMND: Ngày cấp: ........................Nơi cấp: .................
Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng nhập khẩu khẩu sau (***):
1. Tên hàng: ......................................................................... Tên khoa học: ………………….....…..
Cơ sởsản xuất: ......................................................................................................................
Mã số (nếu có):........................................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
2. Số lượng và loại bao bì: ..........................................................................................................
3. Khối lượng tịnh: ................................... …………………………Khối lượng cả bì: ........................
4. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr…): ...........................................................
5. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu:.....................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
6. Nước xuất khẩu:......................................................................................................................
7. Cửa khẩu xuất:..........................................................................................................................
8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu:.....................................................................................................
Địa chỉ:.........................................................................................................................................
9. Cửa khẩu nhập: ................................................................................................................ .......
10. Phương tiện vận chuyển: ........................................................................................................
11. Mục đích sử dụng: ................................................................................................................
12. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có):....................................................................
13. Địa điểm kiểm dịch: ...............................................................................................................
14. Thời gian kiểm dịch: ..............................................................................................................
15. Số bản Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cần cấp: .............................................................
16. Nơi hàng đến:..........................................................................................................................
Chúng tôi xin cam kết: Bảo quản nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (****).
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm:...............................................................
để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi ........giờ ngày ...... tháng......năm.............
Lô hàng chỉ được thông quan sau khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch
Vào sổ số.................., ngày........tháng .....năm ...........
..............................(*).............................
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(trong trường hợp lô hàng không được phép nhập khẩu)
Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do:....................................
.............................................................................................................................
..........., ngày ....tháng ... năm .....
Chi cục Hải quan cửa khẩu.............................
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(*) Đăng ký theo mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;
(**) Tên cơ quan Kiểm dịch;
(***) Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp với lô hàng ;
(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhâp khẩu;
Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ số Giấy chứng minh nhân dân, ngày tháng và nơi cấp.
Phụ lục II
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư 33 /2014 /TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) (TÊN CƠ QUAN KDTV)
|
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ..............., ngày.......tháng.......năm.......... |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
Số: ............. /KDTV
Cấp cho: .....................................................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................................
Điện thoại:....................................................................................................................................
CĂN CỨ CẤP GIẤY:
Giấy phép kiểm dịch thực vật (KDTV) nhập khẩu số …….ngày ……../…../……….. ;
Giấy đăng ký KDTV; Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;
Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm;
Dấu xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ của nước xuất khẩu;
Căn cứ khác: ………………………………………………………………………………..
CHỨNG NHẬN:
Những vật thể thuộc diện KDTV (vật thể) sau đây: .........................................................................
Tên khoa học:..............................................................................................................................
Số lượng: ....................................................................................................................................
Khối lượng: ………………………(viết bằng chữ).....................................................................
Phương tiện vận chuyển: ..............................................................................................................
Nơi đi: .........................................................................................................................................
Nơi đến: ......................................................................................................................................
Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam
Phát hiện loài ……………………………. là đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam. Lô vật thể đã được xử ký đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại trên;
Phát hiện sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể đã được xử ký đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại lạ trên;
Lô vật thể trên được phép chở tới: ……………………………………………………..
QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRONG KHI GỬI VÀ NHẬN HÀNG:
Lô vật thể được phép gieo trồng, sử dụng tại địa điểm quy định trên;
Lô vật thể được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo lộ trình trên và phải tuân thủ mọi quy định về KDTV quá cảnh của Việt Nam
Báo ngay cho cơ quan KDTV/Bảo vệ thực vật nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng, gieo trồng, ….);
Điều kiện khác: ………………………………………………………………………..
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:Chủ vật thể không được chở lô vật thể đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan KDTV
XVI.TTHC Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu
Lĩnh vực:Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
-Bước1:Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
- Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
- Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu qui định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT) hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu (Theo mẫu qui định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
+ Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể biết.
+ Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu qui định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).
b) Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:24 giờ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Các cơ quan kiểm dịch thực vật (bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX; các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu.
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục VI, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ:
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
- Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định trình tự thủ tục KDTV nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
-Thông tư 223/2012/TT-BTC quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lục IV
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
XUẤT KHẨU HOẶC TÁI XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33 /2014 /TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kính gửi:......................................................... …………………….
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại:.................................................Fax/E-mail:
Số Giấy CMND: Ngày cấp: ........................Nơi cấp: .................
Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng xuất khẩu sau :
1. Tên hàng: .......................................................................... Tên khoa học: ………………….....…..
Cơ sởsản xuất: ......................................................................................................................
Mã số (nếu có):........................................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
2. Số lượng và loại bao bì : ..........................................................................................................
3. Khối lượng: ...................................................................... Khối lượng cả bì:………………………
4. Ký mã hiệu, số hợp đồng hoặc LC : ..........................................................................................
5. Phương tiện chuyên chở: .........................................................................................................
6. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: .....................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
7. Cửa khẩu xuất: .........................................................................................................................
8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ....................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
9. Cửa khẩu nhập: ........................................................................................................................
10. Nước nhập khẩu:..................................................................................................................
11. Mục đích sử dụng: .................................................................................................................
12. Địa điểm kiểm dịch: ................................................................................................................
13. Thời gian kiểm dịch: ...............................................................................................................
14. Địa điểm, thời gian giám sát xử lý (nếu có):..............................................................................
....................................................................................................................................................
Số bản giấy chứng nhận KDTV cần cấp: ........................................ bản chính; ……..bản sao………
Vào sổ số: .........ngày ....../....../......
Cán bộ KDTV nhận giấy đăng ký Tổ chức, cá nhân đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Phụ lục V
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư 33 /2014 /TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Phụ lục VI
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT TÁI XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư 33 /2014 /TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
XVII.TTHC Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quácảnh
Lĩnh vực:Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
-Bước1:Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
- Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
- Bước 4:Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thểtrong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịchđối với lô vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật quá cảnh.
+ Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ thì cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu qui định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).
b) Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do nước xuất khẩu cấp.
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:24 giờ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Các cơ quan kiểm dịch thực vật (bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX; các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục VI, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ:
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
- Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định trình tự thủ tục KDTV nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Thông tư 223/2012/TT-BTC quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lục I
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33 /2014 /TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kính gửi:............................................... (**)………………….
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại:.................................................Fax/E-mail:
Sô Giấy CMND: Ngày cấp: ........................Nơi cấp: .................
Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng nhập khẩu khẩu sau (***):
1. Tên hàng: .......................................................................... Tên khoa học: ………………….....…..
Cơ sởsản xuất: ......................................................................................................................
Mã số (nếu có):........................................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
2. Số lượng và loại bao bì: ........................................................................................................
3. Khối lượng tịnh: ................................... …………………………Khối lượng cả bì: ........................
4. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr…): ...........................................................
5. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu:.....................................................................................................
Địa chỉ:.........................................................................................................................................
6. Nước xuất khẩu:......................................................................................................................
7. Cửa khẩu xuất:..........................................................................................................................
8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu:.....................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
9. Cửa khẩu nhập: ................................................................................................................ .......
10. Phương tiện vận chuyển: ........................................................................................................
11. Mục đích sử dụng: ................................................................................................................
12. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có):....................................................................
13. Địa điểm kiểm dịch: ...............................................................................................................
14. Thời gian kiểm dịch: ..............................................................................................................
15. Số bản Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cần cấp: .............................................................
16. Nơi hàng đến:..........................................................................................................................
Chúng tôi xin cam kết: Bảo quản nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (****).
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm:...............................................................
để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi ........giờ ngày ...... tháng......năm.............
Lô hàng chỉ được thông quan sau khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch
Vào sổ số.................., ngày........tháng .....năm ...........
..............................(*).............................
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(trong trường hợp lô hàng không được phép nhập khẩu)
Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do:....................................
.............................................................................................................................
..........., ngày ....tháng ... năm .....
Chi cục Hải quan cửa khẩu.............................
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(*) Đăng ký theo mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;
(**) Tên cơ quan Kiểm dịch;
(***) Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp với lô hàng ;
(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhâp khẩu;
Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ số Giấy chứng minh nhân dân, ngày tháng và nơi cấp.
Phụ lục II
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư 33 /2014 /TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) (TÊN CƠ QUAN KDTV)
|
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ..............., ngày.......tháng.......năm.......... |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
Số: ............. /KDTV
Cấp cho: .....................................................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................................
Điện thoại:....................................................................................................................................
CĂN CỨ CẤP GIẤY:
Giấy phép kiểm dịch thực vật (KDTV) nhập khẩu số …….ngày ……../…../……….. ;
Giấy đăng ký KDTV; Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;
Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm;
Dấu xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ của nước xuất khẩu;
Căn cứ khác: ………………………………………………………………………………..
CHỨNG NHẬN:
Những vật thể thuộc diện KDTV (vật thể) sau đây: .........................................................................
Tên khoa học:..............................................................................................................................
Số lượng: ....................................................................................................................................
Khối lượng: ………………………(viết bằng chữ).....................................................................
Phương tiện vận chuyển: ..............................................................................................................
Nơi đi: .........................................................................................................................................
Nơi đến: ......................................................................................................................................
Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam
Phát hiện loài ……………………………. là đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam. Lô vật thể đã được xử ký đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại trên;
Phát hiện sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể đã được xử ký đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại lạ trên;
Lô vật thể trên được phép chở tới: ……………………………………………………..
QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRONG KHI GỬI VÀ NHẬN HÀNG:
Lô vật thể được phép gieo trồng, sử dụng tại địa điểm quy định trên;
Lô vật thể được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo lộ trình trên và phải tuân thủ mọi quy định về KDTV quá cảnh của Việt Nam
Báo ngay cho cơ quan KDTV/Bảo vệ thực vật nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng, gieo trồng, ….);
Điều kiện khác: ………………………………………………………………………..
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:Chủ vật thể không được chở lô vật thể đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan KDTV.
XVIII. TTHC Cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Lĩnh vực:Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
-Bước1:Tổ chứcđăng kýcấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lývật thể nộp trực tiếp hoặc gửi quađường bưuđiện01bộ hồ sơcho Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2:Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho tổ chức đăng ký.
- Bước 3:Trong thờigian15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hành nghề của tổ chức đăng kývà cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT.
Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho Cục Bảo vệ thực vật.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT.
b) Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xử lý đối với từng biện pháp, loại hình và quy mô đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT.
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trìnhđộ từ đại học trở lêncủa người trực tiếp quản lý điều hành.
d) Bản chính Giấy khámsức khỏecủa người trực tiếp quản lý điều hành do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Bản sao chụp giấy khám sức khỏe của người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể.
đ) Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể đã được cấp Thẻ hành nghề.
e)Bản sao chụp Phương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về đảm bảo môi trường theo quy định của pháp luật.
g) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức đăng ký hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục II, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
- Đơn đề nghịcấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật( Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xử lý đối với từng biện pháp, loại hình và quy mô đăng ký (Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật bao gồm:
+ Có địa điểm xử lý vật thể, nhà xưởng, kho chứa, phương tiện phù hợp với quy mô, biện pháp và loại hình xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
+ Có thiết bị đối với từng biện pháp xử lý quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016.
+ Có đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện về nhân lực bao gồm:
+ Người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 19:2010/BNNPTNT về quy trình xông hơi khử trùng hoặc tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; bảo đảm sức khỏe theo quy định;
+ Người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có Thẻ hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp; bảo đảm sức khỏe theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Nghị định số66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
-Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý kiểm dịch thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lục I
DANH MỤC THIẾT BỊ
(Kèm theo Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
Phần 1. Danh mục thiết bị đối với biện pháp xông hơi khử trùng
Bảng 1. Danh mục thiết bị sử dụng cho biện pháp xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide
TT | Thiết bị |
1. | Thiết bị đo nồng độ hơi thuốc |
2. | Thiết bị phát hiện rò rỉ thuốc xông hơi |
3. | Thiết bị đo tồn dư thuốc sau khi thông thoáng (đo TLV) |
4. | Thiết bị thông thoáng, đảo khí |
5. | Thiết bị hóa hơi |
6. | Thiết bị gia nhiệt |
7. | Dụng cụ, trang bị bảo hộ cá nhân (mặt nạ, bình lọc, thiết bị thở ôxy...) |
8. | Ống dẫn thuốc |
9. | Bạt khử trùng |
10. | Vật liệu làm kín khác (bạt giấy dán chuyên dụng, hồ dán, băng dính, rắn cát...) |
11. | Thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ |
12. | Dụng cụ cân, đo |
13. | Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại |
14. | Dụng cụ, thiết bị phun vệ sinh |
15. | Biển cảnh giới |
16. | Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy |
17. | Bộ dụng cụ sơ cứu |
Bảng 2. Danh mục thiết bị sử dụng cho biện pháp xông hơi khử trùng bằng Phosphine
TT | Thiết bị |
1. | Thiết bị đo nồng độ hơi thuốc |
2. | Thiết bị phát hiện rò rỉ thuốc xông hơi |
3. | Thiết bị đo tồn dư thuốc sau khi thông thoáng (TLV) |
4. | Thiết bị thông thoáng |
5. | Dụng cụ, trang bị bảo hộ cá nhân (mặt nạ, bình lọc, thiết bị thở ôxy...) |
6. | Bạt khử trùng |
7. | Vật liệu làm kín khác (bạt giấy dán chuyên dụng, hồ dán, băng dính, rắn cát...) |
8. | Thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ |
9. | Dụng cụ cân, đo |
10. | Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại |
11. | Dụng cụ, thiết bị phun vệ sinh |
12. | Biển cảnh giới |
13. | Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy |
14. | Bộ dụng cụ sơ cứu |
Phần 2. Danh mục thiết bị đối với biện pháp xử lý hơi nước nóng
TT | Thiết bị |
1. | Buồng xử lý |
2. | Máy tạo hơi nước nóng (Máy VHT) |
3. | Thiết bị làm mát |
4. | Hệ thống làm ẩm |
5. | Quạt luân chuyển không khí |
6. | Thiết bị đo ẩm độ |
7. | Thiết bị cảm ứng đo nhiệt |
8. | Thiết bị hiệu chuẩn |
9. | Thiết bị ghi dữ liệu về nhiệt độ trong quá trình xử lý |
10. | Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy |
11. | Bộ dụng cụ sơ cứu |
12. | Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại |
Phần 3. Danh mục thiết bị đối với biện pháp xử lý chiếu xạ
TT | Thiết bị |
1. | Nguồn phát xạ |
2. | Hệ thống băng tải đưa sản phẩm ra vào buồng xử lý |
3. | Phòng điều khiển |
4. | Thùng chứa sản phẩm |
5. | Thiết bị đo liều chiếu xạ |
6. | Buồng chiếu xạ |
7. | Thiết bị kiểm xạ |
8. | Hệ thống khóa liên động để kiểm soát và đảm bảo an toàn |
9. | Trang bị bảo hộ và thiết bị kiểm soát liều cá nhân |
10. | Bộ dụng cụ sơ cứu |
11. | Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy |
12. | Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại |
Phần 4. Danh mục thiết bị đối với biện pháp xử lý nhiệt nóng
TT | Thiết bị |
1. | Buồng xử lý |
2. | Hệ thống cung cấp nhiệt |
3. | Cảm biến đo nhiệt |
4. | Thiết bị hiển thị nhiệt độ |
5. | Hệ thống đảo khí |
6. | Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy |
7. | Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại |
Phụ lục II
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Kính gửi:..........................................................................................................................
Tên tổ chức: ...................................................................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................................................
Điện thoại: .......................................................................................................................................
Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cho chúng tôi:
Biện pháp xử lý:
Xông hơi khử trùng
Hơi nước nóng
Chiếu xạ
Nhiệt nóng
Biện pháp khác.......................................................................................................................
Phạm vi và quy mô:.....................................................................................................................
Hồ sơ kèm theo:
0Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị;
0Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trìnhđộ từ đại học trở lêncủa người trực tiếp quản lý điều hành;
0Giấy khámsức khỏe theo quy địnhcủa người trực tiếp quản lý điều hành;
0Bản sao chụp Giấy khámsức khỏecủa người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể
0Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
0Bản sao chụp các giấy tờliên quan về phòng cháy chữa cháy và môi trường;
0 Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Vào sổ số : ..........ngày_____/____/______ Cán bộ nhận đơn ( Ký và ghi rõ họ tên) |
| , ngày........ tháng......năm..... Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) |
Phụ lục VII
MẪU THUYẾT MINH QUY TRÌNH KỸ THUẬT,
PHƯƠNG TIỆN VÀ TRANG THIẾT BỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phần 1. Mẫu bản thuyết minh qui trình kỹ thuật
I. QUI ĐỊNH CHUNG:
1.1. Mục đích và đối tượng xử lý
1.2. Giải thích thuật ngữ
II. YÊU CẦU XỬ LÝ
2.1. Yêu cầu chung
2.2. Yêu cầu về vật tư, trang thiết bị
2.3. Yêu cầu về kỹ thuật
2.3. Giấy tờ, biểu mẫu thực hiện
III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
3.1. Chuẩn bị
Hồ sơ
Khảo sát
3.2. Lập phương án xử lý
3.3. Trình tự các bước xử lý
3.4. Các bước giám sát xử lý
3.5. Kết thúc xử lý
3.6. Lưu hồ sơ
IV. QUI TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ
V. CÁC NỘI DUNG KHÁC
Phần 2. Mẫu bản thuyết minh về phương tiện và trang thiết bị xử lý
Thứ tự | Tên thiết bị/phương tiện | Số lượng | Mô tả tính năng | Thời gian mua | Thời gian hiệu chỉnh gần nhất | Tình trạng sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục V
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
XIX.TTHC Cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lývật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Lĩnh vực:Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
-Bước1:Tổ chứcđăng kýcấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lývật thể nộp trực tiếp hoặc gửi quađường bưuđiện01bộ hồ sơcho Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2:Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho tổ chức đăng ký.
- Bước 3:Trong thờigian15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hành nghề của tổ chức đăng kývà cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT.
Trường hợp không cấplạiphải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho Cục Bảo vệ thực vật
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theoThông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT.
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành (trong trường hợp có thay đổi người trực tiếp quản lý, điều hành).
c) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp của người trực tiếp quản lý, điều hành và những người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
d) Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề tại thời điểm đề nghị.
đ) Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị hành nghề tại thời điểm đề nghị.
e)Bản sao chụpPhương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về đảm bảo môi trường theo quy định của pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức đăng ký hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục II, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
-Đơn đề nghị cấp lạigiấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật(Phụ lục III ban hành kèm theoThông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT).
-Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện và trang thiết bị (Phụ lụcVIIban hành kèm theoThông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong các trường hợp có sự thay đổi về địa chỉ, phạm vi, quy mô hành nghề; hết hạn Giấy chứng nhận hành nghề.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
-Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý kiểm dịch thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
II. Cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc đổi tên của tổ chức hành nghề
1.Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ cho Cục Bảo vệ thực vật;
- Bước 2:Căn cứ hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật cấp lạiGiấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu qui định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tưsố 05/2015/TT-BNNPTNTtrong thời gian 05ngày làm việckể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho Cục Bảo vệ thực vật
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theoThông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT;
b) Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
c) Bản sao chụp giấy tờ chứng minh việc thay đổi tên của tổ chức hành nghề (đối với trường hợp thay đổi tên).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức đăng ký hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục II, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật(Phụ lục III ban hành kèm theoThông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc đổi tên của tổ chức hành nghề.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
-Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý kiểm dịch thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lục III
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Kính gửi:..........................................................................................................................
Tên tổ chức: ...................................................................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................................................
Điện thoại: .......................................................................................................................................
Đề nghị quý cơ quan cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cho chúng tôi:
Lý do cấp lại: ...............................................................................................................................
Biện pháp xử lý:
Xông hơi khử trùng (ghi rõ loại hình xuất nhập khẩu hoặc bảo quản nội địa)
Hơi nước nóng
Chiếu xạ
Nhiệt nóng
Biện pháp khác.................................................................................................................
Phạm vi và quy mô:....................................................................................................................
Hồ sơ kèm theo:
0Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị;
0Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trìnhđộ từ đại học trở lêncủa người trực tiếp quản lý điều hành (trong trường hợp thay đổi người trực tiếp quản lý, điều hành);
0Giấy khámsức khỏe theo quy địnhcủa người trực tiếp quản lý điều hành;
0Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Giấy khám sức khỏe của những người này;
0Bản sao chụp các giấy tờliên quan về phòng cháy chữa cháy và môi trường của lần kiểm tra gần nhất.
Vào sổ số : ..........ngày_____/____/______ Cán bộ nhận đơn ( Ký và ghi rõ họ tên) |
| , ngày........ tháng......năm..... Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) |
Phụ lục VII
MẪU THUYẾT MINH QUY TRÌNH KỸ THUẬT,
PHƯƠNG TIỆN VÀ TRANG THIẾT BỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phần 1. Mẫu bản thuyết minh qui trình kỹ thuật
I. QUI ĐỊNH CHUNG:
1.1. Mục đích và đối tượng xử lý
1.2. Giải thích thuật ngữ
II. YÊU CẦU XỬ LÝ
2.1. Yêu cầu chung
2.2. Yêu cầu về vật tư, trang thiết bị
2.3. Yêu cầu về kỹ thuật
2.3. Giấy tờ, biểu mẫu thực hiện
III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
3.1. Chuẩn bị
Hồ sơ
Khảo sát
3.2. Lập phương án xử lý
3.3. Trình tự các bước xử lý
3.4. Các bước giám sát xử lý
3.5. Kết thúc xử lý
3.6. Lưu hồ sơ
IV. QUI TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ
V. CÁC NỘI DUNG KHÁC
Phần 2. Mẫu bản thuyết minh về phương tiện và trang thiết bị xử lý
Thứ tự | Tên thiết bị/phương tiện | Số lượng | Mô tả tính năng | Thời gian mua | Thời gian hiệu chỉnh gần nhất | Tình trạng sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục V
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
XX.TTHC Cấp Thẻ hành nghề xử lývật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
-Bước1:Ngườiđề nghị cấp Thẻ hành nghề nộp trực tiếp hoặc gửi quađường bưuđiện01bộ hồ sơcho Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2:Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời gian 01 ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện.
- Bước 3: Trong thời hạn05ngày làm việckể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật thực hiện việc cấpThẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu qui định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT.
Trường hợp không cấp phải có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT.
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đã qua tập huấn chuyên môn.
c) Bản chính Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.
d) Hai ảnh cỡ 2cm x 3cm.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- 05 ngày làm việckể từ ngày nhậnđầy đủhồ sơ hợp lệ.
- 06ngày làm việckể từ ngày nhậnđầy đủhồ sơ hợp lệđối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân đăng ký cấp thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 ( Mục II, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Đơn đề nghị cấp thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
-Điều kiện đối với cá nhân được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật:
-Đã được tập huấn và kiểm tra chuyên môn về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo chương trình do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định; bảo đảm sức khỏe theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Nghị định số66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
-Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý kiểm dịch thực vật.
Phụ lục IV
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ
VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Kính gửi:.......................................................................................................................
Họ tên: .................................................................................... Ngày sinh:...........................Nam/Nữ
Đơn vị công tác:..............................................................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................................................
Trình độ: ..........................................................................................................................................
Biện pháp xử lý:
Xông hơi khử trùng
Hơi nước nóng
Chiếu xạ
Nhiệt nóng
Biện pháp khác (....................................)
Hồ sơ kèm theo:
Giấy chứng nhận đã qua tập huấn chuyên môn (bản sao chụp)
Giấy khám sức khoẻ
02 ảnh 2cm x 3cm
Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong suốt quá trình hành nghề, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xác nhận của cơ quan chủ quản (Ký tên, đóng dấu) |
| ............. , ngày.......tháng .....năm ......... Người đề nghị cấp (Ký và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục VI
MẪU THẺ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ
VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mặt trước thẻ:
- Bên trái từ trên xuống là logo Cục Bảo vệ thực vật; ảnh của người được cấp thẻ cỡ 2cm x 3cm; góc dưới bên phải ảnh đóng dấu nổi của cơ quan cấp thẻ;
- Bên phải từ trên xuống là quốc hiệu; hàng chữ “Thẻ xông hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật” màu đỏ; các chữ khác màu đen;
- Đóng khung màu xanh lam.
-
Mặt sau thẻ:
- Nền trắng, hoa văn vàng; chữ đen;
- Được đóng khung màu xanh lá cây
XXI.TTHC Cấp lại Thẻ hành nghề xử lývật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Lĩnh vực:Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
-Bước1:Ngườiđề nghị cấp lại Thẻ hành nghề nộp trực tiếp hoặc gửi quađường bưuđiện01bộ hồ sơcho Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2:Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời gian 01 ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện.
- Bước 3: Trong thời hạn05ngày làm việckể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vậtthực hiện việc cấpThẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu qui định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT.
Trường hợp không cấp phải có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT.
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đã qua tập huấn chuyên môn.
- Bản chính Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.
- Hai ảnh cỡ 2cm x 3cm.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân đăng ký cấp thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Đơn đề nghị cấp thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Thẻ hành nghề được cấp lại trong các trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng.
Điều kiện đối với cá nhân được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật:
Đã được tập huấn và kiểm tra chuyên môn về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo chương trình do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định; bảo đảm sức khỏe theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
-Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý kiểm dịch thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lục IV
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ
VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Kính gửi:.......................................................................................................................
Họ tên: .................................................................................... Ngày sinh:...........................Nam/Nữ
Đơn vị công tác:..............................................................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................................................
Trình độ: ..........................................................................................................................................
Biện pháp xử lý:
Xông hơi khử trùng
Hơi nước nóng
Chiếu xạ
Nhiệt nóng
Biện pháp khác (....................................)
Hồ sơ kèm theo:
Giấy chứng nhận đã qua tập huấn chuyên môn (bản sao chụp)
Giấy khám sức khoẻ
02 ảnh 2cm x 3cm
Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong suốt quá trình hành nghề, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xác nhận của cơ quan chủ quản (Ký tên, đóng dấu) |
| ............. , ngày.......tháng .....năm ......... Người đề nghị cấp (Ký và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục VI
MẪU THẺ HÀNH NGHỀ XỬ LÝ
VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mặt trước thẻ:
- Bên trái từ trên xuống là logo Cục Bảo vệ thực vật; ảnh của người được cấp thẻ cỡ 2cm x 3cm; góc dưới bên phải ảnh đóng dấu nổi của cơ quan cấp thẻ;
- Bên phải từ trên xuống là quốc hiệu; hàng chữ “Thẻ xông hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật” màu đỏ; các chữ khác màu đen;
- Đóng khung màu xanh lam.
-
Mặt sau thẻ:
- Nền trắng, hoa văn vàng; chữ đen;
- Được đóng khung màu xanh lá cây
XXII. TTHCCấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân (thương nhân) nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Bảo vệ thực vật hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật phải cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu 05/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp không cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu số 04/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT;
- Bản sao chụp Hợp đồng thương mại;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân (thương nhân).
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (có giá trị không quá 01 năm kể từ ngày cấp).
8. Phí và lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTCngày 24/12/2012(Mục II, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (mẫu số 04/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Thương nhân chỉ được phép nhập khẩu vật thể thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam hoặc quá cảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
- Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Mẫu số 04/BVTV:ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------
KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
Số : ..........................
Kính gửi:.......................................................................................................................
Tổ chức, cá nhân:....................................................................................................
Địa chỉ:......................................................................Điện thoại :..........................
Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu cho lô vật thể dưới đây của cơ quan chúng tôi:
Tên vật thể: ..................................................................................................................................
Tên khoa học :..............................................................................................................................
Trọng lượng :...............................................................................................................................
Số lượng:.....................................................................................................................................
Phương thức đóng gói :...............................................................................................................
Vùng sản xuất : ............................................................................................................................
Nước xuất khẩu : .........................................................................................................................
Phương tiện vận chuyển :..............................................................................................................
Cửa khẩu nhập :...........................................................................................................................
Địa điểm sử dụng : ......................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Thời gian lô vật thể nhập khẩu : ....................................................................................................
Hồ sơ kèm theo :………………………………………………………………...
Vào sổ số : ......ngày ___/___/____ Cán bộ nhận đơn ( Ký tên) |
| , ngày........ tháng......năm..... Đại diện cơ quan (Ký tên) |
Mẫu số 05/BVTV:GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
SỐ: ........ /BVTV-KD | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
Theo pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ vào:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép Kiểm dịch thực vật nhập khẩu của..................................... .............
............................................................................................................................................ ........
Báo cáo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại số .... ngày …..tháng ….năm.......
Cục Bảo vệ thực vật đồng ý về mặt kiểm dịch thực vật (KDTV) để tổ chức, cá nhân có tên và địa chỉ dưới đây:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Nhập vào Việt Nam từ nước :
....................................................................................................................................................
Những vật thể thuộc diện KDTV sau :
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Tên khoa học :……….........…………..............................................................................................
................................................................................................................................................ ....
Với điều kiện phải thực hiện những yêu cầu KDTV sau đây:
1/ Áp dụng các biện pháp xử lý tại nước xuất khẩu:
Khử trùng: Loại thuốc:…………………. Liều lượng:………………Thời gian:………
Chiếu xạ: Nguồn:………………………Liều lượng:………………Thời gian:………
Được sản xuất từ khu vực không nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam;
Biện pháp khác: ……………………………………………………………
2/ Có Giấy chứng nhận KDTV do cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ/KDTV của nước xuất khẩu cấp;
3/ Những vật thể trên:
Chỉ được phép đưa vào qua các cửa khẩu sau đây :
.........…………………………….......................................................................................................
Phải được hoàn tất thủ tục KDTV tại:............................….……………............................................
4/Lộ trình vận chuyển: ..................................………………...........................................................
5/ Địa điểm sử dụng:………….......................................................................................................
6/Khi tới nơi qui định, chủ vật thể trên phải thực hiện những nội dung sau đây:
Khai báo với Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố địa điểm gieo trồng để tiếp tục theo dõi tình trạng dịch hại;
Khai báo với Trung tâm KDTV sau nhập khẩu …;
Chỉ được đưa ra sản xuất sau khi có kết luận của cơ quan KDTV.
Yêu cầu KDTV khác:...................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
7/Giấy phép này có hiệu lực đến ngày .…... tháng .... năm 20...
CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH(TTHC)THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH
I.TTHC Cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Lĩnh vực:Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
-Bước1:Tổ chức,cánhân nộp hồ sơ đến Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt vàBảo vệ thực vật.
-Bước2:Tiếp nhận,thẩmđịnh hồ sơvàcấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật(theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT)trong thời hạn03ngày làm việc.
+Hồ sơkhông hợp lệ thìtrả lại vàyêu cầu bổ sung,hoàn thiện hồ sơ.
+Trường hợp không cấp phải thông báo cho tổ chức,cánhân bằng văn bản vànêu rõlýdo.
2.Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
-Trực tiếp
-Bưuđiện
-Trực tuyến
3.Thành phần,số lượng hồ sơ:
- Đơnđề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật(theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
-Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn laođộng trong vận chuyển,bảo quản thuốc bảo vệ thực vật của ngườiđiều khiển phương tiện hoặc ngườiáp tải hàng,khi nộp mang theo bản chínhđểđối chiếu(đối với vận chuyển bằngđường bộ).
-Một trong bản sao chụp các giấy tờ sau:Hợpđồng cung ứng;Hợpđồng vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật;Hóađơn tài chính về xuất,nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;Bản kêkhai vận chuyển hàng hóa của công ty(cóxác nhận vàdấu của công ty).
-Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng(cóxác nhận vàdấu của công ty).
Số lượng hồ sơ:01bộ
4.Thời hạn giải quyết:
03ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt.
- Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lục XXIX
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh …..
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận chuyển...................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................................
Điện thoại ……………………………Fax............................................................................................
Quyết định thành lập doanh nghiệp số …………ngày…..tháng ……năm………...................................
Đăng ký doanh nghiệp số………………………ngày…….tháng …….năm…………................................
tại……………………………………………………………………………………...........................................
Số tài khoản…………………….Tại ngân hàng……………………………………......................................
Họ tên người đại diện pháp luật………………………Chức danh…………………...................................
CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./………….....................................
Hộ khẩu thường trú…………………………………………………………………........................................
Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật” đối với loại thuốc bảo vệ thực vật sau:
STT | Tên thuốc BVTV/ hoạt chất | Số UN | Loại, nhóm hàng | Số hiệu nguy hiểm | Khối lượng vận chuyển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
cho phương tiện giao thông ……………………………………………………………………..
(lưu ý: ghi rõ loại phương tiện vận chuyển, trọng tải phương tiện, biển kiểm soát, tên chủ phương tiện, tên người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người áp tải hàng, số CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú).
Tôi cam kết đảm bảo an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
........., ngày..........tháng .......năm...........
Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục XXX
MẪU GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT … CHI CỤC ............................ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
GIẤY PHÉP
VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận chuyển...............................................................
2. Tên phương tiện, biển kiểm soát (1)…............................................................................................
3. Tên chủ phương tiện giao thông .…………………………................................................................
CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./………….....................................
Hộ khẩu thường trú…………………………………………………………………........................................
4. Tên người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (2)…………...............................................
CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./………….....................................
Hộ khẩu thường trú…………………………………………………………………........................................
5. Tên người áp tải hàng (nếu có)
6. Hàng hoá được vận chuyển:
STT | Tên thuốc BVTV/ hoạt chất | Số UN | Loại, nhóm hàng | Số hiệu nguy hiểm | Khối lượng vận chuyển (3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Hành trình (4) từ …………………………đến …………………………………..........................................
8. Thời gian bắt đầu vận chuyển………………………………………………….........................................
9. Thời hạn hiệu lực của giấy phép vận chuyển:……………………………….........................................
............, ngày..........tháng ........năm.........
CHI CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
Vào sổ đăng ký số:
Ngày ......tháng......năm....
Ghi chú:
(1), (2) Trường hợp cấp phép cho nhiều phương tiện, nhiều người điều khiển phương tiện thì Giấy phép bổ sung thêm Phụ lục danh sách phương tiện, người điều khiển phương tiện.
(3), (4) Trường hợp khối lượng vận chuyển khác nhau, lịch trình vận chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau thì Giấy phép bổ sung Phụ lục chi tiết các nội dung này.
II.TTHC Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật(thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh)
Lĩnh vực:Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
-Bước1:Tổ chức,cánhân nộp hồ sơ đến Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt vàBảo vệ thực vật.
-Bước2:Tiếp nhận,thẩmđịnh vàcấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật(theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục XXXV ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT)trong thời hạn10ngày làm việc.
Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản vànêu rõlýdo.
2.Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
-Trực tiếp
-Bưuđiện
-Trực tuyến
3.Thành phần,số lượng hồ sơ:
- Đơnđề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật(theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
-Bản sao chụp Giấy chứng nhậnđăng kýthuốc bảo vệ thực vật.
-Sản phẩm quảng cáo(nội dung,hình thức quảng cáođược thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh,tiếng nói,chữ viết,biểu tượng,màu sắc, ánh sáng vàcác hình thức tương tự).
-Danh sách báo cáo viên ghiđầyđủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên(đối với trường hợp hội chợ,hội thảo,hội nghị,tổ chức sự kiện,triển lãm,chương trình văn hoá,thể thao).
Số lượng hồ sơ:01bản giấy hoặc bảnđiện tử.
4. Thời hạn giải quyết:
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật:
Đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:
- Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương.
- Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
- Phương tiện giao thông.
- Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao;
- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo.
- Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Căn cứ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lục XXXIV
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên công ty, doanh nghiệp Số: ......
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày ..... tháng ...... năm ..... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Tên cơ quan có thẩm quyền
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: .......................................................
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..............
Số điện thoại:....................................Fax:..........................E-mail:………………………….......
Số giấy phép hoạt động :………………………………………………………………………...
Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:...................................................
Kính đề nghị ... (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thuốc bảo vệ thực vật sau:
STT | Tên thuốc BVTV | Giấy chứng nhận đăng ký | Phương tiện quảng cáo |
1. |
|
|
|
… |
|
|
|
Các tài liệu gửi kèm:
1.....................................................................................................................................................
2.....................................................................................................................................................
3………………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục XXXV
GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên cơ quan chủ quản Tên cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……., ngày………tháng…….năm 20….
|
GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Số: /20... /XNQC-ký hiệu viết tắt của cơ quan có thẩm quyền
(Tên cơ quan có thẩm quyền)..........xác nhận:
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: .......................................................
…...................................................................................................................................................
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..............
Số điện thoại:.............................Fax:..........................E-mail:…………………………..............
có nội dung quảng cáo (1) các thuốc bảo vệ thực vật trong bảng dưới đây phù hợp với quy định hiện hành.
STT | Tên thuốc BVTV | Giấy chứng nhận đăng ký | Phương tiện quảng cáo |
1. |
|
|
|
2 |
|
|
|
… |
|
|
|
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đúng nội dung đã được xác nhận.
| THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên,đóng dấu)
|
1. Nội dung quảng cáo được đính kèm Giấy xác nhận này .
III.TTHC Cấp Giấy chứng nhậnđủđiều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Lĩnh vực:Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
-Bước1:Tổ chức,cánhân(cơsở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật)nộp hồ sơ đến Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt vàBảo vệ thực vật.
-Bước2:Tiếp nhận,kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơtrong thời hạn02ngày làm việc.
Hồ sơkhông hợp lệ thìtrả lại vàyêu cầu bổ sung,hoàn thiện hồ sơ.
-Bước3:Thẩmđịnh hồ sơtrong thời hạn03ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơchưađáp ứngđược quyđịnh,thông báo cho tổ chức,cánhân bổ sung,hoàn thiện hồ sơ.
-Bước4:Thành lậpđoànđánh giá
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt vàBảo vệ thực vật tỉnh quyếtđịnh thành lậpĐoànđánh giátrong thời hạn05ngày làm việc.
-Bước5: Đánh giáthực tế tại cơsở
Đoànđánh giáthông báo bằng văn bản cho cơsở về kế hoạchđánh giátrước thờiđiểmđánh giá 05ngày,thời gianđánh giátại cơsở không quá 01ngày làm việc.
-Bước6:Cấp Giấy chứng nhậnđủđiều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật(theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT)trong thời hạn05ngày làm việc.
+ Trường hợp chưađạt yêu cầu,Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt vàBảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơsở nhữngđiều kiện khôngđạt vàyêu cầu tổ chức,cánhân khắc phục trong vòng60ngày.Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt vàBảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhậnđủđiều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn03ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược bản báo cáo khắc phục của cơsở hoặc kết quả kiểm tra lại.
+ Trường hợp không cấp,Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt vàBảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản vànêu rõlýdo.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
-Trực tiếp
-Bưuđiện
-Trực tuyến
3.Thành phần,số lượng hồ sơ:
- Đơnđề nghị cấp Giấy chứng nhậnđủđiều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật(theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
-Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp(mang theo bản chínhđểđối chiếu)Giấy chứng nhậnđăng kýdoanh nghiệp.
-Bản thuyết minhđiều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật(theo quyđịnh tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
Số lượng hồsơ:01bộ
4.Thời hạn giải quyết:
- 21ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- 84 ngày làm việc khi nhậnđược bản báo cáo khắc phục của cơsở cóđiều kiện khôngđạt hoặc kết quả kiểm tra lại không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức,cánhân
6.Cơquan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt vàBảo vệ thực vật
7.Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhậnđủđiều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật(Cógiátrị trong thời hạn05năm).
8.Phí,lệ phí:
Theo quyđịnh tại Thông tưsố223/2012/TT-BTC ngày24/12/2012 (Mục I,Biểu mức thu phí,lệ phítrong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9.Tên mẫuđơn,mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tưsố21/2015/TT-BNNPTNT).
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a)Về nhân lực
Chủ cơ sở bán thuốc, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học,sinh học,lâm sinh hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
b) Về địa điểm
-Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định.
- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.
c) Về kho thuốc bảo vệ thực vật
Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố:
- Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán lẻ
+ Khi xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m;
+ Kho có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.
- Kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán buôn đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Nghị định số66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lụcXIV
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi:Cục Bảo vệ thực vật hoặc
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
1. Đơn vị chủ quản:…………………………………………………………………...
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...………...
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………………
2. Tên cơ sở: ……………………………...................................................................
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...………..
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………………
Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
Đề nghị Quí cơ quan
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Sản xuất hoạt chất
- Sản xuất thuốc kỹ thuật
- Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật
- Đóng gói
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Cơ sở có cửa hàng
- Cơ sở không có cửa hàng
Cấp mới Cấp lại lần thứ ………..
Hồ sơ gửi kèm:.................................................................................................................
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
……, ngày….. tháng…..năm……
| Đại diện cơ sở (Ký và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục XVI
MẪU BẢNTHUYẾT MINHĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN THUYẾT MINH
ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Đơn vị chủ quản:....................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................................
Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..............................................
2. Tên cơ sở:..................................................................................................... .........................
Địa chỉ: .......................................................................................................................................
Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..............................................
3. Loại hình hoạt động
- DN nhà nước - DN liên doanh với nước ngoài - DN tư nhân - DN 100% vốn nước ngoài |
| - DN cổ phần - Hộ buôn bán - Khác: (ghi rõ loại hình) …………………………………… |
4. Năm bắt đầu hoạt động:………………………………………………………………........
5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
……………………………………………………………………………………….................
II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN
1. Cửa hàng(áp dụng đối với cơ sở có cửa hàng)
- Diện tích cửa hàng: ………….m2
- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho chứa hàng hóa: …………. m2 hoặc ................... tấn
- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:
2. Nhân lực:
Danh sách nhân lực, trong đó:
- Chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này (Ghi rõ tên loại văn bằng, giấy chứng nhận; ngày cấp; thời hạn hiệu lực; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).
- Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế (Ghi rõ ngày cấp; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).
- Những thông tin khác.
3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật
Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)
Không (tiếp tục khai báo mục 3.2)
3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:
Nơi chứa thuốc: từ 5000 kg trở lên dưới 5000 kg
Kích thước kho: chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ............ chiều cao: .....................
Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
a) Tên người đại diện: ................................................................................................................
Địa chỉ: ......................................................................................................................................
Điện thoại: ....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail: ...................................
b) Trạm cấp cứu gần nhất: ...........................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:............................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): .....................................................................................................
c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): ................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:.............................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................
d) Đồn cảnh sát gần nhất: .............................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:............................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................
đ) Tên khu dân cư gần nhất: .........................................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................
3.2. Nếu không có kho riêng,nêu tên những đơn vị mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):.............................................................................................................................
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
Phụ lục XX
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT … CHI CỤC ................................
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Số:…………….
Tên cơ sở: ……………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………...
Điện thoại: ………………… Fax: ………………………….
Tên đơn vị chủ quản: .…………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………… Fax: ………………………….
hoặc
Chủ cơ sở: ………………………………………………………………………………
Số chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………… Fax: ………………………………….......…….
Địa điểm cửa hàng buôn bán: …………………………………………………...……
Được công nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày…….tháng….năm….
………., ngày tháng năm
CHI CỤC TRƯỞNG
IV. TTHC Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ đến Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn).
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 4: Thành lập đoàn đánh giá
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh quyết định thành lập Đoàn đánh giá trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Trường hợp cơ sở đã được kiểm tra đánh giá xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản thì không thành lập Đoàn đánh giá.
- Bước 5: Đánh giá thực tế tại cơ sở
+ Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
+ Không đánh giá đối với cơ sở đã được kiểm tra đánh giá xếp loại A.
- Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 05 ngày làm việc.
+ Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và yêu cầu tổ chức, cá nhân khắc phục trong vòng 60 ngày. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại.
+ Trường hợp không cấp, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
Số lượng hồsơ:01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- 21 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- 07 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đối vớicơ sở được kiểm tra, đánh giá xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.
- 84 ngày làm việc khi nhậnđược bản báo cáo khắc phục của cơsở cóđiều kiện khôngđạt hoặc kết quả kiểm tra lại không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
-Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
10.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a)Về nhân lực
Chủ cơ sở bán thuốc, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học,sinh học,lâm sinh hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
b) Về địa điểm
-Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định.
- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.
c) Về kho thuốc bảo vệ thực vật
Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố:
- Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán lẻ
+ Khi xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m;
+ Kho có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.
- Kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán buôn đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lụcXIV
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi:Cục Bảo vệ thực vật hoặc
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
1. Đơn vị chủ quản:…………………………………………………………………...
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...………...
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………………
2. Tên cơ sở: ……………………………...................................................................
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...………..
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………………
Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
Đề nghị Quí cơ quan
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Sản xuất hoạt chất
- Sản xuất thuốc kỹ thuật
- Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật
- Đóng gói
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Cơ sở có cửa hàng
- Cơ sở không có cửa hàng
Cấp mới Cấp lại lần thứ ………..
Hồ sơ gửi kèm:.................................................................................................................
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
……, ngày….. tháng…..năm……
| Đại diện cơ sở (Ký và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục XVI
MẪU BẢNTHUYẾT MINHĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN THUYẾT MINH
ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Đơn vị chủ quản:....................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................................
Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..............................................
2. Tên cơ sở:..................................................................................................... .........................
Địa chỉ: .......................................................................................................................................
Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..............................................
3. Loại hình hoạt động
- DN nhà nước - DN liên doanh với nước ngoài - DN tư nhân - DN 100% vốn nước ngoài |
| - DN cổ phần - Hộ buôn bán - Khác: (ghi rõ loại hình) …………………………………… |
4. Năm bắt đầu hoạt động:………………………………………………………………........
5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
……………………………………………………………………………………….................
II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN
1. Cửa hàng(áp dụng đối với cơ sở có cửa hàng)
- Diện tích cửa hàng: ………….m2
- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho chứa hàng hóa: …………. m2 hoặc ................... tấn
- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:
2. Nhân lực:
Danh sách nhân lực, trong đó:
- Chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này (Ghi rõ tên loại văn bằng, giấy chứng nhận; ngày cấp; thời hạn hiệu lực; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).
- Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế (Ghi rõ ngày cấp; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).
- Những thông tin khác.
3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật
Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)
Không (tiếp tục khai báo mục 3.2)
3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:
Nơi chứa thuốc: từ 5000 kg trở lên dưới 5000 kg
Kích thước kho: chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ............ chiều cao: .....................
Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
a) Tên người đại diện: ................................................................................................................
Địa chỉ: ......................................................................................................................................
Điện thoại: ....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail: ...................................
b) Trạm cấp cứu gần nhất: ...........................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:............................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): .....................................................................................................
c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): ................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:.............................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................
d) Đồn cảnh sát gần nhất: .............................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:............................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................
đ) Tên khu dân cư gần nhất: .........................................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................
3.2. Nếu không có kho riêng,nêu tên những đơn vị mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):.............................................................................................................................
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
Phụ lục XX
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày08tháng6năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT … CHI CỤC ................................
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Số:…………….
Tên cơ sở: ……………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………...
Điện thoại: ………………… Fax: ………………………….
Tên đơn vị chủ quản: .…………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………… Fax: ………………………….
hoặc
Chủ cơ sở: ………………………………………………………………………………
Số chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………… Fax: ………………………………….......…….
Địa điểm cửa hàng buôn bán: …………………………………………………...……
Được công nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày…….tháng….năm….
………., ngày tháng năm
CHI CỤC TRƯỞNG
V. TTHC Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1.Trình tự thực hiện:
- Bước 1:Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật (vận chuyển nội địa) tạiChi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Bước 2:Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ,Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vậtquyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
- Bước 4:Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa thìChi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể biết.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp choChi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa (theo mẫu qui định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:24 giờ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận chuyển vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ vùng bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.
8. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục VI, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờkhai:
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT).
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
- Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch thực vật nội địa.
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ lụcII
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35 /2015/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 10 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…………, ngày……tháng……năm……
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
Kính gửi: …………………………………………………
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại: ………………… Fax/E-mail:
Số Giấy CMND: Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………..
Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật sau:
1. Tên hàng: …………..…………. Tên khoa học:................................................................................
Cơ sở sản xuất: .............................................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................................
2. Số lượng và loại bao bì: .............................................................................................................
3. Khối lượng tịnh: ………………………….. Khối lượng cả bì:............................................................
4. Phương tiện chuyên chở: ............................................................................................................
5. Nơi đi: ........................................................................................................................................
6. Nơi đến: .....................................................................................................................................
7. Mục đích sử dụng: ......................................................................................................................
8. Địa điểm sử dụng: ......................................................................................................................
9. Thời gian kiểm dịch:.....................................................................................................................
10. Địa điểm, thời gian giám sát xử lý (nếu có):.................................................................................
......................................................................................................................................................
Số bản Giấy chứng nhận KDTV cần cấp: …………… bản chính; ………… bản sao ............................
Vào sổ số: ……………… ngày ……/……/……
Cán bộ KDTV nhận giấy đăng ký | Tổ chức, cá nhân đăng ký |
Phụ lục II
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư 33 /2014 /TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) (TÊN CƠ QUAN KDTV)
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ..............., ngày.......tháng.......năm.......... |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
Số: ............. /KDTV
Cấp cho: .....................................................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................................
Điện thoại:....................................................................................................................................
CĂN CỨ CẤP GIẤY:
Giấy phép kiểm dịch thực vật (KDTV) nhập khẩu số …….ngày ……../…../……….. ;
Giấy đăng ký KDTV; Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;
Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm;
Dấu xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ của nước xuất khẩu;
Căn cứ khác: ………………………………………………………………………………..
CHỨNG NHẬN:
Những vật thể thuộc diện KDTV (vật thể) sau đây: .........................................................................
Tên khoa học:..............................................................................................................................
Số lượng: ....................................................................................................................................
Khối lượng: ………………………(viết bằng chữ).....................................................................
Phương tiện vận chuyển: ..............................................................................................................
Nơi đi: .........................................................................................................................................
Nơi đến: ......................................................................................................................................
Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam
Phát hiện loài ……………………………. là đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam. Lô vật thể đã được xử ký đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại trên;
Phát hiện sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể đã được xử ký đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại lạ trên;
Lô vật thể trên được phép chở tới: ……………………………………………………..
QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRONG KHI GỬI VÀ NHẬN HÀNG:
Lô vật thể được phép gieo trồng, sử dụng tại địa điểm quy định trên;
Lô vật thể được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo lộ trình trên và phải tuân thủ mọi quy định về KDTV quá cảnh của Việt Nam
Báo ngay cho cơ quan KDTV/Bảo vệ thực vật nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng, gieo trồng, ….);
Điều kiện khác: ………………………………………………………………………..
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:Chủ vật thể không được chở lô vật thể đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan KDTV.
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP XÃ
I. TTHCXác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
Lĩnh vực: Bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1:Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đặt địa chỉ giao dịch.
- Bước 2: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.
- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận đồng ý cho tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật vào Đơn đề nghị xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
Trường hợp không xác nhận, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đặt địa chỉ giao dịch.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) 02 bản Đơn đề nghị xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT).
b) Bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc Giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật (đối với dịch vụ thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật).
c) Bản sao chụp một trong những giấy tờ xác định địa chỉ giao dịch: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhà ở gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Hợp đồng thuê nhà hợp pháp còn hiệu lực tối thiểu là 01 (một) năm; Sổ hộ khẩu (đối với cá nhân).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
03ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT).
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013.
- Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
Phụ lụcI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT ngày16tháng12 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi:Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn………………………...….…
Tên Tổ chức/cá nhân đăng ký: …………………………..………………...............……….………..……
Người đại diện (đối với tổ chức):……………..…..……....;Chức vụ: ……….....…....................…….
Số CMND ….................……; Ngày cấp:………...……...; Nơi cấp: …….....……...................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………….. ………………………………............………………
Nơi tạm trú: ……… …………….………………………………………………………..………...........................…..…
Địa chỉ giao dịch:……… ………………………….........................………..………………………….………….……
.....................................................................................................................................................................................
Số điện thoại di động: ……………....…….... ; Số điện thoại cố định: ……………...........…………
Đề nghị xác nhận đăng ký hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật sau đây: (*)
- Dịch vụ tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật
- Dịch vụ phòng, chống sinh vật gây hại thực vật
Hồ sơ gửi kèm: ....................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan toàn bộ các thông tin trong hồ sơ là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật./.
Vào sổ số..............ngày......../......../........... | .....……, ngày….... tháng….....năm….… |
Xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn Nêu rõ tên Tổ chức/cá nhân (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) | Đại diện Tổ chức/cá nhân đăng ký (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
( * Ghi chú: Gạch bỏ nội dung không đăng ký)
01 | Văn bản dẫn chiếu |
02 | Văn bản quy định hết hiệu lực một phần |
03 | Văn bản quy định hết hiệu lực một phần |
Quyết định 4307/QĐ-BNN-BVTV Thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực bảo vệ thực vật
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu: | 4307/QĐ-BNN-BVTV |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 24/10/2016 |
Hiệu lực: | 24/10/2016 |
Lĩnh vực: | Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Lê Quốc Doanh |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực một phần |