hieuluat

Quyết định 672/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch sơ kết công tác cải cách hành chính của Bộ Tư pháp giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn II (2016-2020)

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tư phápSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:672/QĐ-BTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đinh Trung Tụng
    Ngày ban hành:06/04/2015Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:06/04/2015Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Hành chính
  • BỘ TƯ PHÁP
    ------------
    Số: 672/QĐ-BTP
          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -----------------------------
    Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2015    
     
     
     QUYẾT ĐỊNH
    Ban hành Kế hoạch sơ kết công tác cải cách hành chính của Bộ Tư pháp giai đoạn I (2011 - 2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn II (2016 - 2020)
    ------------------------------------
    BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
     
    Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
    Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 và Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020;
    Căn cứ Quyết định số 110/QĐ-BNV ngày 02/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011 - 2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2016 - 2020);
    Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch sơ kết công tác cải cách hành chính của Bộ Tư pháp giai đoạn I (2011 - 2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn II (2016 - 2020).
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
    Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3 (để thực hiện);
    - Bộ Nội vụ (để phối hợp);
    - Bộ trưởng (để báo cáo);
    - Các Thứ trưởng (để biết, chỉ đạo thực hiện);
    - Lưu: VT, VP (TH).
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
     
    (Đã ký)
     
    Đinh Trung Tụng
     


             BỘ TƯ PHÁP                                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               --------------                                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                                             -------------------------
     
    KẾ HOẠCH
    Sơ kết công tác cải cách hành chính của Bộ Tư pháp giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn II (2016-2020)
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 672/QĐ-BTP ngày 06/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
    ---------------------------------------------
     
    I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
    1.MỤC TIÊU
    - Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ qua 5 năm triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 30c/NQ-CP), trên cơ sở đó làm nổi bật những kết quả đã đạt được, làm rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011 - 2015).
    - Phát hiện những sáng kiến và cách làm hay, những điển hình tốt trong cải cách hành chính cần được nhân rộng để triển khai thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP trong giai đoạn II (2016 - 2020).
    - Rà soát, đề xuất việc bổ sung, điều chỉnh mục tiêu và các nhiệm vụ của Nghị quyết 30c/NQ-CP để làm căn cứ xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2016 - 2020)
    2. YÊU CẦU
    - Việc sơ kết phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.
    - Triển khai các nhiệm vụ sơ kết đảm bảo chất lượng, tiến độ đối với các nhiệm vụ giao Bộ Tư pháp tại Quyết định số 110/QĐ-BNV ngày 02/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011 - 2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2016 - 2020).
    - Sơ kết phải căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của: Nghị quyết 30c/NQ-CP; các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tư pháphàng năm từ 2011 đến 2015.
    II. NỘI DUNG SƠ KẾT
    1. Xây dựng Báo cáo sơ kết giai đoạn I (2011 - 2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn II (2016 - 2020) tại các đơn vị thuộc Bộ: Nội dung báo cáo thực hiện theo Đề cương Báo cáo sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2016-2020) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (được gửi kèm theo Kế hoạch này)
    - Thời gian: các đơn vị gửi Báo cáo sơ kết về Văn phòng Bộ trước ngày 31/5/2015.
    - Đơn vị chủ trì: Các đơn vị thuộc Bộ.
    Trong đó, các đơn vị sau tập trung đánh giá sâu về kết quả triển khai thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ Tư pháp trong các lĩnh vực cụ thể là:
    + Văn phòng Bộ: công tác chỉ đạo, điều hành và lĩnh vực cải cách thể chế (mục I và II.1 Phần thứ nhất Đề cương Báo cáo sơ kết và mục 1-4, mục 28 Phụ lục Báo cáo sơ kết được gửi kèm theo Kế hoạch này).
    + Cục Kiểm tra văn bản QPPL: số liệu tại mục 5-7 Phụ lục Báo cáo sơ kết được gửi kèm theo Kế hoạch này.
    + Cục Kiểm soát thủ tục hành chính: lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính (mục II.2 Phần thứ nhất Đề cương Báo cáo sơ kết và mục 8-10 Phụ lục Báo cáo sơ kết được gửi kèm theo Kế hoạch này).
    + Vụ Tổ chức cán bộ: lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nướcvà lĩnh vực xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức(mục II.3 và II.4 Phần thứ nhất Đề cương Báo cáo sơ kết và mục 11-20 Phụ lục Báo cáo sơ kết được gửi kèm theo Kế hoạch này).
    + Vụ Kế hoạch - Tài chính: lĩnh vực cải cách tài chính công (mục II.5 Phần thứ nhất Đề cương Báo cáo sơ kết và mục 21-23 Phụ lục Báo cáo sơ kết được gửi kèm theo Kế hoạch này).
    + Cục Công nghệ thông tin:lĩnh vực hiện đại hóa hành chính(mục II.6 Phần thứ nhất Đề cương Báo cáo sơ kết và mục 24-27 Phụ lục Báo cáo sơ kết được gửi kèm theo Kế hoạch này).
    2. Xây dựng Báo cáo sơ kết giai đoạn I (2011 - 2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn II (2016 - 2020)
    - Thời gian: gửi Bộ Nội vụ trước ngày 30/6/2015.
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ.
    - Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ.
    3. Xây dựng Chuyên đề sơ kết việc thực hiện cải cách thể chế
    - Thời gian: gửi Bộ Nội vụ trước ngày 31/7/2015.
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ.
    - Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ.
    4. Xây dựng Chuyên đề sơ kết việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính
    - Thời gian: gửi Bộ Nội vụ trước ngày 31/7/2015.
    - Đơn vị chủ trì: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
    - Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ.
    5. Tổ chức hội nghị, tọa đàm lấy ý kiến góp ý đối với: Báo cáo sơ kết nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn I (2011 - 2015) của Bộ; 02 chuyên đề sơ kết về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn II (2016 - 2020), trọng tâm là đối với lĩnh vực cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính
    - Thời gian: Tháng 6, 7/2015.
    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ.
    - Đơn vị phối hợp: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ sơ kết theo đúng yêu cầu và tiến độ Kế hoạch đề ra.
    2.Chánh Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch, báo cáo và đề xuất với Bộ trưởng (khi cần thiết) về các biện pháp để bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sơ kết Nghị quyết 30c/NQ-CP theo đúng yêu cầu của Bộ Nội vụ.
    3. Các đơn vị thuộc Bộ lập dự toán kinh phí để được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm đối với nội dung sơ kết tại mục II.1.
    Kinh phí phục vụ cho nhiệm vụ II.2, II.3, II.4, II.5được cấp từ nguồn kinh phí cải cách hành chính năm 2015. Nội dung và định mức chi thực hiện theo quy định tài chính hiện hành./.
     

                                    
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG
     
     
     
    Đinh Trung Tụng
     
     
     
     
     
     
     
     
     


    BỘ NỘI VỤ
    -----------
     
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------------------------
     
     
    ĐỀ CƯƠNG
    Báo cáo sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2016-2020) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
     (Kèm theo Công văn số: 1356 /BNV-CCHC, ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nội vụ)
    ------------------------------------
     
    Phần thứ nhất
    SƠ KẾT VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN I (2011-2015)
     
    I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI
    1. Phổ biến, quán triệt Chương trình tổng thể
    - Tình hình tổ chức học tập, phổ biến và quán triệt Chương trình tổng thể và các văn bản quan trọng khác có liên quan của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là bộ, ngành).
    - Đánh giá về mức độ nhận thức chấp hành triển khai thực hiện sau học tập, quán triệt của lãnh đạo các cấp và cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị.
    2. Về tổ chức chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
    - Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính (đánh giá mức độ cụ thể) của bộ, ngành để triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính.
    - Các văn bản khác liên quan đến việc triển khai, thực hiện chương trình, kế hoạch.
    - Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính.
    - Việc tổ chức các hội nghị giao ban công tác cải cách hành chính.
    - Công tác thi đua, khen thưởng gắn với thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại bộ, ngành.
    - Những sáng kiến trong triển khai công tác cải cách hành chính được triển khai áp dụng.
    3. Kiểm tra việc thực hiện
    - Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra.
    - Kết quả và mức độ thực hiện.
    - Số lượng các lần tổ chức đoàn đi kiểm tra trong đó nêu rõ số đơn vị được kiểm tra.
    - Những vấn đề lớn đã phát hiện và xử lý sau kiểm tra.
    4. Thông tin, tuyên truyền
    - Xây dựng kế hoạch và cách thức thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính (hướng vào các nội dung chủ yếu: mục tiêu, nội dung của Chương trình tổng thể; cải cách thủ tục hành chính; xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách…).
    - Đánh giá mức độ nắm bắt, hiểu biết… về chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức của bộ, ngành.
    5. Nhận xét, đánh giá chung về công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính.
    II. SƠ KẾT, ĐÁNH GIÁ CÁC NỘI DUNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THEO CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ
    Bám sát các mục tiêu (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể) và nội dung cải cách hành chính, nêu rõ kết quả đạt được, những nội dung và mục tiêu đạt được, mức độ đạt được cụ thể trên các nội dung sau đây:
    1. Cải cách thể chế
    1.1. Kết quả chủ yếu đã đạt được
    a) Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành
    - Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật;
    - Báo cáo cụ thể tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của bộ, ngành đã được phê duyệt, nêu rõ mức độ hoàn thành kế hoạch;
    - Các bộ, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể báo cáo kết quả đạt được về xây dựng và hoàn thiện thể chế, trọng tâm là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể trên các lĩnh vực như sau: thể chế về sở hữu và kinh tế; quy định pháp luật về xã hội hóa; thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; quy định pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân;
    - Đánh giá tác động của các thể chế đó đến các mặt của đời sống xã hội: phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội, an sinh xã hội…;
    - Đánh giá những cải cách trong quy trình xây dựng và ban hành thể chế;
    - Việc tuân thủ quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
    b)Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: Nêu cụ thể tình hình xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Trong đó, thống kê số lượng VBQPPL được rà soát, hệ thống hóa; việc xử lý các vấn đề phát hiện sau rà soát
    c) Công tác kiểm tra VBQPPL
    - Nêu cụ thể tình hình xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
    - Việc triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, nêu cụ thể số cơ quan trong kế hoạch đã được kiểm tra trên thực tế;
    - Việc xử lý các vấn đề phát hiện sau kiểm tra.
    d) Việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành: Tình hình triển khai thực hiện trên các nội dung cụ thể như: tổ chức các hội nghị triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
    đ) Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành
    e) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực
    1.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
    2. Cải cách thủ tục hành chính
    2.1. Kết quả đạt được
    a) Cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
    - Tổng số thủ tục hành chính đã ban hành trong quá trình quản lý của bộ, ngành và đã công bố công khai các loại thủ tục (các loại giấy tờ, biểu mẫu) và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định để tổ chức, công dân biết thực hiện;
    - Việc cắt giảm, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành;
    - Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực trọng tâm như: đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu; nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học và công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
    - Số thủ tục hành chính đã được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét huỷ bỏ, sửa đổi những nội dung không còn phù hợp với yêu cầu của cải cách hành chính; những thủ tục đặt ra ngoài quy định (tỷ lệ so với tổng số thủ tục hành chính đã ban hành).
    b) Về kiểm soát thủ tục hành chính
    - Kiểm soát việc ban hành mới các thủ tục hành chính;
    - Về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
    - Việc ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo các quy định của Chính phủ;
    - Kết quả thực hiện kế hoạch, trong đó nêu rõ mức độ hoàn thành kế hoạch, việc xử lý các vấn đề phát hiện sau rà soát;
    - Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, ngành;
     - Việc cập nhật, công bố thủ tục hành chính theo quy định.
    c) Công khai thủ tục hành chính
    - Việc niêm yết công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính của bộ, ngành;
    - Việc công khai thủ tục hành chính trên website của bộ, ngành;
    - Các hình thức công khai khác.
    d) Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ, ngành
    2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
    3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
    3.1. Kết quả chủ yếu đã đạt được
    a) Rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của bộ, ngành
    - Tình hình triển khai các quy định của Chính phủ về tổ chức bộ máy, trong đó nêu rõ mức độ tuân thủ quy định của Chính phủ về tổ chức bộ máy của bộ, ngành;
    - Số lượng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc tăng, giảm qua các đợt sắp xếp tổ chức bộ máy;
    - Tình hình tổ chức thực hiện và mức độ chồng chéo chức năng, nhiệm vụ;
    - Tình hình tổ chức thực hiện và mức độ chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị thuộc bộ, ngành;
    - Tình hình quản lý biên chế của bộ, ngành;
    - Tình hình triển khai thực hiện quy chế làm việc của bộ, ngành.
    b) Đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương (các bộ, ngành thực hiện báo cáo theo phạm vi chức năng quản lý nhà nước của mình và sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ)
    c) Về phân cấp quản lý
    - Việc đề xuất đẩy mạnh phân cấp đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành;
    - Việc thực hiện các quy định phân cấp do Chính phủ ban hành;
    - Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ đã phân cấp cho địa phương;
    - Xử lý các vấn đề về phân cấp được phát hiện sau khi tiến hành kiểm tra.
    d) Về kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành
    - Công tác xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra;
    - Kết quả thực hiện kế hoạch, trong đó nêu rõ số lượng các cơ quan, đơn vị được kiểm tra, kết quả xử lý các vấn đề đặt ra sau kiểm tra.
    đ) Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.
    3.2. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
    4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
    4.1. Kết quả chủ yếu đã đạt được
    a) Kết quả triển khai và thực hiện các nội dung về cải cách chế độ công vụ, công chức theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ
    b) Về xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức
    c) Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành
    d) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
    đ) Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
    e) Việc thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức của bộ, ngành
    - Việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức tại bộ, ngành;
    - Kết quả thực hiện quy định về tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng và các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức;
    - Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
    - Thực hiện thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh (trong đó nêu rõ số lượng cơ quan, đơn vị trực thuộc đã thực hiện trên tổng số);
    - Tình hình thực hiện thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý;
    - Về chính sách thu hút người tài vào bộ máy hành chính;
    - Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
    g) Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công
    4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
    5. Cải cách tài chính công
    5.1. Kết quả chủ yếu đạt được
    a) Các nội dung báo cáo theo lĩnh vực quản lý của bộ, ngành
    - Hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công, chính sách an sinh xã hội;
    - Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước; quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài, nợ Chính phủ, nợ quốc gia, nợ công;
    - Đổi mới cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
    - Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước;
    - Tăng cường đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình, thể dục, thể thao.
    b) Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, ngành
    - Về thực hiện cơ chế tự chủ tại các cơ quan hành chính nhà nước;
    Về thực hiện cơ chế tự chủ tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập;
    - Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
    5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
    6. Về hiện đại hóa hành chính
    6.1. Kết quả chủ yếu đạt được
    - Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên mạng Internet; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đến năm 2020;
    - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân;
    - Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính;
    - Về một số nội dung cụ thể thực hiện hiện đại hoá hành chính tại bộ, ngành
    + Việc xây dựng và ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT của bộ, ngành;
    + Việc ứng dụng phần mềm quản lý văn bản tại các cơ quan hành chính thuộc bộ, ngành;
    + Việc sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) để trao đổi công việc tại bộ, ngành;
    + Tình hình triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, thống kê số lượng TTHC được cung cấp trực tuyến ở các mức độ 1 và 2, mức độ 3, mức độ 4.
    + Báo cáo cụ thể tình hình triển khai và Công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan bộ.
    6.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
    III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015
    1. Những kết quả tích cực đã đạt được
    2. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
    Chỉ rõ những mục tiêu, nội dung cải cách không đạt được hoặc đạt được ở mức độ thấp.
    3. Những bài học kinh nghiệm trong triển khai cải cách hành chính
     
    Phần thứ hai
    PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020
     
    Trong phần này, ngoài những vấn đề đã được quy định cụ thể tại Nghị quyết 30c/NQ-CP, các bộ, ngành đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch cải cách hành chính trong thời gian tới, đề nghị tập trung vào những nội dung sau:
    1.Về nội dung cải cách hành chính
    2. Mục tiêu, kết quả dự kiến của Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020
    - Mục tiêu chung
    - Các mục tiêu cụ thể
    - Các kết quả, sản phẩm
    3. Các giải pháp bảo đảm thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020
    4. Tổ chức thực hiện
     Phân công trách nhiệm triển khai.
     
    Phần thứ ba
    NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
     
    1. Kiến nghị với Chính phủ về nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định, chế độ, chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tế để đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian tới.
    2. Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện tốt hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn tới.
    3. Những kiến nghị, đề xuất khác./.
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020
    Ban hành: 08/11/2011 Hiệu lực: 08/11/2011 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 22/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
    Ban hành: 13/03/2013 Hiệu lực: 01/05/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020
    Ban hành: 13/06/2013 Hiệu lực: 13/06/2013 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    04
    Quyết định 110/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành Kế hoạch sơ kết công tác cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn II (2016-2020)
    Ban hành: 02/03/2015 Hiệu lực: 02/03/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ, chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
    Ban hành: 05/09/2005 Hiệu lực: 29/09/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 672/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch sơ kết công tác cải cách hành chính của Bộ Tư pháp giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn II (2016-2020)

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tư pháp
    Số hiệu:672/QĐ-BTP
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:06/04/2015
    Hiệu lực:06/04/2015
    Lĩnh vực:Hành chính
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Đinh Trung Tụng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X