hieuluat

Thông báo 124/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải tại cuộc họp Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Văn phòng Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:124/TB-VPCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Đoàn Mạnh Giao
    Ngày ban hành:15/08/2003Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:15/08/2003Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Hành chính
  • Thông báo

    THÔNG BÁO

    CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 124/TB-VPCP
    NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2003 VỀ Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA
    THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI TẠI CUỘC HỌP BAN CHỈ ĐẠO CCHC
    CỦA CHÍNH PHỦ NGÀY 04/8/2003

     

    Ngày 04/8/2003, Thủ tướng Phan Văn Khải đã làm việc với Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

    Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung - ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ trình bày Báo cáo công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2003, Báo cáo của Ban thư ký Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ về hoạt động của Ban Chỉ đạo và Ban thư ký thời gian qua và ý kiến phát biểu của các thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng đã kết luận như sau:

    1. Nhất trí với nội dung Báo cáo về công tác CCHC 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2003 của Ban Chỉ đạo. Sáu tháng đầu năm 2003, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và Ban Thư ký có nhiều cố gắng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai chương trình công lác CCHC, đã làm được nhiều việc có kết quả. Đặc biệt là trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo đã tham gia thẩm định để Chính phủ xét duyệt và ban hành các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chỉ dạo tổng kết thí điểm cải cách hành chính theo mô hình "một cửa", khoán biên chế và chi phí hành chính, thí điểm cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển, thí điểm về phân cấp quản lý hành chính trong công tác bảo đảm trật tự và an toàn giao thông ở một số quận của thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

    Ban Chỉ đạo cần tiếp tục chủ động đề xuất và tham gia ý kiến trong việc giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm tra các bộ, ngành, chính quyền địa phương thực hiện khẩn trương Chương trình tổng thể cải cách hành chính và các chương trình hành động.

    2. Về chương trình công tác 6 tháng cuối năm, cần chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng sau đây:

    a) Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy việc xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu rất sâu và tiến hành khẩn trương, đồng bộ. Hướng ưu tiên là tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp, loại bỏ những cản trở, vướng mắc để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy nội lực. Trong Ban Chỉ đạo cần có sự phân công để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Bộ trưởng Tư pháp Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng, đồng chí Đỗ Quốc Sam, đồng chí Trần Xuân Giá tổ chức việc nghiên cứu và chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan thực hiện nhiệm vụ này.

    b) Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; tách quản lý nhà nước ra khỏi hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mà xét về thực chất là một cuộc cách mạng. Thực hiện tốt chủ trương này sẽ tạo ra chuyển biến mạnh về hoạt động của bộ máy nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    Đồng chí Nguyễn Khánh cùng Bộ trưởng các bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Khoa học và Công nghệ và Uỷ ban Thể dục Thể thao tổ chức việc nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ những cơ chế, chính sách cụ thể, sát thực tế nhằm thúc đẩy nhanh công tác này. Cần huy động một số chuyên gia có trình độ cao tham gia việc nghiên cứu.

    c) Tiếp tục triển khai chủ trương phân cấp quản lý hành chính nhà nước với tinh thần là phân cấp mạnh cho địa phương; phân công quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng. Phân cấp phải gắn với quy hoạch, kế hoạch và đổi mới cơ chế quản lý.

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo việc nghiên cứu và đôn đốc các bộ, ngành thực hiện tốt nhiệm vụ này.

    d) Tăng cường công tác đào tạo, bối dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Bộ máy và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay chưa theo kịp yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời với việc đào tạo, bồi dưỡng, phải kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những người không đủ phẩm chất, năng lực. Cần bố trí một khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước để 1àm việc điều chỉnh, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phải được chuẩn hóa về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung chủ trì, tổ chức nghiên cứu, đề xuất giải pháp để thực hiện có kết quả công việc này.

    đ) Ban Cán sự Đảng Chính phủ được Bộ Chính trị giao chuẩn bị báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ cần tổ chức thảo luận, có ý kiến đánh giá 3 năm thực hiện cải cách hành chính. Đồng chí Nguyễn Khánh và đồng chí Đỗ Quốc Sam trực tiếp góp ý kiến với các đồng chí chịu trách nhiệm soạn thảo báo cáo.

    3. Về kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và Ban Thư ký:

    - Đồng ý bổ sung đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Xuân Giá, Trưởng Ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng làm Uỷ viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Đồng chí Đỗ Quang Trung làm Phó Ban thường trực Ban Chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Khánh, đồng chí Đỗ Quốc Sam tiếp tục tham gia chỉ đạo cải cách hành chính, là ủy viên Ban Chỉ đạo, làm việc chuyên trách.

    Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Thường trực, giúp Thủ tướng thường xuyên làm việc với Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và Ban Thư ký Ban chỉ đạo.

    - Đồng ý việc kiện toàn Ban Thư ký của Ban Chỉ đạo. Tổng thư ký phải dành hầu hết thì giờ cho công việc cải cách hành chính. Ngoài 2 Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính (Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ) cần bổ sung một số cán bộ có trình độ nghiên cứu và có kinh nghiệm quản lý hành chính nhà nước cho Ban Thư ký. Các thành viên Ban thư ký phải hoạt động chuyên trách, hoặc tập trung phần lớn thời gian làm việc cho nhiệm vụ cải cách hành chính. Hoạt động hàng ngày của Ban Thư ký gắn với Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực về cải cách hành chính của Chính phủ.

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X