Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ | Số công báo: | 817&818-08/2020 |
Số hiệu: | 03/2020/TT-BNV | Ngày đăng công báo: | 08/08/2020 |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Vĩnh Tân |
Ngày ban hành: | 21/07/2020 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 05/09/2020 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Hành chính, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
BỘ NỘI VỤ _______ Số: 03/2020/TT-BNV | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM _______________________ Hà Nội, ngày 21 tháng 07 năm 2020 |
THÔNG TƯ
Quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức
__________
Căn cứ Luật Tố cáo năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc tố cáo, giải quyết tố cáo.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo.
Điều 3. Nội dung bảo vệ vị trí công tác
Bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức là việc bảo vệ công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm của cán bộ, công chức; công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý của viên chức trong quá trình giải quyết tố cáo.
Điều 4. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được người có thẩm quyền giải quyết tố cáo yêu cầu hoặc đề nghị thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp người tố cáo đó không thuộc thẩm quyền quản lý của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
3. Tổ chức, đơn vị làm công tác tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn, ban thanh tra nhân dân và các tổ chức khác cùng cấp trong việc thực hiện bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 5. Trình tự, thủ tục bảo vệ
Trình tự, thủ tục bảo vệ được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VI Luật Tố cáo.
Điều 6. Biện pháp bảo vệ
1. Biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Tố cáo.
2. Không thực hiện việc điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm, phân công công việc khác đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ, trừ các trường hợp sau:
a) Thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Chương V Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;
b) Được sự đồng ý của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức;
c) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
3. Không xử lý kỷ luật người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ, trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm không liên quan đến lĩnh vực tố cáo.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; Website Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Website Bộ Nội vụ; - Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Lưu: VT, CCVC. | BỘ TRƯỞNG
Lê Vĩnh Tân
|
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
Thông tư 3/2020/TT-BNV thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ |
Số hiệu: | 03/2020/TT-BNV |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 21/07/2020 |
Hiệu lực: | 05/09/2020 |
Lĩnh vực: | Hành chính, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
Ngày công báo: | 08/08/2020 |
Số công báo: | 817&818-08/2020 |
Người ký: | Lê Vĩnh Tân |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |