hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 08/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

2 hóa đơn cùng ngày trên 20 triệu có bắt buộc chuyển khoản?

2 hóa đơn cùng ngày trên 20 triệu có bắt buộc chuyển khoản? 2 hóa đơn cùng ngày dưới 20 triệu được thanh toán tiền mặt? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • 2 hóa đơn cùng ngày trên 20 triệu có bắt buộc chuyển khoản?
  • 2 hóa đơn cùng ngày dưới 20 triệu được thanh toán tiền mặt?
  • Hóa đơn trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt được không?

2 hóa đơn cùng ngày trên 20 triệu có bắt buộc chuyển khoản?

2 hóa đơn cùng ngày trên 20 triệu có bắt buộc chuyển khoản?

2 hóa đơn cùng ngày trên 20 triệu có bắt buộc chuyển khoản?

- Căn cứ khoản 5 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định nếu mua hàng hóa hoặc dịch vụ của một bên cung cấp có giá trị dưới 20 triệu nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày và có tổng giá trị từ trên 20 triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT nếu có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

- Đồng thời căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định đối với trường hợp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt mới được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Theo đó, căn cứ các quy định nêu trên nếu trường hợp các tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu nhưng mua nhiều lần trong một ngày và tổng giá trị từ trên 20 triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Mà căn cứ Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC thì chứng từ thanh toán qua ngân hàng là chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản bên mua sang bên bán được mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán theo quy định như là: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, nhờ thu, thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, sim điện thoại, ví điện tử...

Tóm lại, nếu mua hàng hóa, dịch vụ của một bên cung cấp có giá trị dưới 20 triệu nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày và có tổng giá trị từ trên 20 triệu đồng thì cần thanh toán không dùng tiền mặt để được khấu trừ thuế.

Trường hợp muốn được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì giao dịch này cần được thành toán không dùng tiền mặt và có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

2 hóa đơn cùng ngày dưới 20 triệu được thanh toán tiền mặt?

2 hóa đơn cùng ngày dưới 20 triệu được thanh toán tiền mặt?2 hóa đơn cùng ngày dưới 20 triệu được thanh toán tiền mặt?

Căn cứ khoản 5 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC và điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC đã phân tích tại phần trên, pháp luật hiện nay không có quy định bắt buộc nếu có 2 hóa đơn cùng ngày dưới 20 triệu thì phải thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản.

Theo đó, trường hợp có 2 hóa đơn cùng ngày dưới 20 triệu thì bên mua hoàn toàn có thể chọn thanh toán bằng tiền mặt.

Hóa đơn trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt được không?

Căn cứ điểm a, c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP) có quy định một số trường hợp các khoản chi trên 20 triệu có thể được thanh toán bằng tiền mặt như sau:

- Thứ nhất là các khoản chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác; khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp.

- Thứ hai là những khoản chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, cụ thể bao gồm:

Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, phí thực hiện chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV , tư vấn khám, xét nghiệm HIV cho người lao động của doanh nghiệp.

- Thứ ba là những khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ như là:

Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi , ốm đau thiên tai, tai nạn, địch họa; chi hỗ trợ cho người lao động chi phí đi lại ngày lễ, tết và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; chi khen thưởng cho con cái của người lao động đạt thành tích tốt về học tập.

- Các khoản thu mua hàng hóa, dịch vụ sau đây được được lập Bảng kê:

  • Mua sản phẩm nông, lâm, thủy sản từ người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

  • Sản phẩm thủ công làm bằng nứa, lá, đay, mây, cói, tre, song, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp do người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra;

  • Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đất, cát, sỏi, đá do hộ gia đình, cá nhân tự khai thác và trực tiếp bán ra, mua đồ dùng, tài sản, của cá nhân, hộ gia đình trực tiếp bán ra và dịch vụ mua từ hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh;

  • Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới mức chịu thuế GTGT.

Trên đây là thông tin liên quan vấn đề 2 hóa đơn cùng ngày trên 20 triệu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số  19006192 để được hỗ trợ
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Văn bản liên quan

Có thể bạn quan tâm

X