hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 16/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Biên chế suốt đời là gì? 3 trường hợp biên chế suốt đời

Biên chế suốt đời là một cụm từ khá quen thuộc, thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về nội dung này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến quý bạn đọc thông tin về biên chế suốt đời là gì? 3 trường hợp biên chế suốt đời.

 
Mục lục bài viết
  • Biên chế suốt đời là gì?
  • 3 trường hợp biên chế suốt đời
  • Hợp đồng không xác định thời hạn và biên chế suốt đời có giống nhau?
Câu hỏi: Tôi là giáo viên cho một trường tiểu học công lập ở địa phương. Gần đây, tôi có nghe các đồng nghiệp bàn về chế độ biên chế suốt đời nhưng tôi không hiểu về nội dung này. Luật sư có thể cho tôi biết biên chế suốt đời là gì và các trường hợp nào được hưởng chế độ biên chế suốt đời? Cảm ơn Luật sư.

Biên chế suốt đời là gì?

Biên chế suốt đời là gì?

Biên chế suốt đời là gì?

Biên chế suốt đời là cụm từ chỉ những vị trí việc làm có tính tính chất lâu dài lâu dài, ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn tại các cơ quan nhà nước hoặc các đơn vị sự nghiệp công lập, hưởng lương và các khoản phụ cấp từ quỹ lương của nhà nước.

Trước đây, theo Luật Viên chức 2010, tất cả viên chức làm việc đều được hưởng biên chế suốt đời và ký hợp đồng làm việc không thời hạn. Thế nhưng, hiện nay không còn áp dụng chế độ biên chế suốt đời nữa. 

Bởi lẽ, theo Điều 25 Luật Viên chức 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2019, thì viên chức ký hợp đồng làm việc sau ngày 01/07/2020 phải ký hợp đồng xác định thời hạn. Thời hạn trong hợp đồng làm việc kéo dài từ 12 - 60 tháng tuỳ vào thoả thuận và chính sách của cơ quan Nhà nước.

Trong đó, viên chức được hiểu là những người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập và có ký hợp đồng làm việc theo quy định pháp luật.

3 trường hợp biên chế suốt đời

Theo Điều 25 Luật Viên chức hiện hành, có 03 trường hợp mà viên chức được hưởng chế độ biên chế suốt đời, cụ thể như sau:

3 trường hợp biên chế suốt đời

3 trường hợp biên chế suốt đời

- Viên chức được tuyển dụng vào làm việc trước ngày 01/7/2020. Theo đó, nếu những viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 và đã ký hợp đồng không xác định thời hạn thì được tiếp tục làm việc theo hợp đồng đó. 

Còn với viên chức được tuyển dụng trước ngày này mà ký hợp đồng có thời hạn thì thực hiện theo hợp đồng đó. Sau khi hợp đồng hết hạn, thì các bên được ký kết hợp đồng làm việc không thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và điều kiện của pháp luật.

- Cán bộ, công chức chuyển sang làm việc với vị trí viên chức theo quy định. Cần lưu ý rằng, cán bộ/công chức chỉ được chuyển sang làm viên chức khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện trở thành viên chức theo quy định của Luật Viên chức.

- Viên chức được tuyển dụng và làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đó, những người này dù được tuyển dụng trước hay sau ngày 01/7/2020, thì vẫn được hưởng chế độ biên chế suốt đời.

Như vậy, hiện nay ngoài 03 trường hợp biên chế suốt đời nêu trên, viên chức không được hưởng chế độ biên chế suốt đời, tức là phải ký kết hợp động làm việc có xác định thời hạn cụ thể từ 12 - 60 tháng.

Hợp đồng không xác định thời hạn và biên chế suốt đời có giống nhau?

Hợp đồng không xác định thời hạn có những điểm khác biệt so với biên chế suốt đời.

Hợp đồng không xác định thời hạn là một loại hợp đồng mà thời gian làm việc của người lao động không bị giới hạn, tức là các bên không thoả thuận về thời hạn của hợp đồng.

Trong khi đó, biên chế suốt đời nhằm chỉ công việc có tính chất  ổn định, lâu dài, vô thời hạn tại cơ quan Nhà nước. 

Theo đó, có một số tiêu chí để phân biệt biên chế suốt đời và hợp đồng không xác định thời hạn, cụ thể như sau:

Điểm khác nhau

Hợp đồng không xác định thời hạn

Biên chế suốt đời

Chủ thể ký kết hợp đồng

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế,... không bắt buộc phải là cơ quan Nhà nước

Người sử dụng lao động là cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập


 

Hình thức tuyển dụng

Phỏng vấn, thi tuyển, xét tuyển

Thi tuyển, xét tuyển

Lương, phụ cấp

- Từ quỹ lương của tổ chức, công ty, doanh nghiệp

- Tiền lương, mức phụ cấp do các bên tự thoả thuận trong hợp đồng, đảm bảo đúng quy định pháp luật

- Được hưởng lương từ ngân sách của Nhà nước

- Tiền lương, mức phụ cấp, khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật

Quyền và nghĩa vụ

Do các bên tự thoả thuận, đảm bảo đúng quy định của pháp luật lao động

Được quy định cụ thể trong các văn bản luật

Như vậy, hợp đồng lao động không xác định thời hạn và biên chế suốt đời có nhiều điểm khác nhau như đã liệt kê ở trên.

Bài viết dưới đây đã cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin về biên chế suốt đời là gì và 3 trường hợp biên chế suốt đời. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin cần thiết. Nếu có thắc mắc liên quan cần được giải đáp, vui lòng liên hệ tổng đài  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X