hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 11/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

4 sao 1 gạch là cấp gì trong quân đội, công an?

Lực lượng quân đội, công an được phân cấp bậc dựa trên các sao và vạch trên quân hàm. Càng nhiều sao và gạch chứng tỏ chức vụ càng lớn. Vậy 4 sao 1 gạch là cấp gì?

Mục lục bài viết
  • 4 sao 1 gạch là cấp gì trong quân đội, công an? 
  • Ai có thẩm quyền phong quân hàm trong quân đội, công an?
  • Cấp bậc cao nhất trong quân đội, công an hiện nay

4 sao 1 gạch là cấp gì trong quân đội, công an? 

4 sao 1 gạch là cấp gì trong quân đội, công an?

4 sao 1 gạch là cấp gì trong quân đội, công an?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

  1. Cấp hiệu của sĩ quan, học viên là sĩ quan

  • Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.

  • Nền cấp hiệu màu vàng, riêng Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây. Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu.

  • Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng màu đỏ tươi, Phòng không - Không quân màu xanh hòa bình, Hải quân màu tím than.

  • Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao màu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa). Cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có 02 gạch ngang, cấp úy có 01 gạch ngang, số lượng sao:

  • Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;

  • Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;

  • Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;

  • Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 04 sao.

  1. Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp

  • Thực hiện theo quy định nêu trên nhưng trên nền cấp hiệu có 01 đường màu hồng rộng 5mm ở chính giữa theo chiều dọc.

Có thể thấy, cấp hiệu trong quân đội nhân dân Việt Nam được quy định chi tiết và được xác định bằng số lượng sao, số lượng vạch trên quân hàm. Ngoài ra, để phân biệt cấp hiệu giữa quân nhân và quân nhân chuyên nghiệp thì đối với quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp trên nền cấp hiệu có 01 đường màu hồng rộng 5mm ở chính giữa theo chiều dọc.

Căn cứ vào quy định trên có thể xác định 4 sao và 1 vạch sẽ tương ứng với cấp Đại úy trong quân đội cũng như trong công an nhân dân. Quy định này  này áp dụng cho cả quân nhân chuyên nghiệp.

Ai có thẩm quyền phong quân hàm trong quân đội, công an?

Thẩm quyền phong quân hàm quân đội theo Thông tư 07/2016/TT-BQP về thẩm quyền phong quân hàm trong quân đội, công an như sau:

  • Thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

  • Tiểu đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng cấp bậc Binh nhất đối với binh sĩ thuộc quyền;

  • Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng, giáng cấp bậc đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền;

  • Sư đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.

  • Thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

  • Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.

  • Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.

Quân đội, công an Việt Nam có hệ thống quân hàm được quy định chặt chẽ về cấp bậc cũng như các điều kiện được phong quân hàm. Cùng với đó, việc phong quân hàm trong quân đội, công an phải được thực hiện đúng thẩm quyền.

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân như sau:

  • Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.

  • Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.

  • Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.

  • Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.

Như vậy, người có thẩm quyền phong quân hàm cấp tướng đối với sĩ quan quân đội trong quân đội, công an là là Chủ tịch nước, Tiểu đoàn trưởng và các chức vụ tương đương, Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương, Sư đoàn trưởng và các chức vụ tương đương, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, người có quyền giáng, tước cấp bậc hàm đã phong và mỗi lần phong hoặc giáng 01 cấp bậc theo quy định.

Cấp bậc cao nhất trong quân đội, công an hiện nay

Cấp bậc cao nhất trong quân đội, công an hiện nay

Cấp bậc cao nhất trong quân đội, công an hiện nay

Cấp bậc quân hàm của sĩ quan công an nhân dân Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 thì cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc sau:

  • Cấp Uý có bốn bậc:

  • Thiếu uý;

  • Trung uý;

  • Thượng uý;

  • Đại uý.

  • Cấp Tá có bốn bậc:

  • Thiếu tá;

  • Trung tá;

  • Thượng tá;

  • Đại tá.

  • Cấp Tướng có bốn bậc:

  • Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;

  • Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;

  • Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

  • Đại tướng.

Theo quy định tại Điều 21 Luật Công an nhân dân 2018 thì hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân gồm:

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:

a) Sĩ quan cấp tướng có 04 bậc:

Đại tướng;

Thượng tướng;

Trung tướng;

Thiếu tướng;

b) Sĩ quan cấp tá có 04 bậc:

Đại tá;

Thượng tá;

Trung tá;

Thiếu tá;

c) Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:

Đại úy;

Thượng úy;

Trung úy;

Thiếu úy;

d) Hạ sĩ quan có 03 bậc:

Thượng sĩ;

Trung sĩ;

Hạ sĩ.

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:

a) Sĩ quan cấp tá có 03 bậc:

Thượng tá;

Trung tá;

Thiếu tá;

b) Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:

Đại úy;

Thượng úy;

Trung úy;

Thiếu úy;

c) Hạ sĩ quan có 03 bậc:

Thượng sĩ;

Trung sĩ;

Hạ sĩ.

3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:

a) Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 03 bậc:

Thượng sĩ;

Trung sĩ;

Hạ sĩ;

b) Chiến sĩ nghĩa vụ có 02 bậc:

Binh nhất;

Binh nhì.

Cấp bậc hàm của sĩ quan trong quân đội, công an nhân dân hiện nay sẽ chia thành 03 cấp là cấp Úy, cấp Tá và lớn nhất là cấp Tướng. Trong đó, cấp tướng với người đứng cao nhất là Đại tướng sẽ là người có cấp bậc hàm lớn nhất theo quy định.

Cùng với đó, đại tướng chỉ giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an và các quân hàm từ Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng hay Đại tướng đều do Chủ tịch nước có thẩm quyền ký quyết định phong cấp và ban hành.

Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp

Theo quy định tại Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 thì cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp bao gồm:

  • Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;

  • Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;

  • Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;

  • Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;

  • Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;

  • Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;

  • Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.

Theo quy định trên, các thứ tự về bậc hàm của quân nhân chuyên nghiệp đã được chia từ cao đến thấp. Trong đó, bậc quân hàm cao nhất là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; Trung tá quân nhân chuyên nghiệp, Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp,... Và cuối cùng là Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.

Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ

Theo Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự thì cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ gồm:

  • Thượng sĩ;

  • Trung sĩ;

  • Hạ sĩ;

  • Binh nhất;

  • Binh nhì.

Đối với các cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội nhân dân Việt Nam sẽ chia thành 5 cấp bật theo thứ tự từ cao đến thấp gồm: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì. Trong đó, Thượng sĩ có cấp bậc quân hàm cao nhất.

Trên đây là nội dung bài viết “4 sao 1 gạch là cấp gì trong quân đội, công an?”. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X