Luật Căn cước đã được thông qua với nhiều thay đổi, trong đó có thay đổi về các trường hợp thẻ bị thu hồi. Như vậy, ai bị thu hồi thẻ Căn cước theo Luật mới từ 01/7/2024?
Ai bị thu hồi thẻ Căn cước theo Luật mới từ 01/7/2024?
Chào bạn, Luật Căn cước mới bên cạnh có thay đổi về các trường hợp cấp đổi lại Căn cước từ 01//7/2024, còn thay đổi về các trường hợp thu hồi, giữ thẻ Căn cước.
Cụ thể tại Điều 29 của Luật mới quy định như sau:
- Trường hợp bị thu hồi thẻ Căn cước:
+ Thứ nhất công dân bị thu hồi thẻ Căn cước khi bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
+ Thứ hai là khi thẻ Căn cước cấp sai quy định;
+ Thứ ba là khi công dân sử dụng thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
Quy định hiện hành tại khoản 1 Điều 28 Luật áp dụng hiện nay thì:
“1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, so với quy định hiện nay thì Luật mới bổ sung thêm hai trường hợp công dân bị thu hồi thẻ Căn cước. Đó là khi thẻ cấp sai quy định và thẻ được sử dụng đã bị sửa chữa, tẩy xóa.
- Ngoài ra, Luật mới cũng quy định trường hợp bị giữ thẻ Căn cước gồm:
+ Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
+ Người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Các trường hợp này cũng tương tự với quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân.
Người bị giữ thẻ căn cước sẽ được trả lại thẻ khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục….
Trong thời gian bị giữ thẻ Căn cước, người bị giữ thẻ căn cước được cơ quan giữ thẻ Căn cước cho phép sử dụng thẻ Căn cước của mình để thực hiện giao dịch theo quy định pháp luật.
Các trường hợp bị thu hồi thẻ Căn cước từ 07/2024 có sự thay đổi so với hiện hành.
Ai có quyền tạm giữ Căn cước?
Về thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ Căn cước, khoản 4 Điều 29 Luật Căn cước quy định
- Cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi thẻ căn cước trong trường hợp:
+ Thẻ Căn cước cấp sai quy định;
+ Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
- Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao có thẩm quyền thu hồi thẻ căn cước trong trường hợp công dân:
+ Bị tước quốc tịch,
+ Thôi quốc tịch Việt Nam
+ Bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao thực hiện thu hồi thẻ căn cước có trách nhiệm giao lại thẻ căn cước đã thu hồi cho cơ quan quản lý căn cước;
- Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành biện pháp tư pháp, cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng,…có thẩm quyền giữ thẻ Căn cước trong trường hợp công dân:
+ Phải chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
+ Phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng không phải đổi sang thẻ Căn cước Theo quy định tại Luật Căn cước thì thẻ Căn cước công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày 01/7/2024 có giá trị như thẻ Căn cước. Cơ quan quản lý nhà nước không được quy định thủ tục riêng về thay đổi cũng như điều chỉnh thông tin về Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp. Có nghĩa tại thời điểm 01/7/2024 nếu thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày này nếu còn hạn sử dụng, công dân chưa đến mốc tuổi phải đổi thẻ theo quy định vẫn được sử dụng và có giá trị như bình thường. Người đã đổi thẻ CCCD ở mốc 60 tuổi thì được sử dụng thẻ này đến khi mất. Tuy nhiên, đối với Chứng minh nhân dân, chỉ sử dụng đến hết năm 2024. |
Trên đây là thông tin về việc Ai bị thu hồi thẻ Căn cước theo Luật mới từ 01/7/2024? Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.