Di chúc thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về sự phân chia tài sản của mình sau khi chết. Vậy những ai có quyền lập di chúc?
Chào bạn, căn cứ vào quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết. Pháp luật quy định rõ những người được quyền lập di chúc. Chúng tôi thông tin cụ thể như sau:
Ai có quyền lập di chúc?
Việc lập di chúc, Bộ luật Dân sự có quy định rõ ràng về những người có quyền lập di chúc tại Điều 625 như sau:
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Theo quy định trên, có thể thấy pháp luật quy định những người được quyền lập di chúc gồm:
- Người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
- Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. (Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015)
Luật cũng có quy định về độ tuổi để có thể lập di chúc là người đã thành niên. Tuy nhiên người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng có thể lập di chúc nhưng cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Thông tin trên đã giải đáp cho vướng mắc "ai có quyền lập di chúc?" để biết rõ hơn về việc người 15 tuổi được quyền lập di chúc không, mời bạn theo dõi thông tin dưới đây:
15 tuổi được quyền lập di chúc không?
Thông tin trên đã quy định về điều kiện về độ tuổi của người lập di chúc, gồm:
- Người đã thành niên, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Pháp luật chỉ cho phép độ tuổi này lập di chúc bởi chủ thể đã có thể tự chủ với tài sản của chính mình.
Như vậy, ngoài việc đáp ứng về độ tuổi thì khi lập di chúc, người từ đủ 15 đến người dưới 18 tuổi phải lập bản di chúc bằng văn bản và phải được cha/mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Vì thông thường, ở độ tuổi này chưa nhận thức được đầy đủ về hành vi cũng như hậu quả của việc lập di chúc, vì vậy pháp luật quy định cần có sự kiểm soát của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Còn về phần nội dung của di chúc, người ở độ tuổi này được quyền định đoạt với số tài sản của mình.
Ngoài ra, người lập di chúc cũng phải có trạng thái minh mẫn khi thực hiện việc định đoạt tài sản của mình; phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép bởi bản chất của di chúc là sự tự nguyện thể hiện ý chí của người lập di chúc.
Như vậy, người từ đủ 15 tuổi trở lên trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt, tự nguyện thì có thể lập di chúc. Nếu từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Ủy quyền lập di chúc được không?
Theo Khoản 1, Điều 48 Luật Công chứng thì:
Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
Như vậy, ông của bạn không thể ủy quyền cho bạn để lập di chúc thay cho ông được mà tự ông phải yêu cầu công chứng di chúc.
Đối với trường hợp của ông bạn, bạn có thể nhờ 02 người làm chứng cùng ông đến văn phòng công chứng để lập di chúc.
Trường hợp ông già yếu, không đi lại được, có thể mời Công chứng viên đến nhà ông để chứng nhận việc lập di chúc của ông.
Vì theo khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014 thì, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp:
- Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù
- Có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo đó, văn phòng công chứng sẽ soạn thảo di chúc theo ý nguyện của ông bạn và di chúc này phải được chứng kiến của 02 người làm chứng.
Người làm chứng phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự:
1. Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
2. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc
3. Không có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Xem tiếp: Ủy quyền hết hiệu lực khi nào?Trên đây là giải đáp thông tin cho vấn đề ai có quyền lập di chúc? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Di chúc có thể được lập bằng những hình thức nào?