hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 15/07/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ai có quyền lập vi bằng theo quy định hiện hành?

Bài viết dưới đây cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề ai có quyền lập vi bằng. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp mọi người có thêm các thông tin liên quan đến vấn đề này thông qua các quy định của pháp luật cũng như biết được nơi mình cần đến để lập vi bằng cũng như chủ thể lập vi bằng.
Mục lục bài viết
  • Ai có quyền lập vi bằng?
  • Các tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thừa phát lại là gì?
  • Thừa phát lại có thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng như thế nào?
  • Giá trị pháp lý của vi bằng
Câu hỏi: Tôi đang có nhu cầu lập vi bằng nhưng không biết ai có quyền lập vi bằng cũng như lập ở đâu? Luật sư giải đáp vấn đề này giúp tôi với ạ, tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!

Chào bạn, chúng tôi đã tiếp nhận vấn đề về chủ thể lập vi bằng của bạn, vấn đề này chúng tôi tư vấn như sau:

Ai có quyền lập vi bằng?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, định nghĩa “Thừa phát lại” được nêu như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

…”

Như vậy, chủ thể có quyền lập vi bằng là Thừa phát lại - người đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe và được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc như tống đạt các giấy tờ, tài liệu; lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi; xác minh điều kiện thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

ai co quyen lap vi bang

Các tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thừa phát lại là gì?

Theo định nghĩa nêu trên, người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn dưới đây thì được nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại:

Thứ nhất, là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có độ tuổi không quá 65 tuổi.

Thứ hai, là có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

Thứ ba, sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật hoặc sau đại học chuyên ngành luật có thời gian công tác pháp luật tối thiểu 03 năm tại các cơ quan, tổ chức.

Thứ tư, đã tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, có kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại đạt yêu cầu.

ai co quyen lap vi bang

Thừa phát lại có thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng như thế nào?

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại chứng kiến và lập để ghi nhận các sự kiện và hành vi có thật theo yêu cầu các các cá nhân, cơ quan, tổ chức một cách khách quan, trung thực. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng trên phạm vi cả nước, trừ các trường hợp không được lập vi bằng theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, bao gồm:

- Những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân Thừa phát lại và những người thân thích của Thừa phát lại.

- Vi phạm các quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật của cá nhân hay bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, trái đạo đức xã hội.

- Xác nhận nội dung, việc ký tên trong giao dịch, hợp đồng mà pháp luật quy định giao dịch, hợp đồng đó phải công chứng, chứng thực; xác nhận tính hợp pháp, tính chính xác, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi chuyển quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người có yêu cầu lập vi bằng.

- Ghi nhận sự kiện, hành vi của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ, cán bộ, công chức, viên chức.

- Ghi nhận sự kiện và hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP đã có những quy định mới về thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng của Thừa phát lại bởi trước đây Thừa phát lại chỉ có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Giá trị pháp lý của vi bằng

Dù pháp luật không quy định bất kỳ trường hợp nào bắt buộc phải lập vi bằng, tuy nhiên Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP khẳng định vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính và là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề ai có quyền lập vi bằng theo quy định hiện hành? Trường hợp bạn muốn tư vấn những vấn đề liên quan đến vấn đề tống đạt giấy tờ, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án hay các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006199 để được hỗ trợ kịp thời.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X