hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 20/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ai điều hành trật tự thôn từ 01/7/2024?

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 sẽ có hiệu lực thi hành vào đầu tháng 7 tới đây, trong đó có quy định cụ thể về việc ai điều hành trật tự thôn từ 1/7/2024?

Mục lục bài viết
  • Trật tự thôn là gì?
  • Ai điều hành trật tự thôn từ 01/7/2024?
  • Hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người điều hành trật tự thôn
Câu hỏi: Bố tôi muốn đăng ký vào lực lượng điều hành trật tự thôn thì có được không? Ai điều hành trật tự thôn từ 01/7/2024? Và chế độ bồi dưỡng đối với lực lượng bảo vệ ANTT này như thế nào?

Trật tự thôn là gì?

Trật tự thôn là gì?

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 không có quy định hay đưa ra giải thích về cách hiểu thuật ngữ "trật tự thôn". Theo đó, đây là cách gọi tắt nhằm chỉ đến lực lượng tham gia công tác bảo vệ an ninh và bảo vệ trật tự ở cơ sở (ở địa phương). 

Do đó, có thể hiểu trật tự thôn chính là lực lượng gồm những cá nhân tham gia vào công tác bảo vệ an ninh trật tự ở thôn, xóm. Lực lượng này được thành lập tự nguyện nhằm hỗ trợ, phối hợp với công an cấp xã tại địa phương đó bảo vệ trật tự an ninh, an toàn xã hội.

Ai điều hành trật tự thôn từ 01/7/2024?

Ai điều hành trật tự thôn từ 01/7/2024?

Theo Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì những đối tượng sau sẽ điều hành trật tự thôn từ ngày 1/7/2024:

- Những người đang làm bảo vệ dân phố;

- Đồng chí công an xã (phụ trách bán chuyên trách);

- Đội trưởng đội dân phòng hoặc Đội phó đội dân phòng;

- Những đối tượng khác được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ trật tự thôn.

Những đối tượng nêu trên được kiện toàn, bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh trật tự thôn - phụ trách một hoặc nhiều thôn/tổ dân phố tùy thuộc theo sự sắp xếp, bố trí của cơ quan cấp trên.

Các tiêu chí để lập tổ điều hành trật tự, bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) thôn sẽ được xác định cụ thể dựa trên tình hình thực tế của địa phương, dân số, kế hoạch,...

Hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người điều hành trật tự thôn

Căn cứ Điều 23 của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở năm 2023 thì người điều hành ANTT thôn được nhận hỗ trợ, được bồi dưỡng như sau:

- Các chế độ thông thường:

+ Tiền hỗ trợ thường xuyên - được xác định theo tháng;

+ Tiền để tham gia BHXH tự nguyện và tham gia BHYT;

Mức tiền hỗ trợ: Theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh tại từng địa phương khác nhau.

- Chế độ khi những người này được cử đi bồi dưỡng, đi huấn luyện hay đi làm nhiệm vụ theo phân công:

+ Khi đi bồi dưỡng, đi huấn luyện: Tiền bồi dưỡng = Mức tiền ăn cơ bản áp dụng với CAND.

+ Khi người điều hành trật tự thôn làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước - 06 giờ sáng ngày hôm sau, làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ, hay làm các công việc nặng nhọc, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm: Được nhận tiền bồi dưỡng theo mức do HĐND tỉnh quyết định.

+ Người điều hành trật tự, an ninh thôn làm nhiệm vụ tại khu vực biên giới, khu vực hải đảo hay vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn hay vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm tại những xã là trọng điểm về quốc phòng: Được nhận tiền bồi dưỡng ngày công tăng thêm, mức bồi dưỡng do HĐND cấp tỉnh quy định cụ thể căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế.

+ Trường hợp lực lượng này được điều động, huy động hoặc được cử đi làm nhiệm vụ ngoài địa bàn phụ trách: Được hỗ hỗ trợ phương tiện đi lại, việc ăn uống, nghỉ nghỉ trong thời gian làm nhiệm vụ đó.

Hiện nay một số địa phương đã có dự kiến mức hỗ trợ hàng tháng cho lực lượng bảo vệ trật tự thông như sau:

- Hải Dương: Hỗ trợ theo % mức lương tối thiểu vùng, tương ứng với các thành viên như sau: tổ trưởng 60%, tổ phó 50% và tổ viên tổ bảo vệ trật tự thôn là 50% x Mức lương tối thiểu vùng hiện nay.

- Quảng Trị: Quy định mức hỗ trợ cụ thể lần lượt với tổ trưởng, tổ phó và tổ viên như sau: 1.180.000 đồng/tháng, 1.090.000 đồng/tháng và 1.090.000 đồng/tháng. 

- Long An: Mức hỗ trợ là 1.8 triệu Việt Nam đồng/tháng áp dụng với tất cả các vị trí trong tổ bảo vệ.

- Vĩnh Phúc: Hỗ trợ theo tỷ lệ % mức lương tối thiểu vùng tương ứng với tổ trưởng, tổ phó và tổ viên tôt bảo vệ ANTT là 50%, 48% và 45%.

- Kon Tum: Hỗ trợ theo tỷ lệ % mức lương tối thiểu vùng tương ứng với chức danh tổ trưởng, tổ phó và tổ viên tôt bảo vệ ANTT là 40%, 35% và 30% nhân với mức lương tối thiểu vùng. 

- Đắk Lắk: Dự thảo mức phụ cấp cụ thể mà lực lượng bảo vệ ANTT được nhận là 1.8 triệu/tháng với tổ trưởng, 1.5 triệu/tháng đối với tổ phó và 1.3 triệu/tháng đối với tổ viên; nếu tổ trưởng và tổ phó giữ nhiều chức danh khác nhau thì chỉ được nhận phụ cấp theo chức danh cao nhất người ấy đảm nhiệm.

Trên đây là quy định “Ai điều hành trật tự thôn từ 01/7/2024”.

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X