hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 31/05/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ai được cấp giấy chứng nhận Căn cước? Có khác thẻ Căn cước?

Khi Luật Căn cước có hiệu lực, ai được cấp giấy chứng nhận Căn cước? Sử dụng khác Căn cước thế nào? Đây là vướng mắc của nhiều người. Cùng tìm hiểu!

Câu hỏi: Cho tôi hỏi ai được cấp giấy chứng nhận Căn cước từ 01/7/2024? Sử dụng khác Căn cước thế nào? Mong nhận được thông tin của HieuLuat!

Ai được cấp giấy chứng nhận Căn cước?

Căn cứ khoản 1 theo Điều 30 Luật Căn cước thì:

“1. Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã từ 06 tháng trở lên.

Còn theo Điều 19 Luật này thì người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam. Trong đó, bắt buộc thực hiện thủ tục cấp với người từ đủ 14 tuổi trở lên. Đối với người dưới 14 tuổi thì thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Như vậy, thay vì được cấp thẻ căn cước như công dân Việt Nam người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch sẽ được cấp giấy chứng nhận Căn cước.

ai được cấp giấy chứng nhận căn cướcAi được cấp giấy chứng nhận Căn cước, sử dụng có khác thẻ Căn cước?

Các thông tin trên giấy chứng nhận Căn cước là gì?

Về thông tin trên giấy chứng nhận Căn cước cũng có sự khác biệt so với thông tin trên thẻ Căn cước như sau:

Thông tin trên thẻ Căn cước

(Điều 18 Luật Căn cước)

Thông tin trên giấy chứng nhận Căn cước

(khoản 3 Điều 30 Luật Căn cước)

- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;

- Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;

- Ảnh khuôn mặt;

- Số định danh cá nhân;

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

- Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính;

- Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh;

- Quốc tịch;

- Nơi cư trú;

- Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;

- Nơi cấp: Bộ Công an.

- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;

- Dòng chữ “CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC”;

- Họ, chữ đệm và tên;

- Số định danh cá nhân;

- Ảnh khuôn mặt, vân tay;

- Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính;

- Nơi sinh;

- Quê quán;

- Dân tộc;

- Tôn giáo;

- Tình trạng hôn nhân;

- Nơi ở hiện tại;

- Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; người giám hộ; người được giám hộ (nếu có);

- Ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp;

- Thời hạn sử dụng (01 năm).

Giấy chứng nhận Căn cước sử dụng khác Căn cước thế nào?

Có thể thấy, một số thông tin trên giấy chứng nhận Căn cước có nhiều điểm khác so với thẻ Căn cước. Như vậy, quyền của người sử dụng giấy chứng nhận có khác so với người sử dụng thẻ Căn cước?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Căn cước thì công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch đều có quyền và nghĩa vụ đối với căn cước, cũng như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về căn cước.

Cụ thể, với công dân Việt Nam:

- Được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước thực hiện thủ tục cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước hoặc thẻ căn cước chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;

- Được cấp số định danh cá nhân; được cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo quy định; được xác nhận thông tin về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Sử dụng thẻ căn cước, căn cước điện tử trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp;

- Khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước;…

Đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch

- Được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước

- Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định;

- Được cấp số định danh; được cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước

- Sử dụng giấy chứng nhận căn cước trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp;

- Khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước;…

Có thể thấy, người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch cũng sẽ có những quyền giống với công dân Việt Nam như đã nêu trên.

Tuy nhiên, thay vì có quyền về thẻ căn cước thì họ lại có quyền với giấy chứng nhận căn cước. Đồng thời, điểm khác là họ không có quyền về căn cước điện tử và xác nhận thông tin về căn cước, thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi Ai được cấp giấy chứng nhận Căn cước? .​​ Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X